ĐỨC CHÍNH
Khi ai nói đến hai chữ “ngụy kinh Phật giáo”, một luồng dư luận tấn công, thậm chí mạt sát
một cách mê muội. Nhưng luồng dư luận cực đoan đó không chịu hiểu rằng
sự việc này không phải là mới. Nó tồn tại từ xa xưa và đặc biệt “bùng nổ” một thời ở Trung Hoa. Các học giả Phật học nhiều đời ở Trung Hoa đã lên tiếng, thậm chí có thời vua chúa ra lệnh san định lại để loại bỏ ngụy kinh. Đó là một thực tế mà nhiều người không chịu chấp nhận.
Theo các nhà nghiên cứu việc soạn thảo ngụy kinh có ngay từ khi Phật giáo truyền vào Trung Hoa và nở rộ vào thời kỳ có phong trào dịch kinh điển, chỉ dừng lại ở thế kỷ thứ 10. Với khoảng thời gian đó ngụy kinh như loài nấm dại mọc tràn lan bởi một thói quen rất đáng sợ của người Trung Hoa “thích làm thầy thiên hạ” và tệ tục “thác danh thánh hiền để phao truyền quan niệm của mình”, bất chấp cả giáo pháp của Phật tổ từng tuyên “không phải lời Phật nói mà bảo là lời Phật nói, lời Phật nói mà bảo là không phải do Phật nói” rơi vào tội Ngũ nghịch. Hai tệ nạn này lý giải vì sao ngụy kinh Phật giáo Trung Hoa quá tinh vi và nhiều đến mức muốn gạn lọc không phải là chuyện đơn giản[1]. Ác hại nó truyền bá qua các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa khiến cho nền tảng Phật học bị méo mó đi một cách đáng sợ.
Giáo sư tiến sĩ Kyoyo Tokuno viết: “Tập hợp các ngụy thư bao gồm cả hai loại: kinh ngụy tạo và các văn bản được bảo tồn như là nguồn tham khảo trong các bộ luận Trung Quốc. Kinh ngụy tạo cũng đã được tìm thấy trong bộ sưu tập các bản thảo thời trung cổ phát hiện trong hiện tại. Thứ nhất là kho cất dấu tại Đôn Hoàng ở Trung Á, được phát hiện trong thế kỉ 20, gồm các bản thảo từ thế kỉ thứ 5 đến thế kỉ thứ 11. Hai là các bản thảo kinh tìm thấy tại Nanatsu-dera ở Nagoya, Nhật Bản, được kết tập suốt thế kỉ 12, dựa vào các ấn bản kinh Phật trước đó. Vào năm 1990, phát hiện cho thấy có cả ngụy thư của Trung Quốc lẫn Nhật Bản. Điều kinh ngạc nhất trong lịch sử tìm kiếm là trong các bộ kinh được tìm thấy này là cuốn kinh Piluo Sanmei jing – the Scripture on the Absorption of Piluo, một cuốn kinh giả mạo nhưng được chứng thực trong danh mục Đại Tạng Kinh soạn bởi nhà sư học giả nổi tiếng Đạo An (312-385), trước đó thì kinh này không ai biết. Bản thảo kinh Phật tại Nhật Bản chỉ là bản sao của bộ ngụy thư có sớm nhất từ Trung Quốc. Các công cuộc tìm kiếm khác cũng không kém phần giá trị trong sự xác nhận toàn cảnh lịch sử của kinh ngụy tạo: Cả hai loại bản thảo tại Đôn Hoàng và tại Nanatsu-dera bao gồm nhiều tựa đề không thấy có trong các bảng danh mục Đại Tạng, bằng chứng chỉ ra rằng sự tự sáng tác ra kinh bản xứ còn nhiều hơn như trước đây người ta nghĩ. Hơn bao giờ hết, các học giả chuyên môn cần phải đề xuất ra hay phân loại một cách thuyết phục các kinh ngụy tạo tìm thấy ở Nanatsu-dera là soạn thảo của Nhật Bản dựa trên văn bản Ấn Độ, hay dựa trên kinh ngụy tạo ở Trung Quốc. Như vậy các ngụy thư còn tồn tại ở Nhật Bản được đóng vai trò là bằng chứng cho sự ảnh hưởng và phổ biến của loại văn bản còn tranh chấp nhưng rõ ràng ‘thực dụng’ này”. Và chứng minh làm Phật học sai lạc đi, tạo cho giới tăng sĩ thành một thế lực thống trị tâm linh của thế nhân: “Một số kinh ngụy tạo thêm vào các nguồn dẫn và sự suy diễn với mục đích tăng cường một giá trị hay quan điểm nào đó của Đạo Phật với môi trường bản xứ. Giới luật, nền tảng của giải thoát Phật giáo, đã được kinh ngụy tạo thể hiện nổi bật như một chủ đề. Ví dụ như Kinh Phạm Võng (Fanwang Jing, Brahma’s bet sutra)). Kinh này thay đổi một phần giới luật của Bồ Tát đạo bằng cách thêm vào khái niệm Hiếu của Đạo Khổng, một xảo thuật lộ liễu phản lại cả truyền thống Trung Quốc cũng như nổ lực tương thích hai hệ thống giá trị quá khác biệt. Cũng phải nói đến những vấn nạn phát sinh khi đặt để những trói buộc có tính thế gian lên tăng đoàn và tăng sĩ”. Thế thì triết giáo “giải thoát” của Phật tổ trở thành hệ ý thức “nô lệ vào tăng giới”.
Không hiểu vì lẽ gì Giáo sư tiến sĩ Kyoyo Tokuno chỉ đi vào trình bày và khái lược hiện trạng ngụy kinh của Trung Hoa, chưa thật sự đi sâu vào những nguyên nhân sâu xa của nó. Bởi lẽ nói theo tinh thần Phật học mọi việc đều có cơ duyên và nhân quả của nó. Cơ duyên đó là gì và cái quả của nó ra sao.
Ngoài yếu tố tâm lý và hủ tục của Trung Hoa, ngụy kinh ra đời vì nhiều cơ duyên, kể cả cơ duyên tận bên Thiên Trúc, như sau:
a.- Đưa ra một triết thuyết của mình hay lồng vào một triết thuyết bản địa nhưng mạo danh Phật thuyết để có sức thuyết phục phật tử. Hiện tượng này rất nhiều và nhiều ngụy tác như thế đã trở thành một bộ phận không thể tách rời khỏi Phật giáo Đại thừa. Ví dụ như kinh Vu Lan Báo Hiếu.
Chúng ta ai cũng biết rõ một trong những nền tảng giáo thuyết của Phật Thích-ca là Thập nhị nhân duyên. Mười hai nhân duyên nối theo nhau sinh ra, tuần tự gồm có: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục căn, xúc, thụ, ái, thụ, hữu, sinh và lão tử. Trong kinh Tạp A-hàm[2], Phật thuyết: “Thuở xưa Đức Phật Tỳ-bà-thi khi chưa thành Chánh giác, trụ chỗ Bồ-đề không bao lâu thì thành Phật. Rồi đến dưới cây Bồ-đề trải cỏ làm tòa ngồi kiết già, ngồi thẳng, chánh niệm. Ngồi suốt bảy ngày, đối với mười hai duyên khởi, quán sát thuận nghịch như vầy: ‘Do cái này có nên cái kia có, vì cái này khởi nên cái kia khởi; duyên vô minh nên có hành… cho đến, duyên sanh nên có già chết và tụ tập thuần một khối khổ lớn và thuần một khối khổ lớn diệt” [kinh 369: Thập Nhị Nhân Duyên, quyển 15]. Thập nhị nhân duyên theo lời Phật dạy là khổ, đạo của Phật chủ trương diệt khổ là tôn chỉ. Điều này đã rõ, chẳng ai phản bác được. Thế nhưng kinh Vu Lan ghi: “Như chí muốn đền ơn cha mẹ, Hiện-tại cùng thất-thế tình thâm, Ðến rằm tháng bảy mỗi năm, Sau khi kiết-hạ chư Tăng tựu về. Chính ngày ấy Phật đà hoan-hỉ, Phải sắm sanh bá vị cơm canh, Ðựng trong bình-bát tinh-anh, Chờ giờ Tự-tứ chúng Tăng cúng-dường”. Đoạn kinh này đậm sắc chữ “ái’ dù là “ái’ theo nghĩa Khổng Mạnh hết sức cao đẹp “Lo phẩm-vật đem dâng từ-mẫu, Ðặng đỡ lòng cực khổ bấy lâu. Thấy cơm mẹ rất lo âu, Tay tả che đậy, hữu hầu bốc ăn. Lòng bỏn-xẻn tiền-căn chưa dứt, Sợ chúng ma cướp dựt của bà. Cơm đưa chưa tới miệng đà, Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu. Thấy như vậy âu-sầu thê-thảm, Mục-kiền-liên bi-cảm xót thương, Mau mau về đến giảng-đường, Bạch cùng sư-phụ tìm phương giải nàn” nhưng đầy chất liệu hữu ngã của Bà-la-môn chứ không phải thuyết vô ngã của Phật tổ.
Tôi cho rằng quan niệm “cầu mong cho cha mẹ như vậy” là phù hợp luân lý của xã hội Trung Hoa và Việt Nam. Nhưng chúng ta chớ đi lạc vấn đề: đang bàn về ngụy kinh Phật giáo, tư tưởng Phật giáo là “trụ cột” để xoay quanh. Về chữ ái, Phật dạy: “Do duyên thọ nên có ái; do ái làm duyên nên có thủ” [kinh 372: Phả-cầu-na, quyển 15]. Thủ là muốn chiếm giữ, tức sinh lòng tham, tham ái đi đôi là khởi đầu Tam độc; tam độc là điều tối kỵ trong giáo pháp của Phật. Lý đâu và vì cơ duyên nào Phật lại mâu thuẩn đến thế?
Chẳng có lý nào và cơ duyên nào cả, đó là ngụy giáo pháp do những vị chịu ảnh hưởng Nho giáo thêm thắt vào. Chúng ta có thể chứng minh điều này qua điển tích khi Phật đã thành đạo về lại Ca-tỳ-la-vệ. Ngài thuyết pháp cho mọi người hiểu về Tứ diệu đế và Bát chánh đạo, Ngài khuyên mọi người nên tu tập để giác ngộ, Ngài không tuyên hứa ân sủng cứu độ riêng ai mà khuyên mọi người tự lực giải thoát, Ngài cũng chẳng trổ thần thông cho cha mẹ lên trời. Và rất nhiều người trong hoàng gia theo Ngài đi tu, kể cả đứa con trai duy nhất của Ngài là La-hầu-la. Thật thế, nếu Phật nảy ra một niệm cầu cho vua Tịnh Phạn sinh thiên, muốn gia tộc trường tồn miên viễn tức là tạo một nhân duyện (duyên khởi) ngay lập tức ngài đã lìa bỏ Niết bàn và không còn là Phật nữa.[3]
Cuối cùng không còn lẽ nào khác ngoài việc kết luận kinh Vu Lan (dù rất hay đẹp trong tâm thức người Việt và người Hoa) là ngụy kinh. Cơ sở ngụy biện duy nhất cho kinh này thường vin vào một từ tiếng Phạn ullambana (cửu đảo huyền: Cứu nạn treo ngược) để minh chứng gốc Ấn Độ của kinh này, nhưng điều này không đủ trọng lượng vì có phải đâu chỉ kinh Phật mới viết bằng tiếng Phạn?! Ngược lại chính từ chữ này nói đây là ngụy kinh: ullambana là một thuật tu Du-già (Yoga), hành giả treo ngược người mình trên cây để hành xác mong sớm trả hết nợ tiền kiếp mà giải thoát. Khi qua đến Trung Hoa thành một hình phạt dưới âm ty, tội vong bị treo ngược hành hình.
Kinh gắn với truyền thuyết Mục Kiền Liên cứu mẹ và Phật tổ trổ thần thông cứu nạn cho các vong linh như là cái phao tâm linh: “Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ, Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân. Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả, Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền, Làm con hiếu-hạnh vi tiên, Bèn dùng huệ-nhãn dưới trên kiếm tầm”. Nếu việc này có xảy ra thì không phải là chuyện nhỏ, thế sao khi kết tập lần thứ nhất ngài Đa Văn đệ Nhất A-nan lại không tụng đến. Chẳng lẽ một vị A-la-hán nổi tiếng nhớ dai lại sơ xuất với một sự kiện hệ trọng thế này và nhớ đủ những sự kiện khác ít quan trọng hơn. Và sao các nước theo Phật giáo Nam truyền không có ngày lễ Vu Lan? Kinh điển của hệ phái này thiếu sót ư?
Nói tóm lại, mục tiêu của sự ngụy kinh này là đưa chữ “hiếu” theo giáo lý Khổng Mạnh vào kinh Phật cho phù hợp với xu hướng chung thời bấy giờ. Cho dù ý định có cao đẹp, nhưng chính vì thế mà giáo pháp Đức Phật bị đảo lộn. Còn nhiều trường hợp tương tự trong quá trình ngụy tạo kinh Phật.
b.- Kiến giải riêng biến thành kinh. Ai cũng thừa nhận kinh Phật rất thâm ảo, người sơ cơ phải nhờ thầy giảng giải mới hiểu thông suốt. Khi giảng một đoạn kinh người thầy thường đưa những kiến giải của mình để tường minh. Có thể vì quá yêu kính thầy hoặc vì không biết phân biệt đâu là lời kiến giải cho rõ nghĩa, nhiều người chép cả những kiến giải đó vào làm kinh. Lâu dần, sự việc cứ tiếp diễn làm cuốn kinh gốc biến dạng dần theo những kiến giải riêng thêm vào. Đến khi trong đó có quá nhiều kiến giải dị biệt nhau lại đem ra san định lại. Quá trình này cứ tiếp diễn có thể biến thành ra một bộ kinh không đúng như giáo pháp của Phật tổ nữa.
Đọc kinh sách Phật ai cũng biết Đề-bà-đạt-đa bị quy là phản đồ nhiều lần mưu sát Phật. Thế nhưng có ai đó đọc qua một phiên bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa sẽ thấy có đoạn: “Đề Bà Đạt Đa là người có nhiều hành động tỏ ra thù nghịch với Đức Thế Tôn. Ông là người ác, manh tâm hãm hại Phật, người tán tận lương tâm. Nhưng chính con người ác tâm ấy, chính những hành động trái nghịch đó là thước đo về đức tính từ bi nhẫn nhục, là phương tiện để đạt thành lý đạo.” và cho rằng “Qua vô lượng kiếp về sau, ông Đề Bà Đạt Đa sẽ thành Phật hiệu là Thiên Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri… Phật Thế Tôn. Cõi nước tên Thiện Đạo” [phẩm Đề-bà-đạt-đa] do Đức Thế Tôn thương xót muôn loài, hạng người nào cũng thành Phật cả.
Quay trở lại cuốn Tứ Phần Luật chúng ta xem Phật nhận xét gì về Đề-bà-đạt-đa. Đức Phật dạy: “Kẻ si phá Tăng này, [909c] có tám điều phi chánh pháptrói buộc, che lấp, tiêu diệt thiện tâm, Đề-bà-đạt-đa đã hướng đến phi đạo trong nê-lêmột kiếp, không thể cứu được. Tám điều phi chánh pháp ấy là gì? Lợi, không lợi, khen, không khen, cung kính, không cung kính, ác tri thức, ưa bạn ác. Có tám điều phi chánh pháp như vậy trói buộc, che lấp, tiêu diệt thiện tâm, Đề-bà-đạt-đa đã hướng đến phi đạo trong nê-lê một kiếp, không thể cứu được. Nếu Ta thấy Đề-bà-đạt-đa có thiện pháp bằng sợi lông, sợi tóc, thì Ta đã không ghi nhận và nói ‘Đề-bà-đạt-đa sẽ ở trong nê-lê một kiếp không thể cứu được.’ Do Ta không thấy Đề-bà-đạt-đa có được thiện pháp bằng sợi lông, sợi tóc, nên Ta mới ghi nhận và nói, ‘Đề-bà-đạt-đa sẽ ở trong nê-lê một kiếp không thể cứu được.’ Thí như một người chìm trong hố xí. Có người muốn kéo nó ra. Nhưng không thấy ở nơi nó có chỗ sạch nào bằng sợi lông, hay sợi tóc để dùng tay nắm nó kéo ra. Nay quán sát Đề-bà-đạt-đa cũng lại như vậy, Ta không thấy có một bạch pháp nào bằng sợi lông, hay sợi tóc. Bởi vậy Ta nói, ‘Đề-bà-đạt-đa sẽ ở trong nê-lê một kiếp không thể cứu được.’” [phẩm Phá Tăng]. Một kiếp mà Phật nói rất dài[4].
Sao lại mâu thuẩn thế!? Hơn nữa chẳng thấy ngài Đa Văn A-nan tụng đọc đoạn nào cho thấy Phật tuyên hứa sau này Đề-bà-đạt-đa thành chánh quả cả, nhất là chẳng thấy giáo pháp nào biện minh cho câu “Nhưng chính con người ác tâm ấy, chính những hành động trái nghịch đó là thước đo về đức tính từ bi nhẫn nhục, là phương tiện để đạt thành lý đạo”. Chúng ta chưa vội quy Diệu Pháp Liên Hoa kinh là ngụy kinh hay chân kinh dù biết rằng kinh này xuất hiện vào khoảng năm 200 sau Công nguyên (tức 700 năm sau khi Phật nhập Niết-bàn), điểm chính ở tiểu mục này là hình thái biến kiến giải riêng thành một đoạn kinh.
Có thể bậc đạo sư nào đó khi giảng về Phật tính đã dùng Đề-bà-đạt-đa làm ví dụ. Ví dụ đó là nếu Đề-bà-đạt-đa “quay đầu là bờ, huøng đao thành Phật” ngay. Đây là một guia1o thuyết hết sức thậm thâm của Phật tổ: sự giải thoát không phải là trả cho hết nợ đã vay mà thấy được tính Phật là giải thoát rồi. Nếu Đề-bà-đạt-đa kiến tính Phật sẽ ngộ ra điều mình làm sai, sự giác ngộ đương nhiên đạt đến. Nhưng đệ tử cắt nỏ bớt để vào trong kinh vì một ý đồ nào đó. Kinh trở nên ngô nghê kỳ lạ.
Tương tự thế, khi Phật thuyết trước Ngài đã có nhiều vị đã chứng Phật quả. Thế là theo kiến giải riêng đề ra hàng loạt Phật mà chưa hề nghe Phật thuyết. Thậm chí còn bố trí Phật theo thuyết ngũ hành, một thuyết mà chính đức Phật chưa từng nghe chứ huống hồ gì nói. Phật chẳng hề nói tụng kinh là siêu thoát, thậm chí ngàu còn căn dặn: “Các ngươi không thể tụng kinh cho hòn đá nổi lên, cho váng dầu chìm xuống” thế mà có kinh dạy cứ tụng kinh, dù ăn ở thất đức cở nào, cũng có một phẩm to nhỏ gì đó ở một xứ Tây Phương hoang tưởng. Phật nói Niết bàn là vắng lặng, hư vô; thế mà Tây Phương cực lạc đầy bái vật quyến rũ tham dục của con người. Thế không là ngụy kinh thì là gì?
c.- Do các tu sĩ Bà-la-môn cải đạo và do bị đạo khác nhiếp phục. Vấn đề này tuy có một hình tướng nhưng hai mặt trái ngược nhau: 1.- Các tu sĩ Bà-la-môn ngộ ra chân lý Phập pháp thù thắng nên cải đạo đi qua; nhưng chắc chắn những kiến thức đạo cũ không thể biến mất một sớm một chiều mà trái lại xâm nhập vào Phật giáo để hình thành các ngụy kinh vốn là giáo thuyết của đạo cũ; 2.- Sự thua kém của các tăng sĩ Phật giáo theo lệ phải thu nạp giáo pháp của người thắng. Đây là một truyền thống rất thú vị của nền đạo học Ấn độ: pháp chiến. Thời xưa khi hai giáo phái tranh biện với nhau, kẻ thua phải tòng phục theo người thoặc là cải sang đạo mới hoặc là đưa học thuyết người thắng vào đạo của mình. Điều này rất rõ qua kinh điển Phật giáo, biện tài của Phật tổ đã thù thắng nhiều vị ngoại đạo và thu nạp nhiều cao đồ. Ví dụ ba anh em Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, Già-da Ca-diếp và Na-đề Ca-diếp là tín đồ Bái Hỏa giáo. Có điều rất lạ trong kinh điển Phật giáo Đại thừa thường chỉ ghi chư vị thánh đệ tử thời Phật trước từng theo Bà-la-môn giáo, sau quy y theo Phật nhưng không ghi rõ theo phái đạo nào: Mục kiền Liên và Xá Lợi Phất, Maha Ca-diếp, … và sau này là những vị như Thế Thân, Long Thọ, … Nếu có tư liệu ghi rõ ràng khởi đạo theo phái nào càng dễ dàng truy chứng các ngụy thư hơn.
Trường hợp thứ hai xảy ra ở học viện Phật học nổi tiếng Na-lan-đà. Khi sư Huyền Trang đi qua đó thấy nơi này dạy cả môn chiêm tinh, bói toán, nùa chú, … của các hệ phái Bà-la-môn. Chứng tỏ ngay kinh sư Tam tạng mang về chưa chắc không có ngụy kinh viết bằng tiếng Phạn.
Phải thừa nhận hai xu hướng này rất khó xâm nhập vào Phật giáo Nam truyền vì hệ phái này đã cố định kinh điển rất kiên cố. Do đó những vị này chuyển dần lên phương Bắc, xuyên qua Hy Mã Lạp sơn vào Tây Tạng rồi xuống Trung Nguyên, có vị vào thẳng Trung Nguyên dịch kinh sách. Kinh sách các vị này mang vào Trung Hoa dĩ nhiên nguyên gốc tiếng Phạn, nhưng điều đó không thể nói đó là kinh Phật chứ không phải kinh của phái đạo Bà-la-môn nào đó, khéo léo hơn là kinh Bà-la-môn đã điều chỉnh sao cho có hơi hướm Phật giáo rồi dịch ra. Cũng có thể các vị này không cố tình làm kinh giả, nhưng kiến thức đạo cũ vốn có và ăn sâu nên nhiều khi diễn đạt lại những tư tưởng Phật tổ theo hướng đạo cũ, thành ra dịch kinh sách có chen vào những dòng tư duy đạo cũ. Lâu dần và chỉnh hợp mãi thành ra ngụy kinh.
Một trường hợp tương tự như thế được kinh sách nghi nhận: phương pháp luận Tứ Cú Phân Biệt của Long Thọ dùng để luận Trung Quán. Tứ Cú Phân Biệt chẳng qua gốc từ Ngũ Chi Tác Pháp của phái Bà-la-môn Chính Lý Luận. Và từ điều này chúng ta biết ngài có gốc từ phái đạo này chuyển qua đạo Phật, chứ tài liệu Phật giáo Đại thừa chỉ ghi chọn lỏn: “Ông trước kia theo Bà-la-môn, sau quy y theo Phật giáo”, mà chẳng cần biết ngay thời Phật đã có 96 giáo phái Bà-la-môn khác nhau rồi. Qua tứ cú phân biệt ngài lý luận “tính không” của Phật giáo một cách sắc bén và rõ nghĩa hơn, nhưng đồng thời là một minh chứng cho thấy hướng xâm nhập của ngoại đạo vào Phật giáo. Ngụy kinh đi vào Phật giáo Bắc truyền theo hướng này không phải là ít.
Nhân vật mang giáo lý Bà-la-môn vào Phật giáo theo kiểu này rõ nét nhất là Liên Hoa Sinh. Phật giáo Đại thừa chỉ ghi ngắn gọn trước kia ông theo Bà-la-môn giáo, sau cải qua Phật giáo rồi vào Tây Tạng truyền pháp. Nhưng những gì Lạt-ma giáo đang thể hiện cho thấy ông thuộc Mật giáo Bà-la-môn trước khi thành nhà sư Phật giáo. Có thể khẳng định thế chăng? Chắc chắn là vậy, vì ai cũng có thể kiểm chứng trong 4 bộ A-hàm của Đại thừa chẳng tìm đây ra một câu chân ngôn hay mật chú từ lời tuyên pháp của Đức Phật, thế nhưng Lạt-ma giáo đầy rẫy những chân ngôn và sau đó tràn xuống Trung Nguyên tạo thành dòng Phật giáo Mật tông, rồi qua Nhật Bản thành Chân ngôn tông.
Những chân ngôn này nếu đối chiếu sẽ thấy rất nhiều trùng hợp với thần chú trong kinh Vệ-đà. Ví dụ câu nổi tiếng nhất của Phật giáo Tây Tạng là “Aum mani padme hum” (Án ma-ni bát-di hồng). Nguyên gốc chữ “Aum” có tần xuất xuất hiện rất nhiều trong kinh Vệ-đà, nó là thiên ngôn biểu thị cho ba đấng nhất thể tối cao “Braman-Shiva-Vishnu”. Nhiều đoạn trong Áo Nghĩa Thư (Upanisad) còn giải thích đó là mật ngôn giúp tiểu ngã (atman) hòa nhập vào đại ngã (Braman). Câu chân ngôn này không dừng chân ở Tây Tạng mà đi xuống Trung Nguyên, xuất hiện trong nhiều kinh Bấy nhiêu cũng đủ chứng minh có sự ngụy tạo kinh điển trong Phật giáo đại thừa rồi.
d.- Tạo một quyền thế cho giới tăng sĩ. Nhiều ngụy kinh ra đời với mục đích này và thực tế xã hội Trung Hoa lẫn Việt Nam nhiều lần chứng kiến tình cảnh gọi là “tăng phiệt”. Bất cứ ai cũng không được phép phê phán sư sãi dù những tăng ni này làm điều hoàn toàn trái đạo, bởi có những dòng kinh ngụy tác cho rằng “nói như thế là hủy báng tăng, sẽ rơi vào ngục A-tỳ”. Khảo sát vài cuốn được coi là kinh chúng ta sẽ thấy:
Một ví dụ một số tăng sĩ kêu gọi chưa là Tỉ-khâu cấm không được đọc Luật tạng (đại diện là Hoằng Tán 1611-1685). Lý luận của nhóm này viết trong lởi Phàm Lệ cuốn Tứ Phần Giới Bổn Như Thích do Hoằng Tán chấp bút: “Ba đời chư Phật đều nói ba tạng Thánh giáo Kinh-Luật-Luận. Hai tạng Kinh-Luận chung cả tại gia, xuất gia, riêng tạng Luật chỉ dành cho Tỷ kheo gìn giữ, như tạng bí mật của vua, hàng ngoại quan không được biết đến. Nếu Sa di, bạch y mà xem trước, thì vĩnh viễn không được thọ đại giới, mắc tội ngang với tội ngũ nghịch. Phàm là người làm thầy phải hết sức cẩn thận” (Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo. Kinh luận nhị tạng hàm thông tại gia, xuất gia, duy Luật nhất tạng Tỷ kheo độc trì, như vương bí tạng phi ngoại quan sở tư. Nhược Sa di, bạch y tiên lâm giả, vĩnh bất thọ đại giới, tội dữ ngũ nghịch đồng liệt. Vị sư giả tối nghi cẩn thận). Thật quái lạ khi cho tăng ni là vua quan, còn chúng sinh là hàng ngoại quan ở chốn quê mùa. Phật nào nói thế, mà bọn ma tăng vẫn cố lưu truyền điều này mấy thế kỷ qua. Ngày nay cũng thế, ai phê phán sai trái là bị đe dọa ngay và một đám mê tín đua nhau chửi mắng. Chẳng biết kinh nào Phật dạy đe dọa chúng sinh.
Sau khi ngoa truyền đầy tính răn đe, Hoằng Tán biện bạch: 1.- Nếu Sa di xem trước giới luật Tỷ kheo rồi thấy giới pháp quá nhiều, khó khăn, sẽ sanh tâm thối thất, không dám thọ giới Cụ túc; 2.- Nếu Sa di biết giới luật Tỷ kheo, khi họ thấy các Tỷ kheo thọ giới rồi mà không giữ gìn nghiêm túc, hủy phạm cấm giới, họ sẽ sanh tâm kiêu mạn, khinh rẻ các Tỷ kheo, do đó sẽ tổn phước, mất lợi ích; 3.- Khi đã biết trước giới pháp thì lúc thọ giới thấy giới không còn thiêng liêng, tâm chí thành sẽ sút giảm nên khó đắc giới thể.
Đây là lời ngoa truyền của luật sư này dựa trên một đoạn về “tội nghe trộm” trong Tứ Phần Luật, và đi xa đến mức dọa nạt quy kết tội ngang với “ngũ nghịch!?”. Luận điệu này hoàn toàn trái nghịch với những nội dung trong Tứ Phần Luật, lại to tiếng bảo là kinh nói. Ai từng xem Tứ Phần Luật đều thấy xuất hiện với tần xuất rất cao: Phật dựa vào lời chê trách của chúng sinh mà chế luật; cũng sẽ chẳng thấy Phật nói cấm chúng sinh phê phán tăng ni. Phật luôn bảo những tăng ni như thế là ”bọn ngu si”, và lời này cho thấy Phật đồng tình với những phê phán của hàng áo trắng thời đó.
Vậy vì sao có ngụy kinh như cuốn này? Dễ hiểu thôi! Nếu ai từng đọc Tứ Phần Luật thì rất nhiều điều tăng ni thời đó làm (và cả thời nay nữa) sẽ bị chiếu luật phê phán và cũng sẽ thấy trong Tứ Phần Luật nêu ngay thời Phật không thiếu kẻ gọi là ma tăng. Thời Phật còn thế thì chúng sinh sẽ nghĩ thời nay thế nào, uy thế nô lệ tâm linh chúng sinh sẽ tan biến. Nếu thế thì ai còn cúng dường, nguồn lợi bọn ma tăng này không còn nữa. Thời gian cách nay vài năm chính trong giới tăng già có người phê phán luận điểm này, nhưng chỉ phê phán dè dặt vì còn e ngại thế lực tăng phiệt. Thượng tọa Thích Phước San phê phán biện bạch này như sau: Quả thật lối lập luận trên có nhiều chỗ đi xa tinh thần giới pháp và giới luật. Ai cũng biết ngài Qui Sơn (771-833) định nghĩa người xuất gia: “Phàm là người xuất gia là mong cất bước đến chân trời cao rộng, hình dáng và tâm hồn khác với thế tục. Vì mục đích làm rạng rỡ dòng thánh, trấn áp quân ma, báo đáp bốn ân và cứu vớt ba cõi”. Và các bậc cổ đức cũng đã nói: “Thế thượng phi trượng phu đại giải thoát hán, hà năng kham thủ?” (Trên đời này, nếu chẳng phải là bậc trượng phu đại giải thoát, thì làm sao đảm đương nổi “sứ mệnh xuất trần”?). Và trích một đoạn khác trong Luật Sa di chứng minh Luật sư Châu Hoàng khuyến khích: “Tuy Tỷ kheo sự, Sa di đương dự tri chi” (Tuy là việc của Tỷ kheo, nhưng Sa di cũng nên tham dự để biết). Rồi đi đến kết luận: Còn vấn đề này nữa, tạng Luật phải chăng là bí tạng dành riêng cho các thầy Tỷ kheo, các chúng khác không có quyền biết đến? Khẳng định như vậy thật là vô căn cứ, không có cơ sở và trái hẳn thực tế. Vì trong các giới điều dành cho Phật tử cũng như Sa di, không có một giới nào ngăn cấm họ tìm hiểu giới bổn của Tỷ kheo hết. [Trích "Phật Học Cơ Bản - Tập 3", Nguyệt san Giác Ngộ, 2000]
Thế kỷ này vẫn còn có kẻ mưu đồ phá đạo không kém gì thời xưa, sẳn sàng bóp méo kinh Phật thành ngụy kinh. Và điều này lý giải vì sao có nhiều thầy tu dùng toàn đồ xịn, chùa như cung điện và chúng sinh tiếp tục bị mê hoặc bằng những ngụy kinh. Nhìn vào những cảnh này tôi khó tin vào bọn đang đầu tròn vai vuông, chỉ biết tin Phật và tu theo Phật ở nhà, xa rời chùa chiềng đầy sắc dục và hư ngôn. Song song chúng có những bọn chuyên kinh doanh những thứ mang màu sắc này, dựng lên những trang web để mị chúng sinh. Những trang web này ra sức mạt sát và ngụy biện cho bọn ma tăng rất dữ dội để dễ bán những món hàng bùa chí, phong thủy, … chúng giới thiệu trên web. Chúng chỉ cho đăng lên những tán đồng, xóa đi những phê bình bất đồng kiểu một cái loa tuyên truyền. Chúng sinh càng ngày càng bị mê hoặc và bọn chúng càng giàu. Nói không ngoa là đang kinh doanh Trời Phật.
Còn nhiều kinh khác lọt vào tình trạng này nữa.
e.- Soạn ngụy kinh để đả phá bọn tăng lữ hư dối. Đây lại là trường hợp ngược với trường hợp ở mục d. Thường trường hợp này hay viết dưới dạng luận, bàn về đạo pháp và chứng minh bằng kinh điển để đả phá. Như trong Đại Thừa Kim Cang Luận bình về Lục Ngoại Đạo không phải là 6 đạo sư thời Phật, mà là 6 hạng tăng sĩ sai lạc giáo pháp của Phật: “Thế Tôn nói: Khi ta nhập diệt rồi có nhiều thứ ma ba tuần xen vào trong pháp của ta, ở chùa, cạo đầu, mặc áo Phật, xưng là đệ tử của Phật, chung lộn với người đời ăn thịt, uống rượu làm nhơ bẩn là ngoại đạo thứ nhất. Còn có người dắt vợ, đem con vào trong chùa học theo tà thuật, cho là để truyền lại cho đệ tử, ăn thịt, uống rượu, cũng đi làm chay tụng kinh cho người, không phải người tục là ngoại đạo thứ nhì. Lại có những người trên thời không có thầy truyền, dưới thời không có thầy chứng bị ma quỷ ám ảnh mê muội tâm trí, biết bậy bạ cho là thông minh, chẳng có công tu tự xưng thành đạo, bên ngoài làm giống theo Phật, trong tâm làm việc tà mị, phỉnh gạt người đời theo vào đường tà, diệt hột giống trí của Phật là ngoại đạo thứ ba. Lại có người vẽ bùa, thỉnh chú, đuổi quỷ sai thần, phỉnh gạt người đời. Ác kiến càng nhiều thì chánh kiến của Phật càng tiêu diệt, đây là ngoại đạo thứ tư. Còn có người y theo việc tốt xấu, học theo chiêm quẻ, bàn việc kiết hung, coi bói xem tướng, nói trước những điều họa phước, dối chúng gạt người, tiêu diệt chánh pháp của Phật đây là ngoại đạo thứ năm. Lại có người sửa sang hình tướng, bụng trống lòng cao, mình không có tài năng mà tự cao cho mình là giỏi, chưa chứng ngộ cũng cho là mình chứng ngộ, học đặng vài lời cho là mình thấu đặng lý màu. Lại có người chẳng ăn dầu, muối, trà, quả, tương, dấm , chấp theo tướng tà, dối gạt người không trí: chẳng cần xem kinh niệm Phật, chẳng cần làm phước, tham thiền, chẳng cần xuất gia thọ giới, chẳng cần tầm sư học đạo, dám đem cái sắc thân giả dối này mà cho là cùng Phật không khác. Dối gạt người không biết đồng vào chỗ hắc ám, dứt đoạn căn lành, tiêu diệt giống trí tuệ, hay chấp trước những sự khờ khạo ngu si. Đây là ngoại đạo thứ sáu”. Loại luận thế này nhiều lắm, nhưng người đời thường ít coi trọng luận hơn kinh vì cho rằng kinh là lời Phật nói. Nên tác dụng những luận như thế này không mạnh lắm. Nếu thế những vị này “cho ra đời kinh” với ý nguyện tốt đấu tranh làm sạch thiền môn. Chúng ta dễ dàng thấy có cuốn kinh mang nội dung tương tự: Pháp Diệt Tận Kinh.
Cớ sao nói đây là “ngụy kinh”? Chúng ta khảo sát một đoạn: “Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục, ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau. […] Lúc đó các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán bị chúng ma xua đuổi trục xuất không còn cùng dự trong chúng hội. Giáo lý Tam thừa vẫn được lưu hành ở vùng hẻo lánh, những người tu tập vẫn tìm thấy sự an lạc và thọ mạng kéo dài. Chư thiên sẽ bảo vệ và mặt trăng sẽ chiếu sáng họ, giáo pháp Tam thừa sẽ có dịp hòa nhập và chính đạo sẽ hưng thịnh. Tuy nhiên, trong năm mươi hai năm, kinh Thủ-lăng-nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi biến mất. Mười hai bộ kinh sau đó sẽ dần dần bị tiêu trầm cho đến khi hoại diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn không được biết đến, giới y của sa-môn sẽ tự bị biến thành màu trắng”. Trong đây có một khái niệm “bồ tát” hoàn toàn không hề thấy trong các bài thuyết pháp của Phật tổ trong Đại tạng.
Bồ tát là một khái niệm nhập thế xuất phát ở Trung Hoa, nguyên do từ một vấn nạn: “Nếu chư Phật nhập niết bàn ai sẽ là người độ chúng sinh?” Mặt khác, nếu không nhập thế vào xã hội thì đạo Phật khó phát triển ở một đất nước rộng lớn do Nho học chi phối. Khi ấy Phật giáo sẽ chịu “búa rìu” của nho gia cho rằng chủ trương yếm thế không có ích gì đối với nhân quần.
Dù là kinh ngụy tạo, nhưng nổi bật trong kinh này là lòng lo lắng chánh pháp của Phật bị tiêu diệt. Quả thật nhiều giai đoạn xã hội ở Trung Hoa và Việt Nam chứng kiến “Chúng mặc y phục thế tục, ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau”; và trong kinh này phản ảnh một ưu tư khác trùng hợp với tiểu mục này, sự hình thành ngụy kinh: “Tuy nhiên, trong năm mươi hai năm, kinh Thủ-lăng-nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi biến mất. Mười hai bộ kinh sau đó sẽ dần dần bị tiêu trầm cho đến khi hoại diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn không được biết đến, giới y của sa-môn sẽ tự bị biến thành màu trắng”. Làm ngụy kinh để cảnh báo ngụy kinh.
Lật từng quyển kinh nghiên cứu chúng ta ắt sẽ thấy không ít “ngụy kinh” kiểu này.
Thế nhưng nói thẳng điều này sẽ gặp phản kháng vô cùng. Nhẹ nhàng hơn thì ngụy biện:
1.- Dù ra đời chậm trễ nhưng đó là lời Phật nói chu tổ nhật tụng truyền lại, về sau mới ghi chép thành kinh;
2.- Đời diễn biến thay đổi nên pháp phải thay đổi cho phù hợp “vạn pháp tùy duyên” mà Phật nói nên các bậc tôn túc bổ sung kinh mới để giáo hóa.
Vâng, những lời ngụy biện này sẽ bị vạch trần bởi hai điều:
- Nếu là lời Phật nói sao có nhiều điều mâu thuẩn với lời Phật chính thức nói trong Đại tạng được kết tập lần thứ nhất;
- Nếu vì cơ duyên chúng sanh dời đổi mà viết kinh mới cho phù hợp thời đại sao không đề tên mình mà thác danh cho Phật. Ví dụ Lục Tổ thuyết pháp, chúng đệ tử ghi lại cũng gọi là kinh chứ không phải là lục hay luận với danh tựa “Pháp Bảo Đàn kinh” có sao đâu? Và chẳng có câu nào Phật tổ cấm đời sao viết kinh cả. Còn viết kinh mà thác danh Phật phạm tội nói dối, một điều cấm trong “ngũ giới”. Ngũ giới là căn bản sơ khởi của người học phật, các tăng ni thọ hàng trăm giới cụ túc mà phạm thì có đáng là tăng chăng? Không đáng là tăng thì có thể gọi là kinh ư?
Vì sao có ngụy biện này. Có hai vấn đề: 1.- Chiếm đa số là mê tín (điều mà Phật cho là “ngu si”) vào lời hứa cứu độ của bọn ma tăng mà chẳng biết rằng thân chúng còn chưa tự cứu được huống hồ cứu ai; 2.- Nói đến ngụy kinh là va chạm đến quyền lợi của giới sư sãi nên họ quyết liệt chống đối. Cả hai đều là mối nguy hại tột cùng cho đạo Pháp.
Nếu là chân tu sẽ “vô úy” thừa nhận và rút tỉa trong số “ngụy kinh” đó điều gì nên lưu giữ và điều gì nên bỏ dựa trên nền tảng căn bản của Phật. Những điều tốt đẹp của đời sau lở ghi thành “ngụy kinh” có thể cải biến thành “luận” hay “lục” để học tập. Và một điểm đáng trách khác các vị này “giả điếc làm ngơ như không biết” mỗi lần kết tập là một lần san định loại bỏ ngụy kinh, nói khác đi ngụy kinh là điều xảy ra sau khi Phật nhập niết bàn 100 năm (từ lần kết tập thứ 2). Chỉ một trăm năm đã có ngụy kinh thì liệu 700 năm sau những bộ kinh xuất hiện lẽ nào không là ngụy kinh. Cũng nhắm mắt để “quên rằng” tại sao 700 năm sau mới ra đời nếu đó là lời Phật dạy, không ra đời từ lần kết tập thứ 2 và thứ 3 (250 năm sau ngày Phật diệt độ). Cũng “lờ đi” không biết các bộ bị coi là ngụy kinh ra đời rất âm thầm, không do sự kết tập nào cả. Sự âm thầm hẳn là không chánh, không chánh ắt là tà.
Đó là thứ độc hại của những kẻ muốn gầy dựng chế độ tăng phiệt, mưu đồ nô dịch hóa tâm linh chúng sinh để hưởng lợi xa hoa.
Theo các nhà nghiên cứu việc soạn thảo ngụy kinh có ngay từ khi Phật giáo truyền vào Trung Hoa và nở rộ vào thời kỳ có phong trào dịch kinh điển, chỉ dừng lại ở thế kỷ thứ 10. Với khoảng thời gian đó ngụy kinh như loài nấm dại mọc tràn lan bởi một thói quen rất đáng sợ của người Trung Hoa “thích làm thầy thiên hạ” và tệ tục “thác danh thánh hiền để phao truyền quan niệm của mình”, bất chấp cả giáo pháp của Phật tổ từng tuyên “không phải lời Phật nói mà bảo là lời Phật nói, lời Phật nói mà bảo là không phải do Phật nói” rơi vào tội Ngũ nghịch. Hai tệ nạn này lý giải vì sao ngụy kinh Phật giáo Trung Hoa quá tinh vi và nhiều đến mức muốn gạn lọc không phải là chuyện đơn giản[1]. Ác hại nó truyền bá qua các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa khiến cho nền tảng Phật học bị méo mó đi một cách đáng sợ.
Giáo sư tiến sĩ Kyoyo Tokuno viết: “Tập hợp các ngụy thư bao gồm cả hai loại: kinh ngụy tạo và các văn bản được bảo tồn như là nguồn tham khảo trong các bộ luận Trung Quốc. Kinh ngụy tạo cũng đã được tìm thấy trong bộ sưu tập các bản thảo thời trung cổ phát hiện trong hiện tại. Thứ nhất là kho cất dấu tại Đôn Hoàng ở Trung Á, được phát hiện trong thế kỉ 20, gồm các bản thảo từ thế kỉ thứ 5 đến thế kỉ thứ 11. Hai là các bản thảo kinh tìm thấy tại Nanatsu-dera ở Nagoya, Nhật Bản, được kết tập suốt thế kỉ 12, dựa vào các ấn bản kinh Phật trước đó. Vào năm 1990, phát hiện cho thấy có cả ngụy thư của Trung Quốc lẫn Nhật Bản. Điều kinh ngạc nhất trong lịch sử tìm kiếm là trong các bộ kinh được tìm thấy này là cuốn kinh Piluo Sanmei jing – the Scripture on the Absorption of Piluo, một cuốn kinh giả mạo nhưng được chứng thực trong danh mục Đại Tạng Kinh soạn bởi nhà sư học giả nổi tiếng Đạo An (312-385), trước đó thì kinh này không ai biết. Bản thảo kinh Phật tại Nhật Bản chỉ là bản sao của bộ ngụy thư có sớm nhất từ Trung Quốc. Các công cuộc tìm kiếm khác cũng không kém phần giá trị trong sự xác nhận toàn cảnh lịch sử của kinh ngụy tạo: Cả hai loại bản thảo tại Đôn Hoàng và tại Nanatsu-dera bao gồm nhiều tựa đề không thấy có trong các bảng danh mục Đại Tạng, bằng chứng chỉ ra rằng sự tự sáng tác ra kinh bản xứ còn nhiều hơn như trước đây người ta nghĩ. Hơn bao giờ hết, các học giả chuyên môn cần phải đề xuất ra hay phân loại một cách thuyết phục các kinh ngụy tạo tìm thấy ở Nanatsu-dera là soạn thảo của Nhật Bản dựa trên văn bản Ấn Độ, hay dựa trên kinh ngụy tạo ở Trung Quốc. Như vậy các ngụy thư còn tồn tại ở Nhật Bản được đóng vai trò là bằng chứng cho sự ảnh hưởng và phổ biến của loại văn bản còn tranh chấp nhưng rõ ràng ‘thực dụng’ này”. Và chứng minh làm Phật học sai lạc đi, tạo cho giới tăng sĩ thành một thế lực thống trị tâm linh của thế nhân: “Một số kinh ngụy tạo thêm vào các nguồn dẫn và sự suy diễn với mục đích tăng cường một giá trị hay quan điểm nào đó của Đạo Phật với môi trường bản xứ. Giới luật, nền tảng của giải thoát Phật giáo, đã được kinh ngụy tạo thể hiện nổi bật như một chủ đề. Ví dụ như Kinh Phạm Võng (Fanwang Jing, Brahma’s bet sutra)). Kinh này thay đổi một phần giới luật của Bồ Tát đạo bằng cách thêm vào khái niệm Hiếu của Đạo Khổng, một xảo thuật lộ liễu phản lại cả truyền thống Trung Quốc cũng như nổ lực tương thích hai hệ thống giá trị quá khác biệt. Cũng phải nói đến những vấn nạn phát sinh khi đặt để những trói buộc có tính thế gian lên tăng đoàn và tăng sĩ”. Thế thì triết giáo “giải thoát” của Phật tổ trở thành hệ ý thức “nô lệ vào tăng giới”.
Không hiểu vì lẽ gì Giáo sư tiến sĩ Kyoyo Tokuno chỉ đi vào trình bày và khái lược hiện trạng ngụy kinh của Trung Hoa, chưa thật sự đi sâu vào những nguyên nhân sâu xa của nó. Bởi lẽ nói theo tinh thần Phật học mọi việc đều có cơ duyên và nhân quả của nó. Cơ duyên đó là gì và cái quả của nó ra sao.
Ngoài yếu tố tâm lý và hủ tục của Trung Hoa, ngụy kinh ra đời vì nhiều cơ duyên, kể cả cơ duyên tận bên Thiên Trúc, như sau:
a.- Đưa ra một triết thuyết của mình hay lồng vào một triết thuyết bản địa nhưng mạo danh Phật thuyết để có sức thuyết phục phật tử. Hiện tượng này rất nhiều và nhiều ngụy tác như thế đã trở thành một bộ phận không thể tách rời khỏi Phật giáo Đại thừa. Ví dụ như kinh Vu Lan Báo Hiếu.
Chúng ta ai cũng biết rõ một trong những nền tảng giáo thuyết của Phật Thích-ca là Thập nhị nhân duyên. Mười hai nhân duyên nối theo nhau sinh ra, tuần tự gồm có: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục căn, xúc, thụ, ái, thụ, hữu, sinh và lão tử. Trong kinh Tạp A-hàm[2], Phật thuyết: “Thuở xưa Đức Phật Tỳ-bà-thi khi chưa thành Chánh giác, trụ chỗ Bồ-đề không bao lâu thì thành Phật. Rồi đến dưới cây Bồ-đề trải cỏ làm tòa ngồi kiết già, ngồi thẳng, chánh niệm. Ngồi suốt bảy ngày, đối với mười hai duyên khởi, quán sát thuận nghịch như vầy: ‘Do cái này có nên cái kia có, vì cái này khởi nên cái kia khởi; duyên vô minh nên có hành… cho đến, duyên sanh nên có già chết và tụ tập thuần một khối khổ lớn và thuần một khối khổ lớn diệt” [kinh 369: Thập Nhị Nhân Duyên, quyển 15]. Thập nhị nhân duyên theo lời Phật dạy là khổ, đạo của Phật chủ trương diệt khổ là tôn chỉ. Điều này đã rõ, chẳng ai phản bác được. Thế nhưng kinh Vu Lan ghi: “Như chí muốn đền ơn cha mẹ, Hiện-tại cùng thất-thế tình thâm, Ðến rằm tháng bảy mỗi năm, Sau khi kiết-hạ chư Tăng tựu về. Chính ngày ấy Phật đà hoan-hỉ, Phải sắm sanh bá vị cơm canh, Ðựng trong bình-bát tinh-anh, Chờ giờ Tự-tứ chúng Tăng cúng-dường”. Đoạn kinh này đậm sắc chữ “ái’ dù là “ái’ theo nghĩa Khổng Mạnh hết sức cao đẹp “Lo phẩm-vật đem dâng từ-mẫu, Ðặng đỡ lòng cực khổ bấy lâu. Thấy cơm mẹ rất lo âu, Tay tả che đậy, hữu hầu bốc ăn. Lòng bỏn-xẻn tiền-căn chưa dứt, Sợ chúng ma cướp dựt của bà. Cơm đưa chưa tới miệng đà, Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu. Thấy như vậy âu-sầu thê-thảm, Mục-kiền-liên bi-cảm xót thương, Mau mau về đến giảng-đường, Bạch cùng sư-phụ tìm phương giải nàn” nhưng đầy chất liệu hữu ngã của Bà-la-môn chứ không phải thuyết vô ngã của Phật tổ.
Tôi cho rằng quan niệm “cầu mong cho cha mẹ như vậy” là phù hợp luân lý của xã hội Trung Hoa và Việt Nam. Nhưng chúng ta chớ đi lạc vấn đề: đang bàn về ngụy kinh Phật giáo, tư tưởng Phật giáo là “trụ cột” để xoay quanh. Về chữ ái, Phật dạy: “Do duyên thọ nên có ái; do ái làm duyên nên có thủ” [kinh 372: Phả-cầu-na, quyển 15]. Thủ là muốn chiếm giữ, tức sinh lòng tham, tham ái đi đôi là khởi đầu Tam độc; tam độc là điều tối kỵ trong giáo pháp của Phật. Lý đâu và vì cơ duyên nào Phật lại mâu thuẩn đến thế?
Chẳng có lý nào và cơ duyên nào cả, đó là ngụy giáo pháp do những vị chịu ảnh hưởng Nho giáo thêm thắt vào. Chúng ta có thể chứng minh điều này qua điển tích khi Phật đã thành đạo về lại Ca-tỳ-la-vệ. Ngài thuyết pháp cho mọi người hiểu về Tứ diệu đế và Bát chánh đạo, Ngài khuyên mọi người nên tu tập để giác ngộ, Ngài không tuyên hứa ân sủng cứu độ riêng ai mà khuyên mọi người tự lực giải thoát, Ngài cũng chẳng trổ thần thông cho cha mẹ lên trời. Và rất nhiều người trong hoàng gia theo Ngài đi tu, kể cả đứa con trai duy nhất của Ngài là La-hầu-la. Thật thế, nếu Phật nảy ra một niệm cầu cho vua Tịnh Phạn sinh thiên, muốn gia tộc trường tồn miên viễn tức là tạo một nhân duyện (duyên khởi) ngay lập tức ngài đã lìa bỏ Niết bàn và không còn là Phật nữa.[3]
Cuối cùng không còn lẽ nào khác ngoài việc kết luận kinh Vu Lan (dù rất hay đẹp trong tâm thức người Việt và người Hoa) là ngụy kinh. Cơ sở ngụy biện duy nhất cho kinh này thường vin vào một từ tiếng Phạn ullambana (cửu đảo huyền: Cứu nạn treo ngược) để minh chứng gốc Ấn Độ của kinh này, nhưng điều này không đủ trọng lượng vì có phải đâu chỉ kinh Phật mới viết bằng tiếng Phạn?! Ngược lại chính từ chữ này nói đây là ngụy kinh: ullambana là một thuật tu Du-già (Yoga), hành giả treo ngược người mình trên cây để hành xác mong sớm trả hết nợ tiền kiếp mà giải thoát. Khi qua đến Trung Hoa thành một hình phạt dưới âm ty, tội vong bị treo ngược hành hình.
Kinh gắn với truyền thuyết Mục Kiền Liên cứu mẹ và Phật tổ trổ thần thông cứu nạn cho các vong linh như là cái phao tâm linh: “Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ, Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân. Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả, Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền, Làm con hiếu-hạnh vi tiên, Bèn dùng huệ-nhãn dưới trên kiếm tầm”. Nếu việc này có xảy ra thì không phải là chuyện nhỏ, thế sao khi kết tập lần thứ nhất ngài Đa Văn đệ Nhất A-nan lại không tụng đến. Chẳng lẽ một vị A-la-hán nổi tiếng nhớ dai lại sơ xuất với một sự kiện hệ trọng thế này và nhớ đủ những sự kiện khác ít quan trọng hơn. Và sao các nước theo Phật giáo Nam truyền không có ngày lễ Vu Lan? Kinh điển của hệ phái này thiếu sót ư?
Nói tóm lại, mục tiêu của sự ngụy kinh này là đưa chữ “hiếu” theo giáo lý Khổng Mạnh vào kinh Phật cho phù hợp với xu hướng chung thời bấy giờ. Cho dù ý định có cao đẹp, nhưng chính vì thế mà giáo pháp Đức Phật bị đảo lộn. Còn nhiều trường hợp tương tự trong quá trình ngụy tạo kinh Phật.
b.- Kiến giải riêng biến thành kinh. Ai cũng thừa nhận kinh Phật rất thâm ảo, người sơ cơ phải nhờ thầy giảng giải mới hiểu thông suốt. Khi giảng một đoạn kinh người thầy thường đưa những kiến giải của mình để tường minh. Có thể vì quá yêu kính thầy hoặc vì không biết phân biệt đâu là lời kiến giải cho rõ nghĩa, nhiều người chép cả những kiến giải đó vào làm kinh. Lâu dần, sự việc cứ tiếp diễn làm cuốn kinh gốc biến dạng dần theo những kiến giải riêng thêm vào. Đến khi trong đó có quá nhiều kiến giải dị biệt nhau lại đem ra san định lại. Quá trình này cứ tiếp diễn có thể biến thành ra một bộ kinh không đúng như giáo pháp của Phật tổ nữa.
Đọc kinh sách Phật ai cũng biết Đề-bà-đạt-đa bị quy là phản đồ nhiều lần mưu sát Phật. Thế nhưng có ai đó đọc qua một phiên bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa sẽ thấy có đoạn: “Đề Bà Đạt Đa là người có nhiều hành động tỏ ra thù nghịch với Đức Thế Tôn. Ông là người ác, manh tâm hãm hại Phật, người tán tận lương tâm. Nhưng chính con người ác tâm ấy, chính những hành động trái nghịch đó là thước đo về đức tính từ bi nhẫn nhục, là phương tiện để đạt thành lý đạo.” và cho rằng “Qua vô lượng kiếp về sau, ông Đề Bà Đạt Đa sẽ thành Phật hiệu là Thiên Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri… Phật Thế Tôn. Cõi nước tên Thiện Đạo” [phẩm Đề-bà-đạt-đa] do Đức Thế Tôn thương xót muôn loài, hạng người nào cũng thành Phật cả.
Quay trở lại cuốn Tứ Phần Luật chúng ta xem Phật nhận xét gì về Đề-bà-đạt-đa. Đức Phật dạy: “Kẻ si phá Tăng này, [909c] có tám điều phi chánh pháptrói buộc, che lấp, tiêu diệt thiện tâm, Đề-bà-đạt-đa đã hướng đến phi đạo trong nê-lêmột kiếp, không thể cứu được. Tám điều phi chánh pháp ấy là gì? Lợi, không lợi, khen, không khen, cung kính, không cung kính, ác tri thức, ưa bạn ác. Có tám điều phi chánh pháp như vậy trói buộc, che lấp, tiêu diệt thiện tâm, Đề-bà-đạt-đa đã hướng đến phi đạo trong nê-lê một kiếp, không thể cứu được. Nếu Ta thấy Đề-bà-đạt-đa có thiện pháp bằng sợi lông, sợi tóc, thì Ta đã không ghi nhận và nói ‘Đề-bà-đạt-đa sẽ ở trong nê-lê một kiếp không thể cứu được.’ Do Ta không thấy Đề-bà-đạt-đa có được thiện pháp bằng sợi lông, sợi tóc, nên Ta mới ghi nhận và nói, ‘Đề-bà-đạt-đa sẽ ở trong nê-lê một kiếp không thể cứu được.’ Thí như một người chìm trong hố xí. Có người muốn kéo nó ra. Nhưng không thấy ở nơi nó có chỗ sạch nào bằng sợi lông, hay sợi tóc để dùng tay nắm nó kéo ra. Nay quán sát Đề-bà-đạt-đa cũng lại như vậy, Ta không thấy có một bạch pháp nào bằng sợi lông, hay sợi tóc. Bởi vậy Ta nói, ‘Đề-bà-đạt-đa sẽ ở trong nê-lê một kiếp không thể cứu được.’” [phẩm Phá Tăng]. Một kiếp mà Phật nói rất dài[4].
Sao lại mâu thuẩn thế!? Hơn nữa chẳng thấy ngài Đa Văn A-nan tụng đọc đoạn nào cho thấy Phật tuyên hứa sau này Đề-bà-đạt-đa thành chánh quả cả, nhất là chẳng thấy giáo pháp nào biện minh cho câu “Nhưng chính con người ác tâm ấy, chính những hành động trái nghịch đó là thước đo về đức tính từ bi nhẫn nhục, là phương tiện để đạt thành lý đạo”. Chúng ta chưa vội quy Diệu Pháp Liên Hoa kinh là ngụy kinh hay chân kinh dù biết rằng kinh này xuất hiện vào khoảng năm 200 sau Công nguyên (tức 700 năm sau khi Phật nhập Niết-bàn), điểm chính ở tiểu mục này là hình thái biến kiến giải riêng thành một đoạn kinh.
Có thể bậc đạo sư nào đó khi giảng về Phật tính đã dùng Đề-bà-đạt-đa làm ví dụ. Ví dụ đó là nếu Đề-bà-đạt-đa “quay đầu là bờ, huøng đao thành Phật” ngay. Đây là một guia1o thuyết hết sức thậm thâm của Phật tổ: sự giải thoát không phải là trả cho hết nợ đã vay mà thấy được tính Phật là giải thoát rồi. Nếu Đề-bà-đạt-đa kiến tính Phật sẽ ngộ ra điều mình làm sai, sự giác ngộ đương nhiên đạt đến. Nhưng đệ tử cắt nỏ bớt để vào trong kinh vì một ý đồ nào đó. Kinh trở nên ngô nghê kỳ lạ.
Tương tự thế, khi Phật thuyết trước Ngài đã có nhiều vị đã chứng Phật quả. Thế là theo kiến giải riêng đề ra hàng loạt Phật mà chưa hề nghe Phật thuyết. Thậm chí còn bố trí Phật theo thuyết ngũ hành, một thuyết mà chính đức Phật chưa từng nghe chứ huống hồ gì nói. Phật chẳng hề nói tụng kinh là siêu thoát, thậm chí ngàu còn căn dặn: “Các ngươi không thể tụng kinh cho hòn đá nổi lên, cho váng dầu chìm xuống” thế mà có kinh dạy cứ tụng kinh, dù ăn ở thất đức cở nào, cũng có một phẩm to nhỏ gì đó ở một xứ Tây Phương hoang tưởng. Phật nói Niết bàn là vắng lặng, hư vô; thế mà Tây Phương cực lạc đầy bái vật quyến rũ tham dục của con người. Thế không là ngụy kinh thì là gì?
c.- Do các tu sĩ Bà-la-môn cải đạo và do bị đạo khác nhiếp phục. Vấn đề này tuy có một hình tướng nhưng hai mặt trái ngược nhau: 1.- Các tu sĩ Bà-la-môn ngộ ra chân lý Phập pháp thù thắng nên cải đạo đi qua; nhưng chắc chắn những kiến thức đạo cũ không thể biến mất một sớm một chiều mà trái lại xâm nhập vào Phật giáo để hình thành các ngụy kinh vốn là giáo thuyết của đạo cũ; 2.- Sự thua kém của các tăng sĩ Phật giáo theo lệ phải thu nạp giáo pháp của người thắng. Đây là một truyền thống rất thú vị của nền đạo học Ấn độ: pháp chiến. Thời xưa khi hai giáo phái tranh biện với nhau, kẻ thua phải tòng phục theo người thoặc là cải sang đạo mới hoặc là đưa học thuyết người thắng vào đạo của mình. Điều này rất rõ qua kinh điển Phật giáo, biện tài của Phật tổ đã thù thắng nhiều vị ngoại đạo và thu nạp nhiều cao đồ. Ví dụ ba anh em Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, Già-da Ca-diếp và Na-đề Ca-diếp là tín đồ Bái Hỏa giáo. Có điều rất lạ trong kinh điển Phật giáo Đại thừa thường chỉ ghi chư vị thánh đệ tử thời Phật trước từng theo Bà-la-môn giáo, sau quy y theo Phật nhưng không ghi rõ theo phái đạo nào: Mục kiền Liên và Xá Lợi Phất, Maha Ca-diếp, … và sau này là những vị như Thế Thân, Long Thọ, … Nếu có tư liệu ghi rõ ràng khởi đạo theo phái nào càng dễ dàng truy chứng các ngụy thư hơn.
Trường hợp thứ hai xảy ra ở học viện Phật học nổi tiếng Na-lan-đà. Khi sư Huyền Trang đi qua đó thấy nơi này dạy cả môn chiêm tinh, bói toán, nùa chú, … của các hệ phái Bà-la-môn. Chứng tỏ ngay kinh sư Tam tạng mang về chưa chắc không có ngụy kinh viết bằng tiếng Phạn.
Phải thừa nhận hai xu hướng này rất khó xâm nhập vào Phật giáo Nam truyền vì hệ phái này đã cố định kinh điển rất kiên cố. Do đó những vị này chuyển dần lên phương Bắc, xuyên qua Hy Mã Lạp sơn vào Tây Tạng rồi xuống Trung Nguyên, có vị vào thẳng Trung Nguyên dịch kinh sách. Kinh sách các vị này mang vào Trung Hoa dĩ nhiên nguyên gốc tiếng Phạn, nhưng điều đó không thể nói đó là kinh Phật chứ không phải kinh của phái đạo Bà-la-môn nào đó, khéo léo hơn là kinh Bà-la-môn đã điều chỉnh sao cho có hơi hướm Phật giáo rồi dịch ra. Cũng có thể các vị này không cố tình làm kinh giả, nhưng kiến thức đạo cũ vốn có và ăn sâu nên nhiều khi diễn đạt lại những tư tưởng Phật tổ theo hướng đạo cũ, thành ra dịch kinh sách có chen vào những dòng tư duy đạo cũ. Lâu dần và chỉnh hợp mãi thành ra ngụy kinh.
Một trường hợp tương tự như thế được kinh sách nghi nhận: phương pháp luận Tứ Cú Phân Biệt của Long Thọ dùng để luận Trung Quán. Tứ Cú Phân Biệt chẳng qua gốc từ Ngũ Chi Tác Pháp của phái Bà-la-môn Chính Lý Luận. Và từ điều này chúng ta biết ngài có gốc từ phái đạo này chuyển qua đạo Phật, chứ tài liệu Phật giáo Đại thừa chỉ ghi chọn lỏn: “Ông trước kia theo Bà-la-môn, sau quy y theo Phật giáo”, mà chẳng cần biết ngay thời Phật đã có 96 giáo phái Bà-la-môn khác nhau rồi. Qua tứ cú phân biệt ngài lý luận “tính không” của Phật giáo một cách sắc bén và rõ nghĩa hơn, nhưng đồng thời là một minh chứng cho thấy hướng xâm nhập của ngoại đạo vào Phật giáo. Ngụy kinh đi vào Phật giáo Bắc truyền theo hướng này không phải là ít.
Nhân vật mang giáo lý Bà-la-môn vào Phật giáo theo kiểu này rõ nét nhất là Liên Hoa Sinh. Phật giáo Đại thừa chỉ ghi ngắn gọn trước kia ông theo Bà-la-môn giáo, sau cải qua Phật giáo rồi vào Tây Tạng truyền pháp. Nhưng những gì Lạt-ma giáo đang thể hiện cho thấy ông thuộc Mật giáo Bà-la-môn trước khi thành nhà sư Phật giáo. Có thể khẳng định thế chăng? Chắc chắn là vậy, vì ai cũng có thể kiểm chứng trong 4 bộ A-hàm của Đại thừa chẳng tìm đây ra một câu chân ngôn hay mật chú từ lời tuyên pháp của Đức Phật, thế nhưng Lạt-ma giáo đầy rẫy những chân ngôn và sau đó tràn xuống Trung Nguyên tạo thành dòng Phật giáo Mật tông, rồi qua Nhật Bản thành Chân ngôn tông.
Những chân ngôn này nếu đối chiếu sẽ thấy rất nhiều trùng hợp với thần chú trong kinh Vệ-đà. Ví dụ câu nổi tiếng nhất của Phật giáo Tây Tạng là “Aum mani padme hum” (Án ma-ni bát-di hồng). Nguyên gốc chữ “Aum” có tần xuất xuất hiện rất nhiều trong kinh Vệ-đà, nó là thiên ngôn biểu thị cho ba đấng nhất thể tối cao “Braman-Shiva-Vishnu”. Nhiều đoạn trong Áo Nghĩa Thư (Upanisad) còn giải thích đó là mật ngôn giúp tiểu ngã (atman) hòa nhập vào đại ngã (Braman). Câu chân ngôn này không dừng chân ở Tây Tạng mà đi xuống Trung Nguyên, xuất hiện trong nhiều kinh Bấy nhiêu cũng đủ chứng minh có sự ngụy tạo kinh điển trong Phật giáo đại thừa rồi.
d.- Tạo một quyền thế cho giới tăng sĩ. Nhiều ngụy kinh ra đời với mục đích này và thực tế xã hội Trung Hoa lẫn Việt Nam nhiều lần chứng kiến tình cảnh gọi là “tăng phiệt”. Bất cứ ai cũng không được phép phê phán sư sãi dù những tăng ni này làm điều hoàn toàn trái đạo, bởi có những dòng kinh ngụy tác cho rằng “nói như thế là hủy báng tăng, sẽ rơi vào ngục A-tỳ”. Khảo sát vài cuốn được coi là kinh chúng ta sẽ thấy:
Một ví dụ một số tăng sĩ kêu gọi chưa là Tỉ-khâu cấm không được đọc Luật tạng (đại diện là Hoằng Tán 1611-1685). Lý luận của nhóm này viết trong lởi Phàm Lệ cuốn Tứ Phần Giới Bổn Như Thích do Hoằng Tán chấp bút: “Ba đời chư Phật đều nói ba tạng Thánh giáo Kinh-Luật-Luận. Hai tạng Kinh-Luận chung cả tại gia, xuất gia, riêng tạng Luật chỉ dành cho Tỷ kheo gìn giữ, như tạng bí mật của vua, hàng ngoại quan không được biết đến. Nếu Sa di, bạch y mà xem trước, thì vĩnh viễn không được thọ đại giới, mắc tội ngang với tội ngũ nghịch. Phàm là người làm thầy phải hết sức cẩn thận” (Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo. Kinh luận nhị tạng hàm thông tại gia, xuất gia, duy Luật nhất tạng Tỷ kheo độc trì, như vương bí tạng phi ngoại quan sở tư. Nhược Sa di, bạch y tiên lâm giả, vĩnh bất thọ đại giới, tội dữ ngũ nghịch đồng liệt. Vị sư giả tối nghi cẩn thận). Thật quái lạ khi cho tăng ni là vua quan, còn chúng sinh là hàng ngoại quan ở chốn quê mùa. Phật nào nói thế, mà bọn ma tăng vẫn cố lưu truyền điều này mấy thế kỷ qua. Ngày nay cũng thế, ai phê phán sai trái là bị đe dọa ngay và một đám mê tín đua nhau chửi mắng. Chẳng biết kinh nào Phật dạy đe dọa chúng sinh.
Sau khi ngoa truyền đầy tính răn đe, Hoằng Tán biện bạch: 1.- Nếu Sa di xem trước giới luật Tỷ kheo rồi thấy giới pháp quá nhiều, khó khăn, sẽ sanh tâm thối thất, không dám thọ giới Cụ túc; 2.- Nếu Sa di biết giới luật Tỷ kheo, khi họ thấy các Tỷ kheo thọ giới rồi mà không giữ gìn nghiêm túc, hủy phạm cấm giới, họ sẽ sanh tâm kiêu mạn, khinh rẻ các Tỷ kheo, do đó sẽ tổn phước, mất lợi ích; 3.- Khi đã biết trước giới pháp thì lúc thọ giới thấy giới không còn thiêng liêng, tâm chí thành sẽ sút giảm nên khó đắc giới thể.
Đây là lời ngoa truyền của luật sư này dựa trên một đoạn về “tội nghe trộm” trong Tứ Phần Luật, và đi xa đến mức dọa nạt quy kết tội ngang với “ngũ nghịch!?”. Luận điệu này hoàn toàn trái nghịch với những nội dung trong Tứ Phần Luật, lại to tiếng bảo là kinh nói. Ai từng xem Tứ Phần Luật đều thấy xuất hiện với tần xuất rất cao: Phật dựa vào lời chê trách của chúng sinh mà chế luật; cũng sẽ chẳng thấy Phật nói cấm chúng sinh phê phán tăng ni. Phật luôn bảo những tăng ni như thế là ”bọn ngu si”, và lời này cho thấy Phật đồng tình với những phê phán của hàng áo trắng thời đó.
Vậy vì sao có ngụy kinh như cuốn này? Dễ hiểu thôi! Nếu ai từng đọc Tứ Phần Luật thì rất nhiều điều tăng ni thời đó làm (và cả thời nay nữa) sẽ bị chiếu luật phê phán và cũng sẽ thấy trong Tứ Phần Luật nêu ngay thời Phật không thiếu kẻ gọi là ma tăng. Thời Phật còn thế thì chúng sinh sẽ nghĩ thời nay thế nào, uy thế nô lệ tâm linh chúng sinh sẽ tan biến. Nếu thế thì ai còn cúng dường, nguồn lợi bọn ma tăng này không còn nữa. Thời gian cách nay vài năm chính trong giới tăng già có người phê phán luận điểm này, nhưng chỉ phê phán dè dặt vì còn e ngại thế lực tăng phiệt. Thượng tọa Thích Phước San phê phán biện bạch này như sau: Quả thật lối lập luận trên có nhiều chỗ đi xa tinh thần giới pháp và giới luật. Ai cũng biết ngài Qui Sơn (771-833) định nghĩa người xuất gia: “Phàm là người xuất gia là mong cất bước đến chân trời cao rộng, hình dáng và tâm hồn khác với thế tục. Vì mục đích làm rạng rỡ dòng thánh, trấn áp quân ma, báo đáp bốn ân và cứu vớt ba cõi”. Và các bậc cổ đức cũng đã nói: “Thế thượng phi trượng phu đại giải thoát hán, hà năng kham thủ?” (Trên đời này, nếu chẳng phải là bậc trượng phu đại giải thoát, thì làm sao đảm đương nổi “sứ mệnh xuất trần”?). Và trích một đoạn khác trong Luật Sa di chứng minh Luật sư Châu Hoàng khuyến khích: “Tuy Tỷ kheo sự, Sa di đương dự tri chi” (Tuy là việc của Tỷ kheo, nhưng Sa di cũng nên tham dự để biết). Rồi đi đến kết luận: Còn vấn đề này nữa, tạng Luật phải chăng là bí tạng dành riêng cho các thầy Tỷ kheo, các chúng khác không có quyền biết đến? Khẳng định như vậy thật là vô căn cứ, không có cơ sở và trái hẳn thực tế. Vì trong các giới điều dành cho Phật tử cũng như Sa di, không có một giới nào ngăn cấm họ tìm hiểu giới bổn của Tỷ kheo hết. [Trích "Phật Học Cơ Bản - Tập 3", Nguyệt san Giác Ngộ, 2000]
Thế kỷ này vẫn còn có kẻ mưu đồ phá đạo không kém gì thời xưa, sẳn sàng bóp méo kinh Phật thành ngụy kinh. Và điều này lý giải vì sao có nhiều thầy tu dùng toàn đồ xịn, chùa như cung điện và chúng sinh tiếp tục bị mê hoặc bằng những ngụy kinh. Nhìn vào những cảnh này tôi khó tin vào bọn đang đầu tròn vai vuông, chỉ biết tin Phật và tu theo Phật ở nhà, xa rời chùa chiềng đầy sắc dục và hư ngôn. Song song chúng có những bọn chuyên kinh doanh những thứ mang màu sắc này, dựng lên những trang web để mị chúng sinh. Những trang web này ra sức mạt sát và ngụy biện cho bọn ma tăng rất dữ dội để dễ bán những món hàng bùa chí, phong thủy, … chúng giới thiệu trên web. Chúng chỉ cho đăng lên những tán đồng, xóa đi những phê bình bất đồng kiểu một cái loa tuyên truyền. Chúng sinh càng ngày càng bị mê hoặc và bọn chúng càng giàu. Nói không ngoa là đang kinh doanh Trời Phật.
Còn nhiều kinh khác lọt vào tình trạng này nữa.
e.- Soạn ngụy kinh để đả phá bọn tăng lữ hư dối. Đây lại là trường hợp ngược với trường hợp ở mục d. Thường trường hợp này hay viết dưới dạng luận, bàn về đạo pháp và chứng minh bằng kinh điển để đả phá. Như trong Đại Thừa Kim Cang Luận bình về Lục Ngoại Đạo không phải là 6 đạo sư thời Phật, mà là 6 hạng tăng sĩ sai lạc giáo pháp của Phật: “Thế Tôn nói: Khi ta nhập diệt rồi có nhiều thứ ma ba tuần xen vào trong pháp của ta, ở chùa, cạo đầu, mặc áo Phật, xưng là đệ tử của Phật, chung lộn với người đời ăn thịt, uống rượu làm nhơ bẩn là ngoại đạo thứ nhất. Còn có người dắt vợ, đem con vào trong chùa học theo tà thuật, cho là để truyền lại cho đệ tử, ăn thịt, uống rượu, cũng đi làm chay tụng kinh cho người, không phải người tục là ngoại đạo thứ nhì. Lại có những người trên thời không có thầy truyền, dưới thời không có thầy chứng bị ma quỷ ám ảnh mê muội tâm trí, biết bậy bạ cho là thông minh, chẳng có công tu tự xưng thành đạo, bên ngoài làm giống theo Phật, trong tâm làm việc tà mị, phỉnh gạt người đời theo vào đường tà, diệt hột giống trí của Phật là ngoại đạo thứ ba. Lại có người vẽ bùa, thỉnh chú, đuổi quỷ sai thần, phỉnh gạt người đời. Ác kiến càng nhiều thì chánh kiến của Phật càng tiêu diệt, đây là ngoại đạo thứ tư. Còn có người y theo việc tốt xấu, học theo chiêm quẻ, bàn việc kiết hung, coi bói xem tướng, nói trước những điều họa phước, dối chúng gạt người, tiêu diệt chánh pháp của Phật đây là ngoại đạo thứ năm. Lại có người sửa sang hình tướng, bụng trống lòng cao, mình không có tài năng mà tự cao cho mình là giỏi, chưa chứng ngộ cũng cho là mình chứng ngộ, học đặng vài lời cho là mình thấu đặng lý màu. Lại có người chẳng ăn dầu, muối, trà, quả, tương, dấm , chấp theo tướng tà, dối gạt người không trí: chẳng cần xem kinh niệm Phật, chẳng cần làm phước, tham thiền, chẳng cần xuất gia thọ giới, chẳng cần tầm sư học đạo, dám đem cái sắc thân giả dối này mà cho là cùng Phật không khác. Dối gạt người không biết đồng vào chỗ hắc ám, dứt đoạn căn lành, tiêu diệt giống trí tuệ, hay chấp trước những sự khờ khạo ngu si. Đây là ngoại đạo thứ sáu”. Loại luận thế này nhiều lắm, nhưng người đời thường ít coi trọng luận hơn kinh vì cho rằng kinh là lời Phật nói. Nên tác dụng những luận như thế này không mạnh lắm. Nếu thế những vị này “cho ra đời kinh” với ý nguyện tốt đấu tranh làm sạch thiền môn. Chúng ta dễ dàng thấy có cuốn kinh mang nội dung tương tự: Pháp Diệt Tận Kinh.
Cớ sao nói đây là “ngụy kinh”? Chúng ta khảo sát một đoạn: “Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục, ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau. […] Lúc đó các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán bị chúng ma xua đuổi trục xuất không còn cùng dự trong chúng hội. Giáo lý Tam thừa vẫn được lưu hành ở vùng hẻo lánh, những người tu tập vẫn tìm thấy sự an lạc và thọ mạng kéo dài. Chư thiên sẽ bảo vệ và mặt trăng sẽ chiếu sáng họ, giáo pháp Tam thừa sẽ có dịp hòa nhập và chính đạo sẽ hưng thịnh. Tuy nhiên, trong năm mươi hai năm, kinh Thủ-lăng-nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi biến mất. Mười hai bộ kinh sau đó sẽ dần dần bị tiêu trầm cho đến khi hoại diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn không được biết đến, giới y của sa-môn sẽ tự bị biến thành màu trắng”. Trong đây có một khái niệm “bồ tát” hoàn toàn không hề thấy trong các bài thuyết pháp của Phật tổ trong Đại tạng.
Bồ tát là một khái niệm nhập thế xuất phát ở Trung Hoa, nguyên do từ một vấn nạn: “Nếu chư Phật nhập niết bàn ai sẽ là người độ chúng sinh?” Mặt khác, nếu không nhập thế vào xã hội thì đạo Phật khó phát triển ở một đất nước rộng lớn do Nho học chi phối. Khi ấy Phật giáo sẽ chịu “búa rìu” của nho gia cho rằng chủ trương yếm thế không có ích gì đối với nhân quần.
Dù là kinh ngụy tạo, nhưng nổi bật trong kinh này là lòng lo lắng chánh pháp của Phật bị tiêu diệt. Quả thật nhiều giai đoạn xã hội ở Trung Hoa và Việt Nam chứng kiến “Chúng mặc y phục thế tục, ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau”; và trong kinh này phản ảnh một ưu tư khác trùng hợp với tiểu mục này, sự hình thành ngụy kinh: “Tuy nhiên, trong năm mươi hai năm, kinh Thủ-lăng-nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi biến mất. Mười hai bộ kinh sau đó sẽ dần dần bị tiêu trầm cho đến khi hoại diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn không được biết đến, giới y của sa-môn sẽ tự bị biến thành màu trắng”. Làm ngụy kinh để cảnh báo ngụy kinh.
Lật từng quyển kinh nghiên cứu chúng ta ắt sẽ thấy không ít “ngụy kinh” kiểu này.
Thế nhưng nói thẳng điều này sẽ gặp phản kháng vô cùng. Nhẹ nhàng hơn thì ngụy biện:
1.- Dù ra đời chậm trễ nhưng đó là lời Phật nói chu tổ nhật tụng truyền lại, về sau mới ghi chép thành kinh;
2.- Đời diễn biến thay đổi nên pháp phải thay đổi cho phù hợp “vạn pháp tùy duyên” mà Phật nói nên các bậc tôn túc bổ sung kinh mới để giáo hóa.
Vâng, những lời ngụy biện này sẽ bị vạch trần bởi hai điều:
- Nếu là lời Phật nói sao có nhiều điều mâu thuẩn với lời Phật chính thức nói trong Đại tạng được kết tập lần thứ nhất;
- Nếu vì cơ duyên chúng sanh dời đổi mà viết kinh mới cho phù hợp thời đại sao không đề tên mình mà thác danh cho Phật. Ví dụ Lục Tổ thuyết pháp, chúng đệ tử ghi lại cũng gọi là kinh chứ không phải là lục hay luận với danh tựa “Pháp Bảo Đàn kinh” có sao đâu? Và chẳng có câu nào Phật tổ cấm đời sao viết kinh cả. Còn viết kinh mà thác danh Phật phạm tội nói dối, một điều cấm trong “ngũ giới”. Ngũ giới là căn bản sơ khởi của người học phật, các tăng ni thọ hàng trăm giới cụ túc mà phạm thì có đáng là tăng chăng? Không đáng là tăng thì có thể gọi là kinh ư?
Vì sao có ngụy biện này. Có hai vấn đề: 1.- Chiếm đa số là mê tín (điều mà Phật cho là “ngu si”) vào lời hứa cứu độ của bọn ma tăng mà chẳng biết rằng thân chúng còn chưa tự cứu được huống hồ cứu ai; 2.- Nói đến ngụy kinh là va chạm đến quyền lợi của giới sư sãi nên họ quyết liệt chống đối. Cả hai đều là mối nguy hại tột cùng cho đạo Pháp.
Nếu là chân tu sẽ “vô úy” thừa nhận và rút tỉa trong số “ngụy kinh” đó điều gì nên lưu giữ và điều gì nên bỏ dựa trên nền tảng căn bản của Phật. Những điều tốt đẹp của đời sau lở ghi thành “ngụy kinh” có thể cải biến thành “luận” hay “lục” để học tập. Và một điểm đáng trách khác các vị này “giả điếc làm ngơ như không biết” mỗi lần kết tập là một lần san định loại bỏ ngụy kinh, nói khác đi ngụy kinh là điều xảy ra sau khi Phật nhập niết bàn 100 năm (từ lần kết tập thứ 2). Chỉ một trăm năm đã có ngụy kinh thì liệu 700 năm sau những bộ kinh xuất hiện lẽ nào không là ngụy kinh. Cũng nhắm mắt để “quên rằng” tại sao 700 năm sau mới ra đời nếu đó là lời Phật dạy, không ra đời từ lần kết tập thứ 2 và thứ 3 (250 năm sau ngày Phật diệt độ). Cũng “lờ đi” không biết các bộ bị coi là ngụy kinh ra đời rất âm thầm, không do sự kết tập nào cả. Sự âm thầm hẳn là không chánh, không chánh ắt là tà.
Đó là thứ độc hại của những kẻ muốn gầy dựng chế độ tăng phiệt, mưu đồ nô dịch hóa tâm linh chúng sinh để hưởng lợi xa hoa.
[1]
Giáo sư tiến sĩ Kyoto Tokuno có bài viết vạch trần tệ nạn này do Phạm
Doãn dịch lại và được nhiều trang web đang lại. Có điều nực cười nếu là
tác giả nước ngoài thì trang mạng Việt hồ hởi đưa tin như một phát hiện
độc đáo, nhưng những bài viết tương tự và không kém phần giá trị của
người Việt lại bị mạt sát. Ví dụ Thích Thông Lạc có một vài bài thuyết
pháp nói về tính Bà-la-môn trong một số hệ phái Phật giáo thì bị tỳ kheo
Thích nguyên Hải viết nguyên một cuốn sách “Đối Thoại Với Thầy Thích
Thông Lạc” đả phá và quy chụp nặng nề. Điều đáng nói hơn cuốn sách ấy
lại là cuốn sách sao chép nhiều đoạn từ sách khác không ăn nhập mấy đến
chủ đề cho dài ra để chứng minh mình uyên bác và lập luận hết sức thô
thiển, nhất là nhiều đoạn trích tự loại bị coi là ngụy kinh.
[2] Ở đây lưu ý Tạp A-hàm là bộ Đại tạng của Phật giáo Bắc truyền.
[3] Long Thọ có một câu luận rất hay theo ý này: “Vì thọ chấp các nhân duyên nên xoay vần (luân chuyển) trong sanh tử. Không thọ các nhân duyên, đó chính là niết bàn” [Trung luận].
[4]
Một kiếp được biểu diễn như sau: cứ trăm năm có người dùng một tấm khăn
lụa chùi một khối đá lập phương mỗi bề một dặm (1,6 km = 1dặm), thì lúc
khối đá mòn hết, đó là một kiếp.
Liên hệ tác giả trước khi sao chép bài viết trên
*MỤC LỤC – NHỮNG BÀI VIẾT CỦA ĐỨC CHÍNH
Liên hệ tác giả trước khi sao chép bài viết trên
*MỤC LỤC – NHỮNG BÀI VIẾT CỦA ĐỨC CHÍNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét