Sư ông Thích Thông Lạc nêu ra những giả dối của pháp Đại Thừa
Ngày nay không còn ngăn sông cách núi và không “đói” thông
tin như ngày xưa nữa. Cho nên, mọi thứ điều được rõ ràng: “Kinh Giả”, “Kinh Thật”,
đừng hòng ai lấp liếm che dấu sự thật. Nào, những Phật tử với ít bụi trong mắt,
đã lỡ bị nhiễm pháp “tham cao siêu” có thể được ích lợi nếu kiên nhẫn tìm hiểu
những vấn đề về cái gọi là “Đại Thừa”. Phật
Pháp Chân Thật (PPCT) xin giới thiệu bài pháp của sư ông Thích Thông Lạc (mà
hầu hết các web site rất sợ đăng, vì sao???). Bản thân PPCT không liên hệ gì
với sư ông và các đệ tử của sư ông. Đạo
Phật là đạo của người có trí biết phán xét đúng sai chứ không phải là đạo của
sự chấp nhận, tin ẩu tả những gì mà người ta áp đặt từ xưa.
PPCT có đọc qua
bộ Đường Về Xứ Phật của sư Ông (đã xuất bản NXB Tôn Giáo) và thấy có nhiều điểm sư Ông nói không sai (mặc
dù cũng có điểm PPCT bất đồng ý kiến với
sư Ông trong Đường Về Xứ Phật). Tuy nhiên những gì mà sư Ông nói như “Kinh Đại
Thừa là Kinh dỏm, Kinh giả, Kinh do tưởng tượng”, “mê tín dị đoan”… thì là đúng.
Những bài viết liên quan sau đây có thể bổ sung quan điểm của sư Ông về Đại
Thừa (nếu cần hãy đọc). Hãy nhớ rằng “những ai độc tài tư tưởng thì sẽ bị đọa
lạc mãi mãi”. Xin nhắc lại: Đạo Phật là
đạo của người có trí biết phán xét đúng sai chứ không phải là đạo của sự chấp
nhận, tin ẩu tả những gì mà người ta áp đặt từ xưa. · Nguồn gốc Kinh Đại Thừa là do các sư viết ra - Nguyễn Trung Hiếu
· Kinh ngụy tạo (Apocrypha) - Tác giả Prof. KYOTO TOKUNO, Ph.D
· ĐẠI-THỪA và TIỂU-THỪA phái nào cao siêu hơn ? - Thích Giác Hoàng
· Lịch sử kết tập Kinh luật lần thứ 1,2 và 3 (6 lần) - TT. Thích Phước Sơn
· Lịch sử kết tập Pháp tạng lần thứ 4,5 và 6 - TT. Thích Phước Sơn
· Sự thật về Tam Tạng kinh điển! - Quán Như
· KINH KALAMA TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH THIỀN TÔNG VIỆT NAM - GS001
· THỰC HƯ VỀ CÂU CHUYỆN NIÊM HOA VI TIẾU CỦA THIỀN TÔNG (Thư viện hoa sen)
· Lịch sử kết tập kinh điển và truyền giáo - Tỳ Kheo Thiện Minh
· Một nghiên cứu cho thấy "Tiểu Thừa" chỉ là danh từ chế ra thời sau này (GS. Dominique Trotignon)
· Pháp môn Tịnh độ trong kinh điển Pāli
· Khái quát về nguồn gốc Kinh A-hàm Thích Nguyên Hiền biên soạn
· Khái quát lịch sử truyền bá kinh điển và những đặc điểm của Kinh tạng Nikàya
· PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ PHẬT GIÁO BIẾN CẢI - Tiến sĩ Phật học Sures Chandra Banerji
PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
Hỏi:
Kính bạch Thầy, trước đây con có hành trì pháp môn NIỆM PHẬT nhưng khi
biết đó là pháp ức chế tâm, con đã từ bỏ. Tuy nhiên con vẫn còn có một
số thắc mắc về pháp môn này:
1-
Trong kinh Thập Thượng (Trường Bộ II, trang 663) Ngài Sariputa có dạy:
Sáu pháp cần phải tu tập trong đó có pháp thường niệm Phật (tùy niệm
Phật).
2-
Trong các kinh Tăng Chi- phần 1 pháp, phần 3 pháp v.v... đã ghi rõ niệm
Phật đưa đến “nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác
ngộ, niết bàn”. Vị Thánh đệ tử niệm Phật được “tịnh tín, hân hoan, đoạn
tận phiền não”. Vậy pháp môn Niệm Phật trong kinh Nguyên Thủy với pháp
môn niệm Phật của Tịnh Độ Tông khác nhau như thế nào?
3-
Một vị Thượng Tọa ở Học Viện Phật Học TP HCM có giảng: “Người niệm Phật
được nhất tâm bất loạn, khi chết được vãng sanh cực lạc Tây Phương, là
vị A Na Hàm hay Trung Gian Bát Niết Bàn. Vì thế ở cảnh giới này vị ấy tu
tiếp Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo để thể nhập Niết
Bàn”.
4- Một vị Thượng Tọa viết trong Thanh quy “Niệm Phật là chánh niệm” ?
Kính thưa Thầy các luận giải này đúng sai như thế nào?
Đáp:Pháp
môn niệm Phật trong kinh Nguyên Thủy và pháp môn niệm Phật trong kinh
Tịnh Độ không giống nhau, vì pháp môn Tịnh Độ ức chế tâm (dùng câu niệm
Phật tập trung tâm không loạn tưởng để được nhất tâm) ngược lại phápmônniệm
Phật trong kinh Nguyên Thủy là tâm tâm niệm niệm qua hạnh sống của đức
Phật để tâm ly dục ly ác pháp, chứ không có niệm danh hiệu Phật như
trong kinh Tịnh Độ.
Kinh Nguyên Thủy dạy: không những niệm Phật mà còn niệm Pháp, niệm Tăng
và niệm Giới. Thầy đã giảng trong kinh Tứ Bất Hoại Tịnh, vậy các con hãy
đọc lại sẽ rõ nghĩa và cách thức tu tập.
Một vị Thượng Tọa ở Phật Học Viện TP HCM dạy: “Người niệm Phật được nhất tâm bất loạn khi chết được vãng sanh về cực lạc Tây phương”. Vị
thượng tọa này chỉ giảng theo trong kinh Tịnh độ, chứ riêng bản thân vị
thượng tọa cũng chẳng biết có được vãng sanh hay không?
Theo thiển nghĩ của Thầy, một nước Cực Lạc ở Tây phương là một nước
thanh bình và rất vui, người dân ở đó tính tình phải hiền hậu không còn
tham, sân, si, trái lại người thế gian niệm Phật được nhất tâm mà tính
tình hung ác vẫn còn tâm tham, sân, si ngút ngàn, nếu được Phật A Di Đà
rước về nước Cực Lạc thì nước Cực Lạc có còn Cực Lạc và thanh bình nữa
không?
Các con cứ suy ngẫm, đừng để mình bị lừa đảo, đừng sống trong tưởng các
con ạ! Phải sống trong thực tế, đừng mơ mộng ảo huyền, toàn thứ bánh vẽ,
thật sự không ích lợi gì cho kiếp sống hiện tại của con người các con
ạ!
Người giữ gìn giới luật nghiêm túc, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt
nào, tâm thường ly dục ly ác pháp thì mới được nhập lưu (vào dòng
Thánh), nghĩa là tâm người đó lìa được tâm tham, sân, si chứ chưa có
đoạn được, nếu tâm được như vậy mới được dự vào dòng Thánh còn không
được vậy mà gọi là đắc quả A Na Hàm thì không đúng. Pháp môn tu tập ức
chế tâm cho hết vọng tưởng mà chứng quả A Na Hàm thì thật là sống trong
mơ, trong mộng.
Niệm Phật là Chánh niệm là một điều sai, niệm Phật chỉ mới tập tỉnh giác trong câu niệm Phật.
Tại sao quý vị lại không phân biệt được chánh niệm và tỉnh giác.
Chánh niệm là niệm thiện, còn tà niệm là niệm ác. Mười điều thiện là chánh niệm, mười điều ác là tà niệm.
Tỉnh giác là tỉnh thức, nhờ có thân hành niệm tâm tỉnh giác nơi hành động nội và ngoại của thân.
Tâm chú ý hành động niệm câu danh hiệu Phật là tâm tu tỉnh thức chứ chưa
có chánh niệm, vì câu niệm Phật chẳng thiện chẳng ác thì không thể được
gọi là chánh niệm vì chánh niệm của nó phải có đối tượng là tà niệm.
Ở đây chữ nghĩa còn hiểu sai thì thực hành làm sao đúng được. Do hiểu sai Thầy Tổ của chúng ta
đời đời kiếp kiếp tu hành chẳng đi về đâu cả, thật uổng phí một đời
người, có công tu hành, giống như dã tràng xe cát biển Đông.
Các con muốn tu theo đạo Phật thì phải nghiên cứu cho rõ ràng đừng vội vàng tin, hãy cân nhắc thận trọng như đức Phật đã dạy: “ Chớ có tin.... chớ có tin ...mà hãy tin những gì có lợi ích cho mình cho người”.
TẠO CẬN TỬ NGHIỆP THIỆN LÀ MỘT HÀNH ĐỘNG DỐI TRÁ
Hỏi:Kính
thưa Thầy, đối với người già, nhất là người sắp chết, pháp môn niệm
Phật dễ học tập và hành trì với ba tư lương: “TÍN, HẠNH, NGUYỆN” Một
pháp sư giảng: người niệm Phật lại được trợ niệm, có thể giúp cho CẬN TỬ
NGHIỆP có được sanh thú tốt hơn, ví như dù con bò yếu (niệm thiện)
nhưng được đứng gần cửa chuồng sẽ được ra trước (?). Vậy nếu không dùng
Pháp niệm Phật thì đối với người già, người sắp chết chúng ta giúp đỡ
cho họ như thế nào để có ý nghĩa tích cực nhất?
Đáp: Cái
mà gọi là “CẬN TỬ NGHIỆP” đây cũng là một trò lừa đảo của Tịnh Độ Tông,
một việc làm hết sức phi đạo đức, che mắt thiên hạ. Một đời làm ác, chỉ
đợi giờ phút cuối cùng dùng câu niệm Phật để tạo cận tử nghiệp tốt, để
được tái sanh cảnh giới thiện ( Cực Lạc), tạo cận tử nghiệp thiện như
vậy có đúng không?
Trong
thời đức Phật còn tại thế, có một người tên là Vô Não, tu hành theo tà
pháp của ngoại đạo. Ngoại đạo dạy ông giết người cắt lóng tay xâu làm
chuỗi đúng 1000 lóng tay sẽ chứng đạo. Nghe lời dạy ấy ông giết 999
người và còn người cuối cùng ông dự định giết đó là mẹ ông.
Biết được tâm niệm bất hiếu tội lỗi này đức Phật đến đó giải cứu mẹ ông và khiến ông thức tỉnh.
Từ
đó ông năng nổ tu hành theo giáo pháp của đức Phật, ông thường ngăn ác
và diệt ác trong tâm ông. Một hôm ông đi khất thực người ta biết được
ông là người tàn ác thường hay giết người nên người ta đã không cho cơm
ăn mà còn lấy đá ném và gậy gộc đánh ông u đầu chảy máu, ông nhẫn nhục
chạy đi và không thù oán kẻ đánh mình, ông nghĩ quán như lời Phật dạy: “nhân quả” Do sự quán xét này ông đã cứu mình thoát khổ và chẳng bao lâu ông chứng đạo quả A La Hán.
Sự
chứng đạo giải thoát này không phải nhờ ai hộ niệm cho ông mà phải
chính ông năng nổ chuyên cần tu tập ngăn ác diệt ác pháp với một tâm
nhiệt huyết nồng nàn.
Con
đường tu hành giải thoát của đạo Phật không thể có sự hộ niệm được mà
phải chính bản thân của người đó tinh tấn siêng năng tu tập vì thế đức
Phật dạy: “Chẳng phải tôi, cũng chẳng phải người nào khác có thể đi con đường ấy cho anh. Chính anh, anh phải đi cho anh”.
Như
vậy rõ ràng khi còn sống mạnh khỏe không tu tập đến khi chết còn gì tu
tập cho kịp nữa. Suốt một đời tu tập xả tâm ly dục ly ác pháp hết sức
năng nổ còn sợ chưa làm xong, huống là sắp chết đến nơi rồi thì hộ niệm
còn sức đâu đủ bình tĩnh, còn sức đâu đủ gan dạ chịu đựng những cơn
nghiệp khổ đau tận cùng lúc sắp lâm chung như ai xé ruột xé gan. Hộ niệm
chỉ là một hình thức suông mà các nhà phát triển tưởng giải ra để lừa
đảo mọi người làm sai lệch ý nghĩa tự lực của đạo Phật.
Một đời làm ác chỉ một phút giây tỉnh giác quay đầu trở lại là giải thoát “Tu nhất kiếp ngộ nhất thời”.
Lời này dạy không đúng, đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn phải sáu năm khổ
hạnh, bốn mươi chín ngày tu tập hết sức mới chứng được đạo quả.
Hiểu
biết Phật pháp cho đúng nghĩa cũng không phải dễ huống là tu tập còn
khó gấp trăm ngàn lần, vì phải trải qua một thời gian dài sống và tu tập
uốn nắn tâm mình cho đến khi thuần thục đâu phải là một việc dễ làm,
một sớm một chiều làm xong được.
Bởi
vậy chúng ta tu tập thì hãy tu tập cho đúng lời dạy của đức Phật chứ
đừng nghe theo những lời dạy của các Tổ, do đó đức Phật cảnh giác chúng
ta: “Đừng tin Thầy Tổ....đừng tin kinh sách v.v...và đừng tin v.v.......”.
Trong
kinh sách Nguyên Thủy không có dạy hộ niệm, chỉ dạy cho người còn đang
sống mạnh khỏe, còn người đau bệnh đức Phật đã xác định: “người có bệnh tu tập rất khó”. Đó là một điều khó tu trong năm điều khó. Trong kinh Bồ Đề Vương Tử thuộc kinh Trung Bộ: “Có năm điều khó tu tập:
1- Không có lòng tin
2- Bệnh tật.
3- Gian trá, không thật
4- Không tinh tấn bỏ các ác pháp.
5- Không có trí tuệ về sự sanh diệt.”
Trong
đời sống hằng ngày, nếu muốn tu theo đạo Phật, có năm điều khó này
khiến không tinh cần còn không giải thoát huống là giờ phút sắp chết,
còn gì nữa đâu hộ niệm.
Hộ
niệm là một sự cầu tha lực, ngược lại con đường tu hành của đạo Phật là
phải tự lực, hộ niệm là một phương pháp tạo cận tử nghiệp thiện, đó là
một sự dối trá. Dối trá là một điều vi phạm trong năm điều khó tu của
đạo Phật.
Tóm
lại, muốn hộ niệm cho người sắp chết, tốt nhất khi họ còn mạnh khỏe
khuyên họ nên sống trong thiện pháp, nhờ sống trong thiện pháp, huân
thành nghiệp thiện đến khi chết nghiệp thiện tiếp tục tái sanh được sanh
vào cõi thiện, đó là một việc làm chắc chắn còn hộ niệm bất cứ một việc
làm gì đều là giả dối cả.
Hộ
niệm mang bản chất giả dối, chúng ta là những người tu theo đạo Phật
không bao giờ chấp nhận sự giả dối đó. Chúng ta hoàn toàn chấp nhận bố
thí pháp để giúp cho mọi người biết chánh pháp, biết đạo đức làm người
để họ sống đúng một đời sống đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ
mình khổ người.
Sống
không làm khổ mình khổ người thì hạnh phúc biết bao! Đến khi chết bất
cứ sanh vào cõi nào chúng ta cũng đều không làm khổ mình khổ người, thì
nơi đó là Thiên đàng, Cực lạc. Vì vậy chúng ta không cầu vãng sanh,
không cần hộ niệm chúng ta vẫn được giải thoát. Con nên suy ngẫm lời
Thầy dạy có đúng thì tin bằng không đúng thì đừng tin.
LẠT MA TÂY TẠNG CÓ PHẢI LÀ PHẬT GIÁO KHÔNG
Hỏi:
Kính bạch Thầy, tại sao các vị A La Hán không tái sanh để tùy duyên hóa
độ chúng sanh như các Lạt Ma Tây Tạng? Trong một số phim sách mà con
được xem, ở Tây Tạng vẫn có một vài tu viện mà giới luật và sự tu tập
cũng rất nghiêm túc. Kết quả là họ cũng có một số vị chủ động được cái
chết và sự tái sanh, chứng tỏ sức tỉnh thức của họ cũng rất mạnh mẽ và
phải chăng họ cũng làm chủ được sanh tử? Mật Tông phần lớn là bùa chú mê
tín, tuy nhiên với cái nhìn của đạo Phật đánh giá các vị Lạt Ma này như
thế nào?
Đáp:Cái
nhìn của Phật giáo đối với các nhà sư Tây Tạng là cái nhìn huyễn hóa
của những nhà ảo thuật chứ không đem lại sự lợi ích thiết thực cho đại
đa số con người trên hành tinh này, tại sao vậy?
Vì
những người thực hiện được như các nhà sư Tây Tạng thì quá hiếm, hằng
tỷ tỷ người trên hành tinh này mà chỉ được một hai người. Cho nên những
pháp này chẳng có ích lợi thiết thực gì cho con người, chỉ tạo thêm sự
đau khổ cho họ vì lòng tham muốn những điều này (thần thông ký thuyết và
huyễn hóa).
Giáo
pháp này không xây dựng cho loài người một nền đạo đức nhân bản, vì nền
đạo đức nhân bản sẽ đem lại lợi ích chung cho con người trên hành tinh
này, hơn là những bùa chú thuật tạo ra những trò huyễn ảo tái sanh luân
hồi, biết tiền kiếp.
Biết
tiền kiếp như các nhà sư Tây Tạng có ích lợi gì cho ai, ngay cả bản
thân của họ hay chỉ là một trò lừa đảo người để phổ cập giáo pháp Mật
Tông khắp toàn cầu
Đạo
Phật không làm điều đó, vì đức Phật và các vị A La Hán đệ tử của Ngài
có thừa khả năng, làm việc đó, mà không cần đến bùa chú thuật như các
nhà sư Tây Tạng.
Đạo
Phật lấy đạo đức nhân bản nhân quả xây dựng cho con người có một đời
sống Thánh thiện, tạo cảnh sống thế gian thành cảnh giới Thiên Đàng, Cực
Lạc, Niết Bàn, chứ không mơ mộng theo lối mòn của các tôn giáo khác xây
dựng một cảnh giới hư ảo dù bất cứ nơi đâu.
Đạo
Phật sống thực tế, tu tập trong thực tế, không sống trong hư ảo, tu tập
trong hư ảo, chấp nhận những gì có ích lợi cho mình cho người, không
chấp nhận những gì có hại cho mình cho người, không chấp nhận những trò
hư ảo huyễn giả hý luận.
Những
trò huyễn ảo của các nhà sư Tây Tạng để khoe khoang sự tái sanh luân
hồi, biết tiền kiếp của mình khiến cho thiên hạ phục lăn, nhưng các con
xét thấy có ích lợi gì không ?
Vì
không ích lợi cho nên Thầy trò đức Phật không thấy có ai làm điều này.
Trong kinh sách nói về tiền thân đức Phật là người sau bịa đặt chứ đức
Phật đã dạy: “Nếu Ta nói một điều mà người khác không thấy, không nghe, không biết thì có nói láo trong Ta”. Lời
dạy này chứng tỏ đức Phật không bao giờ nói về tiền kiếp của mình. Nói
về tiền kiếp tức là dùng thần thông ký thuyết, mà thần thông ký thuyết
là một trò huyễn ảo, mà đạo Phật không bao giờ chấp nhận, mà không chấp
nhận tức là có nghĩa lý gian xảo lừa đảo trong đó.
Các
vị Lạt Ma đứng trong góc độ năng lực làm chủ sự sống chết thì có, nhưng
đứng trong góc độ lìa tham đoạn ác pháp thì chưa, vì vậy còn thực hiện
những trò ảo thuật lừa đảo không ích lợi thiết thực cho con người.
Có
người bảo rằng nhờ thực hiện những thần thông này là tạo duyên để độ
chúng sanh. Điều này sai, bởi vì thực hiện thần thông là tạo cho tâm
người ta không hướng đến chánh đạo, vì chánh đạo là phải gợi tâm người
hướng về chánh đạo, chứ đã gợi người ta về tà đạo làm sao lôi người ta
về chánh đạo được.
Cũng
như hệ phái Phật giáo lấy sự mê tín của dân gian gợi ý cho người ta
theo đạo mình, từ đó người ta theo kinh sách phát triển là theo sự mê
tín chứ không còn biết kinh sách phát triển có đúng của Phật giáo hay
không?
Người
ta tu theo Mật Tông Tây Tạng là người ta ham thích thần thông chứ người
ta đâu biết đạo lý làm người là như thế nào để mọi người sống được an
vui giải thoát.
Người
ta tu theo đạo Phật vì đạo đức của đạo Phật là một nền đạo đức nhân bản
– nhân quả làm người thường đem lại lợi ích cho mình cho người nên
không còn làm khổ đau cho nhau nữa, chứ không phải người ta tu theo đạo
Phật để được chư Phật gia hộ tai qua nạn khỏi bệnh tật tiêu trừ; người
ta tu theo đạo Phật không phải để ngồi thiền thấy tánh thành Phật, hay
được vãng sanh về cõi Cực Lạc, Niết Bàn v.v...
Từ ban đầu tu sai thì cuối cùng vẫn là tu sai và khi đã tu sai thì rất là khó sửa.
Những
tôn giáo muốn đem lại lợi ích cho loài người thì không có pháp môn nào
tuyệt vời bằng pháp môn dạy đạo đức làm người. Làm người không nên làm
khổ mình, khổ người, đó là thiện pháp mà thiện pháp tới đâu thì ác pháp
sẽ bị triệt tiêu đến đó. Có được như vậy con người mới tìm được chân
hạnh phúc, và như vậy mới thật sự ích lợi cho loài người. Còn tất cả các
phương pháp khác dù là phương pháp dưỡng sinh Yoga dạy người để trị
bệnh thì đó chỉ là trị về nhánh lá của bệnh chứ không phải trị tại gốc
bệnh, gốc sanh muôn thứ bệnh khổ là ác pháp, muốn trị muôn thứ bệnh khổ
mà cứ trị bằng thuốc thang và phương pháp dưỡng sinh thì không thể trị
tận gốc bệnh được, vì thế trị giảm được bệnh này thì sanh ra bệnh khác.
Theo
Phật giáo muốn trị bệnh khổ tận gốc của con người thì phải sống có đạo
đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người. Không làm khổ
mình khổ người thì cơ thể phải vận động được đều hòa, tâm hồn phải sống
an lạc, thanh thản và vô sự. Và tất cả các chướng ngại pháp không tác
động đến thân tâm, nếu có đến họ đều có đủ khả năng đẩy lui và diệt trừ
tận gốc bệnh. Do sống trong thiện pháp nên người tu sĩ đạo Phật có được
một tâm hồn thanh tịnh. Tâm hồn thanh tịnh là một tâm hồn trong sạch.
Một tâm hồn trong sạch thì lại có một năng lực mầu nhiệm nó hoàn toàn
làm chủ được mọi bệnh tật khổ đau và sự sống chết.
Đạo
Phật làm chủ được sự sống chết là nhờ năng lực của tâm thanh tịnh, chứ
không phải nhờ vào năng lực bùa chú thuật của Mật Tông.
Mật
Tông sống có giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh nhưng không vì giữ những
giới luật ly dục ly ác pháp, mà Mật Tông giữ gìn giới luật là để luyện
bùa luyện chú tạo một năng lực siêu việt, nhờ năng lực đó mới thu hút
người theo đạo mình tu để có danh to. Và vì thế các Ngài thể hiện thần
thông trị bệnh và nói biết chuyện quá khứ trong một kiếp hoặc hai ba
kiếp.
Trong câu hỏi của con: “Tại sao các vị A La Hán không tái sanh để tùy duyên hóa độ chúng sanh như các Lạt Ma Tây Tạng?”. Đức Phật đã dạy: “Một vị A La Hán xuất hiện ở trên đời là một việc khó, khó như hoa ưu đàm cả ngàn năm mới trổ hoa một lần” .
Vả
lại khi một vị A La Hán xuất hiện ở đời là phải vào đúng thời kỳ của
nó, có nghĩa một vị A La Hán ra đời là quân bình trật tự đạo đức của
loài người, lúc xã hội loài người đang đi vào một sự thay đổi lớn, nếu
không quân bình kịp thời thì sự thay đổi ấy sẽ đưa con người vào trong
đêm đen tối.
Một
bậc A la Hán xuất hiện ở đời là làm chấn động và rung chuyển cả trời
đất cũng như khi đức Phật xuất hiện ra đời dựng lại những gì mà lục sư
ngoại đạo thời đó đã ném bỏ và bác sạch sáu mươi hai luận thuyết của
kinh Vệ Đà mà người thời bấy giờ được xem bộ Thánh kinh này là một triết
thuyết tuyệt vời, là một bộ chân lý văn minh của loài người, thế mà đạo
Phật ra đời không chấp nhận nó.
Và
như thế không thể so sánh một vị Lạt Ma với một vị A La Hán được. Vị
Lạt Ma dùng thần thông huyễn hóa mà lừa đảo người gọi là độ chúng sanh,
chứ chẳng có ích lợi thiết thực gì cho con người, còn một vị A La Hán
xuất hiện ở đời là đem lại sự lợi ích lớn cho loài người tức là mang lại
cho con người một nền đạo đức nhân bản – nhân quả mà mọi người sống
chung nhau nhưng không làm khổ mình khổ người.
Các
con có tin điều này không? Các con cứ nhìn các vị Lạt Ma thì thấy rõ
lời Thầy dạy. Lẽ ra các ông có thần thông thì phải có đạo đức. Sao các
ông không đem lại cho con người một nền đạo đức? Quảng bá một nền đạo
đức. Nền đạo đức của các ông là gì? Các ông chỉ gây tạo sự ham mê ngu
muội của con người bằng những thần thông tái sanh luân hồi qua những
quảng cáo phim ảnh sách báo.
Những
sự thể hiện tái sanh luân hồi của các ông như vậy có ích lợi gì cho ai?
Chỉ tạo ra một trò hiếu kỳ của con người, trong khi con người đang cần
có một nền đạo đức để sống với nhau mà không làm tổn thương cho nhau,
biết thương yêu nhau, biết tha thứ những lỗi lầm của nhau. Còn các ông
ăn không ngồi rồi để tu tập thần thông tưởng, như vậy phải tiêu phí bao
nhiêu mồ hôi nước mắt của mọi người nuôi dưỡng các ông.
Con
nên đọc lại bài kinh Channa đức Phật đã dám so sánh mũi dao của tỳ kheo
Channa và sự tịnh chỉ hơi thở của Tứ Thiền thì sự làm chủ sống chết là
một trò huyễn hóa làm mê mệt những con người còn sống trong giấc mơ.
Nếu đứng trong góc độ của Phật giáo thì các ông Lạt Ma là những người phù thủy.
Sự quảng cáo phim ảnh, báo chí và sách vở, không đủ chứng minh lòng tham danh đắm lợi của các vị phù thủy Lạt Ma này sao?
Trong
cuốc sống trên thế gian này con người đang cần đạo đức, chứ không phải
cần thần thông xin quý vị hiểu cho. Đạo đức - món ăn tinh thần, loài
người đang cần thiết như người đói cần thực phẩm. Xin các vị Lạt Ma hãy
cho chúng tôi những món ăn tinh thần này chứ thần thông của các ông chỉ
là một trò ảo thuật mà thôi.
NHỮNG TRÒ MÊ TÍN LỪA ĐẢO TRONG CÁC CHÙA
Hỏi:
Trung tâm thành phố Hà Nội có một ngôi chùa, ở phố Bà Triệu, tại đây đã
thực hiện di dân hai lần, tổng chi phí lên tới vài chục tỷ đồng, để cho
nhà chùa được rộng rãi khang trang và riêng biệt
Quý
sư ni ở đây hành đạo bằng pháp tụng kinh, gõ mõ, dâng sao, giải hạn...
và đặc biệt vào khóa lễ đầu năm có làm một chiếc thuyền Bát Nhã bằng
giấy để chở vong linh người chết về Tây phương, Niết Bàn.....
Vậy
những việc làm trên của các sư ni có đem lại lợi ích gì cho Phật pháp,
cho các sư ni và cho chúng sanh không ạ? Con xin Thầy từ bi dạy bảo cho
chúng con được rõ, đâu là việc làm đúng chánh pháp, đâu là việc làm sai
không đúng chánh pháp để cho những người hiện thời và con cháu mai sau
không còn lầm lạc.....
Đáp:Tụng
kinh, gõ mõ, dâng sao, giải hạn, làm thuyền bát nhã bằng giấy để chở
các vong linh về Tây phương, Niết Bàn v.v....đó là những việc làm mê tín
lừa đảo những tín đồ nhẹ dạ vì thương cha mẹ và những người thân nên bỏ
tiền ra cúng để các sư cô ghi tên họ được đưa về Tây Phương Cực Lạc, đó
là một việc làm mê tín lạc hậu nhất trong các kinh sách phát triển mà
các sư cô thực hiện.
Những
việc làm này là những việc phỉ báng Phật giáo, có mục đích tiêu diệt
Phật giáo, thấy những việc làm này người có trí hiểu biết sẽ đánh giá
Phật giáo là một loại tôn giáo mê tín, lừa đảo, tín đồ, do đó việc làm
này không có lợi mà còn có hại cho Phật giáo rất lớn.
Những
việc làm này nó không có lợi ích cho con người khiến cho con người tiền
mất tật mang chỉ có những người hành nghề bất chánh này là có lợi ích
mà thôi.
Bằng
chứng như trong thư đã nêu, các ni sư chỉ hành một cái nghề mê tín này
mà nhà chùa có hằng tỷ bạc dám bỏ tiền ra di dân để nhà chùa được rộng
rãi khang trang hơn. Cho nên không có cái nghề nào làm giàu dễ như làm
nghề mê tín trong các chùa.
Nghề mê tín là nghề bói khoa, chiêm tinh, cúng sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt xấu dựng vợ gả chồng, làm nhà xây mồ mả v.v....
Nghề
mê tín là nghề cúng bái, tụng niệm, cầu siêu, cầu an, làm ma chay, làm
tuần cúng vong, tiễn linh, mở cửa mả, đốt tiền vàng mã và nghề dán kho
đụn, quần áo, mũ nón v.v......đó là nghề lừa đảo lường gạt tín đồ Phật
giaó. Kinh sách Nguyên Thủy không bao giờ đức Phật dạy, duy chỉ có kinh
sách phát triển mới có dạy điều này mà thôi
Người
cư sĩ đệ tử của đức Phật phải có trí tuệ, phải xác nhận thấy biết những
điều mê tín không lợi ích cho mình cho người, những điều phi lý mất
công bằng, vô đạo đức thì nhất định không làm theo, hoàn toàn không để
cho người khác lợi dụng mình, lừa đảo mình. Có như vậy mới làm sáng tỏ
lại Phật giáo, mới đem lại nền đạo đức nhân bản không làm khổ mình khổ
người.
Nếu
phật tử không sáng suốt vô tình làm theo những lời dạy mê tín của giáo
pháp kinh sách phát triển thì đó là quý vị đã tiếp tay với kinh sách
phát triển diệt Phật giáo và như vậy quý vị sẽ tự đánh mất nền đạo đức
nhân bản - nhân quả của đạo Phật, nền đạo đức nhân bản - nhân quả của
đạo Phật mất đi là quý vị không còn có đường lối tu hành giải thoát, và
như vậy quý vị đã tự làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh.
Tóm
lại, quý vị cư sĩ phải đề cao cảnh giác và thường nên tránh xa những
giáo pháp trừu tượng, mê tín, cúng bái, cầu siêu, cầu an, bùa chú, thần
thông, dù bất cứ những loại thần thông nào, chúng là những pháp môn lừa
đảo chứ không có ích lợi gì cho ai cả, quý vị nên nhớ kỹ đừng để mắc
lừa, tốn hao tiền bạc, công sức tu tập mà chẳng giải thoát gì, chỉ phí
uổng công khó cho một đời tu mà thôi.
BẤT ƯNG TRỤ SẮC SANH TÂM.... CÓ GIỐNG BẤT ĐỘNG TÂM ĐỊNH KHÔNG ?
Hỏi:Kính
bạch Thầy, kinh Kim Cương dạy: “Bất ưng trụ sắc sinh tâm, bất ưng trụ
thanh, hương, vị, xúc, pháp sinh tâm. Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.
Vậy có giống Định Bất Động Tâm hay Định Vô Tướng hay phòng hộ: mắt, tai,
mũi, miệng, thân và ý không cho dính mắc sáu trần không?
Vậy thì vô tâm, nhưng liễu liễu thường tri (rõ ràng thường biết có giống tác ý câu: “tâm như cục đất không?
Tâm như đất, có sợ rơi vào vô ký không?
Đáp:Kinh
Kim Cang thuộc về hệ thống Bát Nhã, Bát Nhã là không. Câu kinh trên đây
diễn tả vị trí chân không diệu hữu của triết học tánh không, thì không
thể nào là bất động tâm định, bất động tâm định do ly dục ly ác pháp hay
nói một cách khác hơn bất động tâm định là tâm không phóng đật, nên Đức
Phật dạy: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”.
Bất
động tâm định là một quá trình tu tập bằng một cuộc sống đúng giới
luật, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào cả trong khi giữ gìn giới
luật, mà còn tu tập các pháp hành như: Tứ Bất Hoại Tịnh, Tứ Chánh Cần,
Tứ Niệm Xứ.....để làm cho thanh tịnh giới luật, nhờ giới luật thanh tịnh
tâm mới ly dục ly ác pháp hoàn toàn.
Các
nhà kinh sách phát triển chỉ biết lý luận bằng ngôn ngữ hay tuyệt nhưng
cuộc sống của các Ngài rất phàm phu (sống phá giới, phạm giới, bẻ vụn
giới), nhưng lại khéo dùng những danh từ để che mắt tín đồ: “Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm. Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Đây
là những danh từ suông chứ sự sống của con người không thể thực hiện
được như vậy, cho nên kinh sách thuộc hệ thống Bát Nhã này từ xưa cho
đến nay đã lưu hành hơn hai nghìn năm mà có mấy ai đã tu tập đạt được.
Vô
tâm nhưng liễu liễu thường tri nghĩa của nó cũng giống như chân không
diệu hữu, chỉ nói được chứ không sống với cái đó được là tại vì nó là
cái bánh vẽ, còn câu tác ý tâm như cục đất là câu pháp huấn luyện tâm để
tâm huân thành thói quen như đất chứ không phải tâm là cục đất thật. Vì
thế, tâm làm sao rơi vào vô ký được.
Nghe
hướng tâm như đất là người ta sợ tâm thành đất thật sự, đất là đất tâm
là tâm có nghĩa là tâm không làm khổ mình khổ người nữa tức là tâm không
còn mang bản chất hoang dã của loài cầm thú nữa, chứ không phải tâm như
cục đất vô tri vô giác (vô ký) như con hiểu.
Tâm
như cục đất, có nghĩa là tâm không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.
Tâm không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu là tâm bất động trước các
pháp và các cảm thọ. Tâm như mọi người đang sống nhưng không có tham,
sân, si, mạn, nghi.
NHỮNG TU SĨ PHẠM GIỚI LÀ NHỮNG TU SĨ NGOẠI ĐẠO ĐANG DIỆT PHẬT GIÁO
Hỏi:Kính bạch Thầy, đệ tử của Phật sao lại nói dối?
Chùa
ngoài Bắc, các thầy lập đàn quy y cho cư sĩ, bảo chúng con đi chợ mua
thức ăn thì nên mua con cá to đỡ tội hơn nhiều con cá bé. Có thầy còn
lại nói: “Ăn mặn nói ngay ăn chay nói dối” Theo như con một người cư sĩ
còn không nói huống là một tu sĩ nói ra như vậy còn thể thống gì là tu
sĩ. Một người tu sĩ mà ăn nói như vậy là phá giới phạm giới là loại quỷ
vương đội lốt nhà tu để diệt Phật giáo chứ những hạng người này có tu
hành gì đâu.
Nghe chúng con ăn trường chay các Thầy khuyên: “Các con còn công việc nhà nên mỗi tháng chỉ ăn mấy ngày thôi”
Kính
thưa Thầy, chúng con ăn trường chay mấy năm nay rồi, cơ thể hơi gầy đi
một chút, nhưng công việc gia đình chúng con làm tất cả và không thấy
ảnh hưởng xấu gì cho đời sống của chúng con.
Chị
Liễu Hương ăn trường chay mà còn ăn ngày một bữa , chị rất khỏe, làm
mọi công việc. Chúng con mong Thầy dạy rõ về ăn chay và ăn mặn có lợi và
có hại như thế nào để mọi người thấu rõ.
Đáp: Những
lý luận của các tà sư ngoại đạo luôn luôn luận để phá giới luật của
Phật đó là một ý đồ diệt Phật giáo trên hành tinh này, các cư sĩ đệ tử
của Phật phải tránh xa những ác tri thức này, họ không phải là những
người tốt với đạo Phật.
Họ
biến ông Phật thành ông thần, họ biến chùa Phật thành cảnh du ngoạn cho
khách hành hương, Phật và chùa không còn là cảnh tu hành nữa.
Họ chỉ còn biết ăn uống, xe cộ, tiền bạc danh lợi, chùa to, Phật lớn v.v....chứ sự giải thoát không còn nữa.
Phật
giáo đến hồi đen tối mới sản xuất ra những người tu sĩ này, mượn chiếc
áo cà sa ngồi mát ăn bát vàng, các phật tử nên đề cao cảnh giác đừng để
mắc lừa những vị thầy này. Họ là Ma Ba Tuần trong đạo Phật, họ đang tìm
cách diệt Phật giáo để cho họ được tự do chay theo dục lạc thế gian. Quý
phật tử cần nên đề cao cảnh giác những người tu sĩ này.
ĐỨC PHẬT ĐÃ THÀNH PHẬT TỪ VÔ LƯỢNG KIẾP CÓ ĐÚNG KHÔNG?
Hỏi:
Kính bạch Thầy, trong nhiều kinh nói: Đức Phật đã thành Phật từ vô
lượng kiếp, vì thương chúng sanh thị hiện vào làm con vua Tịnh Phạn ở
cõi Sa Bà để hóa độ chúng sanh.
Theo
như HT giảng trong ĐVXP, chính niệm tỉnh giác ở giai đoạn bốn “khi bỏ
thân này (chết) đi đầu thai vào trong thai mẹ, ở trong thai mẹ, ra khỏi
thai mẹ và lớn lên đều biết”
Đã như thế thì có nhớ biết được tiền kiếp không? Như vậy sao lúc đầu Phật còn tu sai?
Hay do Phật phương tiện để hóa độ chúng sanh cho nên lúc quyền lúc thật là như thế?
Đáp:Nhiều
kinh nói về đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thành Phật từ vô lượng kiếp,
nhưng đó là những kinh sách phát triển, do tưởng của người sau bịa đặt
ra. Sự thật luôn có sức mạnh của nó, và lịch sử đã chứng minh điều này.
Đức Phật sanh ra cũng có cha mẹ lớn lên có vợ con cũng giống như bao
nhiêu người khác trên hành tinh này. Vì ngao ngán đời người sanh ra để
thọ khổ, nên Ngài từ giã cung vàng điện ngọc cha già, vợ trẻ, con thơ để
đi tìm đường thoát khổ. Sau bao năm tu hành không đúng chánh pháp,
tưởng chừng như Ngài sắp chết, bỏ xác giữa rừng già. Phước của chúng
sanh trên hành tinh này còn nên cuối cùng Ngài đã tìm ra một lối đi giải
thoát, mà thời ấy không có tôn giáo nào có được giáo pháp chân lý ấy.
Sau
49 ngày dưới cội cây Bồ Đề, Ngài chứng quả giải thoát, từ đó mới bắt
đầu có đạo Phật. Đạo Phật một nền đạo đức nhân bản - nhân quả không làm
khổ mình khổ người, mà con người đã có sẵn nhưng có mấy ai biết đến. Bài
pháp đầu tiên TỨ DIỆU ĐẾ đã
làm sáng tỏ những gì con đã từng có mà không biết, nhưng sau này kinh
sách phát triển bịa đặt ra và bóp méo làm sai lệch lịch sử của một con
người toàn thiện như Ngài, một ân nhân của loài người.
Sau khi chứng quả chánh giác Ngài đã thấu suốt đường đi, nên trong kinh Ngài dạy: “có bốn giai đoạn tỉnh thức:
1- Tỉnh thức khi chết vào thai mẹ.
2- Tỉnh thức khi ở trong bụng mẹ.
3- Tỉnh thức khi xuất thai.
4- Tỉnh thức trong khi còn bé
Bốn sự tỉnh thức này là những pháp môn tu tập để làm chủ bốn sự khổ đau của kiếp người.
Kinh sách viết sai sự thật là những kinh sách không đáng tin cậy, vì thế, đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy: “Có 10 điều chớ có tin.....”.
Đức Phật đã nhắc chúng ta như vậy thế mà những kinh sách nói không đúng sự thật thì chúng ta lại tin được sao?
Chúng
tôi nghĩ đức Phật thường dạy thẳng thực hành vào pháp môn của Ngài hơn
là dùng phương tiện, vì dùng phương tiện người tu hành dễ bị lệch lạc
vào ngoại đạo. Đức Phật là người thẳng thắn, không giả dối, nên không
dụng quyền, người sau không hiểu nên đã dùng nhiều phương tiện vì thế,
khiến cho đạo Phật ngày nay mới ra nông nỗi này, mới trở thành một tôn
giáo thần quyền.
ĐẠO PHẬT CÓ CÒN TRỞ LẠI NHƯ NGÀY XƯA NỮA KHÔNG ?
Hỏi: Kính bạch Thầy, đến bao giờ các vị sư là bậc Thánh Tăng?
Đến bao giờ đạo Phật trên hành tinh này mới trở về đúng nghĩa như thời kỳ đức Phật còn tại thế?
Đến bao giờ các vị sư mới giữ gìn đúng giới luật?
Đáp:Tùy
theo phước báo của chúng sanh trên hành tinh này mà các bậc Thánh Tăng
xuất hiện ra đời để quét sạch những tà sư ngoại đạo mạo danh là Phật
giáo, chừng đó tất cả tu sĩ Phật giáo mới là những bậc Thánh Tăng.
Khi
nào tu sĩ sống đúng giới hạnh thì Phật giáo trên hành tinh này mới trở
về đúng nghĩa đạo giải thoát như thời kỳ đức Phật còn tại thế.
Khi
nào tất cả phật tử thông suốt đạo đức nhân bản nhân quả không làm khổ
mình khổ người của Phật giáo thì các vị sư mới giữ gìn đúng giới luật.
Khi nào sự mê tín trong các chùa không còn nữa thì các vị sư mới giữ gìn đúng giới luật.
Khi
nào tất cả phật tử không cúng dường trai Tăng cho những vị Tăng phạm
giới, phá giới, bẻ vụn giới thì các vị sư mới giữ gìn đúng giới luật.
Khi
nào chương trình giáo dục đào tạo tám lớp học Bát Chánh Đạo được mở
mang khắp nơi để phật tử và tăng ni tham dự những lớp học này thì các vị
sư mới giữ gìn đúng giới luật.
TIỀN THÂN
Hỏi: Kính
bạch HT trong sách có nói về Tô Đông Pha tiền kiếp trước là một thiền
sư nổi tiếng. Vậy điều đó đúng hay sai? Và tại sao một thiền sư không
tiến thân ở kiếp sau là một tu sĩ giải thoát mà phải lui lại làm một cư
sĩ có vợ con ?
Đáp:Từ
một thiền sư tu hành chứng đạo thân tâm thanh tịnh làm chủ sự sống
chết, chấm dứt luân hồi. Thế mà, lại có hậu kiếp, như vậy Thiền Tôn có
đúng là con đường của đạo Phật không? Khi một người tâm đã hết tham sân,
si, mạn, nghi thì làm sao còn tương ưng với ai mà tái sinh luân hồi
được. Phải không con?
Hậu
kiếp là một cư sĩ có thê thiếp, như Tô Đông Pha thì còn nghĩa lý gì của
đạo giải thoát? Từ nước đục trở thành nước trong là khó chứ không phải
dễ, từ nước trong trở thành nước đục là dễ chứ đâu phải khó. Cho nên
Thiền Đông Độ tu hành không giải thoát nên có những câu chuyện ngược đời
mà người trí không thể chấp nhận được. Bởi vậy người ta phá giới luật
của Phật, người ta sống không có đạo đức, sống không có đạo đức thì lấy
cái gì dạy người khác tu, do đó mới có những cư sĩ có vợ con tâm còn dâm
dục ăn uống phi thời mà dạy đạo giải thoát thì giải thoát chỗ nào?
Chỉ có kinh sách phát triển mới có cư sĩ Duy Ma Cật v.v... Thiền Tông mới có cư sĩ Tô Đông Pha v.v.....
Người
ta đâu biết rằng giới luật đạo đức của đạo Phật là pháp môn tu hành làm
chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi. Vì thế người nào sống
phạm giới, phá giới mà nói tu giải thoát là nói vọng ngữ, là lừa đảo
người khác.
Có bao giờ chúng ta nghe Phật Thích Ca thành Phật mà còn trở lại làm chúng sanh nữa không? Trước khi chết Ngài nói:“Ta chỉ còn một kiếp làm người này nữa thôi”. Nghĩa
là Ngài tu thành Phật rồi thì không bao giờ tái sanh làm người nữa. Vì
từ nước đục Ngài lóng được nước trong, cho nên nước đã trong thì không
bao giờ Ngài để nước đục trở lại, vì đạo Phật là đạo trí tuệ.
Câu
chuyện tiền thân đức Phật là câu chuyện ngụ ngôn, câu chuyện người sau
bịa đặt để ca ngợi đức Phật dùng Bồ Tát hạnh hành Bồ Tát đạo theo kiểu
kinh sách phát triển.
Chỉ còn có một kiếp này mà thôi cho nên đức Phật di chúc: “các con tự thắp đuốc lên mà đi” và “hãy lấy Giới luật và giáo pháp của Ta làm Thầy”.
Thiền
Đông độ và kinh sách phát triển dùng danh từ hóa độ chúng sanh để lừa
đảo tín đồ, khi làm Phật, khi làm chúng sanh, vì thế câu chuyện Tô Đông
Pha là câu chuyện tưởng của các học giả bịa đặt ra để chứng tỏ Bồ Tát
Hạnh hành Bồ Tát đạo.
Câu
chuyện Quan Công - Hạng Võ; câu chuyện Tần Cối - Nhạc Phi; Câu chuyện
Phật Ấn - Tô Đông Pha là những câu chuyện nhân quả luân hồi theo kiểu
Trung Hoa chứ Phật giáo không có nhân quả tưởng như vậy.
Những
câu chuyện này đã minh xác cho quý vị biết kết quả tu hành của Thiền
Tông, xin mọi người lưu ý và cảnh giác lưỡi lừa của các thiền sư ngoại
đạo.
BÁT NHÃ TÂM KINH
Hỏi:Kính
bạch Thầy, Kinh Bát Nhã: Quán Tự Tại Bồ Tát hành sâu Bát Nhã Ba La Mật,
Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách hoặc đối
cảnh vô tâm....
Tất cả những câu pháp đó có đồng nhất với câu pháp hướng tâm như lý tác ý trong ĐVXP - HT dạy: “Tâm như cục đất” không ?
Đáp:Không, pháp hướng tâm “Tâm như cục đất” là một phương pháp tự kỷ ám thị để rèn luyện nội tâm của mình, chứ không phải một lời suông như trong Tâm Kinh Bát Nhã “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”. Câu
kinh này là câu kinh nhật tụng hằng ngày trong các chùa không có ngày
nào mà tu sĩ Phật giáo không tụng niệm câu kinh này, thế mà những người
tụng niệm câu kinh này có bao giờ hết khổ ách chưa ? Từ các Tổ xa xưa
cho đến các Thầy hiện giờ không ngày nào là không tụng niệm, thế mà ngũ
uẩn có không đâu, nó đang hành hạ các Tổ và các Thầy đủ thứ tai họa, như
vậy kinh chỉ nói chứ không có hành được là vì nó không có pháp hành.
Còn pháp hướng tâm tự kỷ ám thị là một pháp môn thực hành nó đã mang đến
kết quả chúng ta thấy rõ ràng, khi chúng ta giữ gìn giới luật nghiêm
chỉnh.
Vì
thế hai pháp môn này không có giống nhau chút nào cả, một pháp môn nói
được mà không hành được, nó là một triết học tánh không, (hý luận của
Long Thọ) còn một pháp nói được làm được, nó là một nền đạo đức nhân bản
- nhân quả của loài người, nó không phải là triết học, mà là đạo đức
học. Nó là một môn học, đưa ra những hành động sống hằng ngày để con
người áp dụng vào đời sống mà không trái với qui luật tự nhiên của bản
chất con người. Cho nên càng áp dụng vào đời sống thì càng thích thú hơn
nhiều vì nó mang lại hạnh phúc và sự an vui cho cá nhân và tập thể.
Nói
đến đạo đức là nói đến sự sống an lành của mỗi con người, vì thế nó
phải là một pháp môn cụ thể thực tế, không lý luận quanh co, không tưởng
giải ra những điều trừu tượng ảo giác không thật.
Hành
thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không. Hành thâm
như thế nào? Chiếu kiến như thế nào? Tụng niệm hay là quán xét? Tụng
niệm thì các chùa đã từng tụng niệm hằng ngày, còn quán chiếu thì người
ta đã quán chiếu quá nhiều, nhưng ai là người đã độ được khổ ách? Người
ta đã thực hiện nằm lòng những câu kinh này, nhưng tìm thấy sự giải
thoát trong tâm thì chưa có ai cả. Tại sao vậy?
Vì nó là một triết học, một lý luận suông của những nhà học giả, không có kinh nghiệm tu hành.
VÔ KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO
Hỏi:Kính
bạch Thầy, không có ngã, không có ta và không có cái của ta, nếu quán
chiếu được như thế thì mới có luận: vô khổ, tập, diệt, đạo.
Đáp:Đúng,
là cái hý luận của các nhà học giả của kinh sách phát triển, vì không
có cái ngã, không có cái ta và không có cái của ta nên mới có chỗ đập
phá chân lý của Phật giáo là “vô khổ, tập, diệt, đạo”, nên
mới có chỗ cấm tín đồ Phật giáo nếu ai tu theo Thanh Văn Nhị Thừa thì
sẽ bị khinh cấu tội. Bởi vì con người không có cái ngã, không có cái ta,
không có cái của ta nên chân lý khổ, tập, diệt, đế làm sao có được.
Không có cái ngã, không có cái ta, không có cái của ta thì con người là
gốc cây là cục đá, cho nên chân lý khổ, tập, diệt, đế của đạo Phật là
chân lý của con người chứ không phải chân lý của cục đá, gốc cây, Khổ,
tập, diệt, đạo đế là chân lý của con người có cái ngã, có cái ta, có cái
của ta. Con người tu hành trở thành cục đá gốc cây mới sản xuất ra trí
tuệ Bát Nhã Tâm Kinh, để trong các chùa hằng ngày tụng niệm “Vô khổ, tập, diệt, đạo” để diệt mất cái chân lý này đi, diệt mất cái chân lý này để làm gì? Diệt mất cái chân lý này là diệt mất Phật giáo.
Sau
khi đức Phật tịch thì Phật giáo ngay trên quê hương của Người đã bị
quét ra khỏi và cũng không còn dấu vết gì của Phật giáo ở trên đất nước
này.
Bây
giờ chúng ta trở về thăm quê hương xứ Phật những nơi di tích này mới
được trùng tu, trùng tu để thu tiền khách tham quan vãng cảnh, chứ đâu
có ý nghĩa làm cho Phật giáo sống, sống với đất nước Ấn Độ nữa. Một cái
gì cao quý và đẹp đẽ nhất của nước Ấn độ đã bị lòng ganh tỵ nhỏ hẹp của
các tôn giáo ích kỷ tại quê hương này đã diệt mất rồi, còn đâu nữa. Có
còn cũng chỉ là hình thức kinh doanh tôn giáo mà thôi.
Đúng như con đã nói: “Không có ngã, không có ta, không có cái của ta, nếu quán chiếu như thế thì mới có luận vô khổ, tập, diệt, đạo”, vậy
không cócái ngã, cái ta, cái của ta thì lấy cái gì quán chiếu, nếu có
cái quán chiếu được thì phải có ngã, có ta, có cái của ta, ngoài ra ba
cái này, thì không có cái quán chiếu. Vì thế cái quán chiếu này là cái
ảo giác trừu tượng, không phải của con người. Không phải của con người
thì cái này không phải của Phật giáo. Vì Phật giáo lấy con người làm nơi
tu hành giải thoát cho con người, ngoài con người ra thì không có cái
gì để tu hành cả, vì con người khổ nên đạo Phật ra đời giải quyết sự đau
khổ cho con người, mà con người thì phải có cái ngã, cái ta, cái của
ta, nhưng cái ngã, cái ta, cái của ta đều thiện thì có làm khổ mình khổ
người đâu mà chúng ta lại dẹp bỏ nó, chúng ta chỉ dẹp cái ngã, cái ta,
cái của ta trong ác pháp, vì cái ngã, cái ta, cái của ta trong các ác
pháp là cái thường làm khổ mình khổ người, nên đức Phật dạy: “ngăn ác diệt ác pháp sanh thiện tăng trưởng thiện pháp” thì chân lý khổ, tập, diệt, đế mới thật là chân lý của loài người.
Bởi
vậy lý Bát Nhã chỉ áp dụng vào thế giới tưởng của Long Thọ chứ không
thể áp dụng cho loài người được. Vì nó là một ảo giác chân không diệu
hữu.
KINH KIM CANG
Hỏi: Kính bạch Thầy, kinh Kim Cang có phải Phật thuyết không ?
Câu
do chấp bốn tướng nên sinh ra nhiều kì sự: Ngã tướng, nhân tướng, chúng
sanh tướng, thọ giả tướng, hay câu :phàm cái gì hữu tướng đều hư hoại.
Đáp:Kinh Kim Cang không phải Phật Thuyết, do các Tổ sau này biên soạn ra, kinh này xuất xứ trong thời Ngài Long Thọ....
Các
nhà tưởng giải biên soạn ra kinh Kim Cang thường lý luận chia chẻ thân
ngũ uẩn đưa ra nhiều danh từ như: ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh
tướng, thọ giả tướng, nhưng kỳ thực bốn tướng này cũng chỉ là một tướng
của thân ngũ uẩn, nên cuối cùng kết luận bằng một câu kinh: “Phàm cái gì hữu tướng đều hư hoại”. Đó
là một lối hý luận lòng vòng quanh co mà không có lối thoát, tức là
không có pháp hành. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã xác định thân ngũ uẩn cụ
thể rõ ràng và dễ hiểu: “Con người do năm uẩn hợp lại mà thành, nên vô thường không có thật thể, chết là hết không còn có một vật gì lưu lại”.
Trong
kinh sách Nguyên Thủy đức Phật xác định rất rõ ràng về các tướng như:
nhân tướng, đặc tướng, hành tướng của thân ngũ uẩn, với sự chia ra các
tướng này là để giúp cho người tu sĩ áp dụng các pháp hành trên ba tướng
này để đi đến sự giải thoát hoàn toàn, làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp
người chứ không như lý luận suông như trong kinh Kim Cang Bát Nhã bằng
cách chơi chữ. Nêu lên bốn tướng của thân ngũ uẩn để chứng tỏ mình là
nhà phân tích hay, nhưng lại là thứ “dỏm”.
Đọc
suốt bộ kinh Kim Cang ta không thấy có một pháp hành nào cả chỉ toàn là
hý luận lý thuyết suông. Cho nên nói được nhưng chưa có ai làm được như
trong kinh này. Kinh này từ xưa đến nay đã cho chúng ta ăn toàn thứ
bánh vẽ. Chúng tôi nói nhưng quý vị đừng vội tin mà hãy suy ngẫm, chúng
tôi nói là tỉnh thức quý vị mà thôi, chúng tôi nói là gióng lên tiếng
chuông cảnh tỉnh, tin hay không tin là quyền của quý vị.
Kinh sách phát triển bày vẽ lý luận phân tích chia chẻ ra cho nhiều để làm rối loạn đường tu hành của tín đồ Phật giáo.
TRANH LUẬN
LỜI PHẬT DẠY
“Này
các Tỳ Kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
Này các Tỳ Kheo, người nói Pháp không tranh luận bất cứ một ai ở đời”.
(Tương Ưng Kinh tập 3 trang 249)
|
CHÚ GIẢI:
Ngày
xưa, lúc đức Phật còn tại thế, Ngài thuyết pháp là dựng lại những pháp
nào đúng với chân lý giải thoát của loài người. Ngài còn mạnh dạn chỉ
thẳng và dẹp bỏ những pháp nào sai, để cho người đời sau biết rõ tránh
không lầm lạc. Vì thế, ngoại đạo tức giận thường tìm Phật tranh luận hơn
thua cao thấp. Cho nên đoạn kinh trên đây là đức Phật đã xác định Ngài
không tranh luận hơn thua bất cứ một ai. Nhưng những pháp nào lừa đảo
làm cho con người hao tài tốn của một cách nhảm nhí và tốn hao công sức
tu hành không được những gì ích lợi thiết thực, thì Ngài nói thẳng, chỉ
thẳng để dẹp bỏ. Cho nên, trong cuộc đời thuyết pháp độ sanh Ngài bị
ngoại đạo lăn đá, cho voi say đến giết Ngài, và cho phụ nữ giả mang
thai, vu khống Ngài, làm cho mất uy tín... Nhưng tà pháp sao thắng được
chánh pháp. Cuối cùng, đức Phật đã giảng dạy cho loài người đầy đủ các
pháp hành về đạo đức làm người không làm khổ mình, khổ người. Đến 80
tuổi Ngài ra đi với tâm nguyện viên mãn, để lại cho chúng sanh một nền
đạo đức nhân bản tuyệt vời tức là bốn chân lý.
Chúng
tôi là đệ tử của Phật, noi gương Ngài, những gì của Phật đã bị ngoại
đạo ném bỏ xuống, thì chúng tôi dựng lại, còn những gì không phải của
Phật, gây ảnh hưởng xấu tai tiếng cho Phật giáo, gây ảo tưởng, trừu
tượng, mê tín, lạc hậu v.v.. khiến cho Phật giáo suy đồi, thì chúng tôi
ném bỏ xuống hết. Bởi vì khi tu xong chúng tôi như những người đứng trên
núi cao nhìn xuống, thấy kinh sách Đại Thừa và các Tổ tu hành không
đúng với chánh pháp của Phật, chúng tôi đều biết rõ. Do đó, Tổ nào có ý
đồ ném bỏ và kiến giải sai về Phật giáo thì chúng tôi có bổn phận phải
chỉnh đốn lại và làm cho con đường Phật giáo sáng chói huy hoàng, chứ
không thể để cho Phật giáo biến thành một đống rác giáo lý tổng hợp (84
ngàn pháp môn). Nhờ đống rác giáo lý ấy, mới có một số người lợi dụng
làm nghề sinh sống mê tín, lừa đảo và làm cây chùm gửi, ăn bám vào người
khác, biến họ trở thành gánh nặng cho xã hội.
Lời
nói này, tin hay không tin là quyền ở các bạn. Nhưng chúng tôi tin chắc
rằng: các bạn đều là những người có trí, thấy rộng hiểu xa, thì lời nói
của chúng tôi không phải là vô ích. Còn riêng chúng tôi là tu sĩ Phật
giáo, có bổn phận phải dựng lại những gì của đức Phật đã bị ném bỏ, và
dẹp bỏ những gì không phải của Phật giáo.
Theo
lời Phật dạy trên đây, chúng tôi xin gửi đến các bạn một bức tâm thư để
các bạn tránh những lỗi lầm dẫm lại lối mòn của Bà La Môn ngày xưa,
luôn luôn tìm cách tranh luận hơn thua với Phật, nói xấu Phật, diệt Đạo
Phật, nhưng Đạo Phật chân chánh ngày nay vẫn còn. Phải không các bạn?
KHÔNG TÁNH
LỜI PHẬT DẠY
“Thật vậy, này Ananda, điều ông đã nghe là nghe đúng, thọ trìđúng, thuở xưa và nay. Này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều.
(Kinh Trung Bộ tập II trang 292,
kinh Tiểu Không) |
CHÚ GIẢI:
Kính thưa các bạn! Đọc đoạn kinh trên đây các bạn cần phải hiểu hai từ Không Tánh. Vậy Không Tánh nghĩa là gì?
Từ
xưa đến nay chúng ta thường chịu ảnh hưởng nghĩa lý của Đại Thừa về
tánh không. Tánh không của Đại Thừa có nghĩa Chân Không diệu hữu, Trí
Tuệ Bát Nhã“Sắc tức thị không, không tức thị sắc”.
Cho
nên, khi gặp không tánh của Nguyên Thủy thì mấy ai dám hiểu nghĩa khác.
Do nhân duyên này chúng tôi sẽ giảng bài kinh Tiểu Không để các bạn
hiểu đúng nghĩa của Phật dạy, không còn bị ảnh hưởng tư tưởng, tưởng
giải của các Tổ Đại Thừa nữa.
Khởi duyên của bài kinh này là do ông A Nan hỏi Phật: “Bạch
Thế Tôn con được nghe trước mặt Thế Tôn, con được ghi nhớ trước mặt Thế
Tôn: “Này A Nan, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều”, phải
chăng bạch Thế Tôn điều con đã nghe là đúng, ghi nhớ đúng, tác ý đúng,
thọ trì đúng”.
Lúc bấy giờ đức Phật trả lời ông A Nan mà chúng ta giảng bài kinh này làm tiêu đề cho bài pháp hôm nay.
Chúng tôi xin nhắc lại đoạn kinh này một lần nữa để các bạn lưu ý. “Thật
vậy, này A Nan, điều ông đã nghe là nghe đúng, tác ý đúng, thọ trì
đúng, thuở xưa và nay, này A Nan Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất
nhiều”. Trong câu này chúng ta phải hiểu xưa kia trong lúc đang
tu tập đức Phật cũng nhờ an trú trong không này, đến nay thành tựu được
chánh pháp, tức là đức Phật đã chứng đạo, nhưng vẫn an trú thường xuyên
rất nhiều trong không ấy.
Đấy là ý nghĩa của đoạn kinh này. Nhưng cái khó hiểu là ở không tánh này. Vậy không tánh này là gì?
Trong
kinh Tiểu Không đức Phật đã đưa ra nhiều ví dụ để mọi người dễ hiểu,
nhưng trước khi giải thích những ví dụ này chúng tôi xin các bạn lưu ý
và phải hiểu cho rõ ràng mục đích của đạo Phật. Vậy mục đích của đạo
Phật là gì?
Theo
trong kinh sách Nguyên Thủy thì chân lý thứ ba là mục đích của đạo
Phật. Một mục đích mà người tu tập nào cũng cần phải đạt cho bằng được.
Mục đích đó là “Diệt Đế”. Diệt
đế là một trạng thái diệt hết nguyên nhân sinh ra mọi thứ khổ đau, cho
nên khi nào chúng ta tu tập đoạn diệt hết tâm dục tức là diệt hết lòng
ham muốn, diệt hết lòng tham muốn tức là tâm bất động. Tâm bất động
trước các ác pháp và các cảm thọ tức là vô tướng tâm định. Trong vô
tướng tâm định không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Do ba lậu hoặc
này không có nên gọi là vô tướng tâm định. Vô tướng tâm định tức là tâm
không phóng dật. Cho nên đức Phật dạy: “Ta thành Chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”. Tâm không phóng dật tức là tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Tâm thanh thản, an lạc và vô sự tức là tâm không động hay gọi “không tánh”. Không tánh tức là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, chứ không phải không tánh là “Tánh không”. Các
bạn đừng hiểu lầm như các Tổ. Ở đây Phật không nói Tánh không như trong
kinh Đại Bát Nhã của Đại Thừa. Trong đoạn kinh trên đây đức Phật đã
dạy: ‘Thật
vậy, này A Nan, điều ông đã nghe là nghe đúng, ghi nhớ đúng, tác ý
đúng, thọ trì đúng, thuở xưa và nay. Này A nan, Ta nhờ an trú không, nên
nay an trú rất nhiều”. An trú “KHÔNG”của Phật giáo không có nghĩa là Tánh không, Chân không, Trí Tuệ Bát Nhã Ba La Mật. Chữ KHÔNGcó nghĩa không chướng ngại pháp, tức là không có dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.
Dó đó, chữ KHÔNG TÁNHphải
hiểu nghĩa đúng đắn theo Tứ Diệu Đế, chứ không thể hiểu nghĩa theo kiểu
Đại Thừa và Thiền Tông. Không tánh là tánh không, là Phật tánh là sai.
Vậy các bạn hãy lắng nghe đức Phật định nghĩa chữ không tánh: “Ví
như lầu đài Lộc Mẫu này không có voi, bò ngựa, ngựa cái, không có vàng
và bạc, không có đàn bà, đàn ông tụ hội, và chỉ có một cái không phải
không, tức là sự nhất trí do duyên chúng Tỳ kheo; cũng vậy, này A Nan,
Tỳ kheo không tác ý thôn tưởng, không tác ý nhân tưởng, chỉ tác ý sự
nhất trí, do duyên lâm tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan, an trú
hướng đến lâm tưởng. Vị ấy tuệ tri như sau: “cái ưu phiền do duyên thôn
tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên nhân tưởng không có mặt
ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên lâm
tưởng”. Vị ấy tuệ tri: “Loại tưởng này không có thôn tưởng”. Vị ấy tuệ
tri: “Loại tưởng này không có nhân tưởng. Và chỉ có một cái này không
phải không, tức là sự nhất trí do duyên lâm tưởng”. Và cái gì không có
mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở
đây vị ấy tuệ tri: “Cái kia có, cái này có”. Như vậy, này Ananda, cái
này đối với vị ấy là như vậy, thật có không điên đảo, sự thật là hoàn
toàn thanh tịnh, không tánh”.
Đọc
đoạn kinh này các bạn có hiểu không? Chúng tôi xin trích ra từng đoạn
ngắn, ở lầu đài Lộc Mẫu này không có voi, bò ngựa, ngựa cái, không có
vàng và bạc, không có đàn ông đàn bà tụ hội, ý đoạn kinh này đức Phật
muốn nói gì? Đức Phật nói trong lầu đài Lộc Mẫu này nếu có voi bò ngựa
cái, vàng bạc, đàn ông, đàn bà tụ hội thì không yên lặng, gây ra ồn náo
và chướng ngại khiến tâm bất an, còn nếu không có những loài vật này thì
cảnh xung quanh lầu Lộc Mẫu này sẽ yên lặng không gây ồn náo và chướng
ngại khiến tâm được yên lặng và bất động, nên Phật dạy: “chỉ có một cái không phải không”, cái
không phải không này là cái có mà không làm chướng ngại tâm, cho nên
không có voi, bò, ngựa, ngựa cái, vàng bạc, đàn ông đàn bà tụ hội thì
trong lầu đài Lộc Mẫu này yên lặng bất động. Có đúng như vậy không các
bạn? Như vậy không tánh là chỗ bất động tâm, chứ không phải là tánh
không.
Các bạn hãy lắng nghe đoạn kinh tiếp: “Này
Ananda, Tỳ kheo không tác ý thôn tưởng, không tác ý nhân tưởng, chỉ tác
ý sự nhất trí do duyên lâm tưởng. Tâm của vị ấy được thích thú hân
hoan, an trú hướng đến lâm tưởng, vị ấy tuệ tri như sau: cái ưu phiền do
duyên thôn tưởng không có mặt ở đây; cái ưu phiền do duyên nhân tưởng
không có mặt ở đây, và chỉ có một ưu phiền này tức là sự nhất trí do
duyên lâm tưởng”.
Đoạn
kinh này xác định không tánh theo từng đối tượng của lầu đài Lộc Mẫu, ở
đây đức Phật nêu đối tượng thứ nhất không tánh của lầu đài Lộc Mẫu là
không có voi, ngựa, ngựa cái, không có vàng bạc, không có đàn ông, đàn
bà v.v.. mà đức Phật gọi chung danh từ này là thôn tưởng, là nhân tưởng.
Thôn tưởng có nghĩa là voi, bò ngựa cái, vàng bạc, còn nhân tưởng là
đàn bà, đàn ông v.v..
Nếu
có những vật này ở trong lầu Lộc Mẫu thì làm sao gọi là không động
được. Phải không các bạn? Nếu có vật này thì sẽ làm động tâm chúng ta vì
chúng là chướng ngại của tâm. Cho nên đức Phật bảo: “Cái
ưu phiền do duyên thôn tưởng và nhân tưởng không có mặt ở đây, và này
Ananda cái này đối với vị ấy là thật có như vậy không điên đảo, sự thật
hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh”.
Đến
đây các bạn đã hiểu không tánh rồi chứ. Không tánh chỉ là tâm bất động,
nhưng bất động đối với thôn tưởng và nhân tưởng chứ không phải bất động
hết các pháp, vì thế chỉ còn có một ưu phiền này tức là sự nhất trí do
duyên lâm tưởng.
Vậy lâm tưởng nghĩa là gì?
Lâm
tưởng là rừng cây chung quanh lầu đài Lộc Mẫu, vì có rừng cây nên còn
có những chướng ngại trong tâm. Cho nên đoạn kinh dạy: “Chỉ còn có một ưu phiền này tức là sự nhất trí do duyên lâm tưởng”.
Như
vậy không tánh không có nghĩa là không có, mà cũng không có nghĩa là
chân không, tánh không v.v.. như nghĩa của các nhà Đại Thừa.
Không
tánh có nghĩa là không có dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu, chứ không phải
tánh không của trí tuệ Bát Nhã. Ở đây, nếu các bạn không hiểu rõ mục
đích của đạo Phật là chỗ bất động tâm trước ác ác pháp và các cảm thọ,
nếu các bạn hiểu khác nghĩa bất động này, là các bạn đã hiểu sai lệch
bài kinh trên đây.
Đức Phật dạy:“Thuở xưa và nay, này Ananda, Ta nhờ an trú không, nên nay an trú rất nhiều”. Thuở
xưa có nghĩa là lúc mới bắt đầu tu tập đức Phật cũng phải tu tập an trú
chỗ bất động tâm này. Đến nay khi tu tập đã xong đức Phật cũng bảo: “Nên nay an trú rất nhiều”. An trú rất nhiều tức là luôn luôn đức Phật sống với tâm bất động khi đã tu chứng đạo.
Vậy chúng ta hãy nghe tiếp Phật dạy: “Cũng
vậy, này Ananda, Tỳ kheo không tác ý đối với tất cả những vật gì trên
đất này, đất khô, vùng lầy, sông và vùng lầy, các cây có thân và có gai,
núi và đất bằng, vị ấy tác ý
sự nhất trí do duyên địa tưởng. Tâm vị ấy được thích thú, hân hoan an
trú, hướng đến địa tưởng vị ấy tuệ tri như sau: “Các ưu phiền do duyên
nhân tưởng không có mặt ở đây, các ưu phiền do duyên lâm tưởng không có
mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên địa
tưởng, vị ấy tuệ tri như sau: loại tưởng này không có nhân tưởng, vị ấy
tuệ tri, loại tưởng này không có lâm tưởng và chỉ có một cái này không
phải không, tức là sự nhất trí do duyên địa tưởng” và cái gì không có
mặt ở đây vị ấy xem cái ấy là không có, nhưng đối với cái còn lại, ở đây
vị ấy tuệ tri: “cái kia có, cái này có”. Này Ananda, cái này đối với vị
ấy là như vậy, thật có không điên đảo, sự thật hiện hoàn toàn thanh
tịnh, không tánh”.
Đoạn
kinh trên chỉ còn lâm tưởng là chướng ngại làm cho tâm ưu phiền nhưng
lại xả bỏ thôn tưởng, nhân tưởng và lâm tưởng nên tâm bất động được các
đối tượng này, nhưng lại bị chướng ngại địa tưởng.
Trên đây là một pháp môn loại trừ các lậu hoặc, các chướng ngại pháp và làm cho tâm bất động.
Điều ở đây các bạn nên lưu ý đó là những loại tưởng được loại trừ lần lượt:
- Đầu tiên loại trừ tưởng trong ngôi lầu đài Lộc Mẫu này là thôn tưởng và nhân tưởng.
- Loại trừ lần thứ hai là lâm tưởng.
- Loại trừ lần thứ ba là địa tưởng.
- Loại trừ lần thứ tư là không vô biên xứ tưởng.
- Loại trừ lần thứ năm là thức vô biên xứ tưởng.
- Loại trừ lần thứ sáu là vô sở hữu tưởng.
- Loại trừ lần thứ bảy là phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng.
Như
vậy, tất cả những loại tưởng này đã được loại trừ. Khi loại trừ xong
các loại tưởng thì còn lại một cái đó là vô tướng tâm định. “Này
Ananda, vị Tỳ kheo không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, không tác ý Phi
tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, tác ý sự nhất trí do duyên vô tướng tâm
định”.
Bây
giờ các bạn đã hiểu rõ không tánh là vô tướng tâm định tức là tâm không
có dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Tâm không có dục lậu, hữu lậu, vô
minh lậu là tâm bất động. Đó là mục đích của đạo Phật do ly dục ly ác
pháp, chứ không phải Tánh Không, Chân Không Diệu Hữu, Trí Tuệ Bát Nhã.
Kinh Tiểu Không ở đây không có những nghĩa đó xin các bạn chớ hiểu lầm,
làm lệch ý nghĩa của Phật pháp.
Khi
tâm bất động như trên đã nói thì không có dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu
thì tâm được giải thoát hoàn toàn, nên người ở trạng thái tâm bất động
này liền hiểu rất rõ: “Sanh
đã tận Phạm hạnh đã thành, những việc làm nên làm đã làm, không còn
phải trở lại trạng thái này nữa”. Vô tướng tâm định này thật hữu vi, do
tâm tự tạo nên. Phàm cái gì thuộc hữu vi do tâm tự tạo cái ấy là vô
thường, chịu sự đoạn diệt”.
Đọc
đến đoạn kinh này các bạn thấy đức Phật đã xác định rất rõ vô tướng tâm
định vẫn là pháp hữu vi do tâm tư (ý thức) tạo nên cái ấy là vô thường,
chịu sự đoạn diệt. Như vậy làm sao các bạn hiểu nó là Chân Không diệu
hữu, Trí Tuệ Bát Nhã, Tánh Không. Những từ này trong kinh sách Đại Thừa
chỉ cho Phật tánh là một pháp vô vi thường hằng bất biến. Nhưng ở kinh
Tiểu Không này dạy không tánh là
pháp hữu vi vô thường chịu sự đoạn diệt. Cho nên, kinh sách các bạn
phải hiểu đúng nghĩa, đừng hiểu sai, vì chính hiểu sai mà các Tổ mới
kiến giải, tưởng giải sinh ra kinh Đại Bát Nhã, mới có Chân Không Diệu
Hữu, Bát Nhã Tâm Kinh. Tất cả những điều này chỉ là một ảo tưởng của
kinh sách Đại Thừa, còn kinh Tiểu Không thì không có nghĩa đó. Không có
nghĩa đó rất rõ ràng vì vô tướng tâm định, không tánh là một pháp hữu vi
vô thường, chịu sự đoạn diệt.
Xin các bạn lắng nghe đoạn kế của kinh Tiểu Không này: “Này
Ananda, phàm có những Sa Môn hay Bà La Môn nào trong quá khứ sau khi
chứng đạt, đã an trú cứu cánh vô tướng thanh tịnh không tánh, tất cả các
vị ấy sau khi chứng đạt đều chỉ an trú cứu cánh vô tướng thanh tịnh
không tánh này”.
“Này
Ananda, phàm có những Sa Môn hay Bà La Môn nào trong tương lai, sau khi
chứng đạt sẽ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh không tánh, tất cả
các vị ấy sau khi chứng đạt, sẽ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh
không tánh này”.
“Này
Ananda phàm có những Sa Môn hay Bà La Môn nào trong hiện tại sau khi
chứng đạt và an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh không tánh này, do
vậy, này Ananda. Sau khi chứng đạt Ta sẽ an trú cứu cánh vô thượng thanh
tịnh không tánh”.
Đoạn
kinh trên đây đức Phật đã xác định rõ ràng và cụ thể. Người đang tu tập
phải tu tập cho đạt được và an trú bất động tâm này. Người đã tu tập
xong thì luôn luôn an trú bất động tâm này. Người sẽ tu tập là phải
hướng đến an trú bất động tâm này. Và đức Phật đã tu tập xong, Ngài cũng
đang an trú bất động tâm này.
Tóm
lại, không tánh tức là tâm bất động. Tâm bất động là tâm ly dục ly ác
pháp, đó là cứu cánh của Phật giáo, ngoài ra tất cả các pháp khác là tôn
giáo ngoại đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét