Blogger Mẹ Nấm viết cho RFA
Trả lời phóng viên báo chí chiều ngày 24 tháng 7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải thích việc bà không đi thăm hỏi các gia đình có con em xấu số đã thiệt mạng sau khi được tiêm vắc xin ngừa viêm gan B tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) như sau:
Lịch trình, chuyến bay... đã được bố trí kín lịch. Do vậy, bà không thể bố trí thời gian đi thăm các gia đình có cháu bé bị tử vong.
“Bộ Y tế cũng đã có đoàn công tác tại Quảng Trị thăm hỏi, chứ tôi không thể trực tiếp đi” (1)
“Bộ Y tế cũng đã có đoàn công tác tại Quảng Trị thăm hỏi, chứ tôi không thể trực tiếp đi” (1)
Tôi tự hỏi với trách nhiệm của một người đứng đầu một bộ có sự cố liên quan đến sinh mạng của ba đứa trẻ vô tội kia mà bà Kim Tiến có thể buông những lời vô cảm như trên kia, thì liệu tính phụ nữ, bản năng làm người, làm mẹ có còn tồn tại trong con người bà chút nào không?
Hơn thế nữa, cái ghế bộ trưởng ở Việt Nam hóa ra chỉ là ngồi đợi nghe báo cáo và chứng kiến người khác chịu trách nhiệm cho sự yếu kém năng lực quản lý lẫn lãnh đạo của mình thôi ư?
Giả sử những em bé sơ sinh vô tội kia là con cháu, là người thân của bà Bộ trưởng thì liệu bà có bình thản đi dâng hoa, dâng hương cho các anh hùng liệt sỹ một cách bình thản được hay không?
Giả sử những em bé sơ sinh vô tội kia là con cháu, là người thân của bà Bộ trưởng thì liệu bà có bình thản đi dâng hoa, dâng hương cho các anh hùng liệt sỹ một cách bình thản được hay không?
Hỏi tức là đã trả lời.
Thật lòng mà nói, tôi không thấy phẫn nộ với cách hành xử và những gì bà Tiến trả lời trên báo chí, bởi bà cũng như nhiều vị quan chức lãnh đạo khác ở xứ này. Họ đều có chung một căn bệnh, đó là bệnh vô trách nhiệm – vô cảm. Một người bạn của tôi đã nói, một khi còn tin cậy, còn hy vọng thì người dân mới lên tiếng trách móc và cảm thấy bất bình. Tôi hoàn toàn đồng ý như vậy. Riêng tôi, tôi không có cả niềm tin và sự hy vọng vào lương tâm và năng lực lãnh đạo của những người như Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Câu hỏi đặt ra là khi ta mất lòng tin vào năng lực lãnh đạo của một người quản lý thì ta có quyền làm gì?
Câu hỏi đặt ra là khi ta mất lòng tin vào năng lực lãnh đạo của một người quản lý thì ta có quyền làm gì?
Yêu cầu Quốc hội bãi nhiệm?
Yêu cầu Thủ tướng cách chức?
Yêu cầu Thủ tướng cách chức?
Có người đã nói với tôi rằng, bà Tiến này xuống sẽ lại có một ông hay một bà Tiến ngu dốt và vô cảm khác lên thay, tất cả lại đi theo một đường tròn như từ trước đến giờ.
Tôi không nghĩ như vậy.
Tôi không nghĩ như vậy.
Sự lên tiếng của chúng ta không bao giờ lãng phí, bởi thực tế đã chứng minh chính phản ứng của dư luận gần đây đã khiến nhiều bộ, ngành phải xem xét lại các quyết định và nhân lực của mình.
Bạn còn nhớ không, Bộ Công an đã phải dừng việc ghi tên cha mẹ vào chứng minh nhân dân, phải cân nhắc lại quyết định xử phạt xe chính chủ… Cá nhân Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình (nhiệm kỳ 7/2002 - 6/2006) đã phải rời ghế vì sự vô trách nhiệm của mình trước sự cố lật tàu E1 tại Lăng Cô (Huế), bởi trong lúc nhiều người đang hoảng hốt vì tai nạn giao thông đường sắt đã cướp đi sinh mạng của nhiều người dân thì ông Bình lại đang ung dung nghỉ mát trong một khu tắm bùn hạng VIP tại Suối khoáng nóng Tháp Bà, Nha Trang. Mới gần đây nhất là Bộ Giáo dục Đào tạo đã phải ra Thông tư bãi bỏ quy định ưu tiên cộng điểm khi thi vào đại học, cao đẳng đối với các đối tượng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 bởi nó thiếu thực tế.
Bạn còn nhớ không, Bộ Công an đã phải dừng việc ghi tên cha mẹ vào chứng minh nhân dân, phải cân nhắc lại quyết định xử phạt xe chính chủ… Cá nhân Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình (nhiệm kỳ 7/2002 - 6/2006) đã phải rời ghế vì sự vô trách nhiệm của mình trước sự cố lật tàu E1 tại Lăng Cô (Huế), bởi trong lúc nhiều người đang hoảng hốt vì tai nạn giao thông đường sắt đã cướp đi sinh mạng của nhiều người dân thì ông Bình lại đang ung dung nghỉ mát trong một khu tắm bùn hạng VIP tại Suối khoáng nóng Tháp Bà, Nha Trang. Mới gần đây nhất là Bộ Giáo dục Đào tạo đã phải ra Thông tư bãi bỏ quy định ưu tiên cộng điểm khi thi vào đại học, cao đẳng đối với các đối tượng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 bởi nó thiếu thực tế.
Quay trở lại với việc trẻ em bị chết oan vì tai biến sau tiêm chủng, năm ngoái, 5 trẻ em tại Nghê An chết sau khi được tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem.
Không một lời xin lỗi, không một lời giải thích, sau đó Bộ Y tế quyết định dừng sử dụng loại vắc xin này trong chương trình tiêm chủng quốc gia.(2) Để rồi không lâu sau đó khi có kết quả kiểm định tại một phòng thí nghiệm độc lập ở Vương quốc Anh khẳng định các lô vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem đạt yêu cầu, Bộ Y tế lại vội vàng cho sử dụng lại. (3)
Có bao nhiêu ông bố, bà mẹ thực sự quan tâm đến việc người ta chích loại thuốc gì vào cơ thể bé bỏng của những thiên thần của mình tại các trạm xá?
Và thực sự nếu có thắc mắc thì chúng ta phải làm gì?
Không một lời xin lỗi, không một lời giải thích, sau đó Bộ Y tế quyết định dừng sử dụng loại vắc xin này trong chương trình tiêm chủng quốc gia.(2) Để rồi không lâu sau đó khi có kết quả kiểm định tại một phòng thí nghiệm độc lập ở Vương quốc Anh khẳng định các lô vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem đạt yêu cầu, Bộ Y tế lại vội vàng cho sử dụng lại. (3)
Có bao nhiêu ông bố, bà mẹ thực sự quan tâm đến việc người ta chích loại thuốc gì vào cơ thể bé bỏng của những thiên thần của mình tại các trạm xá?
Và thực sự nếu có thắc mắc thì chúng ta phải làm gì?
Hãy nghe ông PGS.TS Đỗ Sỹ Hiển, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Sức khỏe bao biện cho việc sử dụng vắc xin cũ như sau:
“Còn nói về vắc-xin Quinvaxem cần phải biết rằng, ngay cả bản thân nước sản xuất ra nó là Hàn Quốc, họ cũng không sử dụng loại vắc-xin này. Họ chỉ bán cho các nước khác, còn tại nước của họ, người dân sử dụng vắc-xin vô bào. Nước chúng ta nghèo nên chúng ta phải chịu, phải chấp nhận.”(4)
Bạn có chấp nhận sự bao biện trên đây không?
“Còn nói về vắc-xin Quinvaxem cần phải biết rằng, ngay cả bản thân nước sản xuất ra nó là Hàn Quốc, họ cũng không sử dụng loại vắc-xin này. Họ chỉ bán cho các nước khác, còn tại nước của họ, người dân sử dụng vắc-xin vô bào. Nước chúng ta nghèo nên chúng ta phải chịu, phải chấp nhận.”(4)
Bạn có chấp nhận sự bao biện trên đây không?
Một bác sĩ có uy tín đã chia sẻ trên blog của mình như sau:
“Đất nước đáng thương xót của chúng ta còn nghèo. Nhưng không phải vì nghèo mà con cái chúng ta phải chết vì những lọ vaccine giết người kia. Con cái chúng ta có quyền được chích ngừa bằng những vaccine tốt nhất, an toàn nhất như mọi trẻ em khác.
Và chúng có quyền được sống, sau khi được tiêm chủng!” (5)
Tôi tin là bạn cũng sẽ đồng ý như tôi vậy, bởi không thể lấy lý do là “nước chúng ta nghèo” làm đáp số cho sự ra đi oan uổng của những đứa trẻ vô tội.
“Đất nước đáng thương xót của chúng ta còn nghèo. Nhưng không phải vì nghèo mà con cái chúng ta phải chết vì những lọ vaccine giết người kia. Con cái chúng ta có quyền được chích ngừa bằng những vaccine tốt nhất, an toàn nhất như mọi trẻ em khác.
Và chúng có quyền được sống, sau khi được tiêm chủng!” (5)
Tôi tin là bạn cũng sẽ đồng ý như tôi vậy, bởi không thể lấy lý do là “nước chúng ta nghèo” làm đáp số cho sự ra đi oan uổng của những đứa trẻ vô tội.
Thôi thì ta tạm chấp nhận rằng vắc xin hỗn hợp 5 trong 1 Quinvaxem từ Hàn Quốc là lỗi thời, là do nước ta thiếu điều kiện, vậy còn lô vắc xin viêm gan B liên quan đến nguyên nhân tử vong của 3 trẻ sơ sinh tại BV huyện Hướng Hóa – Quảng Trị thì sao?
Một chi tiết mà tôi nghĩ ít người chú ý đến đó là lô thuốc này do Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) vắcxin và sinh phẩm y tế số 1 (Vabiotech) sản xuất.
Công ty vắcxin và sinh phẩm số 1 được thành lập theo Quyết định số 6 50/2000/QĐ-BYT ngày 02/03/2000 của Bộ Y Tế. (6)
Công ty vắcxin và sinh phẩm số 1 được thành lập theo Quyết định số 6 50/2000/QĐ-BYT ngày 02/03/2000 của Bộ Y Tế. (6)
Nếu kết luận bốn trẻ sơ sinh vừa tử vong gần đây là do vắc xin, thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Bộ Y tế, đứng đầu là Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến? Hay người điều hành Công ty TNHH MTV Vabiotech kia? Hay chỉ là các cô y tá, ê kíp bảo quản vắc xin?
Bộ Y tế, đứng đầu là Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến? Hay người điều hành Công ty TNHH MTV Vabiotech kia? Hay chỉ là các cô y tá, ê kíp bảo quản vắc xin?
Bạn thân mến, sự lên tiếng của tất cả chúng ta không bao giờ là vô nghĩa, bởi không ai biết trước chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai.
Bạn có con, em (hoặc cháu) nhỏ không?
Nếu có, hãy vì con, em (cháu) mình mà làm một điều gì đó, thực sự đã đến lúc chính sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng (nhất là những chính sách phục vụ quyền lợi của trẻ em) phải được cải thiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét