6/2/15

Những công dụng bất ngờ của hạt Methi

Những công dụng bất ngờ của hạt Methi

vườn rau mầm0 nhn xét
Hạt Methi được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau như bảo vệ gan và dạ dày, kích thích tiêu hóa, lợi sữa, chống tiểu đường, chống rối loạn lipit máu, chống oxy hóa... 

Hạt Methi - nhiều công dụng

Methi tên la tinh là Trigonella foecum-graecum, họ đậu (Fabaceae). Có tên khác là Fenugrec (Pháp), Koroha (Nhật), Halba (Malaysia), Fino-greco (Ý), Hồ lô ba (Trung Quốc)…

Bộ phận dùng là hạt và lá. Cây được trồng nhiều, dùng làm thực phẩm, làm thuốc từ hơn 4000 năm qua, là cây thuộc vùng ôn đới Châu Âu và Bắc Phi, trồng từ Địa Trung Hải tới Trung Quốc.

Người La Mã xưa, dùng Methi để giúp dễ đẻ, người Ấn Độ dùng tăng tiết sữa, người Trung Quốc dùng hạt Methi làm thuốc bổ, chống yếu chân, phù chân, dễ tiêu hoá.


http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/03/23/15/20120323150140_add.jpg
Hạt methi

Từ xa xưa, người Ai Cập đã dùng hạt Methi làm gia vị, ướp xác, xông hương, lá và ngọn Methi làm rau ăn, cây làm thức ăn cho súc vật. Y học cổ truyền công nhận hạt Methi có vị đắng (vì chứa 1% alcaloid) ôn thận, tán hàn, chỉ thống, dùng trị thận suy, đau dạ dày, đau ruột, chân sưng đi lại khó khăn, kích thích tính dục, tăng tuyến sữa, da dẻ mịn màng.

Ngày nay hạt Methi vẫn được dùng phổ biến để điều trị đau dạ dày, đau bụng, thấp khớp, nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh, tăng cường khả năng tính dục… Phụ nữ dùng hạt Methi rang lên để giữ thân hình thon đẹp. Người Ba Tư và Ả Rập thường dùng hạt Methi để làm tăng khối nạc cho phụ nữ và để tăng cường khả năng tính dục cho nam giới.

Nhiều nước còn dùng hạt Methi giúp nhuận tràng, lợi tiểu, chống phù thũng, điều kinh, làm thuốc mỡ đắp chữa bỏng giảm đau và thường dùng như thực phẩm, làm gia vị trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Hỗ trợ người bệnh tiểu đường

Để cắt nghĩa tác dụng nổi trội của hạt Methi trong chống tiểu đường, người ta đã thấy trong hạt chứa một acid amin là 4-hydroxy-isoleucin làm tăng được insulin ở tế bào beta của đảo tuỵ, nên Methi làm giảm nồng độ glucose - máu, làm tăng số lượng thụ thể với insulin; Methi ức chế hoạt tính của alpha - amylase và sucrase (là các enzym ở ruột xúc tác cho chuyển hoá hydrat carbon) và Methi còn chứa trigonelline có lợi ích chống glucose - niệu.

Ngoài ra, vai trò của chất xơ trong hạt Methi cũng rất quan trọng. Chất xơ tự nhiên trong hạt Methi là galactomannan chiếm 50% trọng lượng hạt khô (gồm 30% xơ hoà tan và 20% xơ không tan) sẽ làm chậm hấp thu glucose sau bữa ăn của người bệnh tiểu đường. Chất xơ của hạt Methi rất ổn định khi chế biến, giúp cải thiện chức năng tiêu hoá, không gây đầy hơi, giúp tăng khối lượng phân, giảm nguy cơ táo bón, đại tiện dễ nhờ phân mềm, giảm nguy cơ túi thừa đại tràng, giảm trĩ và nứt hậu môn. 

Chất xơ này còn cải thiện sức khoẻ cho người tiểu đường nhờ hạn chế được số lượng calo mang vào, giảm thèm ăn, kiểm soát ăn quá no, hạn chế tăng thể trọng. Galactomannan (chất xơ của hạt Methi) cũng giúp làm giảm cholesterol - máu nên có ích trong phòng và chữa vữa xơ động mạch và các bệnh tim mạch.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhJNo9X9UEEMYrObRucrtxO7Q2FyB-Oq7drNDXfnbT2DY05FuuNmx9wipSu15Wxcaqvx2qGPs-uFf_sm6MOndWMHJwzNFcv2Cya_5raGxRFn2Zbr-XpzjfX2zY_9BG3j3Z-ndSATfPtl_E/s1600/fenugreek.JPG
Cây mầm Methi
Viện dinh dưỡng quốc gia Ấn Độ đã cho thấy lợi ích của hạt Methi chống tiểu đường cả tuýp I và tuýp II, tác dụng như sau: Giảm glucose - máu lúc đói, cải thiện dung nạp glucose, giảm glucose niệu, giảm tỷ lệ % HbA1c, giảm nồng độ glucose máu sau bữa ăn, cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường (đái nhiều, khát nhiều, ăn nhiều, suy yếu, sụt cân).

Tổ chức Y tế thế giới cũng đã công nhận dùng hạt Methi hỗ trợ điều trị cho người bệnh tiểu đường tuýp I và II. Người bệnh uống hạt Methi đều đặn có thể giảm liều dùng của các thuốc chống tiểu đường như glibenclamid/glipizid/metformin khoảng 20% khi phối hợp.

Hạt Methi còn chống rối loạn lipid máu: ăn hạt này thường xuyên và kéo dài, người bệnh sẽ thấy giảm các nồng độ cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL – cholesterol trong máu, có thể do thành phần sapogenin trong hạt làm tăng tiết cholesterol ở mật, nên làm hạ cholesterol trong huyết thanh và đào thải cùng acid mật theo phân.

Hạt Methi làm giảm sự peroxy hoá lipid, kìm hãm sự hao hụt các phân tử chống oxy hoá (như superoxyd - dismutase, glutathion - peroxydase). Như vậy Methi là chất chống oxy hoá, mang lợi ích nhiều mặt cho người dùng (như chống tiểu đường, lão hoá, các bệnh chuyển hoá, bệnh tim mạch…). Hạt Methi có lợi cho chức phận tiêu hoá nhờ làm tăng tiết acid mật (35%), tăng tốc độ dòng chảy của mật (44%), tăng hoạt tính lipase ở tuỵ tạng (43%), tăng hoạt tính chymotrypsin, giảm amylase tuỵ tạng, giảm trypsin tuỵ.


Đ an toàn ca ht Methi
S
dng ht Methi rt an toàn nếu tuân theo cách dùng và liu lượng. Rt ít khi gp d ng, tiêu chy, đy hơi, chóng mt, gim th trng.
Dùng th
n trng khi có tng chy máu, khi dùng chung thuc làm h kali - máu (như thuc li niu, nhun tràng…)
Không dùng khi đang mang thai (vì h
t Methi làm tăng co bóp t cung súc vt thí nghim).
U
ng 25gam/ngày, dùng trong 24 tun, không thy có du hiu đc vi gan, thn, huyết hc.



Giáo sư Hoàng Tích Huyền

5/2/15

Hạt Methi Ấn Độ

Hạt Methi Ấn Độ

Có 1 sản phẩm.
Hạt Methi Ấn Độ
Hạt methi là một trong số ít dược thảo được WHO và nhiều quốc gia công nhận là có hoạt tính giúp hạ đường trong máụ. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã giúp chứng minh khả năng hạ đường của hạt methi, khi thử trên thú vật và cả khi thử nghiệm lâm sàng nơi người (theo Phytotherapy Research số 12-1998).
Hạt methi có thể sử dụng đơn độc hay dùng phối hợp với vanadate, tạo ra một sự bình thường hóa các men glucose-6-phosphatase và fructose-1,6-biphosphatase trong gan và thận của người bị tiểu đường. Hoạt tính hạ đường tăng cao hơn khi dùng dưới dạng phối hợp. Hạt methi cũng có hoạt tính giúp bình thường hóa hoạt động của men glyoxalase I nơi gan của chuột bị tiểu đường (Indian Journal of Expe rimental Biology số 37-1999).
Khi cho chuột bình thường và chuột bị gây tiểu đường bằng alloxan dùng hạt methi ở những liều 2 và 8g/kg hiệu ứng hạ glucose trong máu xảy ra rất rõ rệt, hiệu ứng này tùy thuộc vào liều sử dụng (Journal of Ethnopharmacology Số 75-2001).
Một thử nghiệm khác trên 21 bệnh nhân NIDM (Người bị tiểu đường không phụ thuộc vào insulin) ghi nhận liều 15gram hạt cho dùng một lần trong bữa ăn gây hạ glucose trong máu, và không gây những thay đổi về nồng độ insulin (Nutrition Research Số 16-1996).
Ngoài ra, cũng trong một thử nghiệm trên 15 bệnh nhân NIDM, cho dùng hạt methi đã loại chất béo trong 10 ngày, gây hạ glucose trong máu (nhịn ăn đêm trước) và giảm lượng glucose đào thải qua nước tiểu đến 64%. Thử nghiệm này cho rằng cơ chế tạo ra hạ đường trong máu của hạt methi có thể do hiệu ứng của chất sơ dinh dưỡng (Soluble dietary fiber) trên sự hấp thu glucose nơi ruột và do sự cải thiện hoạt tính ngoại vi của insulin (Nutrition Research Số 10-1990; British Journal of Nutri tion Số 97-2007).
Hạt methi cũng làm giảm được một số triệu chứng của tiểu đường như khát nước, đi tiểu nhiều lần, yếu mệt và sụt cân.
Tại các bệnh viện ở Trung Hoa, Saponins tổng cộng trích từ hạt methi đã được dùng phối hợp với sulfonylurea để trị tiểu đường cho thấy sự phối hợp đem lại những kết quả rất tốt, giúp bệnh nhân giảm được sulfonylurea và kiểm soát được mức đường hữu hiệu hơn (Chinese Journal of Integrative Medicine Số 14-2008).
Hạt methi và cholesterol
Một số nghiên cứu thực nghiệm nơi chuột đã chứng minh được hoạt tính làm hạ cholesterol của Methi (Current Science Số 51-1982). Hạt methi giúp ngừa gia tăng cholesterol nơi chuột cho ăn các thực phẩm hay một chế độ ăn uống chứa nhiều cholesterol (British Journal of Nutrition Số 69-1993).
Một acid amin đặc biệt trích từ methi: 4-hydroxyisoleucine có khả năng gây hạ triglycerides trong máu đến 33%, cholesterol tổng cộng đến 22% và acid béo tự do 14%, cùng với sự tăng tỷ lệ HDL-C/TC đến 39% khi thử trên chuột bị gây cao mỡ trong máu (Bio organic & Medicinal Chemistry Letters Số 15-2006)
Saponin loại steroid, trích từ hạt methi, thử nơi chuột, với liều mỗi ngày 12.5g/ 300g trọng lượng cơ thể làm hạ rõ rệt cholesterol trong huyết tương ở cả chuột bình thường lẫn chuột bị tiểu đường (Steroids Số 60-1995).
Hoạt tính chống sưng của hạt Methi
Hạt methi đã được nghiên cứu vế tác dụng chống sưng, thử nghiệm trên chuột lang (albino) bị gây viêm bằng các chất gây sưng khác nhau. Hoạt tính chống sưng được so sánh với sodium salicylate. Dịch chiết từ hạt bằng ether có hoạt tính mạnh nhất (Indian Drugs Số February 1982). Một thử nghiệm khác cũng trên chuột, bị gây đau bằng acid acetic, bằng nhiệt (bị đặt trên đĩa nung nóng), dịch chiết từ hạt methi được so sánh với pentazocine và diclofenac, kết quả ghi nhận phần tan trong nước của dịch chiết có hoạt tính chống sưng và làm giảm đau khá mạnh (Asian Pacific Journal of Clinical Nutrition Số 16-2007).
Khả năng kháng sinh - hạt methi
Hạt Methi đã được thử nghiệm về hoạt tính kháng sinh trên 26 loại vi trùng gây bệnh và cho thấy khả năng kháng sinh khá rộng, dầu béo và Phần không bị savon-hóa, trích từ hạt đều có hoạt tính kháng sinh khá mạnh (Natural Products Science Số 7-2001)
Hoạt tính diệt ký sinh trùng Sốt rét- hạt methi
Dịch chiết bằng các dung môi khác nhau từ lá methi đã được thử nghiệm ‘in vitro’ trên các chủng ký sinh trùng gây sốt rét Plasmodium falciparum (gồm các chủng còn mẫn cảm và các chủng đã kháng chloro quin). Kết quả cho thấy, dịch chiết bằng ethanol 50% có hoạt tính diệt ký sinh trùng mạnh nhất ở liều IC50 = 8.75 +/- 0.35 microg ml(-1) đối với plasmodium còn phản ứng với chloroquin và ở liều IC50 = 10.25 +/- 0.35 microg ml (-1) đối với plasmodium đã kháng chloroquin. Các dịch chiết bằng butanol, chloroform và ethyl acetate tuy cũng có tác dụng nhưng yếu hơn nhiều (Evidence Based Complementary and Alternative Medi cines Số 2 tháng 5, 2008). Hạt methi có khả năng diệt được ấu trùng (lăng quăng) của muỗi đòn sóc Anopheles pharoensis: Nồng độ cao hơn 0.5% có thể diệt toàn bộ số lượng lăng quăng (Egyptian Society of Parasitology Số 36-2006).
Khả năng chống oxy-hóa - hạt methi
Nhiều nghiên cứu trong công nghiệp thực phẩm đã cho thấy hạt methi có thể hữu hiệu khi dùng làm chất chống oxy-hóa để bảo quản thực phẩm. Trong một thử nghiệm, tiềm năng chống oxy-hóa của hạt methi có thể so sánh được với các chất kháng oxy tổng hợp như butylated hydroxyanisole và butylated hydroxytoluene (Meat Science Số 57-2001); khả năng kháng-oxy của hạt methi hoạt động rất tốt khi dùng bảo quản thịt heo xay (cà thịt tươi lẫn thịt đông lạnh).
Khả năng bảo vệ gan chống tác hại của rượu - hạt methi
Các polyphenols trích từ hạt methi được nghiên cứu về khả năng bảo vệ gan (nơi chuột) chống lại tác hại của rượu: Ruột bị gây hư gan bằng cho uống thenol 6g/kg mỗi ngày liên tục trong 60 ngày: các triệu chứng hư gan bao gồm các thông số về hoạt động của các men gan, giảm hạ các nhóm sulfohydryl, gia tăng các nhóm carbonyl proteins. Kết quả ghi nhận là hạt methi có hoạt tính tương tự như silymarin (dùng làm đối chứng), giúp cải thiện được các thay đổi bệnh lý ở gan gây ra do rượu (Cell Biology and Toxicology Số 24-2008).
Khả năng ngừa và trị sạn thận - hạt methi
Hạt methi được sử dụng tại Maroc để ngừa và trị sạn thận. Nghiên cứu tại ĐH Cadi-Ayyad Marrakech (Maroc) ghi nhận hiện tượng calci hóa trong thận và lượng calcium tổng cộng nơi các tế bào thận của chuột được cho uống dịch chiết từ hạt methi thấp hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng. Hạt Methi cho thấy tương đối hiệu nghiệm trong tác dụng ngăn ngừa sự tạo sạn calcium oxalate (Phytotherapy Research Số 21-2007).
Hạt methi và Ung thư
Trong một thử nghiệm thực hiện tại Đại học UAE (United Arab Emirates) hạt methi cho thấy có hoạt tính bảo vệ được chuột chống lại ung thư vú, gây ra bởi 7,12 dimethylbenz (alpha) anthracene (DMBA). Liều 200 mg/ kg trọng lượng cơ thể ức chế rõ rệt hiện tượng phì vú do DMBA tạo ra, hoạt tính này được giải thích là do gây ra hiệu ứng tế bào được mã hóa để tự diệt (apoptosis) (Cell Biology International Số 29-2005). Dịch chiết từ hạt methi bằng alcohol, khi thử nghiệm trên chuột bị gây ung thư loại Ehrlich Ascites Carcinoma (EAC) cho thấy khi chích qua màng phúc toan (trước và sau khi chuột bị cấy tế bào ung thư), hạt methi có thể ức chế sự tăng trưỡng của tế bào ung thư đến 70% (Phytotherapy Research Số 15-2001).

Hạt Methi - Hạ đường huyết - Giảm Cholesterol trong máu

Hạt Methi - Hạ đường huyết - Giảm Cholesterol trong máu

hat methi
Hạt Methi - Chữa bệnh tiểu đường, giảm Cholesterol, chống lại các tác nhân gây hại cho gan, điều trị rối loạn tiêu hóa, chữa suy sinh dục nam, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư gan, ung thư da và ung thư vú. Ngoài ra, hạt methi còn có tác dụng trong việc giúp phụ nữ trẻ lâu, lấy lại vóc dáng eo thon, ngực nở.
 
Giá bán: 160.000đ/ 1 gói (500gr)
Quy Cách đóng gói:  Hạt methi được đóng gói trong bao hút chân không đảm bảo giữ nguyên chất  lượng của sản phẩm.
Khối lượng: 500gr/ gói
Bộ tài liệu cho mỗi 1kg hạt Methi bao gồm : 
  • 2 gói Methi 500gr/gói
  • Tài liệu về bệnh tiểu đường
  • Báo Khoa Học Phổ Thông đưa tin về Hạt Methi do Dược Sỹ Lê Kim Phụng và PGS. TS. Phạm Huy Hùng (Đại Học Y Dược)
  • Sách hướng dẫn sử dụng, thành phần của hạt Methi
  • Lịch treo tường (dùng ghi chú các chỉ số để theo dõi lượng đường dành cho người tiểu đường).
Cây Methi hay được gọi là cây fenugreek, cỏ cà ri, cỏ Hy Lạp có tên khoa học là Trigonela foenum graecum thuộc họ đậu. Bộ phận trên cây Methi thường dùng làm thuốc đó là hạt và lá. Cây Methi được trồng nhiều và sử dụng làm thuốc, thực phẩm hơn 4000 năm qua tại các nước: Ấn Độ, Tây Ban Nha, Pháp, Monaco, Ý, Malta, Slovenia, Albani, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Israel, Libya, Algerie, Morocco, … 
Nghiên cứu cho thấy trong hạt methi có chứa rất nhiều nhóm hoạt chất rất hữu ích cho sức khỏe như protein, khoáng tố 3% gồm sắt, calci, phosphor, magnesium, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, vitamin C, acid folic, vitamin nhóm B như thiamin, riboflavin, niacin, và nhiều chất xơ, chất nhày. Trong hạt còn có các alcaloid như trigonellin, cholin, saponin, chất dầu, flavonoid... 
Hạt Methi giúp giảm cholesterol
Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ hạt methi giúp giảm mức cholesterol trong máu. Một nghiên cứu tại Medical College (Ấn Độ) đã tiến hành đo nồng độ cholesterol trong máu của 60 người (không dùng bất cứ thuốc hạ cholesterol nào). Sau đó, những người tham gia chỉ được ăn một chén xúp có chứa khoảng 20 g hạt methi trước hai bữa ăn trưa và ăn tối hàng ngày. Sau 4 tuần tiêu thụ đã thấy mức cholesterol của họ bắt đầu giảm với tỷ lệ được ghi nhận 14%. Điều này chính là do hạt methi làm giảm mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) một cách đáng kể. Hạt methi còn chứa 25% galactomannan, đây là một loại chất xơ hòa tan tự nhiên, nhờ đó ăn hạt methi mỗi ngày còn giúp ngăn chặn các bệnh tim mạch, huyết áp, cải thiện hệ tuần hoàn.
Hạt Methi giúp hạ thấp glucose trong máu
Những người bị bệnh tiểu đường type 2, nếu mỗi ngày dùng 20 - 25 g hạt methi sẽ giúp hạ thấp lượng glucose trong máu. Theo một nghiên cứu từ các chuyên gia Ấn Độ khi họ cho thêm hạt methi vào khẩu phần ăn của các bệnh nhân thuộc tiểu đường type 1, sau đó ghi nhận đường trong nước tiểu đã giảm được 54%. Kết quả này có được chính nhờ hai chất, một là galactomannan giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu, hai là acid amin 4-hydroxyisoleucin kích thích sự tiết insulin nhờ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Như vậy hạt methi rất hữu ích cho cả hai nhóm tiểu đường type 1 và 2.
Ngoài ra hạt Methi còn có tác dụng
  • Hạt MethiChữa rối loạn tiêu hóa, dạ dày, chống thiếu máu, hạ sốt, chống nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm họng, ho, viêm phổi, viêm xoang, khó thở, nhiều đờm, Mỗi ngày uống 4 tách trà hạt Methi, các triệu chứng trên sẽ được cải thiện rõ rệt.
  • Chữa hơi thở và cơ thể có mùi hôi
    Theo một nhà dinh dưỡng học nổi tiếng ở Anh là Lelord Kordel cho rằng chất dầu đặc biệt có trong hạt Methi đã giúp cơ thể sạch sẽ và làm cho cơ thể có mùi thơm, ở những người thường xuyên uống trà này. Chất dầu thấm sâu vào các đường và các nếp nhăn trên các màng nhày và ngấm vào các tế bào đồng thời làm cho các tuyến nhờn và bã mồ hôi được tẩy sạch do đó giúp cho các tế bào trở nên trẻ hóa và tinh sạch hơn, hơi thở thơm tho hơn.
  • Trị gàu: ngâm 2 muỗng hạt trong nước và để qua đêm. Đến sáng hôm sau lấy hạt đã ngâm mềm đem nghiền nát thành một khối dẻo rồi bôi lên da đầu sau đó để yên trong 1 giờ rưỡi. Sau đó gội đầu thật sạch, gàu sẽ được điều trị tốt.
  • Chữa sưng tấy và phỏng lửa: Nghiền lá rồi đắp như cao dán lên ngay chỗ sưng đau bên trong hoặc bên ngoài hoặc đắp lên chỗ phỏng, nó có tác dụng làm êm dịu và làm mát.
  • Chống lại các tác nhân gây hại cho gan: các nghiên cứu gần đây còn chứng minh hạt Methi còn có tác dụng bảo vệ tế bào gan chống lại các tác nhân gây hại cho gan như rượu, hóa chất, thực phẩm và giúp điều trị sạn thận rất tốt.
  • Chữa suy sinh dục nam (aphrodisiac) và chữa ung thư vú.
Riêng đối với phụ nữ, hạt Methi còn có các công dụng tốt như
  • Giúp trẻ lâu: Nhờ trong thành phần hạt có chứa các chất như butylated hydroxyanisole và butylated hydroxytoluene có tác dụng chống oxy hóa tế bào. Đắp lên mặt mỗi đêm trước khi đi ngủ 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm có tác dụng ngăn ngừa các vết thâm nám, mụn cám, tàn nhang, làm da mịn không khô ráp và khi nhìn trông như được trẻ thêm một tuổi.
  • Điều kinh: Giúp cho phụ nữ có cảm giác dễ chịu không đau đớn trong thời kỳ có kinh, trị huyết trắng.
  • Tăng tiết sữa: hạt khô tán thành bột, trộn chung với bột mì và đường chế thành bánh có tên là halwa ăn một lượng nhỏ (5-10g) mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể trở lại bình thường nhanh chóng sau khi sanh. Hạt xay thô uống mỗi ngày sẽ giúp cho các bà mẹ có nhiều sữa để cho con bú.
Hạt Methi giúp ăn ngon miệng dưới dạng trà dược (ngâm 0,5 gram hạt Methi trong 240 ml nước lạnh trong 3 giờ, lược và hâm nóng lại, có thể thêm mật o­ng khi uống). Dùng ngoài trị sưng da dưới dạng bột nhão để đắp. Theo các nghiên cứu hạt Methi được sử dụng từ lâu đời để làm thực phẩm và không gây ra những phản ứng độc hại nào.
Thành phần của hạt Methi
  • 45-60% carbohydrates, chủ yếu là sợi nhầy (galactomannans)
  • 20-30% protein cao trong lysine và tryptophan
  • 5-10% các loại dầu cố định (lipid); pryridine loại ancaloit chủ yếu trigonelline (0,2-0,36%), choline (0,5%), gentianine, và carpaine
  • Flavonoid (apigenin, luteolin, orientin, quercetin, vitexin, và isovitexin)
  • Các axit gốc amino tự do (4-hydroxyisoleucine [0,09%], histidine, arginine, và lysine)
  • Canxi và sắt
  • Saponin (0,6-1,7%)
  • Glycosides tạo thành sapogenins steroid khi thủy phân (diosgenin, yamogenin, tigogenin, neotigogenin)
  • Sitosterol, vitamin A, B1, C và acid nicotinic
  • 0,015% tinh dầu dễ bay hơi (n-ankan và sesquiterpene).
Cách dùng hạt methi để phòng ngừa bệnh:
Cách dùng rất đơn giản, mỗi ngày khoảng 15 - 20 g hạt, rang hạt cho thơm, tán thành bột, pha nước uống, hoặc lấy hạt sống chưa rang, ngâm trong ly có chứa 200 ml nước lạnh, để qua một đêm cho hạt nở ra, sáng dậy uống hết nước trong ly, bỏ xác. Hạt có mùi thơm như vị rau cần tây, dễ uống. Hạt methi được xếp vào nhóm gia vị nên không có độc tính, tuy nhiên nếu dùng quá liều sẽ có cảm giác khó chịu ở bụng, dạ dày, phụ nữ có thai gần đến ngày sinh không nên dùng vì có thể gây sẩy thai.
Cách dùng hạt methi cho người bệnh tiểu đường
  • Cách 1 : cho 01 muỗng hạt Methi vào ly nước nóng 50 – 70 độ khoảng 10 phút, sau đó ăn hạt và uống nước 2 – 3 lần/ ngày trước bữa ăn 1h.
  • Cách 2 : cho 02 – 03 muỗng hạt Methi vào ấm trà rót nước nóng chờ khoảng 5 phút, uống 2- 3 lần tới khi nước nhạt màu ( giống như pha và uống trà ).
  • Cách 3 : Cho hạt Methi vào ấm đun sôi 3 – 5 phút, lọc bỏ bả. Uống nóng, để nguội hoặc bỏ vào tủ lạnh để uống trong ngày
  • Cách 4 : Nếu muốn thơm ngon hơn thì có thể xao vàng rồi hãm nước và uống nóng hoặc đóng chai để tủ lạnh uống như nước lọc trong ngày. Với cách này cần tăng liều dùng lên khoảng 1,2 – 1,5 lần
  • Cách 5 : Hấp cơm, làm bánh, nước sốt, làm sinh tố, sữa chua,…
Cách dùng hạt Methi do người dùng Việt Nam đã sử dụng hiệu quả chia sẻ:
  1. Trước khi đi ngủ, lấy bình thủy chứa 1 lít nước sôi cho 2-3 muỗng cà phê đầy Hạt Methi vào. Đậy kín lại đến sáng lấy 1/2 lít nước hạt Methi đã ngâm uống trước khi ăn sáng. Lượng nước Methi còn lại 1/2 lít được sử dụng trong ngày, trước hay sau ăn đều được. Đến tối, có thể bỏ xác hạt sau khi đã nở ra và có mùi như hạt đậu xanh luộc.
  2. Ngoài ra, Có thể sử dụng hạt Methi sau khi ngâm để nấu chè, hấp cơm hoặc bỏ vào máy xay sinh tố xay ra với 1 ít sữa dùng như 1 món ăn khá lạ.
Liều dùng hạt Methi hàng ngày
  • Tiểu đường type 1: 50-100gr/ngày
  • Tiểu đường type 2: 25-50gr/ngày
Liều dùng hạt Methi hàng ngày theo kinh nghiệm những người dả sử dụng hiệu quả
  • Tiểu đường type 1: 3-6 muỗng cà phê/ngày
  • Tiểu đường type 2: 2-4 muỗng cà phê/ngày 
Các lưu ý khi dùng hạt Methi
  • Sử dụng nhiều trong ngày có thể có mùi hôi khi đi tiểu (liều dùng phải cao hơn 300% so với bình thường)
  • Trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai giai đoạn sắp sinh sử dụng hạt Methi có thể dẫn đến việc chuẩn đoán sai bệnh xi rô niệu ở trẻ em sơ sinh do sự hiện diện của sotolone trong nước tiểu.

Cách Trồng Dâu Tây Tại Nhà

Cách Trồng Dâu Tây Tại Nhà

0 nhận xét
cach trong dau tay tai nha
Dâu tây là một nguồn Vitamin C tuyệt vời, một nguồn mangan dồi dào, nguồn chất sơ, i ốt rất tốt cho cơ thể và có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp giảm cholesterol. Dâu tây còn là một trái cây hầu như không có chất béo và chứa rất ít calo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Giá trị lớn nhất của dâu tây là tác dụng chữa bệnh mà người ta không tìm thấy trong bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Trong quả dâu tây có chứa các chất bảo vệ, chống oxy hóa nhiều gấp 10 lần quả cà chua. Trái dâu tây không chỉ hấp dẫn bởi vẻ căng mọng tươi đỏ mà còn bởi hương thơm rất quyến rũ. Đây còn là loại quả rất nhiều dưỡng chất có lợi cho làn da khô.


Dâu tây là cây thực vật lâu năm và ra quả đều đặn hàng năm. Vì thế, nếu trồng 1 - 2 cây dâu tây, bạn sẽ thu hoạch được hàng tá quả mỗi năm. Dâu tây hiện nay được rất nhiều người thuần dưỡng đem vềtrồng tại nhà do cách trồng dâu tây tại nhà rất dễ. Dưới đây là hướng dẫn tỉ mỉ từng bước trồng dâu tây tại nhà, ngay cả không gian chật hẹp cũng có thể trồng thành công. Làm theo những lời khuyên sau và bạn sẽ được thưởng thức những trái dâu chín đỏ mọng trong suốt mùa tới.

Các bước trồng dâu tây tại nhà:

Bước 1: Lựa chọn hạt giống dâu tây như thế nào?
Khi mua sắm hạt giống hoặc cây giống dâu tây, bạn có thể tìm một số giống dâu quen thuộc ở Việt Nam như dâu Úc, dâu New Zealand, dâu Mỹ, dâu Nhật... Tất cả những giống dâu tây này đều ra hoa và quả suốt cả năm, có thể trồng bất kỳ thời điểm nào.
Mỗi loại có đặc tính sinh lý và điều kiện nhiệt độ khác nhau. Giống dâu Nhật và New Zealand có thể chịu được nhiệt độ cao hơn, tại Đà lạt người ta cũng trồng trong nhà kính (hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trong nhà cao hơn, có thể lên đến 40 độ). Vây nên dâu Nhật và New Zealand được trồng chậu để phục vụ làm cảnh cho các miền, cây giống mới sức đề kháng tốt.
Dâu Mỹ chỉ thích hợp vùng lạnh, với khí hậu nóng cây không thể ra hoa hoặc ra hoa nhưng không đậu quả. Dâu Mỹ thường trồng trên đất, ngoài trời tại Đà Lạt, nhiều người lấy cây già hết thời gian thu hoạch bứng vào chậu mang đi bán, các năm trước cũng có người mua nhưng về trồng không đạt.

- Lựa chọn hạt giống dâu tây chất lượng có tỷ lệ nảy mầm cao ( tốt nhất lên lựa chọn những hạt giống còn hạn sử dụng, bao bì vẫn còn nguyên, không rách, ẩm…)

- Nếu chọn giống dâu tây chọn cây từ 10 – 15cm cây chắc khỏe, không sâu bệnh, cây phát triển đều.

Bước 2: Đất trồng dâu tây

- Nếu có điều kiện có thể mua đất dinh dưỡng về trồng cây sẽ phát triển tốt nhất

- Lựa chọn đất thịt nhẹ, sạch,đất trồng cần giữ ẩm tốt và thoát nước tốt tránh ngập úng
cach trong dau tay tai nha


Bước 3: Gieo hạt

- Qua 2 bước trước tiến hành gieo hạt vào đất sạch và ẩm. Chậu hay khay đựng hạt cần được để khô ráo thoáng mát, có nắng tốt. Tưới nước một ngày một lần vào buổi chiều tối.
cach trong dau tay tai nha


Bước 4: Chăm sóc cây dâu tây như thế nào?

- Dâu tây là loại cây ưu ẩm nển chỉ cần nắng một buổi là đủ. Để cây phát triển tốt nhất là trồng ở nơi nào chỉ có nắng trực tiếp vào nửa ngày. Vì thế dâu tây rất được ưa chuộng trồng trong trậu treo để ban công.

- Tưới nước cho cây 2 lần vào sáng và chiều khi hết nắng. Tưới đều ẩm đất, sử dụng các loại nước sạch tránh nguồn nước mương suối dễ gây sâu bệnh, tránh tưới nhiều nước đất úng làm chết cây.

- Mới trồng: Cây thường héo do mới tách hoặc do đứt rễ khi trồng, do vậy bạn nên dùng bìa, xốp, … che nắng cho cây trong vòng 2-3 ngày đầu. Nhớ thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm.

- Sau 1 thời gian ngắn cây phát triển rất nhanh và cho quả hoặc ra nhánh:

+ Ra hoa, quả: Bạn cần chú ý diệt kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh. Nếu trồng bằng chậu dài nên hướng cho quả ra phía thành chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ theo dõi tránh sâu bọ.
Nếu trồng bắng chậu tròn thì bạn nên tìm que chống quả cách biệt với mặt đất. Nếu 1 cành ra quá nhiều hoa, quả con nên ngắt bớt để số lượng tối đa là 3 quả thì cây mới có thể tập chung nuôi và chất lượng quả tốt. Nếu để nhiều quả cũng tự chột và đen vừa mất chất nuôi dưỡng của cây mà nhưng quả khác cũng không được phát triển đầy đủ.

cach trong dau tay tai nha

+ Ra nhánh: Sau khi cây đã mọc ổn định và đủ chất cây sẽ ra mầm, khi mầm phát triển tốt mọc dài đến mức cần và đủ sẽ tự đâm rẽ để tạo cây con mới. (đây là lúc vườn dâu phát triển hơn và có thể tách cây để tạo một chậu trồng mới).

cach trong dau tay tai nha
Dâu tây ra nhánh
Chú ý khi đầu mầm (nhánh) có phần rễ trắng đâm ra khoảng 0,5cm nên tìm đất cho nhánh cắm rễ, sau 1 thời gian sẽ thành cây độc lập. Chú ý tuyệt đối không tách nhánh khỏi cây mẹ ngay mà nên chờ nhánh có thể phát triển độc lập rồi mới tách vì ban đầu nhánh vẫn phải phụ thuộc vào cây mẹ do chưa tự nuôi được.

Khi nhánh đã thành cây con có thể đánh để tạo chậu mới, gây giống… lúc này đã có thể cắt dây nối giữa nhánh và cây mẹ hoặc không tùy mục đích của bạn.
Nếu chịu khó chăm sóc từ 5 - 6 cây con sau 3 đến 4 tháng bạn sẽ thấy thay đổi rất nhiều. Cây có thể cùng lúc cho ra nhánh và ra quả: trong trường hợp này cứ để cây con phát triển bình thường, tuyệt đối không đánh cây vào lúc này sẽ gây chột quả và chết cây. Sau khi hái quả, đánh cây như bình thường.

Bước 5: Phân bón

- Dùng phân bón có bán sẵn tại các của hàng vật tư nông nghiệp. 
- Sử dụng phân gà đã ủ hoai trộn lẫn với đất với lượng vừa phải, không được lạm dụng bón quá nhiều vì sẽ gây nóng và chết cây.
- Không bón phân chưa được ủ hoai bởi có nhiều vi khuẩn, dễ khiến cây xót và bị chết.

Bước 6: Khi cây bị sâu bệnh và vàng lá

- Tìm và diệt sâu bằng các loại thuốc chuyên có bán tại các của hàng vật tư nông nghiệp.
- Phun thuốc diệt côn trùng nhưng không nên ăn quả ngay sau phun, không phun lúc quả đang chín.
- Lá vàng: cây thiếu chất, thiếu nắng, thiếu nước.
- Cây mọc quá dầy: tỉa bớt lá già, tách cây con trồng chậu mới.

Bước 7: Quả và cây con

Ra quanh năm nhưng nhiều vào mùa mưa, do có độ ẩm cao. Chất lượng quả phụ thuộc chất đất, giống cây, cách chăm sóc, thời tiết. Quả mùa hè thường ngọt hơn nhưng nhỏ hơn. Nếu quá nhiều nắng quả bị táp, có màu vàng cam, sạn vỏ và không phát triển. Mùa đông quả to hơn nhưng cũng chua hơn. Có thể dùng để ngâm đường làm mứt, làm mặt nạ chăm sóc sắc đẹp.

cach trong dau tay tai nha
Cây con

Một số hình ảnh khác: 

cach trong dau tay tai nha

cach trong dau tay tai nha

cach trong dau tay tai nha

cach trong dau tay tai nha