Ba không cho nhân cách của đại trượng phu:
“Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”.
“Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”.
Ðại trượng phu
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Thế nào gọi là đại trượng phu? Thầy Mạnh-tử giảng về đại trượng phu như thế nào?
"Phú quý bất năng dâm,bần tiện bất năng di,uy vũ bất năng khuất,"
ai theo được như vậy thì gọi là đại trượng phu.
"Phú quý bất năng dâm" nghĩa là giàu sang mà không dâm... Người giàu có, lắm tiền bạc, thế lực lớn, thường chẳng biết giữ phép tắc, không chịu kiểm soát hành vi của mình, hóa thành dâm loạn. Tuy nhiên, nếu quí vị cũng ở trong hoàn cảnh giàu sang, mà không có hành vi dâm loạn, biết giữ quy củ, chất phác thực thà, thì quí vị không vi phạm luật pháp của thế gian, chẳng phạm tới luật pháp của cõi trời, cũng chẳng phạm vào luật pháp của địa ngục. Ðó là phú quý bất năng dâm.
"Bần tiện bất năng di" nghĩa là nghèo hèn mà không đổi. Người ta khi nghèo khó thì mất cả chí khí, chẳng từ một thủ đoạn nào, cốt sao mánh lới cho tinh khôn; đối với người giàu thì nịnh hót, kẻ nghèo thì khinh khi, làm những hành vi hạ tiện. Tuy nhiên, nếu quí vị nghèo nhưng chí nguyện của quí vị không đổi, quí vị xử sự với đời như một chính nhân quân tử, quang minh lỗi lạc, giữ đúng nhân cách tuyệt vời, đầy đủ chí khí, không chịu đi vào chỗ bùn nhơ. Ðó là bần tiện bất năng di.
"Uy vũ bất năng khuất" nghĩa là uy vũ không khuất phục được. Uy vũ tức là dùng thế lực. Không chịu cúi đầu tùng phục trước bất cứ một thế lực nào, một quyền lực nào, người đó là đại trượng phu.
Trên đây là nói về người đại trượng phu trong thế gian. Trong bài ca, danh từ này dùng để chỉ bậc đại trượng phu xuất thế gian. Trong tâm của đại trượng phu xuất thế thì chẳng có giàu sang, mà cũng chẳng có nghèo hèn, chẳng có quan niệm về giai cấp, về quyền lực; quan niệm về mình về người cũng chẳng còn nữa; trong tâm chẳng còn gì, quan niệm về uy vũ chẳng có, những chuyện thế gian đã được gội sạch, chỉ còn lại là cái phong thái đội trời đạp đất, thông suốt thiên địa, trong cái hào khí triền miên, và cái thái độ chính đại quang minh đầy ắp vũ trụ. Mọi ý niệm phải trái của người với của ta đã im bặt, những chuyện dính mắc thuộc loại này không còn nữa. Vậy thì người đó còn sự hiểu biết chăng? Còn hiểu biết. Cái gì cũng hiểu biết cả có điều là họ không đi ngược lại đạo lý. Những bậc đại trượng phu ấy, họ nhờ vào cái gì vậy mà có thể "giàu sang không dâm, nghèo hèn không đổi, quyền uy không thể khuất phục"? Bởi trong tâm của họ không còn cặn bã, không có thứ gì làm vẩn đục tâm của họ.
Khổng Tử dạy học trò về nhân cách của người quân tử: Phú quý bất năng dâm, Bần tiện bất năng di, Uy vũ bất năng khuất.
Dịch Việt ngữ: Giàu sang không thể cám dỗ, Nghèo khó không thể chuyển lay, Quyền uy không thể khuất phục.
Ghi chú:
- Chữ : dâm ở đây được hiểu như sự ham muốn bất chính .
- Chữ : bất = chẳng
- Chữ : năng = có thể
- Chữ : khuất = mềm yếu , gục xuống, đầu hàng,
Ý tứ hay và ngôn từ cũng đẹp. Đó là mẫu ứng xử của đấng trượng phu, người quân tử thời xưa. Người ta còn thấy khí tiết của nhà nho rạng rỡ qua những câu này. Vấn đề đặt ra hôm nay là :
Ý-chí là gì?
"Phú-quý bất-năng dâm, bần-tiện bất-năng di, uy-vũ bất-năng khuất, thị chi vị đại trượng-phu".
(Mạnh-tử – Đằng văn công hạ)
"Phú-quý không làm cho dâm dật, nghèo-nàn không làm cho thay đổi, uy-vũ không làm cho khuất-phục, đó gọi là đại trượng-phu." Đại trượng-phu ở đây chính là phẩm-cách, mà phẩm-cách ấy chính là nhờ ở ý-chí mạnh mẽ "phú-quý bất- năng dâm, bần-tiện bất năng di, uy-vũ bất năng khuất". Vậy ý-chí tức là năng-lực ý-thức và tự-chủ của cá-nhân vậy.
Nhưng khi xét về bản-chất của tự-thân ý-chí, các triết-gia không đồng-ý với nhau; do đó mà có hai chủ-trương: quyết-định-luận (déterminisme) và tự-do-luận (libéralisme). Quyết-định-luận căn-cứ trên quan-điểm cơ-giới (point de vue mécanique), còn tự-do-luận thì căn-cứ trên quan-điểm mục-đích (point de vue théléologique) của Tự-nhiên triết-học.
Câu này của Mạnh Tử trong chương Đằng Văn Công Hạ :“富贵不能淫,贫贱不能移,威武不能屈,此之谓大丈夫” (Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu), nghĩa là: Phú quý không làm mê hoặc được, nghèo khó cũng không làm thay đổi được (chí hướng), uy vũ không thể khuất phục được, như vậy gọi là đại trượng phu.
Chữ Năng 能 nghĩa là tài năng, khả năng, có thể. Ở câu trên nghĩa có thể
Chữ Dâm 淫 nghĩa là quá nhiều, dâm dục, mê hoặc. Ở câu trên nghĩa là mê hoặc (động từ)
Chữ Di 移 nghĩa là di dời, biến đổi. Ở câu trên nghĩa là biến đổi, thay đổi (động từ)
Từ uy vũ 威武 gồm chữ Uy là quyền uy và chữ Vũ là vũ lực, uy vũ nghĩa là sức mạnh, là cường quyền.
Chữ khuất 屈 nghĩa là cong, oan khuất và chịu khuất phục bỏ tiết tháo chí hướng của mình mà nghe theo sự sai khiến của người khác
Phú quý bất năng dâm" nghĩa là giàu sang mà không dâm... Người giàu có, lắm tiền bạc, thế lực lớn, thường chẳng biết giữ phép tắc, không chịu kiểm soát hành vi của mình, hóa thành dâm loạn. Tuy nhiên, nếu quí vị cũng ở trong hoàn cảnh giàu sang, mà không có hành vi dâm loạn, biết giữ quy củ, chất phác thực thà, thì quí vị không vi phạm luật pháp của thế gian, chẳng phạm tới luật pháp của cõi trời, cũng chẳng phạm vào luật pháp của địa ngục. Ðó là phú quý bất năng dâm.
"Bần tiện bất năng di" nghĩa là nghèo hèn mà không đổi. Người ta khi nghèo khó thì mất cả chí khí, chẳng từ một thủ đoạn nào, cốt sao mánh lới cho tinh khôn; đối với người giàu thì nịnh hót, kẻ nghèo thì khinh khi, làm những hành vi hạ tiện. Tuy nhiên, nếu quí vị nghèo nhưng chí nguyện của quí vị không đổi, quí vị xử sự với đời như một chính nhân quân tử, quang minh lỗi lạc, giữ đúng nhân cách tuyệt vời, đầy đủ chí khí, không chịu đi vào chỗ bùn nhơ. Ðó là bần tiện bất năng di.
"Uy vũ bất năng khuất" nghĩa là uy vũ không khuất phục được. Uy vũ tức là dùng thế lực. Không chịu cúi đầu tùng phục trước bất cứ một thế lực nào, một quyền lực nào, người đó là đại trượng phu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét