Cách Trồng Dâu Tây Tại Nhà
Dâu tây là một nguồn Vitamin C tuyệt vời, một nguồn mangan dồi dào, nguồn chất sơ, i ốt rất tốt cho cơ thể và có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp giảm cholesterol. Dâu tây còn là một trái cây hầu như không có chất béo và chứa rất ít calo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Giá trị lớn nhất của dâu tây là tác dụng chữa bệnh mà người ta không tìm thấy trong bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Trong quả dâu tây có chứa các chất bảo vệ, chống oxy hóa nhiều gấp 10 lần quả cà chua. Trái dâu tây không chỉ hấp dẫn bởi vẻ căng mọng tươi đỏ mà còn bởi hương thơm rất quyến rũ. Đây còn là loại quả rất nhiều dưỡng chất có lợi cho làn da khô.
Dâu tây là cây thực vật lâu năm và ra quả đều đặn hàng năm. Vì thế, nếu trồng 1 - 2 cây dâu tây, bạn sẽ thu hoạch được hàng tá quả mỗi năm. Dâu tây hiện nay được rất nhiều người thuần dưỡng đem vềtrồng tại nhà do cách trồng dâu tây tại nhà rất dễ. Dưới đây là hướng dẫn tỉ mỉ từng bước trồng dâu tây tại nhà, ngay cả không gian chật hẹp cũng có thể trồng thành công. Làm theo những lời khuyên sau và bạn sẽ được thưởng thức những trái dâu chín đỏ mọng trong suốt mùa tới.
Các bước trồng dâu tây tại nhà:
Bước 1: Lựa chọn hạt giống dâu tây như thế nào?
Khi mua sắm hạt giống hoặc cây giống dâu tây, bạn có thể tìm một số giống dâu quen thuộc ở Việt Nam như dâu Úc, dâu New Zealand, dâu Mỹ, dâu Nhật... Tất cả những giống dâu tây này đều ra hoa và quả suốt cả năm, có thể trồng bất kỳ thời điểm nào.
Mỗi loại có đặc tính sinh lý và điều kiện nhiệt độ khác nhau. Giống dâu Nhật và New Zealand có thể chịu được nhiệt độ cao hơn, tại Đà lạt người ta cũng trồng trong nhà kính (hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trong nhà cao hơn, có thể lên đến 40 độ). Vây nên dâu Nhật và New Zealand được trồng chậu để phục vụ làm cảnh cho các miền, cây giống mới sức đề kháng tốt.
Dâu Mỹ chỉ thích hợp vùng lạnh, với khí hậu nóng cây không thể ra hoa hoặc ra hoa nhưng không đậu quả. Dâu Mỹ thường trồng trên đất, ngoài trời tại Đà Lạt, nhiều người lấy cây già hết thời gian thu hoạch bứng vào chậu mang đi bán, các năm trước cũng có người mua nhưng về trồng không đạt.
- Lựa chọn hạt giống dâu tây chất lượng có tỷ lệ nảy mầm cao ( tốt nhất lên lựa chọn những hạt giống còn hạn sử dụng, bao bì vẫn còn nguyên, không rách, ẩm…)
- Nếu chọn giống dâu tây chọn cây từ 10 – 15cm cây chắc khỏe, không sâu bệnh, cây phát triển đều.
Bước 2: Đất trồng dâu tây
- Nếu có điều kiện có thể mua đất dinh dưỡng về trồng cây sẽ phát triển tốt nhất
- Lựa chọn đất thịt nhẹ, sạch,đất trồng cần giữ ẩm tốt và thoát nước tốt tránh ngập úng
Bước 3: Gieo hạt
- Qua 2 bước trước tiến hành gieo hạt vào đất sạch và ẩm. Chậu hay khay đựng hạt cần được để khô ráo thoáng mát, có nắng tốt. Tưới nước một ngày một lần vào buổi chiều tối.
Bước 4: Chăm sóc cây dâu tây như thế nào?
- Dâu tây là loại cây ưu ẩm nển chỉ cần nắng một buổi là đủ. Để cây phát triển tốt nhất là trồng ở nơi nào chỉ có nắng trực tiếp vào nửa ngày. Vì thế dâu tây rất được ưa chuộng trồng trong trậu treo để ban công.
- Tưới nước cho cây 2 lần vào sáng và chiều khi hết nắng. Tưới đều ẩm đất, sử dụng các loại nước sạch tránh nguồn nước mương suối dễ gây sâu bệnh, tránh tưới nhiều nước đất úng làm chết cây.
- Mới trồng: Cây thường héo do mới tách hoặc do đứt rễ khi trồng, do vậy bạn nên dùng bìa, xốp, … che nắng cho cây trong vòng 2-3 ngày đầu. Nhớ thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm.
- Sau 1 thời gian ngắn cây phát triển rất nhanh và cho quả hoặc ra nhánh:
+ Ra hoa, quả: Bạn cần chú ý diệt kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh. Nếu trồng bằng chậu dài nên hướng cho quả ra phía thành chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ theo dõi tránh sâu bọ.
Nếu trồng bắng chậu tròn thì bạn nên tìm que chống quả cách biệt với mặt đất. Nếu 1 cành ra quá nhiều hoa, quả con nên ngắt bớt để số lượng tối đa là 3 quả thì cây mới có thể tập chung nuôi và chất lượng quả tốt. Nếu để nhiều quả cũng tự chột và đen vừa mất chất nuôi dưỡng của cây mà nhưng quả khác cũng không được phát triển đầy đủ.
+ Ra nhánh: Sau khi cây đã mọc ổn định và đủ chất cây sẽ ra mầm, khi mầm phát triển tốt mọc dài đến mức cần và đủ sẽ tự đâm rẽ để tạo cây con mới. (đây là lúc vườn dâu phát triển hơn và có thể tách cây để tạo một chậu trồng mới).
Dâu tây ra nhánh |
Chú ý khi đầu mầm (nhánh) có phần rễ trắng đâm ra khoảng 0,5cm nên tìm đất cho nhánh cắm rễ, sau 1 thời gian sẽ thành cây độc lập. Chú ý tuyệt đối không tách nhánh khỏi cây mẹ ngay mà nên chờ nhánh có thể phát triển độc lập rồi mới tách vì ban đầu nhánh vẫn phải phụ thuộc vào cây mẹ do chưa tự nuôi được.
Khi nhánh đã thành cây con có thể đánh để tạo chậu mới, gây giống… lúc này đã có thể cắt dây nối giữa nhánh và cây mẹ hoặc không tùy mục đích của bạn.
Nếu chịu khó chăm sóc từ 5 - 6 cây con sau 3 đến 4 tháng bạn sẽ thấy thay đổi rất nhiều. Cây có thể cùng lúc cho ra nhánh và ra quả: trong trường hợp này cứ để cây con phát triển bình thường, tuyệt đối không đánh cây vào lúc này sẽ gây chột quả và chết cây. Sau khi hái quả, đánh cây như bình thường.
Bước 5: Phân bón
- Dùng phân bón có bán sẵn tại các của hàng vật tư nông nghiệp.
- Sử dụng phân gà đã ủ hoai trộn lẫn với đất với lượng vừa phải, không được lạm dụng bón quá nhiều vì sẽ gây nóng và chết cây.
- Không bón phân chưa được ủ hoai bởi có nhiều vi khuẩn, dễ khiến cây xót và bị chết.
Bước 6: Khi cây bị sâu bệnh và vàng lá
- Tìm và diệt sâu bằng các loại thuốc chuyên có bán tại các của hàng vật tư nông nghiệp.
- Phun thuốc diệt côn trùng nhưng không nên ăn quả ngay sau phun, không phun lúc quả đang chín.
- Lá vàng: cây thiếu chất, thiếu nắng, thiếu nước.
- Cây mọc quá dầy: tỉa bớt lá già, tách cây con trồng chậu mới.
Bước 7: Quả và cây con
Ra quanh năm nhưng nhiều vào mùa mưa, do có độ ẩm cao. Chất lượng quả phụ thuộc chất đất, giống cây, cách chăm sóc, thời tiết. Quả mùa hè thường ngọt hơn nhưng nhỏ hơn. Nếu quá nhiều nắng quả bị táp, có màu vàng cam, sạn vỏ và không phát triển. Mùa đông quả to hơn nhưng cũng chua hơn. Có thể dùng để ngâm đường làm mứt, làm mặt nạ chăm sóc sắc đẹp.
Cây con |
Một số hình ảnh khác:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét