31/12/13

Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng

da-nang-1-305.jpg
Khách sạn Trung Quốc tại bờ biển Đà Nẵng.
RFA

Đà Nẵng là một thành phố mà ông Nguyễn Bá Thanh, cựu chủ tịch Đà Nẵng từng tuyên bố là thành phố không có người ăn xin, không có trộm cắp, không có xì ke ma túy và không có người nghèo… Thế nhưng, không có quan điểm nào đưa ra nhằm khẳng định Đà Nẵng không bị Trung Quốc xâm thực. Chính vì thế, ngay trên hai con đường có tên Hoàng Sa và Trường Sa chạy dọc theo bờ biển Đà Nẵng, các biệt khu của người Tàu cùng với hàng trăm quán sá mang biển hiệu Tàu mọc lên dày đặc.

Đâu rồi Đà Nẵng xưa?

Đó là chưa muốn nói rằng hai con đường với bãi cát vàng trải dài, rừng dừa xanh miên man theo gió biển đã hoàn toàn không còn mang dáng dấp nguyên sơ của nó bởi mùi hôi thối nồng nặc của cống rãnh cộng với mùi thức ăn Tàu vốn chặt to kho mặn bốc ra từ các nhà hàng Tàu đã khiến cho bất kì người Việt nào đi qua hai con đường này cũng phải bụm mũi và ngỡ ngàng không biết mình đang đi lạc vào khu phố ổ chuột nào đó ở nước Trung Quốc xa xôi.
Một người dân Đà nẵng bức xúc nói: “Chuyện cũ thời xưa, tối tối ra đường, nó đi đầy đường. Tất cả các quán ven ven đều có bảng hiệu Tàu hết rồi mà, thực đơn cũng chữ Tàu hết mà!”
Vào vai những du khách xứ Bắc ghé thăm xứ Quảng, chúng tôi dạo một vòng trên đường Hoàng Sa, con đường mà theo một người dân sống lâu năm ở đây nói rằng ông Nguyễn Bá Thanh thời còn làm chủ tịch thành phố đã dành riêng cho việc tiếp đón và lưu trú của khách cấp nhà nước Trung Quốc nhằm khẳng định Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có riêng tên đường và có riêng đơn vị hành chính hẳn hoi. Chuyện này hư thực ra sao chưa rõ.
Thế nhưng chưa đầy một năm sau khi ông Nguyễn Bá Thanh rời chức vị chủ tịch thành phố Đà Nẵng để ra Hà Nội nhậm chức Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương thì mọi việc đã hoàn toàn thay đổi, con đường này trở thành biệt khu của người Tàu, mọi hoạt động ở đây đều mang dáng dấp của một thành phố Trung Hoa thu nhỏ.
da-nang-2-250.jpg
Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng. RFA PHOTO.
Một người dân khác, tên Oanh, sống ở Đà nẵng lâu năm, chia sẻ với chúng tôi thêm về người Tàu ở thành phố này, bà Oanh cho biết, những năm trước 1980, thành phố Đà Nẵng vốn có rất nhiều người Tàu sống ở đây, họ là hậu duệ của những vị tướng Tàu “phản Thanh phục Minh”, xuôi thuyền sang Thuận Hóa, tức Huế bây giờ để xin triều đình nhà Nguyễn cho họ lưu trú, tránh nạn diệt vong trên quê hương của họ. Sống lâu năm, họ tổ chức thành hội, đoàn, có tổ chức Minh Hương hẳn hoi. Thế nhưng, chiến tranh Việt – Trung năm 1979 đã khiến họ đồng loạt quay về Trung Hoa theo lời hiệu triệu của chính phủ Trung Hoa thời bấy giờ.
Điều này cho thấy người Tàu dù đã sống lâu năm ở đất Việt Nam, họ vẫn tôn thờ Mao Trạch Đông, vẫn đau đáu về cố quốc và chưa bao giờ xem Việt Nam là quê hương, là tổ quốc thứ hai của họ giống như người Việt sang Mỹ lưu vong đã xem đất Mỹ là ân nhân, là quê hương yêu dấu thứ hai của mình. Chính vì thế, khi người Tàu xuất hiện dày đặc ở Đà Nẵng, điều này khiến cư dân Đà Nẵng cảm thấy lo ngại và bất an bởi chính sách bành trướng của họ.

Thả con tép câu con tôm

Một người dân Đà Nẵng khác tên Dũng, chia sẻ với chúng tôi rằng ông thấy người Tàu quá nguy hiểm, họ đã dễ dàng qua mặt nhà cầm quyền cũng như qua mặt nhân dân ở đây. Ông này nói thêm là thực ra, người Tàu trở lại Đà Nẵng không phải mới mẽ gì, họ sang đây đã ngót nghét mười năm trên danh nghĩa đi đầu tư kinh doanh, và hệ quả là những mảnh đất vàng, những điểm trọng yếu dọc bờ biến Đà Nẵng nhanh chóng trở thành khu xây dựng bí mật của họ, có hẳn tên mới China Beach. Không có người Việt Nam nào được đến gần khu vực xây dựng của họ.
Theo ông Dũng phân tích, để có được những diện tích trọng yếu này, chắc chắn họ đã lót tay cho các quan chức không phải ít. Vì nhiều người dân Đà Nẵng mong mỏi được mua ở khu vực này nhưng không bao giờ có đủ cơ hội để mua. Nhưng người Trung Quốc đã khéo bỏ tiền ra để lấy trọn một khu vực đẹp nhất, trọng yếu nhất của Đà Nẵng để biến thành biệt khu của mình.
da-nang-3-250.jpg
Khách sạn thuộc một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam tại Đà Nẵng. RFA PHOTO.
Và việc mua được những diện tích đất vàng ở Đà Nẵng cũng nhanh chóng kéo theo hệ quả là người dân ở khu vực này bị Tàu hóa vì động cơ kiếm tiền, không ít các cô gái ở đây sẵn sàng làm phục vụ ở các bar, nhà hàng của người Tàu vì theo họ, các ông chủ người Tàu trả tiền rất mát tay và xài rất sang. Hơn nữa, nếu không chọn làm việc cho các ông chủ người Tàu vốn sống gần nhà mình, các cô gái này phải đi làm việc trong khu công nghiệp cách nơi họ ở quá xa và đồng lương cũng còm cỏi.
Thuyền, biệt danh là “Thuyền Ba đờ ghe”, từng làm việc lâu năm với người Tàu trên đường Hoàng Sa, cho chúng tôi biết: “Họ qua mình họ ở thì đầu tiên cũng thiện cảm với mình. Nhưng khi mình đã làm việc cho họ rồi thì mình cũng không khác chi người ở cho họ thôi. Cái cách của họ với mình không thiện cảm lắm đâu. Không giống như người mình với người mình, có nghĩa là mình làm lấy lương nhưng người ta quý trọng mình. Còn họ mình làm được thì làm, không làm được thì họ nói khó chịu lắm! Không dễ đâu! Riêng ở Đà Nẵng đây thì nhiều lắm!”
Hiện tại, Thuyền không còn làm việc với người Tàu ở đây nữa, và cô cũng ngậm ngùi nhận ra rằng người chủ Trung Quốc chưa bao giờ đối xử tốt với nhân viên Việt Nam cả, một đồng xu của họ bỏ ra, bao giờ cũng ngầm chứa một phép toán bên trong mà ở đó, nếu là con gái, phải cộng trừ nhân chia cho ra đáp số bằng xác thịt, nhục dục và tiết hạnh. Còn nếu là con trai, cái giá phải trả là những đường dây ma túy, xã hội đen, làm kẻ bưng bô cho ông chủ, phải trả giá bằng sự vong nô tuyệt đối.
Điều này cho thấy các ông chủ Trung Quốc bao giờ cũng biết sử dụng đồng tiền và tùy từng tình huống mà kinh doanh nó, chiêu thức thả con tép để lấy con tôm của họ luôn đắc địa, luôn mang về cho họ phần thắng lợi. Và trên một mảnh đất, một quê hương mà kẻ ăn không hết, người làm không ra, thì những “kẻ ăn không hết” sẽ dễ dàng trở thành những tên Việt gian để đưa kẻ ngoại bang vào làm chủ, còn những “người làm không ra” sẽ rất dễ sa ngã vào những đồng tiền mị dân của kẻ thực dân mới với vỏ bọc nhà đầu tư, ông chủ tốt bụng.
Tạm biệt thành phố Đà Nẵng, chúng tôi ra thẳng sân bay và mua vé quay trở về miền Bắc, một cảm giác buồn xâm chiếm đến nghẹt thở, một nỗi bất an và trĩu nặng khi nghĩ đến chuyện trước đây, Bình Dương, Hà Tĩnh đã dày đặc người Tàu. Không ngờ, chưa bao lâu sau đó, Đà Nẵng cũng dày đặc người Tàu, rồi đây, không biết sẽ đến thành phố nào trở thành phố Tàu trên đất nước Việt Nam nữa đây? Đương nhiên là người Trung Quốc đã có mặt trên khắp ba miền đất nước! Thật là buồn khi mơ hồ nhận ra rằng mình đang lưu vong trên quê cha đất tổ của mình!

Nghề buôn áo quần bành

 


 
ao-quan-1-305.jpg
Một cửa hàng bán áo quần bành ở miền Trung.
RFA
Mùa Đông, những gian hàng quần áo bành thời vụ mọc lên khắp các nẻo thôn quê từ Nam chí Bắc. Đặc biệt, với người miền Trung có mức thu nhập thấp, chủ yếu là lao động phổ thông và nông nghiệp, quần áo bành trở thành một thứ bầu bạn quen thuộc bởi nó vừa rẻ lại vừa bền, hợp với công việc nặng nhọc, không sợ bị rách mà nếu có rách thì cũng không tiếc lắm vì có thể mua chiếc khác thay thế. Chung qui, quần áo bành rất có duyên với thị trường miền Trung. Thế nhưng mùa Đông năm nay, quần áo bành ế ẩm lạ thường. Vô hình trung, thị trường quần áo bành trở thành nhiệt kế phân cực giàu nghèo và thước đo thị trường.

Phân cực giàu nghèo quá rõ

Chị Ly là người bán quần áo bành ở chợ Tuy Phước, Bình Định khá lâu năm, chị cho chúng tôi biết là năm nay tình hình buôn bán của chị quá ế ẩm. Với mọi năm, đến thời điểm đầu tháng 11 âm lịch, lượng hàng của chị đã sắp cạn, chị phải tiếp tục mua hàng mới về để bán. Thế nhưng năm nay, cho đến thời điểm này, lượng hàng của chị chỉ hết mới được 10%, sức mua giảm gấp bốn, gấp năm lần so với năm trước.
Chị Ly nói thêm rằng sở dĩ áo quần bành năm nay bán không chạy vì hai lý do: kinh tế èo ọp và phân cực quá lớn. Nghĩa là năm nay thu nhập của người nông dân, người lao động tụt xuống mức rất thấp so với mọi năm, chị ngồi chợ hằng ngày, nhìn vào sức mua và sức bán cũng dễ dàng nhận ra điều này. Mà một khi thu nhập thua sút, thì chuyện sắm cái ăn hằng ngày cũng đủ mệt bở hơi tai, còn sức đâu mà nghĩ đến áo quần. Năm nay mùa Đông lạnh hơn so với mọi năm, thế mà áo gió, áo ấm của chị vẫn không bán được, hàng tồn kho la liệt.
Tình hình mua bán dạo này ế lắm! Người ta bây giờ ít mặc đồ Sida, người ta không mặc đồ Sida không phải đời sống khá hơn mà năm nay sự phân hóa giàu nghèo nó quá rõ.
-Một người bán hàng
Chị Ly giải thích thêm về vấn đề phân cực giàu nghèo bằng cách dẫn chứng về nguồn gốc áo quần bành. Chị nói rằng áo quần bành có nguồn gốc từ Campodia, nó vốn dĩ là áo quần từ thiện do các tổ chức quốc tế, tổ chức Sida và các nước phương Tây cứu trợ cho nhân dân Campodia trong giai đoạn chiến tranh 1979. Nguồn hàng cứu trợ này không được phát cho nhân dân mà rò rỉ ra ngoài, tuồn sang Việt Nam theo nhiều đường bằng những bành, những kiện. Quần áo bành còn có tên gọi khác là quần áo Sida cũng vì lẽ này.
Đến những năm 1990, quần áo bành từ các kho cứu trợ Campodia cạn kiệt nhưng nghề buôn đồ bành ở Việt Nam chính thức ra đời, nguồn hàng bị lỗi ở các khu công nghiệp Việt Nam đóng vai trò thay thế quần áo Sida trên thị trường. Và đây cũng là giai đoạn sự phân cực giàu nghèo thêm rõ nét, lao động nghèo thì quanh năm suốt tháng mặc quần áo bành, người giàu có thì mặc đồ hiệu mua từ các shop. Có khi giữa hai giới giàu và nghèo cùng mặc chung một mẫu áo, cùng một hãng nhưng lại có giá chênh lệch nhau rất xa.
ao-quan-2-250.jpg
Một cửa hàng bán áo quần bành ở miền Trung. RFA PHOTO.
Nếu người giàu mua chiếc áo có thương hiệu với giá vài trăm ngàn đồng đến cả triệu đồng trong các shop thời trang thì chiếc áo bành của người lao động cùng chủng loại nhưng đã bị loại bỏ do may lỗi chỉ tốn có vài chục ngàn đồng là đã có để mặc. Và người nghèo thì ít ai để ý đến đường kim múi chỉ có mấy, miễn sao nó lành lặn, mặc vừa người và cũng có cái hiệu trên áo là quá đủ. Nhưng về sau này, để giữ uy tín và đẳng cấp cho giới nhà giàu, các hãng may tên tuổi dứt khoát hủy tất cả hàng bị lỗi nhằm đảm bảo đẳng cấp cho người sở hữu thời trang của họ, làm như thế có thể nâng giá thành sản phẩm lên một chút mà vẫn bán chạy vì khách hàng giàu có hài lòng.
Và sự phân cực giàu nghèo cũng dễ nhận biết hơn bao giờ hết, nhất là trong mùa Đông này, áo quần có đằng cấp ở các shop thời trang vẫn bán chạy bình thường, lượng hàng tiêu thụ hầu như không suy giảm nhưng áo quần bành bán không chạy. Chị Ly nói rằng hiện tại, những người nhà giàu, cán bộ, quan chức nhà nước vẫn mua sắm mạnh tay, chỉ có dân lao động là co cụm, không dám mua sắm vì tình hình chung quá bi đát.

Một mùa Đông lạnh

Một người bán áo quần bành khác ở chợ Tây Sơn, Bình Định, yêu cầu giấu tên, đưa ra nhận xét: “Tình hình mua bán dạo này ế lắm! Người ta bây giờ ít mặc đồ Sida, người ta không mặc đồ Sida không phải đời sống khá hơn mà năm nay sự phân hóa giàu nghèo nó quá rõ. Người có tiền thì họ mua đồ ở siêu thị hay shop thời trang. Còn như em với những người lao động nghèo thì lụt lội liên miên, tiền ăn không có lấy đâu ra tiền mua quần áo. Theo em biết thì có những nơi người dân mất trắng bởi vì sau đợt lũ vừa rồi, hoa màu người ta chuẩn bị đón Tết thì đã bị cuốn đi sạch, Tết năm nay không biết họ sẽ xoay trở như thế nào! Em thấy trên tivi cũng nói là vừa rồi, nhiều doanh nghiệp thua lỗ trên hai ba chục tỉ vì lũ lụt. Nói chung tình hình kinh tế năm nay ở Bình Định là bi đát. Chắc chắn người dân sẽ đón một cái Tết thiếu hụt và lạnh lẽo.”
Anh này nói thêm rằng với thâm niên hơn mười năm bán áo quần bành, anh thừa biết là ít có chiếc áo hay chiếc quần bành nào có thể đủ bền để mặc trong điều kiện lao động chân tay được một năm. Chính vì thế, vào mùa mưa, khi công việc lao động nhàn rỗi, người nông dân thường tranh thủ đi sắm chiếc áo, chiếc quần kaki để mặc cho năm sau và cũng là để đón Tết.
ao-quan-1-3-250.jpg
Một điểm bán áo quần bành và dây nịt ở lề đường một tỉnh miền Trung. RFA PHOTO.
Nhưng năm nay có vẻ như bà con nông dân quyết định mặc lì bộ đồ cũ. Ngay cả thời tiết lạnh cắt da cắt thịt như hiện tại, áo ấm bán vẫn không chạy. Như vậy, người ta sẽ mặc lại áo ấm cũ của những năm trước. Với thanh niên và trung niên thì không sao, nhưng với người già và trẻ em thì lại khác. Vì nếu như người già mặc không đủ ấm sẽ nguy hiểm đến sức khỏe, hơn nữa với điều kiện dinh dưỡng nhà nghèo, không đủ năng lượng để chống chọi với cái lạnh sẽ có nguy cơ chết cóng. Còn với trẻ em ngày càng lớn ra, mặc lại chiếc áo ấm cũ chật ních, giấu đầu lòi đuôi như vậy cũng chẳng mấy đảm bảo cho sức khỏe.
Người đàn ông này mỉa mai nói rằng đừng nghĩ kinh tế Việt Nam tụt dốc, nó hoàn toàn không bị xuống dốc, nó vẫn đang đi ngang, lượng tiền cho cung và cầu trên thị trường không hề giảm, nó chỉ chuyển từ khu vực này đến khu vực khác mà thôi, anh khẳng định thêm rằng với kiến thức của một người từng tốt nghiệp cử nhân ngành quản trị kinh doanh loại khá, sau đó thất nghiệp và đi bán đồ bành, anh dễ dàng nhận ra điều anh vừa nêu.
Ví dụ như lượng tiền dành cho cung và cầu trong một khu vực huyện Hoài Nhơn chẳng hạn, năm ngoái là một ngàn tỉ đồng, thì năm nay vẫn là một ngàn tỉ đồng, thậm chí có nhích lên chút đỉnh. Nhưng nếu như năm ngoái, một ngàn tỉ đó được phân ra ở các giới giàu, nghèo. Thì năm nay, nó nằm gọn trong tay giới giàu có và quyền lực, sức tiêu thụ của người nghèo teo tóp, thoi thóp thấy rõ.
Kinh tế Việt Nam hiện tại giống y con rắn đói nuốt con chuột. Chỗ có con chuột phình to ra chính là khu vực mua bán của nhà giàu, quan chức. Còn hầu hết phần cơ thể ốm o của con rắn là sức mua bán của dân nghèo.

Vì sao giáo dục Thái Lan và Việt Nam xếp cuối bảng trong khu vực?

000_Hkg7782837-305.jpg
Học sinh một trường tiểu học ở VN
AFP photo
Đầu tháng 9.2013, đúng vào dịp khai giảng năm học mới niên khóa 2013-2014 có một tin không vui đến với nền giáo dục Việt nam. Đó là theo Báo cáo về Tính Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được công bố vào đầu tháng 9, trong phần báo cáo "Tính hiệu quả của hệ thống giáo dục" cho biết Việt Nam chỉ xếp thứ 7 và Thái lan xếp cuối trong số 8 nước ASEAN được xếp hạng. Theo đó Singapore xếp thứ 1, Malaysia thứ 2, Brunei Darussalam thứ 3, Philippin thứ 4, Indonexia thứ 5, trong khi Campuchia đứng thứ 6.
Tin này đã khiến cho không ít người hoài nghi tính trung thực của báo cáo nói trên, vì điều trớ trêu là xếp hạng của giáo dục Việt nam đứng trên Thái lan một quốc gia được người Việt khá kiêng nể nhưng lại xếp dưới cả Campuchia, một quốc gia mà hầu như tất cả người Việt Nam có ý xem thường. Vậy thấy cũng cần phải nói rõ hơn về WEF và Báo cáo về Tính Cạnh tranh toàn cầu để mọi người được biết rõ hơn về nó.
The World Economic Forum - Diễn đàn Kinh tế Thế giới có tên viết tắt WEF là một tổ chức quốc tế độc lập và trung lập, hoạt động phi lợi nhuận, và không có bất kỳ liên kết thiên lệch nào đối với các yếu tố mang tính chính trị, quốc gia dân tộc, hay cá nhân đơn lẻ. WEF có trụ sở chính tại Davos - Thụy Sỹ, đây là một tổ chức quốc tế độc lập cam kết cải thiện tình trạng của thế giới bằng cách tham gia kinh doanh, chính trị, khoa học và các nhà lãnh đạo của xã hội để định hình chương trình nghị sự toàn cầu, khu vực và ngành công nghiệp. Hàng năm ngoài các cuộc họp quốc tế thường niên và nhiều cuộc họp khu vực khác mà khách tham dự là các chuyên gia kinh tế, tài chính, nhà đầu tư, kinh doanh có thứ hạng của thế giới tham gia. Diễn đàn Kinh tế thế giới có vai trò quan trọng như một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả, thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết những người đứng đầu các nước lớn, các tổ chức quốc tế cũng như các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới để cùng nhau bàn thảo về những vấn đề then chốt toàn cầu (các xu thế vận động của kinh tế thế giới, mô thức tăng trưởng, các vấn đề quản trị nền kinh tế, quản trị doanh nghiệp, các vấn đề có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Và Báo cáo cạnh tranh toàn cầu là một bản thông báo hàng năm có mức độ tin tưởng cao được Diễn đàn kinh tế thế giới phát hành.
Báo cáo này “nhằm đánh giá khả năng cung cấp mức độ thịnh vượng cao hay thấp đối với dân chúng ở mỗi quốc gia, trong đó có công bố “chỉ số cạnh tranh quốc gia” nhằm đo lường khuynh hướng của các thế chế, chính sách, những nhân tố tạo thành trạng thái hiện thời & những mức giới hạn về trạng thái thịnh vượng kinh tế”. Lần này theo Báo cáo năng lực cạnh tranh tòan cầu 2013 – 2014, theo đó, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng 5 bậc, xếp hạng 70/148 (toàn cầu) và thứ 7/10 trong số  các quốc gia trong khu vực Asean. Các quốc gia trong khu vực Asean được xếp thứ hạng (toàn cầu) lần lượt, cụ thể Singapore thứ 2, Malayxia thứ 24, Brunei Darussalam thứ 26, Thái lan thứ 37, Indonexia thứ 38, Philipin thứ 59, Lào thứ 81, Campuchia thứ 88 và Myanmar thứ 139.
Như trên đã nói, trong phần báo cáo "Tính hiệu quả của hệ thống giáo dục" cho biết Việt Nam chỉ xếp thứ 7 trong số 8 nước ASEAN được tiến hành khảo sát xếp hạng, kết quả của báo cáo cho thấy thứ hạng của Việt nam đứng trên Thái lan và xếp dưới Campuchia. Một điểm đáng lưu ý là báo cáo của WEF khẳng định rằng tài chính không phải là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm nền giáo dục tốt và lương giáo viên cao không hẳn tạo ra khả năng giảng dạy thích hợp thì sự hoài nghi đó phần nào được lý giải. Điều này là hoàn toàn đúng đối với nền giáo dục của Thái lan trong giai đoạn hiện nay. Từ khoảng 10 năm trở lại đây, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân khiến cho chất lượng giáo dục của Thái lan thấp kém hơn so với các nước trong khu vực là do thu nhập của đội ngũ thầy cô giáo thấp do mức lương bình quân của ngành giáo dục thấp hơn các ngành khác. Và chính quyền Thái lan trong vòng 10 năm đã điều chỉnh ngân sách ưu tiên cho giáo dục từ 100.000 triệu baht năm 2004 lên hơn 300.000 triệu baht chủ yếu là dành cho việc tăng lương của giáo viên.
Trong vòng 10 năm nhà nước đã có 6 lần điều chỉnh tăng mức lương cho giáo viên trong ngành giáo dục với tổng số 26%,việc này đã làm cho hiện nay lương trung bình của giáo viên có thâm niên khoảng 15 năm cao hơn so với các ngành nghề khác. Nhưng đến lúc này người ta mới nhận thấy thu nhập của giáo viên không phải là vấn đề quyết định. Mà gần đây nhất, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thái lan khi trả lời phỏng vấn của kênh TV3 cho biết trong đề thi của các kỳ thi vào đại học hoàn toàn đã không đề cập tới nội dung đã dạy cho học trò. Mà là các nội dung đặc biệt mà học sinh lớp 12 ở nông thôn - không có điều kiện học thêm hoàn toàn không biết.
040_bkp270813_IMG_8242-250.jpg
Học sinh tiểu học Thái Lan chụp hôm 27/8/2013. AFP photo
Nền giáo dục có hiệu quả không hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách đầu tư cho giáo dục cuả các quốc gia nhiều hay ít. Mà có lẽ nó phụ thuộc vào phương châm và chiến lược phát triển giáo dục của từng quốc gia, đây là vấn đề quan trọng và mang tính quyết định. Vấn đề này một phần chịu ảnh hưởng của tư duy của các nhà lãnh đạo ngành giáo dục, đó là sự lựa chọn giữa một hệ thống giáo dục mang tính hình thức và một hệ thống giáo dục mang tính thực chất. Một hệ thống giáo dục mang tính hình thức và đối phó, đây có lẽ là điểm tương đồng giữa ngành giáo dục Việt nam và Thái lan. Ngân sách hàng năm dành cho giáo dục ở hai quốc gia này không hề nhỏ, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi ngân sách nhà nước. Song cũng vì quá chú trọng về mặt hình thức, như cơ sở vật chất trường sở trang bị đồng phục của học sinh, hay thiết bị phục vụ công tác giáo dục quá mức cần thiết...
Ví dụ ở Thái lan để thu hút phiếu bầu đảng cầm quyền đã đưa ra chính sách và nhà nước đã tiến hành trang bị cho học sinh lớp 1 mỗi học sinh một máy máy tính bảng (tablet), xin hỏi việc trang bị một thiết bị như vậy cho một đứa trẻ 6-7 tuổi có phù hợp, đạt hiệu quả và cần thiết hay không? Cũng như giáo dục ở Việt nam tính hình thức của giáo dục đã chịu ảnh hưởng của nền chính trị độc đảng, đảng lãnh đạo thì cái gì cũng tốt kể cả giáo dục. Như việc lấy chỉ tiêu học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học làm cơ sở đánh giá chất lượng của ngành giáo dục nói chung và chất lượng dạy và học của các trường nói riêng là điều hoàn toàn sai lầm. Vấn đề căn bản và quan trọng nhất là ở chỗ cần phải có một tầm nhìn chiến lược cũng như triết lý và chính sách giáo dục đúng đắn và phù hợp. Điều này thì ở Việt nam các nhà quản lý giáo dục đã ít nhiều nhìn thấy, nhưng chưa họ làm được vì nhiều năm nay họ còn quá lúng túng với công việc tiến hành cải cách giáo  dục và không biết khởi đầu tầm nhìn chiến lược cũng như triết lý và chính sách giáo dục của Việt nam bắt đầu từ đâu và khi nào?
Khác với Thái lan là các nhà quản lý giáo dục đã không tư duy được vấn đề này, mà bằng chứng gần đây nhất trong 2 năm đầu của nhiệm kỳ 4 năm của nội các của bà thủ tướng Yingluck Shinawatra, họ đã thay tới 4 đời Bộ trưởng Giáo dục. Thực trạng đó đã khiến tình trạng học sinh lớp 3 lớp 4 của Thái lan đọc không thông, viết không thạo chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Một điều thấy rằng cũng phải cần nói, đó là tính thực dụng của người Thái lan vấn đề này cũng có hai mặt của nó, trong giáo dục cũng vậy. Người Thái lan khác người Việt ở điểm này. Người Thái sẵn sàng sao chép lại các mọi thứ thành tựu của con người đã đưa vào sử dụng trong cuộc sống mà họ cho là tốt để áp dụng ở quốc gia của họ, kể cả chính trị. Trong giáo dục cũng vậy, hệ thống giáo dục của Thái lan là sự pha trộn của giáo dục phương tây và phương đông nhưng tất cả đều dừng lại ở mức nửa vời không đến nơi đến chốn. Họ cũng theo đuổi phương châm “dạy ít, học nhiều” của phương tây, nhưng chỉ áp dụng một nửa là dạy ít. Còn việc làm thế nào để trò học nhiều thì hoàn toàn còn bị bỏ ngỏ và phó mặc cho học sinh. Cũng như, trong giáo dục ở bậc tiểu học và phổ thông trung học cũng vậy, do các hoạt động khác ngoài các môn học cũng được tính điểm và dùng để tính điểm trung bình, nên một số giáo viên đã giúp học sinh lấy điểm số thông qua các hoạt động này để bù cho phần điểm thi không đạt. Đây cũng là một biểu hiện của bệnh thành tích khá phổ biến, học sinh đủ điểm trung bình nhưng kiến thức thì hoàn toàn không có. Kết quả là trong 4 năm trở lại đây kết quả thi ONET của học sinh cuối cấp ở Thái lan với các môn học như Toán, Khoa học tự nhiên và Anh ngữ đều đạt dưới mức trung bình.
Kinh nghiệm của sự thành công nền giáo dục ở Singapore là một bài học tốt cho các nước khác. Ở Sinhgapore tiêu chí “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” không chỉ là khẩu hiệu, ở đó mọi chính sách ưu tiên cho ngành giáo dục được thực hiện một cách nghiêm túc trong mọi chính sách cụ thể của Singapore. Đây có lẽ là vấn đề mấu chốt mà hai quốc gia Việt nam và Thái lan phải coi đây là bài học cho mình. Hàng năm, trong kế họach đầu tư của mình, nhà nước Singapore luôn quan tâm và ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Bắt đầu từ năm 1997, khi “Thinking Schools, Learning Nation – TSLN” (Nhà trường tư duy, quốc gia học tập) được coi là Tầm nhìn chiến lược với vai trò định hướng đổi mới cho giáo dục Singapore. Trong đó “Nhà trường tư duy” là mô hình trường học – nơi tư duy sáng tạo, niềm say mê học tập suốt đời và tinh thần phụng sự tổ quốc của học sinh được kích thích ngay từ tuổi nhỏ. Còn  theo mô hình “Quốc gia học tập”, học tập được coi là văn hóa quốc gia, trong đó mọi tầng lớp xã hội đều dồi dào tính sáng tạo và đổi mới.
Những cái đó cộng với phương châm giáo dục “dạy ít, học nhiều” đã giúp cho người họ (học sinh, sinh viên) nâng cao năng lực tư học, bám sát thực tiễn. Đồng thời phương châm này cũng giúp cho giáo viên và cán bộ quản lý để mỗi người luôn soi lại mình để cải tiến phương pháp giảng dạy sao cho đơn giản và hiệu quả nhất, giúp HS-SV thực sự làm chủ lớp học. Một điều không thể nhắc đến, là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong sự thành công của giáo dục Singapore đó là chính sách giáo viên, ở Singapore giáo viên phải là những người giỏi nhất và yêu nghề. với đầu vào của các giáo viên được chọn lọc hết sức kỹ càng. Đặc biệt số lượng chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm tương đương với lượng giáo viên thiếu trong ngành giáo dục. Do vậy, khi được tuyển chọn, sinh viên gần như chắc chắn được sẽ được Bộ giáo dục tiếp nhận và bảo đảm có việc làm cho họ. Điều đó khiến cho giáo viên ở Singapore luôn có sự tâm huyết với nghề nghiệp cũng như học của mình.
Vấn đề giáo dục là một vấn đề lớn, mang tính quyết định trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, nó cần phải được coi là trung tâm của vấn đề cải cách. Đầu tư cho giáo dục một cách đúng đắn sẽ thu được những hiệu quả vô cùng lớn và nó là một trong những việc cần được chú trọng giải quyết. Tuy nhiên trong giáo dục thì có rất nhiều vấn đề có liên quan cần phải bàn bạc để xem xét giải quyết , nhưng cũng cần lưu ý đối với giáo dục không thể tháo gỡ các tồn tại ở khúc giữa.
Ngày Nhà giáo VN, 20 tháng 11 năm 2013
© Kami

30/12/13

Thầy tụng!

THẦY TỤNG                                                                         
  
Phùng Nhân          Trong đời tôi chỉ có một lần may mắn, đó là làm ông thợ chụp hình cho một cái đám ma, nhờ vậy mà tôi mới có dịp ngồi nhậu chung với ông Thầy Tụng thật là cởi mở. Số là bà chị của tôi đã cỡi hạt quy tiên rời khỏi chốn dương trần, khi đã thọ qua khỏi ngưỡng cửa 90, cho nên cả dòng tộc họ hàng ai nấy cũng mừng thầm, chớ không có cái cảnh khóc than đau đớn như mấy đám ma còn trẻ.                                   
Sau hai ngày hai đêm rước ông Thầy Tụng lại nhà làm đám ma chay, cũng có lễ nhạc kèn đồng thổi vang lên nghe inh ỏi. Chòm xóm tề tựu lại đủ mặt hết trơn, người thì lo giở vách để đặt cái hàng ngay chính giữa nhà, người thì lo bắt điện để còn lo đêm tối, người thì lo xúc mái vú để đợi nước lớn xách đổ vô đặng lóng phèn, dường như là đang sửa soạn một bữa tiệc tân gia, chớ không phải là trong nhà đang có người chết chờ giờ tẩn liệm.
     Nhìn cảnh đó tôi cũng ấm lòng, khi thấy gia đình bàn cách làm đám ma, cúng thì cứ cúng chay, còn đãi cho bà con xóm chòm thì đãi mặn. Ðó là một cách đãi thông thường ở cái xóm Vàm Ðất Cả Cao nầy, chớ đãi chay từ trong ra tới ngoài thì khi chôn cất xong xuôi, thế nào cũng có người xầm xì chê là chủ nhà keo kiệt.
     Từng khổ thịt heo chợ được mua về rồi làm mấy món đơn sơ, như kho mặn, nấu canh măng, thịt vịt xào với củ sắn nữa thì kể như xong bữa tiệc. Nhưng ở trong xứ Việt Nam của mình bây giờ thanh niên họ ăn nhậu li bì, một cái đám ma đơn sơ như vậy cũng nhậu hết 30 lít rượu đế. Nếu còn mấy đám làm lớn, xác quàng lại tới ba - bốn ngày thì phải vật tới mấy con heo. Còn rượu trắng thì phải nói tới cả chục can chớ không tính lít. Có lẽ nhờ những cuộc nhậu như vậy kéo dài, nên bà con cũng phải ráng thức tới sáng đêm, chớ không thì buồn ngủ bỏ cái xác nằm giữa nhà chắc là buồn lắm!
     Hễ khi nào có ai phúng điếu, thì ban nhạc lại nổi lên, cùng với tiếng mõ lóc cóc leng keng phụ hoạ với lời kinh tụng vang lên vô cùng thảm thiết. Thời buổi bây giờ văn minh tiến bộ, cái đám ma nào, hay trong buổi thuyết pháp nào, người ta cũng có sử dụng máy Hifi và ống nói micro, nên tiếng tụng kinh vang ra khắp xóm khắp chòm, nhờ vậy mà tiếng tụng kinh của mấy ông Thầy bay xa lồng lộng. Còn tôi thì liên tiếp hai ngày liền phải ôm một cái máy hình rồi bóp liền tay, chỉ khi nào đói bụng mới bưng chén cơm ăn lót dạ.
     Ngày chị tôi chết dường như trời đất cũng ngậm ngùi, nên đổ xuống một trận mưa lầy lội. Từ nơi đầu Bờ Ngựa đi vô tới nhà chị phải băng qua một đoạn bờ dừa, bao nhiêu vật liệu để xây mả cho chị phải đổ nhờ trong cái sân nhà bà Hai Nữ rồi lấy xe Honda vận chuyển vô sau. Có nhìn thấy cảnh đó rồi mới nghĩ tới cái cảnh con người, khi còn sống ở trên dương thế thì cũng lo vất vả mưu sinh, phải ráng dành dụm cất một căn nhà, đến khi chết con cái phải lo xây mồ xây mả!
     Rồi giờ hạ huyệt cũng phải giữa đêm khuya, không biết sao ở Việt Nam cho tới bây giờ mà người ta cũng vẫn còn mê tín. Ông thầy vườn coi tuổi nói rằng phải chôn chị tôi vào lúc ban đêm, để tránh sau nầy trong nhà có cảnh chết trùng, nên mọi nghi lễ phải thực hành thật là trang trọng.
     Từng hồi trống chầu được đánh lên như để khấp báo với xóm chòm, rằng giờ tử biệt sanh ly đã điểm. Sau đó là toán đạo tỳ họ đứng xếp hàng, có một người vẽ mặt rằn ri, cầm bó nhang cháy đỏ múa qua múa lại. Chắc có lẽ là để đánh đuổi tà ma, đừng có rủ rê linh hồn người mới chết để đi đầu thai siêu thoát. Tục lệ đó được mấy ông đạo tỳ của nhà quàng tiếp tục duy trì, ví cách làm đó cũng kiếm được miếng ăn, nên nhà tang chủ phải sớt chia một số đồ ăn, cùng với một can rượu đế xách đem theo tới phần mộ. Ðể sau khi hạ huyệt chôn cất xong xuôi, thì cái đám đạo tỳ nầy, họ xách hết mấy cái thứ mồi mỡ đó đem về nhậu tiếp. Chớ họ không được phép trở vô nhà, việc kiêng cử đó từ lâu, ngày hôm nay đã trở thành tục lệ...
     Hằng chục ngọn đước được thắp lên dưới ánh sáng bập bùng, một hàng người đưa tiễn đi theo. Khi tới nơi mộ huyệt thì toán đạo tỳ nghiêng vai để cái hàng xuống hai cái chưn bò đã kê sẵn kế bên, để cho ông Thầy tụng một thời kinh lần cuối. Tiếng mõ lóc cóc hoà lẫn với tiếng trống chầu, khiến cho không khí về đêm như có một cái gì ghê rợn. Rồi từng cuốc đất tuông xuống ào ào, thế là một mạng người vừa mới lấp xong, không biết linh hồn có được siêu thăng về miền cực lạc, hay là phải chịu cảnh sa vào địa ngục để chịu bao thảm cảnh cực hình. Mà khi còn sống ở thế gian, người nào cũng sợ khi chết linh hồn sẽ bị đọa làm súc sanh ngạ qủy!
     Ba ngày sau thì mở cửa mả, có rước ông Thầy lại tụng mấy thời kinh. Rồi gia đình nấu cơm nước lo việc đãi đằng, nhưng chỉ dọn có một bàn ngoài mái hiên rồi mời ông Thầy ngồi lên dùng bữa. Hôm nay thì tôi rỗi rảnh, cũng được ngồi vào dùng bữa chung với ông Thầy, chớ còn trong hai ngày tang ma. Tôi thì lo chụp hình, còn Thầy thì ngồi ăn chung bàn với mấy ông trong ban kèn thổi đám. Nên tôi thật tình mà nói, cũng không biết Thầy dùng mặn hay chay. Bởi trong tâm tôi lúc nào cũng nghĩ rằng, đã là Thầy Chùa tụng kinh đám ma thì đâu có ông nào ăn mặn. Nếu có ăn thì phải lén lút ở chỗ nào, chớ không thể ăn uống công khai giữa ban ngày ban mặt như vầy, thì mai mốt miệng lưỡi của thế gian người ta chê cười làm sao rửa sạch!
     Nhưng tới bữa ăn tôi hơi lính quýnh, vì chỉ nhìn thấy có mấy món mặn mà thôi. Còn món ăn chay của Thầy thì không có nấu. Tới nước nầy thì tôi thấy lạ, mới đi xuống nhà dưới hỏi mấy đứa nhỏ sao không dọn đồ chay để đãi Thầy, thì mấy đứa nhỏ lại nhìn tôi cười rồi nói:
          - Tại Dượng Mười không biết, chớ ông thầy nầy ăn mặn Dượng ơi. Ổng còn nhậu rượu đế vậy thôi bà chạy nữa...
     Tôi trở lên rồi ngồi xuống đối diện với Thầy, bữa ăn bắt đầu cầm đũa. Từng món mặn được dọn lên, Thầy gắp còn nhanh tay hơn tôi nữa. Phải nói ở nhà quê, con người chất phác không có màu mè, hễ món nào hết thì kêu lên, hoặc có đứa nào giỏi dò thì chạy xuống bếp kiếm.
      Trong bữa ăn bắt đầu gợi chuyện, vì rượu vào thì lời ra đó là một việc bình thường. Tôi cũng không ngờ ông Thầy nhậu thiệt là ngon, tới tua xây vòng thì Thầy bứng lên làm nghe cái trót. Nhìn cách ông Thầy đang nhậu, phải liệt vào hàng hão hán ở đây, đã xây vòng qua hết mấy tua rồi mà gương mặt của Thầy chưa nổi chỉ. Chớ còn phần đông mấy người nhậu rượu đế, qua vài tua thì mặt mày đỏ ké hết trơn. Chỉ có một mình Thầy đang ngồi nhậu ở đây, mặt mày còn tĩnh rụi...
     Thỉnh thoảng ông Thầy còn nói:
          - Rượu nầy chắc là của thằng Tư Xanh, khi uống vô tôi đã nhận ra bài vị của nó liền. Thằng nầy kháp  uống được, hậu nồng hơi gắt mà không quá hổn. Chớ còn mấy bài vị khác, uống vô thường bị nhức đầu, nên rượu đế bây giờ trước khi mua, phải biết rượu nầy là của ai kháp mới được.
     Trong bàn thì có thằng Tài, đang hành nghề lái máy cày thỉnh thoảng cũng chạy xe ôm, nên chuyện đầu trên xóm dưới gì nó cũng đều hay biết. Nó gắp cái đùi vịt chấm vào dĩa mắm gừng, rồi bỏ vào chén của ông:
          - Kinh lão đắc thọ nghen Thầy...
     Ông cho vào miệng nhai rồi nói lại:
          - Sao hồi mới ngồi chú mầy không biết kính lão đắc thọ, để nhậu muốn tàng tịch rồi chú mầy mới bày đặc nói nho?
     Thằng Tài cũng đâu vừa nên đáp lại:
          - Bữa nay gặp trời mưa, với có ông Dượng của tui bên nước Úc mới về. Thầy nhậu với ổng một trận coi chơi, với lại công của Thầy tụng đám Dì Hai tôi hai bữa rày, thôi thì nhường cái đùi vịt lại cho Thầy cho có tình có nghĩa.
     Cái thằng coi lù mù như vậy mà ăn nói có duyên, tôi rót rượu ra bưng đưa cho Thầy, rồi hỏi:
          - Tôi hỏi cái nầy có khi không phải, xin Thầy bỏ qua cho. Chớ đây là lần đầu tiên, tôi mới thấy ông Thầy Chùa tụng xong đám ma rồi ngồi nhậu mặn...
     Ông Thầy lại cười lên hắc hắc:
          - Tôi là Thầy Tụng ông ơi, Thầy Tụng nó khác với Thầy Chùa. Chớ tôi mà làm bộ, thì mấy thằng nầy nó còn cười chọc quê tôi nữa...
     Ðây là lần đầu tiên tôi mới nghe được một câu nói thật thà, chớ còn từ trước tới nay mấy ông thầy mặc bộ đồ nâu, hay áo cà sa hễ đi đường gặp ai thì xá, lâu dần nó đã trở thành một cái thói quen, còn ông Thầy nầy cũng quen tánh thật thà, tuy chuông mõ đang bỏ vô tay nảy máng trên chiếc xe Honda tòng teng ngoài đó. Nhưng ông ta cũng là một người phàm, nên việc ăn nhậu cũng giống người ta, cho nên ông cũng ăn uống tự nhiên chớ không có gì lén lút.
     Nhậu qua vài tua nữa, rồi ông ta bưng ly rượu lên nói:
          - Làm một ly nầy nữa rồi thôi nghen. Sợ uống nhiều quá, đi về ngang xã Thới Lai bị công an thổi phạt rất là phiền phức.
     Thằng Tài liền vọt miệng nói:
          - Bữa nay nhậu cho thả cửa một bữa đi Thầy, mưa gió như thế nầy tụi nó không có chận đường đâu. Nếu có chận thì Thầy năn nỉ ỉ ôi chắc là cũng khỏi...
     Ông ta lắc đầu, rồi kể:
          - Hôm tháng trước, tôi cũng đi tụng một cái đám trên xã An Hoá trở về. Dọc đường bị công an nó thổi. Nó nói tôi nhậu xỉn mà còn ráng chạy xe, xé giấy phạt cho nhớ để lần sau tránh gây tai nạn...
     Tôi hỏi tiếp:
          - Sao Thầy không nói thiệt, là đi tụng đám ma về. Gặp gia chủ họ cũng nhiệt tình, nên tôi có nhậu chút đỉnh cho vui vậy mà. Chớ làm tới ông Thầy Chùa làm sao tôi dám say xỉn...
     Tôi nói một câu móc họng như vậy, cứ tưởng ông Thầy sẽ giận, nào ngờ ổng lại cưới rồi bưng ly rượu đế đưa lên, rồi lấy ngón tay cái bấm ngay vỏ đẻo nói lớn:
          - Tôi với ông vô cho cạn ly nầy nghen. Bây giờ lo nhậu cái đã, chớ thầy bà gì lúc nầy. Tôi cũng nói thiệt rồi năn nỉ tụi nó cũng tha, nhưng biểu phải về xã Vang Quới Tây xin một tấm giấy xác nhận là ông Thầy Chùa rồi tụi nó mới tha, còn không thì phải phạt!
     Tôi hỏi tiếp:
          - Như vậy rồi Thầy sẽ tính sao?
     Ông vui vẻ đáp:
          - Kẹt quá tôi phải về xã xin giấy xác nhận. Chớ đi tụng kinh một ngày chỉ có một trăm ngàn đồng tiền Việt Nam. Ðóng tiền phạt thì nó hết mẹ rồi còn gì mà ăn. Nhưng tôi rất là ê mặt, lên xã xin con nhỏ thơ ký văn phòng nó lên lớp dạy đời gần cả tiếng đồng hồ rồi mới cấp cho. Tới bây giờ tôi còn nhớ câu nó nói: “đã là Thầy Chùa đi tụng đám ma mà còn ăn nhậu lái Honda cho bị phạt. Thông cảm lần nầy thôi nghen, lần sau đừng lên đây xin nữa”.
     Nói xong câu đó thì gương mặt ông Thầy buồn so, bưng ly rượu đế không còn hào hứng nữa. Thấy vậy thằng Tài máy cày phụ hoạ:
          - Bữa nay trời mưa tầm tã như vầy, tụi công an chắc lo ăn nhậu, chớ công lao đâu mà lo đứng đường chờ ghi giấy phạt. Vô, vô. Tôi với Thầy vô cạn đừng kê tán hay đắp mô nghen, Thầy mà ăn gian, bắt được tôi phạt cho Thầy chết luôn tại trận đó...
     Từng tiếng cười tiếng nói xôn xao, chỉ có trong những lúc ăn nhậu như thế nầy thì con người với nhau mới mở cạn tấm lòng. Chớ còn không thì cuộc sống bí ẩn của ông Thầy từ trước tới nay, dễ gì mà tôi được biết. Phần tôi cũng nhậu hơi ngà ngà, nên không còn giữ kẻ. Tôi nhìn ông rồi hỏi:
          - Thầy đi tu lâu chưa? Có vợ con gì hôn?
     Thằng Tư Sanh đứng kế bên chờ chiết rượu, nói:
          - Ông Thầy nầy chỉ có một vợ thôi hà, còn em út bia ôm thì vô số kể...
     Tôi nói tiếp:
          - Trong khi vật giá leo thang, thứ gì cũng mắc mỏ. Ngay như thợ hồ tụi thằng Hậu đang ngồi đây, một ngày tụi nó làm cũng tơí 150.000 đồng rồi. Còn Thầy tụng một đám ma cả ngày chỉ có một trăm ngàn thì quá rẻ. Sao không biểu thiên hạ trả thêm?
     Ông Thầy lắc đầu nhìn tôi ngao ngán nói:
          - Người ta làm lao động chân tay thì giá cả hẳn hòi. Còn tôi là một ông Thầy Chùa cạo đầu bận áo nhà tu, thì làm sao ra giá cho được. Chỉ cầu mong sao gặp mấy chủ đám ma họ rộng rãi, trả thêm chút đỉnh thì cũng đủ mừng rồi. Còn việc tôi ăn mặn, hay bị người ta kêu bằng Thầy Tụng là tự người đời họ muốn phân biệt ra thôi. Chớ Thầy Tụng hay Thầy Chùa gì thì cũng là tụng đám ma, hay làm chay đàn thì cũng có một thứ kinh chớ mấy. Không phải tôi nói để khoe tài với ông, kêu mấy ông Thầy Chùa ở chỗ khác về đây tụng kình với tui đi, tôi mà tụng thua thì tui sẽ cõng ông đi giáp vòng Bờ Ngựa ở đây nữa đó...
     Trước câu nói chân tình của một người phàm mắt thịt, nhưng vì có căn duyên mà phải cạo đầu làm cho tôi cũng xúc động nguồn cơn, nên tôi nhìn ông rồi nói:
          - Sao tôi nghe nói ông thầy chùa An ở dưới Chùa Bến Cát xã Tân Ðịnh huyện Bình Ðại tỉnh Bến Tre nầy, đã có vợ và một bầy con vậy mà họ rước đám ông làm không kịp. Phải lên lịch để ký hợp đồng. Một cái đám của nhà giàu thầy An vớt trên 10 triệu bạc như chơi, chớ đâu có làm đám rẻ như Thầy làm sao sống nổi.
     Ông Thầy hớp thêm ngụm rượu rồi than vản:
          - Thì cuộc đời Thầy Tụng, hay Thầy Chùa lám đám ở đây nó cũng như ca sĩ hiện giờ. Hễ còn thời thì mấy ông bầu sô họ mời mình chạy cặp giò không kịp thở, nếu hết thời thì chẳng ai kêu. Thầy An đang lên chẳng qua là ông ta tốt tiếng, với có sẵn vốn liếng nhiều, nên đi lên Chợ Lớn Sài Gòn mua đồ vàng mã về chứa cả kho. Người nào muốn cúng quảy tới đâu, thì ông ta làm theo tới đó. Ngay như bây giờ có nhiều đám ma, hay đám cúng 100 ngày xả tang. Gia chủ đòi hỏi phải cúng chiếc Honda, với điện thoại di động đời mới nữa thiệt là khó xử. Tôi thì tay chưn làm ruộng bây giờ nó chai sần cứng ngắt hết trơn, làm sao vót nan tre mà làm sườn cho khéo được, lạng quạng làm một hồi không ra dáng chiếc Honda, mà lại ra dáng chiếc xe xích lô đạp thì mới báo. Nên đám nào có đòi hỏi như vậy tôi bèn từ chối, hoặc chỉ đi xuống rước thầy An, nhờ vậy mà ông ta mới khá giả đó chớ...
     Rồi tiệc nhậu cũng tàn, trận mưa đầu mùa cũng vẫn còn dai dẳng. Tôi nhìn ông Thầy dẫn chiếc Honda, sau đó vén vạt áo nâu sòng qua một bên để gát giò qua rồi đề máy.
     Nhìn dáng ông lái Honda chạy lất khất trên bờ dừa, làm cho tôi liên tưởng đến một người trần thế đang nhậu say, chớ làm sao biết được đó là một ông Thầy mới tụng đám mở cửa mả để vong hồn của người chết đi về chốn niết bàn, rồi bây giờ ông ta chạy xe trong một cơn say. Như vậy nếu lở ban vô gốc dừa không chết thì cũng nằm tê liệt. Nhưng đã là kiếp con người thì bổn tánh đã có sẵn từ lúc mới sanh, chớ không phải đợi tới lúc lớn khôn, hay cạo đầu đi tu rồi làm một ông Thầy Chùa rồi mới có...
     Dòng đời sẽ chảy mải không ngừng, hết ngày rồi lại tới đêm, hết tháng tới năm để tính theo tuổi con người như móc thời gian quy định. Nhưng tôi tự hỏi. Có bao nhiêu người đã thật lòng, thật tánh như ông Thầy Tụng nầy đây. Còn lại bao nhiêu ông Thầy đã dối gạt thế gian, cũng cùng một tốp đàn na thí chủ đi tới chùa lễ Phật. Người nào giàu có; thì được họ tiếp đãi lăng xăng, còn người nào nghèo khó thì chỉ đứng xớ rớ lạy Phật rồi về. Chớ còn thầy lớn, thầy nhỏ hay những người trong Ban Tổ Chức nhà chùa không ai thèm hỏi han chào đón...
     Cũng như cách nay chừng vài tuần lễ. Tôi cũng động tánh hiếu kỳ, nghe người ta đồn rằng trên đầu giếng nước chợ Vòng Nhỏ Mỹ Tho có một cái chùa Hột Xoàn (đây là tên chuà do bá tánh đặt rồi nó chết tên luôn), chớ thật ra chùa nầy cũng có một cái tên nghe rất đẹp.
     Gia đình tôi cùng đi với mấy người bạn nữa. Tổng cộng cũng tới 4 chiếc Honda, nhưng chỉ có một mình vợ tôi cúng chút đỉnh tiền nhang khói. Còn mấy người kia thì mắc lo coi tủ thờ xưa cẩn ốc sà cừ, nghe nói giá cả mỗi cây tủ hiện nay lên tới từ 20-30 cây vàng chớ không có rẻ đâu. Còn lục bình xưa, thì dựng dọc theo chưn tường vậy thôi lủ khủ.
     Trong lúc bắt chuyện với các thầy, tôi lựa lời để hỏi coi mấy cây tủ thờ nầy, với một số lục bình kia, nguyên do gì mà lại ở trong cái kiểng chùa nầy nhiều dữ vậy. Ðến khi nghe ông thầy trụ trì chủ chùa thố lộ, là cũng có một số tủ mà người chủ trước kia không biết gía trị của đồ cổ hiện giờ, nên họ bán rẻ thì thầy mua. Còn một số thì do đàn na thí chủ chở tới chùa cúng Phật. Thì ra ông Phật không có đòi hỏi phải thờ cúng ở chốn cao sang, hay những cây tủ cẩn ốc sà cừ, mà do con người trần thế ganh đua rồi sắp đặt.
     Tôi nhìn cảnh đó rồi cũng chạnh lòng, khi nhớ lại cũng ở dưới xã Lộc Thuận, huyện Bình Ðại tỉnh Bến Tre, có một gia đình đã nghèo mà lại đông con nên khổ vậy thôi hết biết. Nhưng người cha đã nuôi con bằng tất cả bổn phận của mình, một bầy con tuy không được lên đại học, nhưng đã học hết bậc trung học cấp hai, như vậy thì cái đạo làm người chắc mấy đứa con nầy đã hiểu.
     Vậy mà có một thằng con thứ ba, nó may mắn trúng số gần 2 tỷ đồng, nó cũng chẳng giúp đỡ gì cho ông bà già với mấy đứa em. Nó chỉ có ra ngoài chùa ở dưới Giồng Dài xã Lộc Thuận, rồi làm trai đàn cúng thí. Không biết trong những lần trai đàn cúng thí nó có được Phật-Trời chứng giám hay không, chớ trước mắt của nó thì bị người đời nguyền rủa...
     Không riêng gì cái chùa Hột Xoàn đó, mà ngay cái chùa Bảy Vị ở dưới Chợ Cũ Mỹ Tho hồi xưa. Bây giờ đã đổi tên lại là chùa Trường Sanh, không biết vốn liếng tiền của ở đâu, mà bây giờ họ dựng lên Bảo Tháp cao tới mấy từng thật là nguy nga lộng lẫy. Những ngày rằm lớn trong năm, của thập phương cúng thí cho chùa như gạo và đồ ăn, nước tương, xì dầu xe tải họ chở đến nườm nượp không còn chỗ chất.
     Còn dưới đó một chút thì có một cái Viện Dưỡng Lão chuyên nhốt và hành hạ những người già, có bước vào trong đó mới thấy thật thương tâm, lớp ăn uống thất thường, lớp bị mấy người cai quản ở đây hà khắc!
     Nếu khách thập phương bá tánh có thương họ cho chút đỉnh tiền dằn túi để mua đồ ăn, nhưng mấy người làm xếp ở cái trại nầy, họ ngó thấy thì biểu phải đưa số tiền đó ra cho họ giữ. Cho nên sau lần kinh nghiệm đó, vợ tôi đi thăm phải chở mì gói mới xong, còn muốn cho tiền ai, thì phải nhét lẹ dưới gối đừng để ai trông thấy...
     Như vậy thì Phật ở đâu, ở trong tâm của người hiền, hay ở trong chùa mà con người đang đi cầu khẩn. Còn những người già ở trong Viện Dưỡng Nào nầy chắc đã bị bỏ quên, nên mọi phẩm vật cứu trợ thiên hạ chỉ chở tới chùa, còn những chỗ như vầy, thì người ta nuôi sống cầm hơi, chờ giờ chết để chở đi chôn chớ không có gì là động lòng trắc ẩn./-
                                                                                                                                              Phùng Nhân



Âm Mưu Chống Phá thầy Chân Quang?"

"Âm Mưu Chống Phá thầy Chân Quang?"
Tịnh Quang
Gần đây, chúng tôi nhận rất nhiều email với câu hỏi chung cũng như tương tự về đề tài "Âm Mưu Chống Phá thầy Chân Quang", và Cư Sĩ Tâm Kiến Chánh có phải là tín đồ Tin Lành âm mưu để chóng phá Phật Giáo hay không? Nên nay chúng tôi xin mạo muội trả lời chung với câu hỏi "Có phải nguời lên án thầy Chân Quang là một âm mưu chăng?" mà ngoài khả năng của chúng tôi.
Tuy nhiên, nhìn chung lại vấn đề, việc này không còn thuộc về cá nhân của một ai, mà là nó liên quan đến một tôn giáo; đó là Phật Giáo, mà do đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã hy sinh quyền lợi cá nhân, từ bỏ cung  vàng điện ngọc, chịu khổ hạnh suốt mấy năm trường để tầm đạo, với ý chí tìm ra cửa giải thoát cho chính mình và cho nhân loại, mà giáo lý (đạo Phật) của Ngài đã trải hơn 2500 năm về trước. Nhìn theo lịch sử, thì rõ ràng Phật giáo có lúc hưng thịnh và suy đòi theo thời gian thay đổi của các triều đại cầm quyền. Cũng theo lịch sử Phật giáo không biết trãi qua bao nhiêu lần pháp nạn, bị phá hủy bởi kẻ vô minh bằng cách tịch thu chùa, đốt kinh, hủy tượng, bắt tăng ni hoặc giết hoặc bị giam. Nhưng Phật giáo vẫn đứng vững và vượt qua những thời mà có thể cho là đen tối nhất của Phật giáo, mà truyền bá cho đến ngày nay. Nhưng chúng ta hãy nhìn lại lịch sử, Phật giáo có đề xướng trả thù hay phản nghịch lại không? Đây cũng là điểm sáng chói của Phật giáo. Chúng ta nên vinh hạnh là một người Phật tử vì chúng ta không có thù hận oán ghét (nếu là người Phật tử chơn chánh).
Đạo Phật đã truyền bá rộng rãi ở khắp nơi ở các nước Tây Phương như ngày nay, chứng tỏ một điều là Phật giáo rất có uy tín và sức thu hút đối với mọi người. Nếu không Phật giáo không thể tồn tại ở đời, qua không biết bao nhiêu lần pháp nạn. Nếu Phật giáo không có một giáo lý cao sâu và mang lợi lạc đến cho những ai đã làm theo lời của Phật, thì chắc rằng Phật giáo cũng đã chôn vùi theo những ngọn lửa vô thường mà đã châm lên Tam Tạng Kinh của Phật giáo, chứ còn đâu đến ngày nay nữa . Phật giáo vẫn khoan thai đi thẳng và hướng về mục tiêu giải thoát cho mình và tha nhân, với lòng từ bi và trí tuệ, gieo mầm giáo lý của đức Phật Thích Ca vào tâm trí của những ai cần bài thuốc của Ngài đã cho.
Người xuất gia, hay tại gia nếu học Phật theo Phật mà ngoài vấn đề sinh tử, giải thoát thì chưa thật sự được gọi là người học Phật. Vì sao? Vì đạo Phật là đạo giải thoát, bạn theo học Phật mà không có mục đích này (cho mình và người khác) thì không thể gọi là người xuất gia hay tại gia chơn chánh, mà ngoài vấn đề này, bạn đến với Phật giáo vậy thì với mục đích gì đây....... Câu trả lời đó để tự mình điền vào, vì chỉ có bạn mới biết, tôi không biết được.
Nếu là người Phật tử chơn chánh, không cho phép chúng ta rao bán thanh danh, hay đem chuyện một cá nhân riêng tư của một ai (có thực hoặc không) ra bàn luận. Nhất là thời bây giờ mọi người thường đem vấn đề lên Diễn Đàn hay blog để tranh luận có tính chất cá nhân của một người, huống hồ gì là đem chuyện của một vị tu sĩ Phật giáo và cư sĩ ra để bôi xấu với người khác càng không cho phép.
Tuy nhiên vấn đề mà chúng tôi muốn nói ở đây, không còn riêng của một ai, mà nó liên quan đến giáo lý của Phật Đà. Thật ra, vấn đề này đã có quý thầy cũng như cư sĩ đã nói, nhưng gần đây đã có quá nhiều Diễn Đàn và blog cho rằng người lên án thầy Chân Quang đều là âm mưu chống phá thầy và Phật giáo. Đa số những chủ của những blog chỉ trích người lên án thầy Chân Quang và ca tụng thầy Chân Quang hết sức ủng hộ những bài giảng đi ngược lại giáo lý của Phật Đà. Còn hơn thế nữa thầy Chân Quang, đã làm một việc động trời là bác bỏ đa số những kinh sách Đại Thừa như: Bát Nhã, Thủ Lăng Nghiêm, Địa Tạng v.v...và v.v....Vậy mà cũng có người nghe theo và bên vực, cũng dễ hiểu thôi, Phật đã dạy, tất cả đều có nhân duyên chứ không phải tự có được.
Bài viết này chỉ giúp cho những ai hiện đang tìm hiểu Phật giáo để có cái nhìn đúng sai, thực giả mà thôi. Chứ không thể lay chuyển được những người đã trồng sâu nhân duyên với thầy Chân Quang qua nhiều đời, và nay họ có duyên hội ngộ lại với nhau để ủng hộ những bài giảng của thầy Chân Quang. Nếu có thể lay chuyển được thì rất là tốt cho chính họ, nhưng dù sao đi nữa đây cũng chỉ là bài viết trên tinh thần Thảo luận hòa thuận, phân biệt cái đúng - sai, chánh - tà. Chứ chúng tôi không đi sâu vào chi tiết, vì tự chúng tôi không cho phép mình làm việc đó, ai làm thì người đó nhận, thật bất đắc dĩ chúng tôi mới viết bài viết này. Vì có quá nhiều bạn trẻ hiện đang thắc mắc là có nên tin hay không tin. Tin hay không tin chẳng phải là vấn đề ở đây, mà phải xem thầy Chân Quang đã nói những gì, và những người lên án thầy Chân Quang nói ra sao. Chứ chúng ta không nên vội tin mà lay chuyển chánh tâm của chúng ta. (Thường người hay biện luận cho mình tức là hàng giả rồi).
Người Phật tử tuyệt đối là tin vào Nhân Quả, ai làm thì người đó nhận, chúng ta không cần phải tranh luận hay bàn cãi cho thêm thị phi, mắc vào nghiệp trả vay. Nhưng, nếu nhìn sâu vào thì vấn đề này có tầm ảnh hưởng rất là lớn, đối với những ai hiện đang tìm hiểu Phật giáo và những ai chưa đọc qua nhiều kinh sách Phật giáo, sẽ bị ảnh hưởng bởi những bài thuyết giảng của thầy Chân Quang, người giỏi tài biện luận ở thế gian (mà không cần có ở người Phật tử chơn chánh). Đa số bài nói của thầy Chân Quang ( tự cho là thuyết Pháp Phật). Chúng tôi không biết thầy Chân Quang có cảm giác gì khi lên đàn thuyết pháp cho Phật tử, với những lần nói chuyện đó, và khi nhìn lại thầy thì thầy có cảm giác ra sao? Ra sao thì chúng tôi không biết, nhưng chúng tôi biết chắc một điều là thầy vẫn mặc áo nhà tu, mang chuỗi hạt, đầu cạo trọc như các tu sĩ Phật giáo khác. Vậy thì, với những bài thầy nói có còn xứng đáng với một vị Tỳ Kheo mà Phật đã quy định không?
Các vấn đề cần nói đã được chư tôn đức Hòa Thượng , Cư sĩ đã nói, nên chúng tôi không đề cập đến nữa, mà chúng tôi chỉ trích đoạn câu văn đã được đăng tại blog của với username phanhoangnguyen với cái tên Chánh Toàn, tự xưng là 14 tuổi.
Là một Phật tử, đáng ra chúng tôi không muốn bàn luận thêm về vấn đề này, vì tất cả cần biết đã được quý thầy cũng như quý cư sĩ đã trình bày. Chúng tôi có nói đi chăng nữa cũng đều là dư thừa.  Nhưng lướt đọc qua những bài thoại trên blog này, chúng tôi thấy đề tên là Chánh Toàn mới 14 tuổi. Chúng tôi tự hỏi, không biết Chánh Toàn là ai,? Nếu quả thật có một Chánh Toàn ở tuổi 14 với sự hiểu biết sâu sắc như vậy thì tại sao lại không thông suốt được những bài giảng của thầy Chân Quang đang nói gì? mà lại có thể đưa lên blog với những lời bên vực cho thầy Chân Quang, ủng hộ lời giảng của thầy. Điểm đáng ghi nhất là ở chỗ Chánh Toàn vạch ra âm mưu chống phá Phật giáo của Cư Sĩ Tâm Kiến Chánh, cho rằng cư sĩ là tín đồ Tin lành âm mưu phá Phật giáo, với cách trình bày về đôi nét của cư sĩ Tâm Kiến Chánh dường như Chánh Toàn biết cư sĩ TKC lâu năm rồi.
Kính thưa chư Tôn Đức Phât tử,
Thật sự chúng tôi/con không biết Cư Sĩ Tâm Kiến Chánh là ai (chỉ biết cữ sĩ qua trang nhà lotus pro và qua những băng đọc truyện của Phật giáo). Do đó, trong bài viết này chúng tôi không đề cập đến về đời tư của Cư Sĩ Tâm Kiến Chánh (Trần Văn Nhật),mà chỉ trình bày về việc mà "em" Chánh Toàn cho rằng, Cư Sĩ Tâm Kiến Chánh là một tín đồ Tin Lành và đang âm mưu phá Phật Giáo. Chuyện này không phải nhỏ, mà đó liên quan đến Phật giáo, đã là liên quan đến Phật giáo, thì người con Phật đều có trách nhiệm.
Chúng tôi tuyệt đối  không tin tưởng được rằng Chánh Toàn có thực với 14 tuổi đời mà có thể viết lên bài như vậy. Nhưng nghĩ lại cũng có lẻ đây là một thần đồng chăng? Nhưng, lại nghĩ lại, nếu là một thần đồng, thì phải giỏi về một vấn đề gì chứ, hoặc hiểu biết Phật Pháp hơn người giống như mới 4 -5 tuổi biết nói Pháp v.v...Ở đây, Chánh Toàn không phải như vậy mà là đang bên vực cho thầy Chân Quang và đang lên kế hoạch chuyển mũi tên đó vào Cư Sĩ Tâm Kiến Chánh, để đánh lừa dư luận giúp thầy Chân Quang được ung dung tự tại thuyếtt giảng những bài Pháp đi ngược lại giáo lý của Phật Đà. Nếu thầy Chân Quang nói chánh Pháp của Phật, thì dù cho có 10, 100 cho đến 1000 Tâm Kiến Chánh mà Chánh Toàn cho là tín đồ của Tin Lành đang âm mưu phá Phât giáo cũng không thực hiện được. Huống hồ chi chỉ có một Tâm Kiến Chánh tín đồ Tin Lành mà có thể phá hoại Phật giáo, chúng ta không sợ có một Tâm Kiến Chánh của Tin lành (nếu thật có), mà người con Phật chỉ sợ có một Chân Quang ngoại diện thì mang danh là tu sĩ Phật giáo, bên trong thì đi ngược lại giáo lý của ĐứcPhật, tự xưng là mình tự tu tập ở thế giới vô hình nào đó. Thật đáng sợ và lo ngại cho những người sau khi nghe được lối rao của thầy Chân Quang, số phận của những người này sẽ ra sao, cách suy nghĩ của họ tương đồng với quan điểm của đạo Phật không hay đều là trái nghịch, đi ngược lại giáo lý của đạo Phật, rồi đôi mươi năm, và về sau, tư tưởng này sẽ lang rộng ra, nếu hiện giờ không ai lên tiếng, ngăn chặn, thì liệu giáo lý của Phật đà có pha trộn hay không. Vậy chúng ta nên sợ một Tâm Kiến Chánh tín đồ của Tin lành(nếu thật có, mà không thể nào có được) hay là một thầy Chân Quang đang đi ngược lại giáo lý của Phật, bất hạnh nhất là thầy Chân Quang không phải là ngoại đạo mà là một tu sĩ của Phật giáo, vậy bạn nên sợ ai đây?
Người Phật tử có nên phản đối, quý thầy ó nên ngăn chặn lối rao giảng của thầy Chân Quang lang rộng không, nếu chỉ là cá nhân của thầyy Chân Quang, thì tin chắc rằng không cò vị thầy nào, cư sĩ nào rãnh rổi mà phản đối.
Ttrước khi đi vào trích câu văn của Chánh Toàn, chúng tôi khuyên Chánh Toàn nên bỏ ra chút thời gian đọc lại lịch sử Phật giáo. Không những là lịch sử mà ngay trong đời hiện tại không biết có bao nhiêu người đang âm mưu phá hoại Phật giáo, nhưng họ có làm được không? Phật giáo chỉ bị hủy diệt khi nào không còn một người biết đến Tam Bảo, không còn một quyển kinh, sách nói về Phật giáo, ngoài ra không ai có thể phá hoại Phật Giáo được.
Có đi chăng nữa là ở những người giả mạo làm tăng sĩ của Phật giáo để phá hoại Phật giáo chứ không ai có thể làm việc đó. Việc này Đức Như Lai đã biết và đã cảnh báo cho hậu thế qua những kinh điển của Phật giáo.
Trong phần mở đầu của bài viết: "DƯ LUẬN VÀ TT THÍCH CHÂN QUANG!" của người tự xưng là Chánh Toàn 14 tuổi, viết như sau:
"Nhiều người đọc những bài giảng của Thượng Toạ Chân Quang đều công nhận trong tất cả các bài giảng Thầy đều khuyên các Phật tử tôn kính Tam Bảo,tin hiểu Nhân Quả,đi theo Chánh Đạo của Phật,đoàn kết với các tông phái khác,khuyên các Phật tử sống đạo đức,vị tha nhân ái.Rất nhiều người tu theo lời dạy của Thầy đã có kết quả rất tốt,cuộc sống của họ thay đổi thấy rõ so với trước khi tu."
Chúng tôi xin phép được gọi Chánh Toàn là em trong bài này, vì nếu quả thật Chánh Toàn mới 14 tuổi thì em cũng không nhỏ hơn chúng tôi bao nhiêu.
Em nói nhiều người đọc qua những bài giảng của thầy Chân Quang đều công nhận thầy khuyên Phật tử tôn kính Tam Bảo, tin hiểu nhân quả và đi theo chánh đạo của Phật à? Xin hỏi em nhiều người ở đây là ai? Hay đều là đệ tử dưới chân của thầy Chân Quang? Một vị Pháp sư thuyết pháp, ngoài thuyết giảng cho đệ tử của mình mà còn phải để người nghe (không phải đệ tử)  chấp nhận, vì sao? Vì, vị Pháp sư đó, đang thuyết Pháp Phật, có bổn phận gieo nhân tốt đẹp đối với người nghe, trên tinh thần hoằng Pháp của Phật, còn đằng này, chỉ có đệ tử thầy Chân Quang ca tụng thầy chớ có ai ca tụng đâu mà em dám nói là nhiều người. Nếu quả thật thầy Chân Quang đang thuyết Pháp Phật, sao lại có quá nhiều Phật tử lo lắng cho nền giao lý của Phật sẽ bị ông ta đảo ngược càng khôn? Xin đừng quá tự tin, vì không phải thầy Chân Quang có khả năng để làm việc này, mà là chỉ lo ngại cho những Phật tử mới bắt đầu tìm hiểu Phật giáo hiểu lầm là giáo lý của Phật đúng như thầy Chân Quang đã rao, đương rao, và sẽ rao. Cho nên quý thầy cũng như quý Cư sĩ mới có những bài viết để cảnh báo với người nghe, chứ họ cũng không rãnh thời gian để biêu xấu một đời tư cá nhân của một người huống hồ gì là một tu sĩ Phật giáo, mà trong giới luật của Phật không cho phép.
Thầy Chân Quang đã tuyên bố là những gì thầy có được là do sự huân tập của thầy trong cái thế giới vô hình nào đó, chứ không phải từ Giáo lý cao siêu của đạo Phật, thầy cũng bác bỏ kinh điển đại thừa, vậy thì xin em chỉ cho chúng tôi xem thầy khuyên Phật tử tôn kính Tam Bảo ở chỗ nào? Vì bản thân của chúng tôi tối dạ và bị màn vô minh che đậy trong nhiều đời nhiều kiếp làm quyến thuộc của ma, nên giờ đối với lời dạy cao siêu của Đức Phật Đà chúng tôi không sao hiểu hết.
Em lại bảo rằng thầy khuyên người Phật tử tin vào Nhân Quả cũng không đúng chút nào, vì qua câu trả lời về nghề bắt cá của những ngư phủ, thầy đã bảo là ăn cá để giúp chúng có thêm phước. Qua câu nói này rõ ràng thầy Chân Quang không hề tin vào nền móng của đạo Phật đó là Nhân Quả trả vay, chính bản thân của thầy còn không tin vào Nhân Quả  thì làm sao có thể khuyên người khác tin vào Nhân Quả hỡi em? Chỉ có ngoại đạo mới bác bỏ và phỉ báng Nhân Quả của đạo Phật chứ người Phật tử có ai tin Phật mà không tin vào Nhân Quả đâu? Vì Tin Phật mà không tin vào Nhân Quả thì đâu còn là Phật giáo nữa,  nền móng của Phật Giáo là Nhân Quả mà? Khi thầy Chân Quang trả lời câu hỏi của chúng đệ tử về nghề đánh cá, thì khi thầy Chân Quang vừa nói xong không biết ông ta cảm giác và nghĩ ra sao? Vì thầy là một tu sĩ của Phật giáo, rõ ràng thầy không phải là một tu sĩ Phật giáo nữa, đây chính là tà thuyết. Chúng ta hãy tìm câu trả lời này trong Tam Tạng Kinh của Phật Giáo xem có câu trả lời nào tương tự như thầy Chân Quang không? Dù cho chúng ta tìm hết kiếp này sang kiếp khác rồi lại sang nhiều kiếp khác cũng không bao giờ tìm ra câu trả lời giống vậy trong Tam Tạng Kinh của Phật giáo. Vì sao? Vì vật dưỡng nhơn đâu phải là giáo lý của nhà Phật đâu mà tìm ra. Đó chỉ là tà kiến của người thế tục vì nuôi dưỡng thân mình mà sát hại sinh vật khác. Trong cương vị một thầy tu, thầy phải có bổn phận và trách nhiệm để khuyên người từ bỏ giới sát để rời vòng sanh tử, còn đằng này, thầy rao giải những cái mà chính thầy đã tu tập trong cái thế giới vô hình của thầy trong nhiều kiếp, nay lại mượn bộ áo của Phật giáo rao truyền những tà thuyết đó. Là người Phật tử phải có trách nhiệm chung, ở đây không còn vị trí của cá nhân nữa, mà là một tôn giáo, là đạo Phật.
Em lại nói thầy khuyên Phật tử đoàn kết lại với các tông Phái Phật giáo hả? Thật là buồn cười, không biết em có nghe qua những bài giảng của thầy của em chưa, thầy em đã nói gì về Mật Tông? Dù là có thật thì với tư cách là một vị Tỳ Kheo, ông ta đâu có được phép đem đề tài này lên để rao giảng, dù biết rằng đó chỉ là cá nhân của một vị tu sĩ, chứ không phải là Tông Mật của Phật giáo.
Thầy của em còn làm chuyện tầy trời nữa kìa, khi cho rằng Thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà (tông tịnh độ) cũng chỉ là cõi trời thôi, qua lời nói đó, cái gì đã ẩn chứa đằng sau, chỉ có thầy em mới hiểu nổi. Nói tóm lại câu văn em nói trên hoàn toàn sai với sự thật của thầy Chân Quang đã rao, hiện rao và sẽ rao.
Trích tiếp theo:
"Gần đây có rất nhiều các tin đồn nói xấu Thượng Toạ Thích Chân Quang gây hoang mang nghi ngờ trong lòng một số Phật tử.Chúng tôi cũng đã nghe những lời nói xấu đó trên mạng,chẳng hạn như họ bảo Thầy chống Tịnh độ tông,phủ nhận kinh đại thừa...thậm chí có những lời bịa đặt nói xấu nghe khá ngô nghê như đồn rằng Thầy đi nhậu bia ôm,Thầy có...9 tỷ đồng,Thầy có vợ bé,Thầy bị ... pede, vậy mà vẫn có người tin.Hôm nay chúng ta sẽ từ từ xem lại những âm mưu gì ẩn chứa sau đó."
Không nhắc thì thôi nhắc đến thì càng xấu hổ cho sự hiểu biết và cách ứng sử của thầy Chân Quang. Ở đây chúng tôi xin trích đoạn bài viết của Cư Sĩ Pháp Chánh nói về quan điểm mà thầy Chân Quang đã bác bỏ Kinh Điển Đại Thừa như sau:
PHỦ NHẬN KINH ÐẠI THỪA
1. Dưới đây là nguyên văn trích đoạn băng Người xuất gia của CQ
"Ðạo Phật qua hơn 2500 năm, kinh điển đạo Phật đã bị thêm thắt vào rất nhiều, bị ngụy tạo rất nhiều, có những bài kinh hoàn toàn không phải Phật thuyết mà người ta mượn danh là Phật thuyết, rất nhiều, rất nhiều… mà tôi không muốn nêu đích danh, tôi nêu đích danh ở đây qúy Cô sửng sốt hết, tức là những bài Kinh mà nhiều khi quý Cô tôn thờ, đang tụng hằng ngày, tới chừng hiểu ra thật sự không phải Phật thuyết, do người sau đưa vào. Mà 600 năm, 1000 năm sau Phật tịch những bài Kinh đó mới bắt đầu có, đây là điều rất là khủng khiếp khi mà chúng ta biết được, hồi xưa tôi cũng vậy vì tôi tu theo Bắc tông Ðại thừa mà, vì mình tin Kinh nào cũng Phật thuyết cho đến khi Thầy tôi bảo sự thật không phải như vậy. Có những bài Kinh mà người sau đã ngụy tạo đưa vào, nói là Phật thuyết chứ không phải Phật thuyết. Tôi nghe tôi sửng dửng, tôi choáng váng hết trơn, tôi tái mặt hết trơn … nó làm cho tôi bàng hoàng hết, nó là một sự thật quá phũ phàng đi, nhưng mà nhờ Thầy mình là người mà mình tin được vì có uy tín, cho nên lần lần tôi bình tĩnh lại, tôi chấp nhận điều đó, sau đó mới tìm hiểu lại với giáo lý đạo Phật, đây là điều rất đau lòng. Bây giờ tôi nói một điều, nói nho nhỏ các Cô đừng đi ra ngoài nói, như kinh Ðịa Tạng, quý Cô nghĩ phải là Phật thuyết không? …… Nhưng mà trong tạng Ấn Ðộ không có nghe, chỉ ở Trung Hoa mới có kinh Ðịa Tạng thôi, chớ ở bên Ấn Ðộ không có kinh Ðịa Tạng, cái tạng Sanskris, tạng Pali thì dứt khoát không có rồi, tạng Sanskris thì không có luôn, tạng của Tây Tạng cũng không có luôn, chỉ có tạng của Trung Hoa là Hán tạng mới có. Thì như vậy kinh Ðịa Tạng do ai viết, nước nào viết… quá rõ ràng hé, quá rõ ràng, nên các nhà sử học họ nghiên cứu, họ biết liền……
Có những cái không có tác giả viết mà cứ gán cho là Phật thuyết như kinh Ðịa Tạng, cứ nói Phật thuyết không. Nhưng mà vì nói được tội phước nên cái ý trong đó thì cũng hay, nên nhiều kinh sau này họ soạn ra đó, không phải Phật thuyết nhưng mà ý cũng rất là hay chứ không phải không. Ví dụ bộ kinh Bát Nhã, tư tưởng rất là hay mà không phải Phật thuyết, nhiều kinh không phải Phật thuyết. Cả trong Nikaya, Nikaya là bộ kinh Nguyên Thuỷ nhất mà được cho là hầu hết do Phật thuyết, vậy mà có nhiều bài cũng lọt vô không phải là Phật thuyết ở trỏng…"
Trước khi đi vào phần góp ý, tôi xin tóm tắt ý của CQ trong bài giảng này, để quý vị nắm được đại ý, vì cách hành văn cùng cách lập luận của CQ vừa tối nghĩa vừa rườm rà. Trong phần giảng này, CQ đưa ra mấy ý chính :
-Kinh điển của đạo Phật bị thêm thắt rất nhiều.
-Kinh Ðịa Tạng là hoàn toàn ngụy tạo.
-Kinh Bát Nhã và kinh Nguyên Thủy cũng không do Phật thuyết, nhưng "tư tưởng rất là hay".
2.Phần góp ý của tôi :
-Ðạo Phật do Phật tổ sáng lập ra cách đây trên 2.500 năm. Cũng như các đạo khác, các Triết thuyết khác, sinh ra đồng thời hay sau hàng vài trăm năm so với Phật giáo, thì Tôn giáo nào, Triết thuyết nào cũng đều có phần thêm thắt của người sau. Xin được kể ra đây một vài ví dụ :
-Khổng giáo do Ðức Khổng Tử (551-479 trước Tây lịch) lập ra, và bộ Luận Ngữ là bộ sách rất quan trọng của đạo Khổng cũng là do môn đệ của Khổng Tử ghi chép những lời dạy bảo của Thầy mà soạn thành. Và trong tất cả các kinh sách mà Khổng Tử san định, các học giả đời sau đều cho rằng chỉ có bộ đó là phản ảnh được đúng nhất học thuyết của Ngài. Ấy vậy mà cũng có một đôi chỗ do người đời sau viết thêm vào, chẳng hạn như chương "Hương đảng".
-Nay xét đến bộ Mặc Tử của Mặc Tử (480-397?) cũng là do môn đệ của Mặc Tử chép lại lời Thầy. Bộ này còn 53 thiên, nhưng chỉ có những thiên Thượng Hiến, Thượng Ðồng, Kiêm Ái, Phi Công, Phi Nhạc, Tiết Táng, Thiên Chí, Minh Quý, Phi Mệnh, Phi Nho là tin được, còn những thiên khác là do người đời sau thêm vào.
-Bộ Trang Tử của Trang Chu cũng vậy . Chỉ có bảy thiên trong phần Nội thiên là đáng tin, còn hai phần Ngoại thiên và Tạp thiên cũng là do người sau thêm vào.
Trong Thiên Chúa giáo (La Mã) có 4 cuốn Phúc Âm là cuốn sách quan trọng nhất của tôn giáo này, chỉ đứng sau Thánh Kinh, vậy mà nội dung của 4 cuốn đều không hoàn toàn giống nhau, nếu không phải là có những chỗ đối nghịch nhau, vì mỗi cuốn đều do một vị Thánh Tông đồ viết ra.
Bây giờ ta hãy xét về kinh sách nhà Phật: trước hết, ta phải biết rằng Phật không có viết gì ;người ta ngờ rằng vào thời bấy giờ Ấn Ðộ còn chưa có chữ viết. Như vậy, đạo Phật là do truyền khẩu mà lưu mãi đến lâu năm về sau. Như vậy kinh sách nhà Phật là do các môn đệ của Ngài sau này, mỗi đời lại viết thêm, dĩ nhiên là theo truyền khẩu của người đi trước để lại . Do đó, ta không lấy gì làm lạ, là có những bộ kinh ra đời cả sáu, bảy trăm năm; sau ngày Ðức Thế Tôn tịch diệt.
Vấn đề đặt ra ở đây là những kinh điển mà như CQ cho là "bị thêm thắt ngụy tạo" đó, có đi đúng giáo lý của Ðấng Từ Phụ hay không, vì nếu nó không đúng, thì dù do đời sau hay đời trước viết, ta đều có quyền không theo, không tụng.
Như ở phần trên tôi đã trích dẫn, thì tôn giáo nào, Triết thuyết nào cũng có phần thêm thắt của đời sau, vậy mà có nghe thấy ai phản đối đâu, chê bai đâu. Huống hồ kinh sách đạo Phật như rừng, tụng suốt một đời vẫn chưa hết, thì dù ngay cả khi Phật còn tại thế, với những phương tiện ghi chép thô sơ như đã nói ở trên, làm sao có thể ghi hết được tất cả nhưng lời dạy của Ðức Phật trong suốt 49 năm Ngài hoằng pháp, độ sinh. Như vậy, thì những kinh sách đó chắc chắn phải được viết sau này, sau khi Phật đã tịch diệt cả trăm năm, vài ba trăm năm.
Giả dụ như có những kinh đã bị ngụy tạo, thì ai đã ngụy tạo. CQ bảo :"Không muốn nêu đích danh, tôi nêu đích danh thì ở đây Quý Cô sửng sốt hết…","Mà sau 600 năm sau, 1000 năm sau Phật tịch, những bài kinh đó mới bắt đầu có , đây là điều rất là khủng khiếp…".
Xin được hỏi sư CQ : Tại sao lại sợ "các Cô" sửng sốt mà không hài danh, hài tánh những ai đã thêm thắt ngụy tạo những kinh sách kia. Tại sao việc tìm ra những kinh sách được viết ra cả" 1000 năm, sau khi Phật tịch" lại là một điều khủng khiếp nhỉ, khi mà chính CQ cũng phải nhận rằng: "nhiều kinh sau này họ soạn ra đó, không phải Phật thuyết nhưng mà ý cũng rất hay …Ví dụ như bộ kinh Bát Nhã, tư tưởng rất là hay mà không phải Phật thuyết". Ðã hay thì tại sao lại chê?
Còn bảo rằng kinh Ðịa Tạng là ngụy tạo vì ở bên Ấn Ðộ không có kinh Ðịa Tạng, mà chỉ ở bên Trung Hoa mới có, do đó CQ kết luận rằng Ðịa Tạng là do người Trung Hoa soạn ra. Vấn đề đặt ra ở đây là kinh Ðịa Tạng có gì trái với giáo lý của Phật không, còn tại sao ở Ấn Ðộ không có mà ở Trung Hoa lại có, thì cái đó thật dễ hiểu: Ðạo Phật tuy xuất phát từ Ấn Ðộ, nhưng khi được truyền bá sang Trung Hoa, thì lại đẻ ra nhiều Tông phái, và ngay như sau khi Phật tịch diệt ít lâu, thì Phật giáo đã chia ngay ra thành 2 phái là Ðại thừa và Tiểu thừa, rồi sau này lại còn thêm Kim Cang thừa nữa (môn phái này chắc chắn ở Ấn Ðộ không có), vậy ta có thể căn cứ vào đó mà kết luận rằng đó không phải là Phật giáo, được không.
Ðối với người đi tìm chân lý, một tư tưởng do từ đâu đến là điều không quan trọng. Nguồn gốc và sự phát triển của một tư tưởng là vấn đề của học giả. Quả vậy, để hiểu sự thật chúng ta không cần biết đến ngay cả lời dạy đến từ Ðức Phật hay từ một người nào khác. Ðiều thiết yếu là thấy rõ vấn đề và hiểu nó. Có một câu chuyện quan trọng trong Trung Bộ kinh (Majjhima-Nikaya) (kinh số 140) làm sáng tỏ điều này :
"Một hôm Ðức Phật nghỉ đêm trong ngôi nhà một người thợ làm đồ gốm. Cũng trong ngôi nhà ấy có một ẩn sĩ trẻ đến đấy trước Ngài, họ không biết nhau. Ðức Phật quan sát người ẩn sĩ và tự nhủ :"Thanh niên này có những cử chỉ ngộ thay. Ta nên hỏi xem về người này". Bởi thế Ðức Phật hỏi người ấy :" Hỡi bạn, nhân danh ai mà bạn đã từ bỏ gia đình? Ai là thầy của bạn ? Bạn thích lý thuyết của ai ? ".
Chàng thanh niên đáp :" Ồ bạn ơi, có ẩn sĩ Cù Ðàm dòng họ Thích Ca đã từ bỏ gia đình để trở thành một ẩn sĩ. Người ta đồn rằng đó là vị Arahant (A La Hán) một bậc toàn giác. Chính nhân danh con người thánh thiện ấy mà tôi đã trở thành một ẩn sĩ. Người là thầy tôi và tôi thích lý thuyết của Người".
-Vậy chớ con người thánh thiện ấy, vị A La Hán đấng toàn giác ấy bây giờ ở đâu ?.
-Ở các xứ về phương Bắc, hỡi bạn, có một đô thị gọi là Sàvatthi (Xá Vệ). Chính đấy là nơi Ðấng Thế Tôn, vị A La Hán, đấng toàn giác đang ở.
-Bạn đã có khi nào thấy vị ấy chưa, Ðấng Thế Tôn ấy?. Nếu gặp Người, bạn có sẽ nhận ra Người hay không?.
-Tôi chưa bao giờ thấy Ðức Thế Tôn ấy. Nếu gặp Người tôi cũng sẽ không làm sao nhận ra được.
Ðức Phật nhận ra rằng chính nhân danh Ngài mà người thanh niên xa lạ này đã từ bỏ gia đình để trở thành một khất sĩ. Nhưng vẫn không để lộ tông tích, Ngài bảo :
-Hỡi khất sĩ, tôi sẽ giảng pháp cho bạn. Hãy chú ý lắng nghe, tôi sẽ nói.
-"Ðược, bạn nói đi" người trẻ tuổi chấp thuận. Khi ấy Ðức Phật giảng dạy cho người thanh niên một bài thuyết pháp đặc sắc nhất về chân lý.
Chỉ sau khi Ngài thuyết pháp xong, người ẩn sĩ tên là Pukkusati, mới nhận ra rằng người nói với mình chính là Ðức Phật, ông đảnh lễ dưới chân bậc Ðạo sư, và xin lỗi với Ngài vì đã không biết và gọi Ngài là "bạn". Rồi người ấy cầu xin Ðức Phật truyền giới pháp và nhận mình vào đoàn thể Tăng già.
Qua câu chuyện trên ta thấy rõ là khi Pukkusati lắng nghe Ðức Phật và lãnh hội được lời dạy của Ngài, ông không biết người đang nói với mình là ai, hay đấy là giáo lý của ai. Ông tìm thấy chân lý, nếu vị thuốc hay thì bệnh sẽ lành. Không cần thiết phải biết ai làm nên vị thuốc ấy hay nó từ đâu lại .
Nếu như ai có theo dõi thì đều biết những bài viết chóng thầy Chân Quang đều do quý thầy Hòa Thượng, cư sĩ, với khổ tâm vì đạo Phật mới mạo muội cầm viết lên để viết, chứ có vui sướng gì đâu mà gà nhà lại đá gà nhà? Cư sĩ Tâm kiến Chánh, đâu phải là tác giả những bài viết của những bài viết đó, mà cho là có thù riêng.
Vậy Cư Sĩ Tâm Kiến Chánh có thật là một tín đồ của Tin Lành đang âm mưu phá Phật Giáo như lời đệ tử của thầy Chân Quang nói không?
Theo Chánh Toàn cho biết Cư Sĩ Tâm Kiến Chánh trước năm 75 (Chánh toàn mới 14 tuổi nhưng hay quá) là người phiên dịch cho các mục sư Tin lành của Mỹ. Đều này chúng tôi chưa chứng thật, mà cũng không muốn chứng thật, vì sao? Vì trước khi quy y Phật, ai cũng có một quá khứ, có một việc làm tốt hoặc xấu, mà chỉ quan tâm sau khi họ đã quy y với Phật và làm gì, theo chúng tôi biết thì Cư Sĩ Tâm Kiến Chánh trong mười mấy năm nay đều làm công tác Phật sự, trên tinh thần hoằng Pháp lợi sanh, có làm gì để tổn hại Phật giáo đâu, và đã làm gì để quyến rủ hay xúi giục người Phật tử bỏ đạo Phật để theo tin lành, hay chỉ theo lý lịch của cư sĩ đã làm phiên dịch cho mục sư tin lành của mỹ rồi đem ra nói để biêu xấu Cư Sĩ Tâm kiến Chánh, bảo rằng Cư sĩ là tín đồ của Tin lành? Dù cho là tín đồ của Tin lành đi chắng nữa, chúng tôi cũng không sợ, chỉ sợ cái tà thuyết của thầy Chân Quang mà cho là giáo lý của Phật.
Chỉ có những người nhẹ dạ dễ tin mới tin nỗi, nếu muốn người khác chấp nhận, thì mình phải đem bằng chứng xác thật ra để chứng minh là Cư Sĩ Tâm kiến Chánh là tín đồ của Tin lành và đang âm mưu phá Phật giáo. Chúng tôi rất ngạc nhiên một điều là, một tín đồ tin lành ngoại đạo mà có thể ra công phu làm Phật sự như Cư Sĩ Tâm Kiến Chánh, trong nhiều năm như vậy, mà không khởi động âm mưu của mình thì chờ đến khi nào? một tín đồ tin lành mà có thể bỏ tâm huyết ra và thời gian trong công tác Phật sự chăng? Một tôn giáo hòa đồng, không tranh chấp cũng không quyến rũ tín đồ bỏ đạo mà theo đạo mình. Duy chỉ có Phật giáo mà thôi, ngoài Phật giáo ra không có một tôn giáo nào có tinh thần hòa đồng như Phật giáo được. Trên tinh thần hoằng pháp lợi sanh Phật giáo chỉ bày cái tốt và cái xấu, người nghe theo đó mà tự quyết định là tin hay không tin, theo hay không theo, đêu là sự quyết định của người nghe Pháp.
Phật chỉ độ cho người có duyên với Phật pháp, nếu không không thể độ được, mà chỉ giúp họ gây nhân lành để được gần ủi với Phật Pháp trong tương lai để được độ.
Theo bài viết của Chánh Toàn, đều nói lên cái tốt của thầy Chân Quang, mà chúng tôi hy vọng là như vậy. Nhưng tiếc thay, sự thật quá sai với bài viết của Chánh Toàn. Vì thầy Chân Quang không làm như vậy được, thầy không thể thuyết giảng trong khuôn khổ của đạo Phật, mà chỉ rao giảng những gì chính bản thầy đã tu tập được trong nhiều đời ở cái thế giới vô hình của thầy.
Nếu thầy biết mình đang làm gì và sám hối những việc làm trong quá khứ, thuyết giảng pháp Phật như quý thầy khác, thì có ai công kích lên án thầy đâu? Vì thầy mang danh là tăng sĩ của Phật giáo nên bài giảng của thầy phải nằm trong khuôn khổ của đạo Phật không thể ngoài đạo Phật được, vì ngoài đạo Phật thì đâu là Phật giáo nữa. Nếu như thầy Chân Quang không phải là tu sĩ Phật Giáo thì lời nói của thầy có ai rãnh mà lên án hay chóng đối. Vì nhân nào quả nấy thôi. Ai gieo nấy gặt, tất cả đệ tử Phật bất luận là tông phái nào và thuyết giảng ra sao cũng không ra ngoài phạm vi của đạo Phật, vì không có ai hơn Phật nữa đâu, mà muốn sửa cái này sửa cái kia. Đức Phật ở đời 49 năm, Ngài đã nói những gì cần nói, và đã chế ra giới luật giúp cho hàng tăng sĩ, cũng như tại gia có một khuôn khổ để biết đúng, sai, chánh ,tá giúp họ đi trên đường mà không lạc lối
Bài viết này chỉ trên tinh thần hòa thuận và góp ý cùng với bạn trẻ đang thắc mắc và bị chao đảo qua những lý luận của nhiều người. Chúng tôi không muốn tranh hơn thua hoặc biêu xấu cá nhân của một ai. Vì qua bài viết của Chánh Toàn, tự xưng với 14 tuổi. Chúng tôi nhận thấy thật khó tin , có thật một người Chánh Toàn mới 14 tuổi mà có thể viết lên một bài viết, để ủng hộ thầy Chân Quang ( không muốn biết hay đã biết những gì thầy Chân Quang đã làm) và đôi nét về Cư Sĩ Tâm Kiến Chánh (hoặc có một ai giả danh chăng?)
Xin quý Phật tử hãy nhìn xem những gì của Cư Sĩ Tâm Kiến Chánh đã đóng góp vào công trình hoằng Pháp lợi sinh, có giống như lời của thầy Chân Quang nói không? Quý Phật tử chớ nên nhẹ dạ cả tin mà tin vào những gì thầy Chân Quang và đệ tử của thầy chụp mũ cho rằng Cư sĩ Tâm Kiến Chánh là tín đồ của Tin lành. Với cái nhìn ngu muội của chúng tôi hoàn toàn không thấy Cư sĩ Tâm Kiến Chánh làm gì để phá hoại Phật giáo, mà đều trái ngược lại những gì thầy Chân Quang đã bày rao.
Làm nghề phiên dịch cũng giống như những ngành nghề khác thôi, cũng đều là vì mưu sinh cho cuộc sống chung. Không phải Cư sĩ Tâm Kiến Chánh đã từng làm phiên dịch cho những mục sư của mỹ rồi cho rằng Cư Sĩ là người của Tin lành. Trái lại nếu trong quá khứ Cư sĩ Tâm Kiến Chánh là tín đồ của Tin lành trước kia, thì cũng chẳng có sao, huống hồ chi chỉ là phiên dịch. Hãy xem Phật hóa độ các đệ tử của ngoại đạo trở về với đạo Phật như thế nào. Thầy Chân Quang và đệ tử của thầy không hiểu đạo lý này chăng?
Những gì thầy Chân Quang làm đều có bằng chứng, chính giọng nói của thầy giảng trong các băng giảng của thầy là minh chứng tốt nhất. Còn Cư sĩ Tâm kiến Chánh có hành vi nào hay rao truyền gì cho Tin lành không? Có hành vi nào chứng tỏ là đang phá Phật giáo, mà nói là người của Tin lành, chỉ có những người không hiểu gì đạo Phật và với những người chóng phá Phật giáo như thầy Chân Quang mới có thể nói như vậy.
Trên phong trào quý thầy và Phật tử nhận ra cái sai, tà thuyết của thầy Chân Quang, đồng lượt lên án. Thầy Chân Quang và đệ tử của thầy cũng nhận ra chỗ sai trái của mình đối với đạo Phật., không biết làm gì, giờ lại quay sang chụp mũ lên Cư Sĩ tâm kiến chánh cho rằng, cư sĩ là tín đồ của Tin Lành đang âm mưu phá Phật giáo. Một chuyện mà không ai có thể tin được, hãy nhìn những gì cư sĩ Tâm Kiến Chánh đã làm và hiện làm cho đạo Phật, đó là câu trả lời tốt nhất, cũng vậy thầy Chân Quang có phải là người chóng phá Phật giáo hay không thì hãy xem lối tà thuyết của thầy thì biết rõ, không cần phải tin hay không tin.
Bằng chứng quá rõ ràng, quý Phật tử không nên để ma chướng làm ô nhiễm thân tâm thanh tịnh của người Phật tử, người Phật tử phải sáng suốt nhận rõ ra những gì thầy Chân Quang đã làm.
Xin hướng về Tam Bảo, nguyện cầu chư Phật, Bồ Tát và Thánh chúng thường gia hộ cho những ai trên đường tìm hiểu đạo Phật, có tâm trí sáng suốt nhận biết được đâu là chánh tà. Tránh gieo nhân xấu ở đời vị lai.
Trong bài viết khó tránh sơ xót cũng như dùng những từ không được êm tai, chúng tôi xin quý vị hoan hỷ cho chúng tôi. Bản thân chúng tôi cũng như thay mặt cho tất cả hướng về Tam bảo xin sám hối, nguyện cho thân tâm chúng con thường an lạc và thường trú trong ánh hào quang của Chư Phật.
Nam Mô Thường Trú Thập Phương Phật
Nam Mô Thường Trú Thập Phương Pháp
Nam Mô Thường Trú Thập Phương Tăng
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát
Kính bút,
Tịnh Quang