23/11/11

Ớn lạnh thịt thối tràn ngập quán ăn

Chân gà, nội tạng gia súc không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh tràn ngập các quán vỉa hè ở TP.HCM.
Không rõ nguồn gốc
Trong khi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chỉ đạo thanh tra tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành, để tiến hành làm rõ vụ việc hơn 100 tấn chân gà thối “bốc hơi” khỏi cảng Hải Phòng, thì tại TP.HCM, loại thực phẩm này được bày bán nhan nhản ở rất nhiều hàng quán dơ bẩn và nhếch nhác. Riêng một đoạn ngắn trên đường Trường Sơn, thuộc P.4 (Q.Tân Bình) đã có gần 10 quán bán chân gà nướng. Gần 5 giờ chiều 22.11, chúng tôi ghi nhận tại quán C.B có rất đông thực khách ăn những cặp chân gà nướng to tướng.
"Loại thịt này, sau khi được tẩm hóa chất đưa vào quán ăn thì thực khách khó lòng biết được, rất nguy hiểm\'\' - Ông Phạm Thanh Bình, Đội trưởng Đội QLTT Tân Phú.
Theo một người phục vụ thì không rõ nguồn gốc chân gà này ở đâu, "Hằng ngày thường có mối chở đến bỏ, muốn lấy bao nhiêu và lấy vào bất kỳ thời điểm nào cũng có; lúc chưa tẩm ướp, lớp da bên ngoài chân gà nhơn nhớt, bốc mùi". Nhưng khi nướng lên, chân gà có màu vàng ươm, thơm phức và nhìn rất bắt mắt. Đó là nhờ “công nghệ” tẩm gừng, cà ri nên thực khách không nhận biết được tình trạng trước đó có thối rữa hay không. Giá mua chân gà ban đầu chỉ khoảng 60.000 đồng/kg, nhưng sau khi chế biến xong, giá bán gần 300.000 đồng/kg.
Hằng ngày, cứ tầm 5 giờ chiều đến tối, giàn nướng chân gà được đưa ra vỉa hè một quán nhậu trên đường Đồng Đen (Q.Tân Bình); những chiếc chân gà mập ú được tẩm ướp nằm trên giàn “hỏa thiêu”. Tương tự, một quán nhậu kiêm ăn vặt phục vụ sinh viên trong Làng đại học Thủ Đức (thuộc P.Linh Trung) cũng bán chân gà nướng. Giá bán 10.000 đồng/cặp chân gà loại nhỏ, 12.000 đồng/cặp lớn. Anh Lâm - một thực khách tại đây - cho biết: “Chiều chiều chúng tôi hay đi gặm món này, chân gà khi nướng lên thơm phức nhưng trước đó thì không biết thế nào”.
Thực đơn của rất nhiều nhà hàng ở TP.HCM đều có món chân gà nướng, lòng heo, nhưng khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc của nguyên liệu chế biến xuất phát từ đâu, đã tồn trữ trong khoảng thời gian bao nhiêu tháng thì các nhân viên đều lắc đầu.
Ớn lạnh thịt thối tràn ngập quán ăn, Mua sắm - Giá cả, Thit thoi, thit ga, noi tang, thuc pham ban, thuc pham den, gia ca, gia ca thi truong, bao phu nu
Chân gà nướng đang là món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách tại TP.HCM (Ảnh minh họa)
Không kiểm soát xuể
Bác sĩ Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết: “Tình trạng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc và hư thối từ các tỉnh vào TP.HCM gần đây đã tăng lên khá nhiều. Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch tăng cường kiểm tra, trinh sát, đánh chặn để không bùng phát thêm nữa. Tuy nhiên, chỉ lực lượng thú y TP.HCM thôi thì không đủ và không thể nào làm nổi. Vấn đề là phải tiến hành đồng bộ trên cả nước. Tôi đã có văn bản báo cáo Cục Thú y về tình trạng này đồng thời cũng gửi công văn cho chi cục thú y các tỉnh đề nghị họ phải phối hợp ngăn chặn từ gốc".
Bắt thêm 3 vụ vận chuyển thịt thối
Ngày 23.11, tại quốc lộ 1A, Đội CSGT Rạch Chiếc phối hợp với Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, TP.HCM kiểm tra, phát hiện 3 trường hợp (xe buýt, xe khách và xe máy) vận chuyển hơn 410 kg thịt heo, phụ phẩm heo, trứng cút… không giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc… từ Đồng Nai về TP.HCM tiêu thụ. Qua kiểm tra phát hiện lô hàng phụ phẩm heo bốc mùi hôi thối, đổi màu, tổ công tác đã buộc tiêu hủy 3 lô hàng nói trên.
Bà Đặng Thị Tuyết, Trưởng trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức, đánh giá: “So với năm trước, năm nay, số vụ vận chuyển thực phẩm bẩn phát hiện nhiều hơn. Trước đây hiếm khi xe khách chất lượng cao vận chuyển thực phẩm bẩn nhưng nay lại phát hiện không ít”.
Để kiểm soát tốt và ngăn chặn thực phẩm bẩn vào TP.HCM, bà Tuyết cho rằng: “Hàng trăm, hàng ngàn xe lưu thông trên đường, nếu không có tai mắt người dân thì cơ quan chức năng khó mà kham nổi. TP.HCM chỉ là đầu ngọn, thú y các địa phương làm chặt đầu gốc thì mới hạn chế được thực phẩm bẩn đưa về TP.HCM”.Cũng theo bà Tuyết: “Thời gian qua trạm phát hiện nhiều trường hợp tái phạm vận chuyển sản phẩm động vật trái phép. Theo quy định, những trường hợp tái phạm thì khi xử phạt sẽ xem xét tình tiết tăng nặng; tái phạm lần thứ 3 trong một năm thì sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra, nhưng thực tế rất ít vụ bị truy tố".
Thịt thối vẫn đạt chuẩn
Giữa tháng 9.2011, Đội Quản lý thị trường (QLTT) Tân Phú - thuộc Chi cục QLTT TP.HCM phối hợp với đoàn liên ngành Q.Tân Phú kiểm tra kho hàng của một công ty nằm trong khu công nghiệp Tân Bình, niêm phong gần 15 tấn thịt bò nhập khẩu không rõ nhãn hàng hóa, xuất xứ, không hạn sử dụng. Lô thịt này bị chuyển màu xanh đen, bốc mùi hôi.
Ông Phạm Thanh Bình - Đội trưởng Đội QLTT Tân Phú - cho biết: “Khi tổ công tác ập vào kiểm tra thì gần nửa lô thịt bò hôi thối nhập khẩu từ Mỹ đã bị tẩu tán. Đối tượng khai đã đưa ra thị trường tiêu thụ. Bằng cảm quan, các cán bộ chuyên môn thú y kết luận lô hàng thịt bò này đã thối rữa không thể tiêu thụ được. Nhưng chủ hàng chỉ bị xử lý hành vi nhập lậu. Theo thông tin từ cán bộ thú y, các đối tượng kinh doanh thực phẩm bẩn thường chiếu xạ lên lô hàng nên thịt thối cỡ nào đi chăng nữa, nhưng khi đưa đi xét nghiệm đều đạt chỉ tiêu vệ sinh. Loại thịt này sau khi được tẩm hóa chất đưa vào quán ăn thì thực khách khó lòng biết được, rất nguy hiểm. Phần nhiều các loại thịt nguội đều từ nguồn thịt bẩn mà ra”.
Đề cập đến các lô hàng thực phẩm bẩn (thịt, nội tạng, phụ phẩm động vật…) bị tẩu tán khỏi một số cảng có khả năng đưa vào TP.HCM tiêu thụ, bà Đặng Thị Tuyết nhìn nhận: “Các lô hàng này thường được vận chuyển lậu vào TP.HCM bằng xe tải, container nên rất khó bị phát hiện...".
Viet Bao (Theo Thanh niên)

Những màn lột xác của quý ông ẻo lả chân dài

Tại một quán café, những người mẫu ăn mặc khêu gợi, sải bước trên sàn cat walk với khuôn mặt vui vẻ. Mấy ai có thể ngờ những người mẫu ấy lại là những người đồng tính nam giả dạng. Họ đang lột xác để được sống thực dù chỉ là trong phút chốc.
"Họ đang diễn đời mình đấy"
Tối đến, quán café Hoa Lư (Thanh Xuân, Hà Nội) khách khá đông, khách ở đây thường ngồi theo từng nhóm khoảng 4 - 5 người, nói đủ thứ chuyện trên đời, thỉnh thoảng lại có người đi đơn lẻ đến ngồi lặng lẽ bên những chiếc bàn con, đưa ánh mắt kín đáo quan sát mọi người. Bỗng tiếng nhạc chát chúa vang lên, đèn laze với đủ màu sắc chớp nháy, những người mẫu chân dài, ăn mặc khêu gợi với những chiếc... bao cao su tết vào nhau, đi uốn éo trên những chiếc bàn được kê dọc quán café, mọi người tất thảy đứng dậy vỗ tay.
khong de
Công khai mình là đồng tính
Cũng má phấn môi son, lông mi giả cong vút, trang sức lấp lánh, nhưng những người mẫu chân dài vẫn không thoát khỏi hình hài của người đàn ông khi mỗi lần xoay người, vặn mông thì lại hằn lên những vệt gồ ghề của miếng độn ngực, độn mông. Trong khi đó, dưới quán một số người nhanh tay phát cho khán giả những chiếc túi đựng đầy bao cao su, thuốc bôi trơn và tờ rơi với nội dung quan hệ tình dục an toàn, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS. Nếu không biết trước thì tôi cũng không thể ngờ những cô người mẫu chân dài kia lại là những người đồng tính nam của Câu lạc bộ Niềm tin xanh (CLB dành cho người đồng tính - PV) đang giả dạng để truyền thông phòng chống HIV/AIDS.
Dũng (một thành viên trong Câu lạc bộ) cho biết: "Câu lạc bộ thường xuyên đi truyền thông phòng chống HIV/AIDS tại những điểm nóng mà người đồng tính tụ tập. Ngoài biểu diễn thời trang, diễn những hoạt cảnh, hát, những tiểu phẩm để truyền thông phòng chống HIV, thì đây chính là cơ hội cho những người đồng tính được là chính mình, được sống thật với lòng mình, được chia sẻ những tâm tư tình cảm của mình mà không phải lúc nào cũng có cơ hội".
Cũng theo Dũng thì những người đến đây đa phần là "bóng kín", họ có thể là sinh viên, lao động phổ thông, trí thức mà đời thường họ phải thực hiện trách nhiệm của một người đàn ông trong gia đình và xã hội, chỉ khi đến đây họ mới trút được hết những chuyện thầm kín về giới tính "éo le" của mình.
Tại một chiếc bàn góc phòng, tôi để ý thấy một cậu trai trẻ với khuôn mặt điển trai, nhưng buồn rười rượi. Dũng bảo, đó là Hoàng, quê Nam Định đang học trường Cao đẳng giao thông, cũng bị đồng tính. Tôi lân la làm quen, Hoàng rụt rè: "Em là con một trong gia đình nên bố mẹ đặt nhiều hi vọng về em lắm. Nhiều lần em đã tìm đến cái chết để được giải thoát nhưng không thành. Bố mẹ và người thân vẫn chưa biết em bị đồng tính. Nhiều lúc em cảm thấy bế tắc vô cùng, may mà có những chương trình và những điểm tập trung của người đồng giới nên em có thể giảm stress rất nhiều".
Giá đắt để được là... chính mình
Ngay từ bé, Khánh (một người đồng tính - PV) đã có những biểu hiện thích chơi những trò chơi nhẹ nhàng giống các bạn gái cùng trang lứa. Đến tuổi dậy thì, Khánh hoang mang tột độ khi thấy những biểu hiện của mình ngày càng giống với tính nữ như: Thích để tóc dài, mặc áo lót phụ nữ, thích trang điểm, dáng đi điệu đà và đặc biệt là yêu... đàn ông! Mang hình hài của một người con trai, nhưng tính tình, sở thích lại của phụ nữ nên muốn sống bằng chính con người thật của mình, Khánh đã phải chịu bao đắng cay.
khong de
"Ngay đầu cấp 3 tôi đã công khai giới tính của mình, thời ấy ở tỉnh, tôi như một hiện tượng lạ, quái dị. Cha mẹ biết chuyện thường xuyên đánh chửi, coi tôi như một người bệnh hoạn, bạn bè thì xa lánh. Nhiều lúc hoang mang, tôi tìm đến cái chết nhưng không được. Tôi muốn là tôi, sống với chính con người thật của mình nhưng bố tôi thì không muốn bởi tôi là con trai duy nhất trong gia đình nên ông đánh tôi suốt. Nhiều lần tôi đã phải gào lên rằng: "Con có phải là con bố không"?. Nhưng đáp lại chỉ là những trận đòn nặng hơn, bố thì lạnh lùng mà rằng: “Tao không có thằng con bệnh hoạn như mày". Tôi cảm thấy đau khổ vô cùng vì cho đến tận bây giờ bố cũng không nhìn mặt và coi tôi là con của ông", Khánh kể, giọng buồn buồn.
Được biết, thời sinh viên, với mái tóc dài, da trắng, ăn mặc hợp mốt nên biết bao chàng trai đích thực si mê, theo đuổi Khánh. Nhiều người còn thuê nhà, mua đồ trang sức, thậm chí muốn cưới cô về làm vợ. Nhưng mỗi lần như thế, Khánh lại biết từ chối khéo rồi mất hút. "Chán những trò chơi tình ái theo kiểu mèo vờn chuột, tôi quyết định thay đổi để làm đàn ông như cắt tóc ngắn, mặc quần áo con trai, hút thuốc, uống rượu, thay đổi giọng nói. Nhưng tôi vẫn không hề có tình cảm với phụ nữ. Nhiều lúc tôi cũng tự hỏi: Không biết mình là giống gì đây?. Sao ông trời lại đày đạo tôi như thế này, tôi muốn là một người bình thường cho dù đó là trai hay gái", Khánh chua chát nói.
Với niềm khao khát cháy bỏng được trở thành phụ nữ, nhiều người đồng tính nam sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền lớn, chịu những đau đớn dai dẳng để chuyển đổi giới tính. Cũng từ chuyện chuyển đổi giới tính mà kéo theo bao chuyện bi hài. Theo Dũng thì chuyển đổi giới tính rất tốn kém và chịu nhiều đau đớn. Nếu muốn trở thành phụ nữ, người đồng tính nam phải mất 3 - 4 năm phẫu thuật cùng với vài trăm nghìn USD. Sau khi phẫu thuật xong, người đó phải có chế độ kiêng khem, tập luyện rất nghiêm ngặt. Sở dĩ thời gian phẫu thuật dài như vậy vì không thể phẫu thuật các bộ phận cùng một lúc. Chính vì vậy mà nhìn họ chẳng giống ai cả.
Mặt khác, với số tiền cần cho một ca phẫu thuật nhiều như vậy, nhiều người đã phải lao động cật lực, nghĩ ra mọi cách kiếm tiền nên vi phạm pháp luật. Nhiều người ít tiền nên chỉ đi phẫu thuật mặt, là cằm, nâng mũi cho giống con gái. Một số khác thì đi bơm ngực, hút mỡ bụng, tẩy lông. Nhiều người thiếu tiền nên chỉ tẩy lông từ đầu gối trở xuống, hoặc chỉ tẩy một chân, còn một chân thì lông lá vẫn còn nguyên!. Cũng theo Dũng, nhiều người sau khi đi phẫu thuật đã bị phản ứng, nhẹ thì viêm nhiễm, nặng thì thối thịt, mặt mũi, ngực, chân tay bị lồi lõm hay mang những dị tật suốt đời. Nhiều người muốn quay trở lại hình hài cũ cũng không được.
Bước ra khỏi không gian mờ ảo của thế giới kỳ lạ ấy, trong đầu tôi vương vất bởi khát khao của một ai đó về cuộc sống không có con đường cùng, như thúc giục trong chúng tôi suy nghĩ. Phải, cuộc sống không có con đường cùng, chỉ có ranh giới, nhưng để có sức mạnh để vượt qua ranh giới sống chết, yêu và được sống thật với giới tính thật của mình, những người đàn ông tội nghiệp kia hẳn đã, đang và sẽ còn nhiều đau đớn. Chỉ mong mọi người hãy có cái nhìn bao dung hơn với người đồng tính bởi chính họ cũng đâu muốn mình như vậy, mong cánh cửa cuộc đời không bao giờ đóng sầm trước họ.
Viet Bao (Theo Người đưa tin)

Cà phê “bẩn“ ra lò thế nào?

Đậu nành, bắp rang cháy pha trộn cùng với hàng chục loại phụ gia, hương liệu hóa học được “phù phép” để thành các loại bột cà phê đóng gói sang trọng.

» Sau bê bối thực phẩm bẩn, GĐ điều hành Walmart từ quan
» Gần 1 tấn hải sản bẩn từ Trung Quốc "tràn" vào HN
» Dân làm chè bẩn:"Nhanh tiền thì tôi bán"
Công ty TNHH Thiên Tính chuyên sản xuất cà phê bột các loại, nằm ở khu dân cư ấp Đông Ba, xã Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương. Xưởng rang của công ty rộng gần 150m2 với năm lò rang thủ công. Mỗi lò có thể rang được 150kg, hoạt động hết công suất có thể 3-4 tấn/ngày. Trong xưởng, từ lò rang, hơi xì xịt túa ra, mù mịt khói bụi và bồ hóng.
3 phần cà phê, 7 phần chất độn
Mẻ đậu đầu tiên ra lò, một công nhân tên Đực, phụ trách việc tẩm ướp, đứng chờ sẵn với hai xô hương liệu. Ông Đực giải thích: “Xô màu đen chứa 5kg đường cục và 25kg chất tạo màu caramen. Xô còn lại là hỗn hợp muối, rượu gạo và nước. Hai xô này tẩm cho một tạ rưỡi đậu nành”. Nói xong, ông ta xách hai xô hương liệu, rướn người đổ ụp vào khay trộn.
Ca phe �Sban�S ra lo the nao?
Chưa đầy một phút sau, những hạt đậu màu nâu thẫm rời rạc bỗng chốc đen xì và dính vào như có keo dán. Tiếp đến, đậu được đổ thẳng xuống nền gạch, hai công nhân mặc quần cụt, đi dép lê từ ngoài nhảy vào thoăn thoắt xúc đậu hất ra tứ phía. Đến phần thu dọn, gạch vụn bị cào bung lên lấm tấm với đậu nhưng không ai buồn nhặt, kể cả nhiều miếng gạch to bằng ngón tay cái. Tất cả đều được đổ vào máy xay trước khi tẩm hương liệu lần hai. Nhà vệ sinh nằm cạnh xưởng. Công nhân đi vệ sinh xong thản nhiên để nguyên cả dép bẩn đạp vào đám đậu như... múa võ.

Công đoạn hai cũng hãi hùng không kém. Đậu nành được đổ vào xay nhỏ rồi chuyển qua máy trộn để tẩm ướp hương liệu. Cạnh thùng phuy rực lửa, một công nhân trực tiếp bê từng thùng bơ công nghiệp màu vàng còn nguyên cả bọc nilông bên ngoài thảy vào thùng phuy đang sôi ùng ục. Bơ nóng chảy thành nước vàng.

Ông Ninh - trưởng nhóm công nhân - múc ra xô khoảng 4 lít tưới lên 150kg đậu. Ông ta cho biết cứ 150kg đậu nành phải cho thêm vào khoảng năm loại hóa chất, hương liệu để chế thành cà phê gồm đường hóa học: 1,2 lạng, vani: 0,5 lạng, tinh 72: 2 lạng, sữa thơm: 4 lạng...

Mỗi sáng, bà Thùy (vợ ông chủ cơ sở) dựa theo đơn đặt hàng của khách sẽ chỉ đạo công nhân pha chế các loại bột cà phê theo công thức cụ thể. Có tới 13 công thức pha chế, ứng với mỗi loại bột cà phê khác nhau. Bột cà phê có giá rẻ nhất (50.000 đồng/kg) chỉ có 16% là cà phê thật, còn lại đậu (chiếm 69%) và bột bắp (chiếm 15%). Ở công thức số 5: cà phê thật chiếm 22%, bắp chiếm 10% và đậu nành là 65%. Còn loại cà phê hảo hạng giá 200.000-300.000 đồng/kg chỉ có 30% là cà phê thật.

Để cho công nhân dễ nhớ 13 công thức, chủ cơ sở viết hẳn ra giấy một bảng liệt kê các công thức chi tiết dán lên tường. Các công nhân khi làm nếu lỡ quên thì chỉ việc nhìn vào đó để cân đong sao cho chính xác.
Cà phê không... cà phê
Cơ sở sản xuất cà phê của ông Chủng (quê ở Thanh Hóa) mang nhãn hiệu Hoàng Hữu, đường TCH 15, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM, có khả năng chế biến đậu nành, bắp rang với hóa chất trở thành cà phê mà không cần một hạt cà phê nào trộn vào. Mỗi ngày cơ sở này cung cấp cho các quán cà phê, các cửa hàng trong TP 400-500kg cà phê bột.
Ca phe �Sban�S ra lo the nao?
Thấy công nhân đứng lớ ngớ pha đậu, ông Chủng quát: “Tụi mày chia ba bao đậu nành, bắp được rang sẵn thành mỗi phần 24kg, cho vào khoảng 8 lạng hạt cà phê, rồi trộn đều lên xem nào”. Mỗi mẻ, ông ta cho vỏn vẹn 5kg cà phê hòa chung với 180kg bắp và đậu nành cháy cùng các phụ gia, hương liệu hóa chất là trở thành bột cà phê đóng gói ngay sau đó.

Loại bột cà phê pha trộn giá 50.000 đồng/kg mới có chút ít cà phê “phớt phớt” như vậy. Chứ loại cà phê có giá 40.000 đồng/kg chỉ rặt đậu nành và bắp trộn với phụ gia hóa chất là “phù phép” thành bột cà phê.

Chỉ với hai bao nhân tổng cộng 120kg, ông Chủng cho người trộn thêm vào hơn một can chất lỏng có mùi rượu, hai túi hóa chất bột màu vàng, một túi hóa chất bột màu trắng, hai túi bột hóa chất màu đỏ...

Theo giải thích của chính chủ cơ sở, đây là các phụ gia hóa chất, hương liệu caramen, CNC, đường hóa học, tinh cà phê, bơ công nghiệp... Mỗi túi khoảng 2 lạng. Pha xong, bột đậu nành, bắp rang đen xì bỗng chốc chuyển sang màu nâu có mùi cà phê thơm phức dù không hề có một hạt cà phê nào được trộn vào.
Giao hàng khắp nơi
Tại cơ sở của ông Chủng, cà phê được đóng gói thành phẩm chia thành hai loại, có đặc điểm phân biệt rõ ràng, loại một với giá 50.000-60.000 đồng/kg, loại hai giá 40.000-45.000 đồng/kg. Hằng ngày, nhóm thợ theo ông Chủng đi giao hàng khắp các quận, huyện như Q.12, Phú Nhuận, Gò Vấp, Hóc Môn, Củ Chi...

Ông Chủng dặn: “Nhớ khi chào hàng, cà phê có nhiều giá lắm, loại 50.000 đồng/kg không nhất thiết phải bán đúng giá, có thể nhích thêm một chút. Loại 40.000 đồng/kg cũng vậy”. Đến các quán cà phê lớn nhỏ, ông ta đều chào mời rằng cà phê của mình được sản xuất tại các công ty lớn ở Tây nguyên. Khá nhiều quán đồng ý mua hàng thường xuyên vì giá quá mềm lại được khuyến mãi thêm vài bịch (mỗi bịch 1kg) nếu mua nhiều.

Bà Ngọc Hà, chủ một quán cà phê gần cầu Sài Gòn, nhìn nhận: “Cà phê rẻ như vậy chắc cũng độn đủ thứ. Nhưng một ly cà phê tui bán có mấy ngàn đồng, mua hàng nguyên chất thì lấy lời sao được? Kệ nó, có mùi cà phê là được”. Nơi nào chê, ông Chủng cười khà khà, giải thích: “Trên Tây nguyên mấy bữa nay mưa nhiều quá, cà phê không phơi được, công ty toàn phải sấy. Do vậy nên không được thơm ngon lắm”.
Nguy hại cho sức khỏe
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, cho biết các chất độn cà phê như bắp rang, đậu nành bị rang cháy đen sẽ rất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Cụ thể, nếu bắp, đậu nành khi bị rang cháy đen, có mùi khét thì hoàn toàn không còn giá trị dinh dưỡng.

Khi đậu được rang với nhiệt độ cao hoặc bắp cháy sẽ sinh ra nhiều loại chất độc hại. Trong đó, các chất như acrylamide, heterocyclic amines, HCAs... là những chất có khả năng gây ung thư cho người sử dụng.

Việc các cơ sở sản xuất lạm dụng nhiều chất phụ gia hóa chất với liều lượng quá nhiều sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người dùng. Nếu cho quá nhiều đường hóa học sẽ dẫn tới triệu chứng tiêu chảy. Các chất phụ gia khác cho vượt mức nhiều lần sẽ gây tồn dư các kim loại nặng, các kim loại này sẽ lắng lại ở gan, ruột, thận và dẫn tới các bệnh lý ở các cơ quan này.
CHÍNH THÀNH - BÁ TÙNG/ Tuổi trẻ
Việt Báo (Theo_VTC