14/3/13

ÔI NỀN GIÁO DỤC XHCN VIỆT NAM


Xếp hàng thâu đêm mua đơn vào lớp 1

Hàng trăm phụ huynh muốn kiếm một suất cho con vào Phổ thông cơ sở Thực nghiệm (Ba Đình, Hà Nội) đã mặc áo mưa, che ô ngồi dưới cơn mưa tầm tã suốt đêm để xếp hàng mua đơn dự thi vào lớp 1.
>Đạp đổ cổng trường, xô đẩy xin học lớp 1Vạ vật thâu đêm giành suất học mầm non

Theo kế hoạch, 7h sáng 12/5, PTCS Thực nghiệm ở phố Liễu Giai, quận Ba Đình, sẽ bán hồ sơ dự thi vào lớp 1. Số đơn bán ra là 200, chỉ tiêu năm 2012 là 140. Ngay trước cổng, ban giám hiệu dán thông báo, nhấn mạnh “không chấp nhận danh sách xếp hàng từ trước”. Ai cũng đọc được nội dung trên, song do sốt ruột, ngồi nhà sợ mất suất, con không có chỗ học, nên phụ huynh cứ xếp hàng cho yên tâm.
23h, mưa bắt đầu nặng hạt, sấm chớp liên hồi, hàng chục phụ huynh vẫn kiên nhẫn xếp hàng đợi mua đơn. Có người chép miệng: “Nếu cả đêm mưa thế này thì khổ quá, đúng là ngang với đi đày”. Một người khác phụ họa: "Cho con đi học lớp 1 mà còn khó hơn học tiến sĩ”. Ngay lập tức một người đàn ông trấn an: “Mưa thì đã có áo mưa, ngồi đây khổ một, không cho con vào được thì còn khổ mười”.
Một số phụ huynh cẩn thận mang ghế từ nhà đi lấy chỗ ngồi, những người khác trải túi nylon ngồi tạm. Nhiều bà mẹ đeo khẩu trang, mặc áo dài tay, cầm ô để chống chọi với hơi lạnh ban đêm và cơn mưa. Các ông bố thì xúm lại bên những lon bia, vừa uống vừa bàn chuyện rôm rả. Một vài người mở điện thoại, chơi trò chơi để giết thời gian.
Từ 22h ngày 11/5 phụ huynh đã dầm mưa xếp hàng trước cổng trường để mua đơn vào lớp 1. Ảnh: Hoàng Hà.
“Alo, ở đây đang mưa, nhưng không sao, mẹ nó ở nhà chuẩn bị giấy tờ đi, sổ hộ khẩu ở trong tủ, sáng mai Quân sẽ qua lấy sớm”. Kết thúc cuộc điện thoại với vợ, anh Bùi Quang Tiến (Văn Chương, Đống Đa) cho biết, quyết tâm có được suất hồ sơ cho con thi vào Tiểu học thực nghiệm, gia đình anh đã huy động từ người thân đến bạn bè đi xếp hàng ở cổng trường từ khoảng 21h.
“Ở đây có tôi và hai người anh em xếp hàng, vợ ở nhà lo giấy tờ, một đứa em làm chân chạy lăng xăng. Chúng tôi quyết mua được một bộ hồ sơ cho con thi vào đây”, anh Tiến nói và cho biết, bản thân chỉ học hết lớp 8 rồi đi làm đủ nghề. Anh luôn mong con học thành tài để bố mẹ nở mày nở mặt. Biết trường Thực nghiệm của Bộ GD&ĐT có phương pháp giảng dạy tốt nên anh muốn con học tại đây.
23h30, thấy số người xếp hàng ngày càng đông, lên tới hàng trăm, một số đề nghị phải ghi danh sách theo thứ tự để đảm bảo công bằng. “Trường có quy định của trường, chúng ta có nguyên tắc của chúng ta”, một người đàn ông lên tiếng. Đa số phụ huynh có mặt đồng tình, danh sách được lập ghi tên các cháu, bắt đầu từ người đến xếp hàng đầu tiên.
Mặc chiếc áo mưa giấy, tay cầm tập giấy tờ được gói ghém trong vài lớp túi nylon, ông Đào Tạo (ở phố Đào Tấn) cho biết, 50 năm trước ông đi thi đại học cũng không cảm thấy lo lắng, hồi hộp như lúc này. Có ba người con đều từng học Thực nghiệm, ông muốn cháu mình tiếp tục được giáo dục ở đây nên đã thăm dò thông tin vào lớp 1 trước cả tháng.
"Chiều nay chơi cầu lông ở sân trường, bảo vệ bảo không cần xếp hàng vô ích, nhưng không yên tâm nên thi thoảng tôi lại ra cổng trường xem thử, thấy người ta xếp hàng, mình cũng ra cho đỡ lo", ông Tạo nói.
Để hỗ trợ lẫn nhau, gia đình ông có hai người túc trực ở cổng. Thấy người ta ghi danh sách, ông cũng chen vào đọc tên cháu dù "chẳng hy vọng là nó có tác dụng". 70 tuổi, mái tóc đã bạc nhưng ông Tạo tâm sự, vì tương lai của cháu nên khổ cực chút vẫn cảm thấy vui.
"Bố mẹ cháu đã tính đến phương án hai, tìm một trường gần nhà ở khu Trung Yên cho cháu học. Vì mua được đơn rồi còn phải qua khâu thi tuyển nên chúng tôi cũng xem đây là cơ hội để cháu được trải nghiệm và kiểm tra xem cháu có thông minh không", ông Tạo cho hay.
Tay cầm điện thoại quay lại cảnh vợ đang quấn chăn, lụp xụp ngồi dưới đất cầm ô che và khung cảnh mọi người xung quanh, anh Lê Văn Đạt (phố Đội Cấn) giải thích ghi lại những hình ảnh này để khi con lớn cho xem. Cũng như những phụ huynh khác, vợ chồng anh thấp thỏm trước cổng trường cả tuần nay để tìm hiểu thông tin.
"Chiều nay vợ tôi chuẩn bị mọi thứ cần thiết để chiến đấu suốt đêm ở cổng trường. Nào chăn, áo mưa, ô, thức ăn, nước uống, đề phòng mọi trường hợp có thể xảy ra", anh Đạt nói. Có con lớn đang học lớp 6 tại trường, anh Đạt cho hay rất tâm đắc với phương pháp dạy ở đây. Con anh rất chủ động trong mọi việc và thể hiện cá tính độc lập. Vì vậy, Tiểu học Thực nghiệm là lựa chọn đầu tiên cho đứa thứ hai.
6h sáng 12/5, khi bảo vệ mở cổng, phụ huynh xô đổ cổng để chạy vào nhanh hơn. Ảnh:Hoàng Hà.
Nhà ở quận Thanh Xuân cách trường hàng chục kilomet nhưng chị Lê Minh Nguyệt và chị gái cũng muốn con được học tại trường. Từ 22h, 4 người trong nhà đã đến xếp hàng mua đơn cho hai cháu. "Nuôi con vất vả, giờ chỉ đứng dưới mưa một đêm thì bõ bèn gì", chị Nguyệt cười tươi.
Càng về sáng, những người đến xếp hàng mua đơn càng đông. Phụ huynh có mặt từ đêm hôm trước đã thấm mệt nhưng vẫn cố gắng "giữ vững vị trí" gần cổng sắt. Cả đoạn đường Liễu Giai trước cổng trường chật kín. May mắn là sáng thứ bảy nên không xảy ra tình trạng tắc đường.
Đúng 6h sáng 12/5, bảo vệ mở cửa trường. Cánh cổng sắt chưa kịp mở hết người dân đã chen lấn chạy vào, xô đổ cả cổng. 4-5 công an đứng nhìn bất lực. Thoát được "cửa ải" đầu tiên là cổng trường, ai cũng vắt chân lên chạy. Việc xếp hàng đêm hôm trước và tờ danh sách ghi tên các cháu lúc này không còn tác dụng. Mạnh ai nấy chạy đến cửa ải tiếp theo là tấm cửa kính để nhận tích kê vào phòng mua hồ sơ.
Đang chen lấn để tìm chỗ gần khu vực trung tâm, hàng trăm con người tiu nghỉu khi ban giám hiệu thông báo: "Dừng phát hồ sơ và chuyển sang ngày khác vì phụ huynh xô đẩy nhau khiến nhà trường không thể kiểm soát".
Ông Nguyễn Văn Tài (Cầu Giấy) bực bội nói: "Nếu tôi biết phải khổ sở, tranh giành nhau thế này thì tôi không bao giờ đi xếp hàng từ đêm hôm trước. Có đứa con thứ hai tôi sẽ tìm trường nào đó vào học đơn giản hơn".
7h30 sáng nay, phụ huynh đã về gần hết. Cổng trường Thực nghiệm còn lại ngổn ngang rác là lon bia, vỏ đồ ăn, áo mưa và dép do người ta xô nhau chạy bỏ lại.
Hoàng Thùy
===================================================================

Sau một đêm dầm mưa xếp hàng, sáng 12/5 hàng ngàn phụ huynh ở Hà Nội, thủ đô của Thiên Đường XHCN Việt nam đã đạp đổ cổng sắt ùa vào trong sân trường PTCS Thực nghiệm (Hà Nội) để tranh suất mua hồ sơ cho con em họ thi vào lớp 1. Trường Thực nghiệm là nơi nhiều nhà khoa học tên tuổi từng học, trong đó có GS Ngô Bảo Châu. 


Xếp hàng thâu đêm mua đơn vào lớp 1

*Clip: Thức trắng đêm, đạp đổ cổng xin học cho con
21h đêm 11/5, rất đông phụ huynh xếp hàng dầm mưa trước cổng trường PTCS Thực nghiệm (Ba Đình) chờ đến 6h sáng hôm sau được vào mua hồ sơ xin học lớp 1 cho con. Khoảng 22h30, trời bắt đầu đổ mưa nhưng nhiều người vẫn quyết tâm mặc áo mưa, che ô ngồi chờ trước cổng.
Một số phụ huynh cho hay, do người nhà có con từng học trường này cho biết, trường học rất tốt nhưng học phí lại "bình dân". Nhiều nhà khoa học tên tuổi từng học ở đây, trong đó có GS Ngô Bảo Châu.
5h sáng 12/5, lượng người chen lấn xếp hàng lên đến hàng nghìn.
Sốt ruột chờ đợi, nhiều người định trèo vào trong. Một số phụ huynh đã ném ghế và vật dụng khác vào bên trong cổng trường.
6h, nhân viên bảo vệ mở cửa, nhiều người sốt ruột muốn chạy vào trong đứng hàng đầu nên đã xô đổ cửa sắt.

Nhiều người nhảy lên cánh cổng sắt vừa bị đổ để xông vào. Một phụ nữ bị tụt chân xuống khe cửa.
PTCS Thực nghiệm đã lập sẵn hàng rào bên trong trường để phát tích kê. Bảo vệ bắc loa kêu gọi mọi người không chen lấn xô đẩy nhưng bất thành.
Người xếp hàng phía sau đục hàng rào bằng cây để vòng lên chặn đầu.
Bị bảo vệ doạ không phát tích kê mua hồ sơ, những người này đành quay lại chui qua hàng rào len vào giữa.
Không ai chịu nhường ai, người xếp hàng phía trước phát cáu vì bị đẩy từ sau lưng. Một phụ nữ bị chen lấn đứng lọt thỏm trong đám đông.
Lãnh đạo trường không bằng lòng với sự mất trật tự của hàng trăm phụ huynh nên đã bắc loa thông báo huỷ buổi bán hồ sơ.
Nhiều người chỉ còn biết đứng ngao ngán, thẫn thờ tiếc nuối và chờ buổi bán hồ sơ sắp tới.

3/3/13

Những phút “ngoài chồng ngoài vợ” tại nhà trọ


"Khách quen thì cần chi giấy tờ. Người ta đã đi “ăn vụng” rồi còn hoạnh hoẹ, như vậy chắc chết đói," cô nhân viên lễ tân nhăn nhó bảo.

Nhắc đến khách sạn mini, nhà nghỉ, nhà trọ giờ đây người ta thường nghĩ đến các tệ nạn như: ma tuý, mại dâm, cờ bạc... Hơn thế nữa, là “đại dịch” ngoại tình và quan hệ tình dục trước hôn nhân của giới trẻ. Có khá đông người, từ ông già đã có cháu, phụ nữ đã có sui... đến nhà trọ để tận hưởng những phút “ngoài vợ ngoài chồng”.

Hơn 11 giờ, khi mọi người chuẩn bị nghỉ trưa, tôi rời cơ quan lên đường lang thang một số tuyến đường nắm thêm tình hình khách thuê trọ để được “hạnh phúc” với người không phải là chồng, vợ của nhau. Đang lang thang trên đường Nguyễn Tất Thành (TP Đà Nẵng) thì bắt gặp người đàn ông ăn mặc khá sang trọng điều khiển chiếc xe tay ga đắt tiền tấp vào một khách sạn mini. Có những dấu hiệu cho thấy người đàn ông này đang hẹn hò với tình nhân, tôi cũng cho xe vào khách sạn. Người đàn ông chưa kịp dừng xe thì có một phụ nữ khoảng ngoài 30 tuổi chạy xe vào nở nụ cười tươi như hoa. Không nói lời nào, họ dìu nhau vào nơi lễ tân để nhận phòng. Dường như đã quá quen nên cô lễ tân chỉ hỏi đúng một câu: “Phòng cũ và thời gian nghỉ trưa cũng như mọi khi không anh chị?”. Người đàn ông gật đầu rồi lấy chìa khoá cùng người phụ nữ bước nhanh lên cầu thang. Sau khi đã xong nhiệm vụ với hai vị khách quen, cô lễ tân quay sang hỏi: “Anh thuê phòng?”. “Ừ, nghỉ trưa”. Thấy tôi đi một mình, cô lễ tân nhìn như dò hỏi rồi chẳng ai khảo, cô buột miệng:
- Làm ở đây gần 2 năm, lần đầu tiên thấy chỉ duy nhất một người đến thuê phòng nghỉ trưa, lạ.
- Vậy theo em thì nghỉ trưa phải mấy người mới không lạ?
Mấy ai đến đây với thời gian ngắn ngủi như thế là để nghỉ, đa phần đến đây để “tâm sự” ngoài luồng… Nói tóm lại, những người vào nhà nghỉ giờ trưa không phải là tình nhân thì cũng là quý ông “ăn chả” gặp quý bà “ăn nem”. Anh thấy không, cặp vừa mới lên là khách ruột ở đây đó. Cứ mỗi tuần đều đặn 2 buổi trưa họ vào đây để “tâm sự”. Nghe nói cả hai đều đã có gia đình và có nhà cao cửa rộng bên quận Hải Châu và Sơn Trà rồi…

Cuộc nói chuyện giữa tôi và cô lễ tân bị đứt quãng khi có sự xuất hiện của một bà sồn sồn cùng với một thanh niên mặt non choẹt, trông như hai mẹ con. Cũng như hai vị khách trước, “hai mẹ con” nhanh chóng nhận chìa khoá, cười ý nhị với cô lễ tân rồi nhanh chóng bước lên phòng. Đưa cái nhìn đầy ý vị về phía “mẹ và con” vừa khuất, cô lễ tân quay sang tôi:

Đây cũng là khách quen. “Phi công trẻ lái máy bay bà già” này cũng đều đặn tuần 3 buổi đến đây lấy phòng. Lúc thì vài giờ của buổi trưa, khi thì 2 tiếng của buổi xế chiều. Nghe đâu bà ta là giám đốc Cty TNHH gì đó, còn anh chàng là sinh viên.
- Sao em biết người ta đến đây để “tâm sự”?

- Mệt quá anh, nếu muốn nghỉ thì ở nhà chứ đến đây làm chi? Anh quan sát xem, toàn xe biển số 43 không đấy thôi. Hơn 5 năm gắn bó với nghề lễ tân tại 3 nhà nghỉ, khách sạn, em lạ gì mấy chuyện “ngoài luồng”. Mà thôi, anh có lấy phòng không? Bồ đến chưa?

- Ở đây thuê phòng đơn giản nhỉ?
- Khách quen thì cần chi giấy tờ. Người ta đã đi “ăn vụng” rồi còn hoạnh hoẹ, như vậy chắc chết đói. Không riêng gì ở đây, hầu hết khách sạn mini, nhà nghỉ, nhà trọ đều vậy.
 Đây là chứng minh thư của anh.
- Thôi, anh vào phòng 4 nhé.

Theo lời kể của một người bạn, tôi tìm gặp T., cô nàng đã từng “cặp” với người tình trong nhà nghỉ để rồi gia đình tan nát. Không thích gặp người lạ nên khi thấy tôi, T. lấy cớ bận đi đón con. Hết thuyết phục rồi tôi lại tỏ vẻ đồng cảm nên T. cũng chấp nhận tiếp chuyện. Theo T., năm 2005, sau khi tốt nghiệp trung cấp cô lên xe hoa với N. Một năm sau họ có với nhau đứa con trai đầu lòng. Cuộc sống hạnh phúc của vợ chồng trẻ cứ thế trôi qua… Và, trong một lần đi chơi với nhóm bạn, T. gặp V., một người đàn ông đã có tuổi nhưng khá lịch lãm. Sau buổi gặp ngắn ngủi, hai người cũng kịp cho nhau số điện thoại. Lúc đầu là những tin nhắn thăm hỏi, dần dần là những cuộc điện thoại hẹn nhau đi uống cà-phê tâm sự. Càng tâm sự hai người càng thấy hợp nhau về nhiều thứ nên quyết định chọn nhà nghỉ để tâm tình…

Là kỹ sư xây dựng nên anh N. thường xa nhà để theo công trình. Tuy nhiên, qua vài lần về thành phố vội vã, anh đã nghe một số người bàn tán việc vợ anh “ăn nem”. Lúc đầu, anh không tin, nhưng sau những cuộc gọi vào giờ trưa không thấy vợ bắt máy nên anh sinh nghi. Để giải toả nỗi nghi ngờ, anh xin phép nghỉ một tuần để giải quyết chuyện gia đình. Dẫu được nghỉ phép nhưng sau khi trở về bên vợ con được một đêm, anh lại vội vã đi. Trưa hôm sau, anh mượn xe của người bạn đến nơi vợ làm. Hơn 11 giờ 30, anh thấy vợ chạy xe từ trong Cty ra nên bám theo. Quả không sai, 5 phút sau vợ anh đã tấp vào một nhà nghỉ trong con hẻm nhỏ... Anh theo vào và đã tận mắt chứng kiến cảnh vợ anh đang “tâm sự” với người đàn ông khác… Và sau đó, dù chị T. xin chồng tha thứ, hứa sẽ sửa lỗi lầm nhưng anh N. đã không chấp nhận. T. tâm sự: “Chỉ vì những giây phút không làm chủ được bản thân mà giờ đây gia đình tan nát, đứa con trai bé bỏng không còn được cha chăm sóc. Một mình nuôi con nên trăm cái khổ dồn vào… Nếu biết kiềm chế trước những đòi hỏi tầm thường thì có lẽ giờ đây gia đình mình đang hạnh phúc…”.

Dư luận và người dân Đà Nẵng đã từng xôn xao về chuyện người đàn ông vì ham “của lạ” mà bỗng chốc từ một người bị hại lại trở thành... bị cáo. Bi kịch hơn ở chỗ, người đàn ông này lại rơi vào trường hợp phạm tội mà anh ta không hề ngờ tới, đó là tội “Giao cấu với trẻ em”. Vốn là hai người trú cùng một phường nhưng anh Lê Công V. (Q. Sơn Trà) cũng chỉ biết Tr. qua những lần chát chít trên mạng. V. “kết” Tr. bởi sự từng trải, quyến rũ và chịu chơi nên đã cùng Tr. “tình một đêm” ngay sau lần nói chuyện đầu tiên. Trước khi đến một nhà nghỉ tại P. Mỹ An, Q. Ngũ Hành Sơn.

Sau khi được người đẹp chiều chuộng hết sức nhiệt tình, V. đánh một giấc cho đến sáng mà không biết mình đã rơi vào bẫy. Mặt trời vừa ló ở đầu đông, V. tỉnh giấc thì không thấy người đẹp đâu. Kiểm tra lại tư trang, anh phát hoảng vì chiếc điện thoại cũng “biến” đâu mất, lần tìm chìa khoá chiếc xe Attila thì cũng chẳng còn, quay lại nhìn thì chỉ còn chiếc ví rỗng ruột nằm trơ trọi, số tiền 500 ngàn đồng cũng bốc hơi. Nghĩ chuyện chẳng hay ho gì, cũng định “ngậm bồ hòn làm ngọt”, nhưng biết nói thế nào với gia đình về chiếc Attila mới mua nên V. quyết định trình báo CA. Đã mất của và đang còn tức anh ách thì V. lại điếng người hơn khi được Cơ quan CSĐT CAQ Ngũ Hành Sơn cho biết: cô gái đã qua đêm với anh đang trong độ tuổi vị thành niên. Vậy là anh đã “giao cấu với trẻ em”!

Tôi đã từng đắn đo, những nhà trọ bình dân, nhà nghỉ nằm hun hút trong các con hẻm thì khách vãng lai nào biết mà tìm đến? Người ta kinh doanh thế nào? Bây giờ thì câu trả lời đã có: đó là điểm hẹn lý tưởng cho những phút “ngoài chồng ngoài vợ”.

2/3/13

Giáo hội Công giáo phê phán Điều 4


Cập nhật: 14:20 GMT - thứ sáu, 1 tháng 3, 2013
Hình minh họa
Hội đồng Giám mục Việt Nam nói phải 'xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào'
Giáo hội Công giáo Việt Nam tuyên bố Hiến pháp không nên khẳng định sự lãnh đạo 'của bất kỳ đảng phái chính trị nào' trong tuyên bố đưa ra hôm 1/3.
Văn bản được Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, ký và được chuyển cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại Hà Nội.
Lá thư vạch ra một loạt các điểm mà theo Giáo hội là “cần làm sáng tỏ”.
Tư tưởng ‘đóng khung’
Đáng chú ý, lá thư bày tỏ bất đồng với Điều 4, mà theo dự thảo, được sửa một phần thành Đảng Cộng sản “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”.
Hội đồng Giám mục nói: “Phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi?”
“Phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần?”
Giáo hội đòi hỏi: “Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân.”
Nói về quyền tự do tôn giáo, lá thư yêu cầu: “Không tôn giáo nào hoặc chủ thuyết nào được coi là bó buộc đối với người dân Việt Nam.”
“Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo như: đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, chia tách sát nhập...”
‘Tự do ứng cử’
Đi sâu vào quyền chính trị, lá thư nói “việc tự do ứng cử của mỗi công dân là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh”.
Hội đồng Giám mục nói thẳng “quyền làm chủ của nhân dân chỉ có trên giấy tờ và lý thuyết”.
Trong ngụ ý đòi bỏ Điều 4, lá thư viết “trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào (X. điều 4), vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân”.
Lá thư viết thêm: “Hiến pháp phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống công quyền ở mọi cấp, của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo...”
Với giọng chỉ trích mạnh mẽ, lá thư nói phải “xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào”.
Những ngày gần đây, Đảng Cộng sản cho tổ chức hàng loạt các buổi thảo luận, nói chuyện ở các bộ, ngành về dự thảo Hiến pháp.
Tường thuật trên truyền thông nhà nước cũng nhắc đến Điều 4 Hiến pháp, nói rằng đây là “không thể thay thế”.

Bỏ hộ khẩu để hội nhập văn minh hơn


Cập nhật: 05:20 GMT - thứ sáu, 1 tháng 3, 2013
Người nhập cư vào các đô thị Trung Quốc bị tước nhiều quyền công dân
Cuộc tranh luận về hộ khẩu và vấn đề đăng ký hay xóa thường trú của công dân ở Việt Nam là dịp nhắc lại đôi chút về nguồn gốc của vấn đề gai góc này, gai góc chỉ vì Việt Nam đi theo mô hình sai.
Trước hết phải nói rõ ngay rằng các nước dân chủ thời hiện đại không có việc trói buộc bất cứ ai vào một nơi ở, vì như thế là hạn chế quyền công dân và tự do cư trú của họ đã được ghi trong hiến pháp.
Nạn 'đăng ký dân' ở Âu Mỹ chỉ được nhắc đến trong chuyện lịch sử, khi lãnh chúa phong kiến trói nông dân - chứ không phải công dân tự do nơi đô thị - vào ruộng đất.
Trước quyền lực của chúa đất địa phương hoặc tu viện (priory) như ở Anh thì chỉ nhà vua, như Vua Richard II hồi thế kỷ 16 là có thể giải phóng dân cả một làng hoặc một thị trấn.

Chế độ nông nô

Chế độ nông nô ở Nga là tàn tệ và kéo dài nhất, vì mãi đến thế kỷ 18-19 vẫn có vùng người nông nô không được quyền di chuyển hay ra khỏi làng nếu không được ông chủ cho phép.
Đây là một trong nhiều lý do khiến công nghiệp hóa ở nước Nga thời Sa Hoàng bị chậm so với châu Âu vì sức lao động bị trói lại tại các vùng lạc hậu, không đến được nơi có nhu cầu là công xưởng, nhà máy.
Chế độ này còn mang màu sắc phân biệt chủng tộc vì thời Nga Hoàng, dân Do Thái chỉ được sống ở một số vùng giáp biên, không được phép vào sống và hành nghề ở Moscow, St Petersburg, Kiev hay Kharkov...
Tất nhiên, có xin xỏ thì cũng có chạy chọt và một số nghệ sỹ Do Thái như danh họa Ilya Repin đã kiếm được giấy phép đó.
Theo BấmOleg Dmitriev viết trên trang RT ở Nga, chế độ đăng ký cư trú 'registracia' bị Lenin xóa bỏ 1917 nhưng lại được Stalin phục hồi vào năm 1932 và biến thành 'propiska' nhằm kiểm soát công dân, cả về mặt giai cấp và sắc tộc.
Thậm chí ngày nay, propiska vẫn còn là cách để kiểm soát lao động nhập cư từ các nước cộng hòa thuộc Liên bang Nga vào Nga làm việc.
"Cảnh sát Nga vẫn thường xuyên vây bắt người lao động từ Trung Á"
Vẫn theo Oleg Dmitriev thì sau một loạt vụ đánh bom ở Nga năm 1999, cảnh sát tăng cường chế độ đăng ký thêm nữa với những người không có hộ khẩu Moscow.
Gần đây, Nga nới lỏng chế độ này và cho người 'ngoại tỉnh' tới Nga làm việc tới 90 ngày mà không cần có 'registracia'.
Tuy thế, việc duy trì hệ thống này cho thấy Nga vẫn chưa hoàn toàn theo các tiêu chuẩn châu Âu.

Cản trở kinh tế

'Triết lý' xuyên suốt cho chế độ hộ khẩu hay đăng ký cư trú cưỡng bức với công dân chỉ phù hợp với mô hình kinh tế nông nghiệp, nơi sự di chuyển của lực lượng lao động là điều chúa đất không muốn.
Dân lang thang hay người Do Thái đến từ Trung Đông bị xếp vào hàng nguy hiểm vì họ không chịu chế tài của ai cả, không đóng thuế cho giới chúa đất và không 'trung thành' với vua chúa nào cụ thể.
Nhưng tại Trung Quốc thì hộ khẩu cũng phục vụ hai mục tiêu kinh tế và an ninh đó từ thời cổ đại dù không có màu sắc chủng tộc.
Theo một nghiên cứu của Wang Fei-ling thì hộ khẩu có từ thời Xuân thu Chiến quốc, xuất xứ từ chế độ 'tam gia liên bảo' và đến cuối thời nhà Thanh thì có tên là 'hộ khẩu' như hiện nay.
'Tam gia liên bảo' là cách vua chúa Trung Quốc buộc ba gia đình hay ba dòng họ phải theo dõi, kiểm soát lẫn nhau, chỉ một nhà có ý làm phản mà hai nhà kia không biết hoặc biết mà không khai thì cũng sẽ bị tội chém vì liên đới.
Hệ thống này được duy trì qua các triều đại phong kiến với mức độ hà khắc khác nhau và đến cuối thời nhà Thanh thì có tên là 'hộ khẩu', theo Wang Fei-ling.
Mao Trạch Đông dù tuyên bố xóa bỏ mọi tàn dư phong kiến nhưng lại vẫn giữ hộ khẩu, với mọi hệ luỵ cho nước Trung Quốc thời nay.
Wang Fei-ling qua các nghiên cứu đã đánh giá cả hai mặt 'tích cực' và 'tiêu cực' của hộ khẩu.
Chế độ hộ khẩu ở Trung Quốc có từ thời Xuân thu Chiến quốc và nay đang cản trở phát triển kinh tế
Theo ông, dạng phân biệt công dân mang tính cơ chế này đã đảm bảo được tương đối ổn định xã hội trong một quốc gia có tầm vóc bằng một lục địa lại đang trong quá trình tăng trưởng kinh tế chóng mặt.
Nhưng Wang Fei-ling cũng nói hộ khẩu giúp duy trì một mô hình chính quyền độc đoán và có tác động xấu đến sự nghiệp giáo dục.
Vì học sinh đi học vẫn phải theo nơi đăng ký hộ khẩu, và hàng triệu người dân di cư ra các vùng đô thị không có trường 'đúng khẩu' cho con cái họ, dẫn đến cảnh trẻ thất hoặc, hoặc trẻ học ở các trường 'ngoài luồng', do người nhập cư tự tổ chức.
Wang Fei-ling cũng lập luận rằng hộ khẩu không chỉ là vấn đề mang tính thiếu đạo đức mà về lâu dài chỉ phục vụ cho một tầng lớp trên (elite) và cản trở hội nhập của toàn xã hội Trung Quốc.
Một cây viết khác, BấmKam Wing Chan gần đây cũng có bài cho rằng "Nỗ lực xây dựng một tầng lớp người tiêu dùng đô thị ở Trung Quốc sẽ không thành nếu nước này không rỡ bỏ chế độ hộ khẩu hà khắc khiến người lao động nhập cư luôn luôn nghèo".

Hội nhập văn minh

Trở lại chuyện Việt Nam, được biết Bộ Công an đã rút đề xuất trong dự thảo Luật cư trú về xóa đăng ký thường trú đối với người đi nước ngoài trên hai năm và người đi tù.
Tuy nhiên, đề xuất xóa hộ khẩu của công dân đi bộ đội dường như vẫn được giữ.
Điều này nhắc lại 'quyền' với tấm giấy propiska của các quân nhân Xô Viết thời trước.
Khi đi lính hoặc làm sỹ quan chuyên nghiệp trong quân đội Liên Xô, họ không còn hộ khẩu nữa mà gắn liền nơi cư trú với doanh trại.
Sau khi giải ngũ, cựu quân nhân Liên Xô được một 'đặc quyền' nho nhỏ là có thể xin nhập propiska về một nơi mới họ chọn vì lý do gia đình, công việc, chứ không nhất thiết là về quê hương bản quán.
Không rõ với quân nhân Việt Nam, sau thời gian bị xóa hộ khẩu thì sẽ được gì, mất gì?
Cả câu chuyện 'được và mất' cho thấy nỗi khổ của những người sống trong một hệ thống tiếp thu nhiều tàn dư của thời trung cổ.
Công an Việt Nam tiếp thu công nghệ DNA: hiện đại hóa cách quản lý nhân khẩu nay cũng là bước cấp thiết
Nhưng bỏ sự kiểm soát vô lý của hộ khẩu không có nghĩa là xóa bỏ mọi hình thức quản lý nhân khẩu.
Lấy ví dụ hệ thống của Anh mà tôi biết khá rõ vì định cư ở đây từ năm 1999 thì chính quyền, nhất là sở thuế, sở giao thông và sở y tế có nhiệm vụ ghi nhận địa chỉ mới của người dân mỗi khi họ chuyển nhà.
Chuyện đăng ký tạm trú, tạm vắng là hoàn toàn không có và chính quyền chỉ quan tâm đến nơi bạn chọn làm địa chỉ chính để sống.
Với người lớn, địa chỉ đăng ký bằng lái xe cũng là số liệu Cục Giao thông (DVLA) và cảnh sát nắm được và ghi vào mạng toàn quốc đã số hóa.
Số liệu đó cũng được chia sẻ với các công ty bảo hiểm xe, ngân hàng và cả tòa án.
Nếu bạn chạy xe quá tốc độ, camera ngoài đường chụp được thì tên tuổi và địa chỉ nơi đăng ký xe của bạn sẽ lập tức được chuyển sang cho tòa án để gửi giấy phạt về nhà.
Với trẻ em thì nếu mua hay thuê nhà ở một địa phương khác, cha mẹ cần ra phòng y tế báo địa chỉ mới để sở y tế cho vào hồ sơ chung.
Tôi thực sự ngạc nhiên một cách thú vị trong một lần đi nghỉ ở vùng Cornwall phía Tây Nam Anh và phải đưa con nhỏ vào viện để kiểm tra sốt.
Vì không mang theo sổ y tế nên chúng tôi chỉ nói với phòng khám tại đó địa chỉ nhà và ngày tháng năm sinh của cậu con.
Chỉ bằng một lần nhấp chuột, bác sỹ ở đó đã có đầy đủ hồ sơ của cháu bé hiện ra trên máy để có thể biết có dị ứng thuốc gì không, từng được uống kháng sinh gì.
Gần đây, tại châu Âu thống nhất, các nước Đức, Anh, Ireland, Tây Ban Nha hàng năm đón nhận cả trăm nghìn người từ vùng Đông Âu cũ vào nhập cư mà không ai phải xin hộ khẩu hay giấy phép cư trú gì hết.
Tất nhiên, hệ thống quản lý nhân khẩu ở Anh cũng được áp dụng với người nhập cư nhưng vẫn theo nguyên tắc là chính quyền có trách nhiệm ghi nhận, lưu trữ các thông tin cơ bản về công dân, chứ không phải là bên ban phát, cấm đoán.
Với Việt Nam, số hóa cả nước là cách tốt để làm điều này, vừa giúp chính quyền trung ương nắm được thông tin, vừa giảm được nạn nhũng nhiễu của địa phương.
Nhưng kỹ thuật, công nghệ chỉ là một phần của câu chuyện.
Chừng nào hộ khẩu chưa được xóa bỏ thì người dân Việt Nam chưa thực sự được bình đẳng và nhà nước chưa thực sự là nhà nước pháp quyền và cải tổ hiến pháp và luật cư trú là dịp tốt để làm việc này.

Ý nghĩa của cầu nguyện, cầu an và cầu siêu


Trong Phật giáo, các từ ngữ "cầu nguyện," "cầu xin" hay "ước nguyện" được hiểu đồng nghĩa với thuật ngữ "pràrthanà" (Sanskrit) hay "patthanà" (Pali). Pràrthanà bắt nguồn từ gốc "pra + arth" có nghĩa là ước nguyện, ước muốn, mong cầu, cầu xin.

I. Ý nghĩa của cầu nguyện
II. Cầu nguyện thấp kém và cầu nguyện cao thượng
III. Khái niệm cầu an và cầu siêu
IV. Cầu nguyện và kết quả
V. Cầu nguyện, phát nguyện và hồi hướng
VI. Kết luận

-oOo-
I. Ý nghĩa của cầu nguyện
Trong Phật giáo, các từ ngữ "cầu nguyện," "cầu xin" hay "ước nguyện" được hiểu đồng nghĩa với thuật ngữ"pràrthanà" (Sanskrit) hay "patthanà" (Pali). Pràrthanà bắt nguồn từ gốc "pra + arth" có nghĩa là ước nguyện, ước muốn, mong cầu, cầu xin.
Cầu nguyện, cầu xin hay ước nguyện là một trạng thái tâm lý mong mỏi một điều gì đó sẽ được thực hiện, sẽ được thành tựu hay diễn ra theo chủ ý của người mong đợi. Nó phản ánh một thái độ mong chờ một sự kiện diễn ra theo chủ ý của người có ước mong.
Theo đạo Phật, tùy theo đối tượng và mục tiêu của ước muốn, cầu nguyện có thể trở thành một trạng thái tâm lý "tham" tức mong muốn gồm thâu về cho mình, gia đình mình, người thân mình, hay một trạng thái tâm lý "vị tha" mong cho người khác, chúng sanh được điều lợi ích, an lạc và hạnh phúc. Nói cách khác, bản thân của sự cầu nguyện mang tính cách trung tính về phương diện đạo đức. Tính chất đạo đức của cầu nguyện được xác định tốt hay xấu tùy thuộc vào mục tiêu của nó cũng như hệ quả của nó diễn ra đối với đối tượng được mong cầu. Nếu các ước mong của cầu nguyện hướng về tư lợi, tư hữu, cho cái ta và cái ta sở hữu thì cầu nguyện trong trường hợp này là một lòng tham, đồng nghĩa với tham ái (patthanà vuccati ta.nhà, tác phẩm Mahà Nidesa I. 316-37). Nói cách khác, cầu mong những điều xấu xa cho mục tiêu vị kỷ, tư hữu, thì cầu nguyện sẽ đồng nghĩa hay mang tính chất của lòng tham (patthana lakkha.no lobho, tác phẩm Nettippakara.na, tr. 27). Ngược lại các ước mưa hòa gió thuận, nông dân được mùa, đất nước hòa bình và thế giới hết chiến tranh là các sự mong cầu "thiện" (kusala) vì tính cách vị tha của mục tiêu mong ước. Ở đây, sự cầu nguyện hướng đến phúc lợi và hạnh phúc của người khác, mong điều vui và an lành đến với xã hội loài người, hoàn toàn không có bóng dáng của lòng vị kỷ, tóm thâu về cho mình. Một ước nguyện như vậy là ước nguyện chánh đáng và mang tính cách thiện ích.
II. Cầu nguyện thấp kém và cầu nguyện cao thượng
Như vừa trình bày, bản chất đạo đức của cầu nguyện sẽ được phân định tùy theo ý tưởng hay chủ tâm mong ước của người cầu nguyện. Nếu đối tượng và mục tiêu của mong ước được phân ra tốt và xấu thì cầu nguyện hay ước nguyện cũng theo đó được phân thành 2 loại: thấp kém và cao thượng.
Cầu nguyện thấp kém là lòng mong ước những điều bất chính, những gì có hại cho nhân quần, xã hội, những gì đi ngược lại lợi ích của số đông. Một ước muốn giết người (dù là kẻ thù), cướp đoạt tài sản của người khác, chiếm đoạt vợ / chồng người khác, lừa đảo người khác bằng lời nói v.v. là những ước muốn thấp kém về đạo đức. Những cầu nguyện cho chiến tranh xảy ra, cho người khác bị giết chết, bệnh tật, tán gia bại sản, cho những món lợi lộc bất chánh, phi pháp cho mình, gia đình mình, người thân mình, cộng đồng mình, xã hội mình và đất nước mình v.v. đều là những thứ cầu nguyện hay ước muốn trái lại với sự phát triển đạo đức bản thân và cộng đồng, do đó được xem là các ước muốn hay cầu nguyện thấp hèn. Có nhiều lời cầu nguyện xấu đã trở thành những lời nguyền rủa, trù ẻo, thư ếm, để hại người khác. Có lời cầu nguyện phản ánh thái độ bỏn xẻn, vị kỷ, cá nhân và không tùy hỷ với thành công và hạnh phúc của người khác. Tất cả những ước nguyện như vậy đều thuộc thấp kém, và không có giá trị đạo đức.
Cầu nguyện cao thượng, trái lại phát xuất từ tấm lòng vô ngã, vị tha, từ tình thương không phân biệt giới tính, giai cấp xã hội, không phân biệt thân sơ, bạn thù, chỉ vì mang lại lợi ích, phúc lợi và niềm an vui cho người khác v.v. Ðó là những cầu nguyện hay ước muốn thiện và đạo đức. Những ước muốn cho chiến tranh chấm dứt, không còn cảnh máu đổ, không còn cảnh sát hại con người, động vật và môi trường; những ước muốn cho hạnh phúc đôi lứa của kẻ khác được lâu bền, cảnh chia rẻ, phân hóa trở nên đoàn tụ, liên kết nhau; những ước muốn cho mọi người có công ăn việc làm ổn định, không ai cướp bóc sức lao động và tài sản của ai, mọi người thương yêu, đùm bọc và giúp đỡ nhau v.v. là những ước muốn hay cầu nguyện cao thượng, và có giá trị đạo đức.
Theo lời Phật dạy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các ước muốn hay cầu nguyện thấp kém và cao thượng. Trong bài kinh nói về các hạt giống tâm thuộc bộ Tăng Chi (A. V. 213) đức Phật đưa ra mười nguyên nhân sâu xa dẫn đến các ước muốn và cầu nguyện thấp kém. Mười nguyên nhân đó là: (1) quan niệm sai lầm, (2) tư duy sai lầm, (3) lời nói sai lầm, (4) hành vi sai lầm, (5) lập nghiệp phi pháp, (6) nỗ lực sai lầm, (7) chú tâm sai lầm, (8) thiền định sai lầm, (9) kiến thức sai lầm, (10) tự do sai lầm. Mười nguyên nhân này thực chất có nguồn gốc sâu xa từ quan niêm sai lầm. Chính "quan điểm" là chủ não của nhận thức và hành động. Một khi nhận thức sai thì hành động trở nên nguy hại cho đạo đức và phúc lợi của người khác. Ví dụ khi một người nào đó nhận thức sai lầm rằng giết người, cướp của, quan hệ tình dục phi pháp, nói láo để lừa gạt người, uống rượu, hút thuốc và ăn chơi xa xỉ, là không có hại hay không trái với nguyên tắc đạo đức căn bản của xã hội loài người, thì chắc chắn rằng người đó không những có những ước muốn xấu ác, tổn hại tha nhân và xã hội mà còn có thể có các hành vi bất thiện, để đem về lợi ích vị kỷ cho bản thân mình. Trong trường hợp này, người cầu nguyện hay có ước nguyện thấp kém sẽ bất chấp luật pháp, làm những điều bất chính, tổn hại cho đạo đức xã hội. Do đó, để chặn đứng các cầu nguyện hay ước muốn xấu xa đó, trước nhất và hơn bao giờ hết, chúng ta nên phát triển quan điểm chân chánh (sammà-di.t.thi). Nói cách khác quan điểm chân chánh là đầu mối của tất cả hành vi đạo đức đem lại lợi ích cho bản thân và tha nhân.
Cũng trong bài kinh trên, đức Phật trình bày 10 nguyên nhân của ước muốn hay cầu nguyện cao thượng, đó là: (1) quan niệm chân chánh, (2) tư duy chân chánh, (3) lời nói chân chánh, (4) hành vi chân chánh, (5) lập nghiệp chân chánh, (6) nỗ lực chân chánh, (7) chú tâm chân chánh, (8) thiền định chân chánh, (9) kiến thức chân chánh, (10) tự do chân chánh.
Quan niệm chân chánh được xem là yếu tố dẫn đầu của chín loại chân chánh còn lại. Theo lời Phật dạy, quan điểm chân chánh là cái nhìn về con người và sự vật dưới ánh sáng của nguyên lý duyên khởi hay tương thuộc, không có một nguyên nhân khởi thủy, sanh ra muôn vật. Quan niệm như vậy đánh đổ hoàn toàn một niềm tin sai lầm về một đấng tạo dựng, sanh ra sơn hà vũ trụ do đó nắm lấy cán cân thưởng phạt đạo đức con người. Người có quan niệm chân chánh sẽ làm chủ bản thân mình, không than trời trách đất về những đau khổ khách quan, vì nhận thức rõ rằng nguyên nhân của nó là những hành vi tham lam, sân hận, si mê và tham ái trong hiện đời hay trong quá khứ. Người có quan điểm chân chánh cũng nhìn thấy được phương diện khác của cuộc đời là trạng thái hạnh phúc và an lạc do vắng bóng hoàn toàn các khổ đau tâm sinh lý. Ðể đạt được an lạc này, không thể cầu xin một đấng thần linh ban giáng hay mua đổi bằng tiền bạc, danh vọng, chức sắc, trái lại chỉ có phát triển chín điều chân chánh còn lại (như đã nêu ở trên) mới giúp cho chúng ta có được an lạc và hạnh phúc thật sự và bền lâu.
Nói tóm lại nếu mười tà là những nguyên nhân, là chất xúc tác, là chất dẫn đạo, là cội nguồn của những nguyện vọng hay cầu mong thấp kém thì 10 chân chánh là những nguyên nhân ngược lại, mang lại kết quả an lạc và hạnh phúc cho mình và người, đời này và đời sau. Người đệ tử của đức Phật nói riêng, và người mong mỏi tiến bộ đạo đức nói chung nên phát triển 10 chân chánh để sống an vui trong đời.
III. Khái niệm cầu an và cầu siêu
Ðạo Phật không chú trọng đến ước muốn thuần túy. Ðạo Phật chủ trương hành động thực tiễn. Mặc dù trong đạo Phật có nhiều bài kinh dạy về cách thế nào để đạt được an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống, cũng như cách tu tập để sanh về thế giới của các đức Phật, khái niệm "cầu an và cầu siêu" không những không phản ánh được điều trên mà còn có thể gây hiểu lầm rằng đạo Phật là đạo của cầu nguyện và van xin, đạo tùy vào tha lực.
Về từ nguyên, khái niệm "cầu an" và "cầu siêu" mới xuất hiện gần đây trong giới Phật giáo Việt Nam. "Cầu an" có nghĩa là đen là "cầu cho một người nào đó được khỏe mạnh và an lạc," trong khi "cầu siêu" có nghĩa là "cầu cho người chết được siêu độ, được sanh về thế giới của chư Phật."
Như vậy cầu an là sự mong muốn, là ước vọng được khỏe mạnh, an lạc và hạnh phúc. Nó không giới hạn ở việc cầu cho người bệnh sớm lành mạnh, tai qua nạn khỏi, như nhiều người đã hiểu lầm. Ðể được khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi và sự an lạc nội tâm, theo đức Phật là mỗi người phải tự trau dồi đời sống đạo đức và trí tuệ, phát huy các hạnh lợi tha, giúp đỡ mọi người, sống an trụ, chánh niệm và tỉnh thức trong từng phút giây của hiện tại. Không hoài vọng về quá khứ để thoát khỏi thế giới kinh nghiệm đau thương. Không hoài vọng về tương lai để không lo âu và sợ sệt. Sống một cách sáng suốt, bình thản trong hiện tại để khắc chế mọi tham ưu ở đời. Người sống được như vậy thì lúc nào cũng "an" lúc nào cũng khỏe mạnh, cũng hạnh phúc, không cần cầu nguyện và mong mỏi cũng được. Trái lại, nếu chúng ta sống buông lung, sa đọa, bỏ rơi hiện tại, không làm các điều thiện, trái lại rơi vào con đường tội lỗi thì dù có cầu nguyện bao nhiêu cũng không thể an ổn được. Trên tinh thần đó, để tránh hiểu lầm, kinh cầu an nên đổi thành "kinh an lạc."
Cầu siêu là nguyện vọng hay ước muốn một người nào đó được siêu thoát hay sanh về thế giới chư Phật. Do đó, chữ "cầu siêu" có thể là hình thức viết ngắn của từ "cầu siêu độ" hay "cầu siêu sanh" hay đầy đủ hơn "cầu siêu sanh Tịnh độ." Như vậy cầu siêu là nguyện vọng và ước muốn nhắm tới chủ yếu là người quá cố. Trong các nước Phật giáo Bắc tông do chịu ảnh hưởng của pháp môn Tịnh Ðộ, các kinh được đọc tụng vào các lễ tang và đám giổ thường là kinh A-di-đà, kinh Ðịa Tạng và Vu-lan. Tụng kinh A-di-đà chủ yếu là nhắc cho người chết nhớ lại pháp môn niệm Phật thiền "nhất tâm bất loạn" như là điều kiện tiên quyết để vãng sanh Tịnh Ðộ, để hương linh nương theo đó niệm Phật mà vãng sanh. Tụng kinh Ðịa Tạng một mặt nhằm ôn lại công đức hiếu thảo của bồ-tát này, mặt khác phát huy và tu tập mảnh đất tâm (địa = tâm địa). Khi tụng kinh này, con cháu của người quá vãng được dịp học hỏi về hiếu hạnh và còn có cơ hội để trau dồi tâm tánh cho thuần thục. Ðọc kinh Vu-lan để học hỏi tấm gương báo hiếu đặc biệt của ngài Mục-kiền-liên. Nói chung các bài kinh trên không chỉ có tác dụng tốt cho người quá cố mà hơn hết làm nhằm giáo dục cho thân quyến của người chết về các phương pháp tu tập và làm phước. Theo đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai. Không ai có thể giải thoát cho ai. Sự cầu nguyện chỉ mang tính cách biểu tượng, thể hiện tấm lòng thương kính và biết ân đối với người quá cố, và ở phương diện khác nhằm nhắc cho người quá cố biết về quy luật sanh tử mà không còn quyến luyến thế gian, dễ dàng ra đi hay tái sanh. Do đó, để tránh hiểu lầm, thuật ngữ "kinh cầu siêu" nên đổi thành "kinh siêu độ" hay "kinh siêu thoát."
Nói tóm lại, để được sức khỏe và an lạc, theo đạo Phật, chúng ta phải tu tập công đức, làm việc lành, sống tiết chế, ngủ nghỉ ăn uống thích hợp, an trụ vào hiện tại, lấy chánh niệm và sự tỉnh thức làm phương châm của cuộc sống. Ðược như vậy thì sự an lạc sẽ hiện diện như người bạn đồng hành của ta trong cuộc đời. Tương tự, để được siêu thoát, mỗi người phải tự trang bị cho mình các hành trang đạo đức khi còn khỏe mạnh, để khi cơn vô thường đến, nhắm mắt xuôi tay, nghiệp thiện của chúng ta sẽ dẫn dắt chúng ta tái sanh về cảnh giới tốt hay vãng sanh về cảnh giới của chư Phật. Ở đây, không hề có yếu tố tha lực. Tất cả tùy thuộc vào đời sống đạo đức, trí tuệ và thái độ sáng suốt của chúng ta.
IV. Cầu nguyện và kết quả
Trong đạo Phật, cầu nguyện hay ước muốn dù là đạo đức và cao thượng cũng có giá trị rất giới hạn, ở phạm vi của ý chí, chứ chưa thể hiện cụ thể ở hành động. Ðạo Phật do đó đề cao chủ thuyết hành vi đạo đức có chủ ý (cetana) như là nền tảng của các thành công và toại nguyện trong cuộc sống. Nói cách khác cầu nguyện hay ước muốn dù tốt đẹp đến đâu nếu không có hành động hay ứng dụng cụ thể cũng trở nên vô ích. Học thuyết hành vi đạo đức của Phật giáo trên cơ sở này đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống đạo đức của con người. Ðạo Phật không dạy ta sống với những ước muốn hay cầu nguyện suông, trái lại dạy ta các phương pháp cụ thể để biến niềm mơ ước chân chánh và cao đẹp trở thành hiện thực.
Trên tinh thần hành động là quan trọng, ước muốn là phụ thuộc, đạo Phật đã dạy chúng ta sống với một thái độ tự tin vào các hành thiện và đạo đức của bản thân trong việc mang lại hạnh phúc và sự toại nguyện trong đời. Một khi hiểu được đạo lý nhân quả của Phật, nghĩa là hiểu rằng không có ai cầm cân cuộc sống thưởng phạt, ngoài chính hành vi thiện ác của chúng ta, người Phật tử không phải mất thời giờ để cầu nguyện hay ước muốn này nọ. Nếu thần linh không thể giúp được họ trong các hành vi bất thiện nếu có của họ, thì thử hỏi làm sao họ có thể cứu giúp được chúng ta. Thần linh và thượng đế nếu có cũng không sống ngoài quy luật nhân quả tương duyên. Do đó, người Phật tử không dại gì phải trông chờ vào một quyền năng bất thật của thượng đế, chúa trời, mẹ sanh mẹ độ, đức ông, đức bà v.v. Người Phật tử ý thức sâu sắc rằng, một khi đã tạo nghiệp ác, dù có van xin, chúng ta cũng phải là người gặt hái kết quả đau khổ của nó. Không ai có thể đánh đổ quy luật muôn đời này. Sau đây là một đoạn kinh cho thấy rõ điều đó:
"Nếu ai làm 10 nghiệp ác, rồi một quần chúng đông đảo đến cầu khẩn van xin, thành kính mong rằng người ấy sẽ được sanh thiện thú. Sự cầu khẩn như vậy là vô ích. Làm 10 nghiệp ác phải rơi vào đọa xứ. Sự thể như có một người quăng tảng đá vào hồ nước, rồi nhiều người đến cầu khẩn van xin cho tảng đá ấy được nổi lên. Sự cầu khẩn như vậy là vô ích. Vì tảng đá, với sức nặng của nó, không thể nổi lên, không thể trôi vào bờ như lời cầu khẩn. Cũng vậy, tạo 10 nghiệp ác thì phải rơi vào đọa xứ "(Tương Ưng IV, 313).
Ở đây lời của Phật nhằm xác quyết rằng hành vi ác và bất thiện là nguyên nhân gây ra các hậu quả khổ đau, mà người đã tạo ra nó phải gánh chịu trong đời của mình, dù hiện tại hay về sau. Sức gia trì và cầu nguyện trong trường hợp này không có giá trị đạo đức nào cả. Bởi lẽ, nếu cầu nguyện có kết quả thì chắc chắc rằng những người triệu phú, tỷ phú trên thế gian này phải là những người siêu sanh trước nhất, được hết tội trước nhất, do tiền rừng biển bạc của họ tung ra trong các buổi cầu nguyện tôn giáo.
Theo đức Phật nhân quả là người thẩm phán tuyên án đau khổ cho người đã tạo ra nghiệp xấu ác và ban thưởng hạnh phúc cho người hiền lương. Vị thẩm phán này không thể bị các hình thức hối lộ thế gian tác động, để cải đen thành trắng, để trắng án, như trong các trường hợp của pháp luật đời. Vị thẩm phán của nhân quả rất công minh, chính xác và không lầm lẫn trong khi phán quyết nghiệp báo của các hành vi thiện ác.
Về phương diện cầu nguyện hay ước muốn thiện, đức Phật cũng khẳng định rằng cầu nguyện về điều thiện mà không nỗ lực thực hiện thiện cũng trở nên vô ích và không có kết quả nào cả. Trong các buổi cầu nguyện cao đẹp, thường người ta mong mỏi cho mình nào là có sức khỏe, sống thọ, có danh thơm tiếng tốt, có được sắc đẹp, có hạnh phúc v.v. Ðức Phật khẳng định rằng những thứ này không thể do cầu nguyện hay ước muốn suông mà có được:
"Này các vị, có năm điều sau đây không thể do cầu nguyện hay ước muốn mà có được: (1) tuổi thọ (àyu), (2) sắc đẹp (va.n.na), (3) hạnh phúc (sukha), (4) danh tiếng (yasa) và (5) sanh cõi trời (sagga)." [Tăng Chi, A"nguttara Nikàya, III. 47]
Nghĩa là theo đức Phật, muốn có sức khỏe chúng ta phải sống tiết độ, thiền định, không sa đắm sắc dục, không rượu chè, hút sách, siêng thể thao, và ngủ nghỉ thích hợp. Muốn có sắc đẹp ta phải biết giữ gìn sức khỏe, ăn uống kiêng cử, nghỉ ngơi hợp lý, làm việc điều độ v.v. Muốn có đời sống hạnh phúc ta phải làm thiện, bỏ ác, tuân thủ pháp luật, sống vì lợi ích của mình và người khác. Muốn có danh tiếng ta phải siêng năng học tập, làm việc chăm chỉ, sống có lương tâm, đạo đức, cương trực, liêm sĩ, công bằng, thanh cao, rộng lượng giúp đỡ người khác và làm nhiều việc tốt. Muốn sanh cõi trời thì phải tu nhân tích đức, phát triển 10 hạnh lành, tu thiền định, bố thí cúng dường và làm nhiều việc từ thiện. Nói chung tất cả những thứ đó không thể do cầu nguyện hay ước muốn mà có được. Ở đây, chúng ta thấy chủ nghĩa hành động đạo đức là phương châm của một đời sống hạnh phúc và an lạc theo Phật giáo.
Kinh điển Phật giáo cũng xác định rằng một đời sống an lạc, hạnh phúc và giải thoát không phải là hệ quả của những ước muốn cao đẹp mà là kết quả của quá trình nỗ lực trau dồi đạo đức, thiền định và trí tuệ:
"Một người không chú tâm trong sự tu tập, dẫu có khởi lên ước muốn được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không còn chấp thủ, ước muốn ấy nhất định không được toại nguyện" (Tăng Chi III A, 123. Tương Ưng III, 184).
Nói cách khác các ước muốn hay cầu nguyện cao đẹp trái với nguyên lý nhân quả báo ứng chỉ là một sự mỏi mòn chờ đợi, vô ích và không cần thiết, và đôi khi còn mang lại sự chán chường và thất vọng:
Vắt sữa nơi "sừng" con bò cái
Tìm dầu nơi thùng cát có nước
Dầu ước nguyện cũng không thành tựu -- (Kinh Trung Bộ I, 103).
Sự giác ngộ, giải thoát hay chứng đắc trong Phật giáo là kết quả của quá trình dày công tu tập, chặt đốt phiền não, lậu hoặc. Sự tận diệt phiền não là cội nguồn của Niết-bàn, của đạo quả Vô thượng Bồ đề. Nhưng đó không phải là hệ quả của cầu nguyện hay cứu rỗi:
"Muốn chứng được Vô thượng Bồ đề mà không đoạn trừ Sát Ðạo Dâm Vọng, chẳng khác nào như nấu cát muốn thành cơm, dù trải qua ngàn ức kiếp cũng không thể nào thành tựu được" (Lăng Nghiêm, VI, 234-242).
Trong quá trình hướng đến giải thoát của mọi hành giả, Ðức Phật đã tuyên bố là Ngài chỉ đóng vai trò của Ðạo Sư dẫn đường, không thể ban bố cho chúng ta kết quả giải thoát. Do đó để đạt chân lý giải thoát, chúng ta phải là hành giả tu tập, như bài kệ dưới đây, Ðức Phật đã khuyên:
"Hãy tự siêng trau dồi,
Như Lai chỉ thuyết dạy.
Tự hành trì thiền định,
Tự giải thoát ác nghiệp" (Kinh Pháp Cú, kệ 276)
Sự tu tập trên cơ sở nỗ lực của tự thân còn được Ðức Phật sánh ví với ốc đảo vững chắc, chính trên cơ sở này hoa tỉnh thức sẽ nở rộ, phiền não nghiệp chướng bị tiêu trừ:
"Hãy tự làm hòn đảo,
Tinh cần gấp sáng suốt,
Trừ cấu uế: thanh tịnh.
Ðến thánh địa chư Phật" (Kinh Pháp Cú, kệ 236).
Và Ðức Phật cũng lưu ý chúng ta, không phải từ Ngài, không phải từ ân sủng cứu chuộc của Thiên Chúa, không phải do một ai, mà chính do sự tự tu tập của chúng ta dẫn chúng ta đến sự giác ngộ. Có như vậy, sự giác ngộ ấy mới vững chắc:
"Chẳng phải nương người khác,
Mà đạt được Niết-bàn,
Do tự điều, tự nương,
Mà đích đến kiên cố " (Kinh Pháp Cú, kệ 323).
Do đó, người Phật tử khi nắm vững nguyên lý nhân quả nghiệp báo là cán cân thưởng phạt chính xác, công bằng, nên không hoài công nhọc sức mong đợi, vọng cầu. Trái lại khi làm xong bất kỳ việc thiện nào, họ trở nên thản nhiên, ung dung, không chờ đợi kết quả, vì họ biết chắc chắn rằng kết quả tốt sẽ đến, không chóng thì chày. Hai câu thơ vô danh sau đây cho thấy một niềm tin chân chánh đó:
Khai trì bất đãi nguyệt
Trì thành tất tự lai
Tạm dịch là:
Ðào ao chẳng đợi trăng sao
Khi ao có nước trăng sao hiện về!
Nói tóm lại, cầu nguyện có giá trị rất giới hạn trong đời sống đạo đức của người Phật tử. Người Phật tử theo đúng tinh thần Phật giáo là người theo chủ nghĩa hành động thiện, chứ không phải là người chỉ biết ước vọng thiện. Chính hành động thiện quyết định đời sống đạo đức chứ không phải những cầu nguyện hay ước nguyện chân thành.
V. Cầu nguyện, phát nguyện và hồi hướng
Trong Phật giáo Ðại thừa còn có hai khái niệm liên hệ đến cầu nguyện là "phát nguyện" và "hồi hướng" hay "hồi hướng công đức." Hai khái niệm này chứa tải ý nghĩa đạo đức rất cao và đã trở thành nếp sống của các Phật tử theo truyền thống Bắc tông hay Ðại thừa.
Trong nhiều trường hợp như chúng ta chứng kiến trong cuộc sống, cầu nguyện thường phản ánh thái độ tâm lý mong cầu hay mong đợi những lợi ích hay hạnh phúc cho bản thân mình, gia đình mình, đất nước mình. Dù là các ước muốn hay mong mỏi thiện, nó cũng thường xoay quanh cái ta, vì cái ta, dù nhỏ hay lớn. Nó có thể mang dáng dấp của vị kỷ, trong sự sâu kín nhất của tâm hồn. Người ta thường cầu nguyện cho người thân mình, chứ ít ai nghĩ đến việc cầu nguyện những điều tốt lành cho kẻ thù mình, cho những người hảm hại mình. Thái độ tâm lý này giới hạn vào người thân, người làm tốt cho mình, người có ân ích với mình đã trở thành thói quen và tập khí của chúng sanh nhiều đời.
Các bậc bồ-tát của Phật giáo thì khác hẳn. Các ngài không còn thái độ nhận thức lập cước trên thân sơ. Ðối với các ngài, tất cả chúng sanh là thân bằng quyến thuộc từ nhiều đời kiếp trong quá khứ. Chúng ta đã từng là cha mẹ, anh em, bạn bè, thân thuộc, vợ chồng của nhau trong chuổi dài vô thủy của sanh tử. Tình thương thân quyến và đồng loại không thể ngăn cản được các ngài. Lòng từ bi của các ngài đã siêu vượt ranh giới của bỉ thử, ta người, thân sơ, thù bạn, mà còn trải rộng đến các loài động vật và cây cỏ, côn trùng. Một tình thương vô bờ bến như vậy đã thúc giục các ngài không sớm chứng đắc đạo quả vô thượng bồ-đề để cứu độ chúng sanh đang đau khổ trong ba cõi.
Ðạo lý bồ-tát đã dạy người Phật tử mở rộng tình thương và trí tuệ đến với mọi người và mọi loài. Một khi dấn thân trên con đường bồ-tát, người Phật tử trước nhất phải biết "phát tâm." Sự phát tâm bao gồm 2 bước: trước nhất là phát tâm giác ngộ như Phật và bồ-tát (phát bồ-đề tâm) sau đó là phát tâm độ chúng sanh. Phát tâm độ chúng sanh chính là "phát nguyện" của người học theo hạnh bồ-tát. Phát tâm giác ngộ là một quá trình tự tu, tự độ. Phát tâm độ chúng sanh và quá trình lợi tha, và cứu độ tha nhân. Hạnh bồ-tát bao trùm tự độ và độ tha, chứa đựng đầy đủ nhân hạnh và quả chứng.
Ngoài ra, người Phật tử còn phải biết hồi hướng công đức tu tập của mình đến với tất cả chúng sanh trong ba cõi sáu đường. Nếu phát tâm giác ngộ và phát nguyện độ sanh là những tấm lòng vì đạo cao cả, vì thương xót chúng sanh thì hồi hướng công đức là một thể hiện cụ thể của tấm lòng giác ngộ và bao la đó. Nghĩa là người Phật tử tu tập không phải vì cho mình mà cho người, thành quả giác ngộ và công đức thu hoạch được không phải để dành riêng cho mình, mà còn san xẻ đều cho chúng sanh. Chia xẻ công đức như vậy chính là làm cho tâm mình giác ngộ, làm cho tình thương trở nên siêu vượt biên giới, thời gian và không gian.
Nói một cách khác, người Phật tử hiểu rõ đạo lý của đức Phật sẽ không còn cầu nguyện mang tính chất "thu hẹp" lợi lạc cho bản thân mình, gia đình mình, quốc gia mình, mà hơn hết, phải biết phát nguyện để "mở rộng" tấm lòng ra, hướng đến lợi ích của người khác và tất cả chúng sanh; để có những hoạt động cụ thể, giác ngộ mình và người. Tình cảm vị kỷ và mang tính giới hạn của "cầu nguyện" đã được tình thương của "phát nguyện" thay thế. Phát nguyện giác ngộ để tự độ. Phát nguyện hồi hướng công đức cho tha nhân và chúng sanh là độ tha. Ðây là hai đặc tính thay thế hoàn toàn những cầu nguyện và ước muốn có tính cách hạn cuộc.
Không có gì cao đẹp cho bằng khi người Phật tử làm bất kỳ việc thiện gì không phải chỉ cho mình, vì mình, mà còn cho người khác, vì người khác và nói rộng ra là tất cả chúng sanh. Sự nghiệp cũng như mục tiêu lớn nhất của người Phật tử là hướng đến sự giác ngộ chính mình và chúng sanh. Sự phát nguyện và hồi hướng công đức của người Phật tử cũng không ra ngoài mục tiêu giác ngộ trọn vẹn, nghĩa là cùng nhau tu hành và thành Phật:
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Ðệ tử và chúng sanh
Ðều trọn thành Phật đạo
.

VI. Kết luận
Như vậy, đạo đức của người Phật tử không nằm ở những hành vi đạo đức cho bản thân, mà cốt là cho xã hội loài người và các loài động vật. Mục tiêu đạo đức rộng rãi như vậy rõ ràng không thể phát sanh từ ước muốn đơn thuần, mà phải phát xuất từ từ nhận thức giác ngộ cụ thể, hành động lợi tha cụ thể, để tất cả chúng ta và chúng sanh cùng từng bước hướng đến và thành tựu con đường và đạo quả giác ngộ, vượt thoát vĩnh viễn đau khổ.
Ðây chính là điểm khác biệt căn bản nhất và quan trọng nhất, giữa đạo Phật và các tôn giáo khác, không những về ý nghĩa cầu nguyện mà còn ở tính chất vị tha, vô ngã bao la trong hành vi đạo đức và thiện ích của người Phật tử trên con đường tu tập hạnh bồ-tát: phát tâm giác ngộ, phát nguyện độ sanh, tu tập công đức và hồi hướng công đức đó đến muôn loài, cốt chỉ để giác ngộ cho mình, người và tất cả chúng sanh./.