Có những loài vật, trước đây rất ít người ăn như: dơi, rùa, rắn, bò cạp...thì bây giờ trở thành món ăn "độc", được nhiều người lựa chọn để thể hiện đẳng cấp và sự sành điệu.
Thật khó có thể đánh giá được sở thích ăn uống của người Việt hiện nay tốt hay xấu. Tuy nhiên với những điều tai nghe mắt
thấy và những trải nghiệm chính từ bản thân cũng như bạn bè, tôi cứ mãi
băn khoăn không biết những hệ lụy về sức khỏe, môi trường và cả một số
vấn đề xã hội hiện nay có phải do thói quen ẩm thực của người Việt mang lại? Trước hết cần xem người Việt hiện nay dùng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thế nào?
Có thể nói hầu hết loài động vật (kể cả vật nuôi cho đến động vật hoang dã) đều đã được người Việt chúng ta sử dụng làm nguồn thực phẩm. Các vật nuôi để lấy thịt truyền thống như heo (lợn), gà, vịt thì đã đành, các loại trước đây chủ yếu để làm sức kéo như trâu, bò, ngựa...bây giờ cũng trở thành nguồn thực phẩm thường xuyên. Các lọai như chó, mèo trước đây là những con vật thân thuộc, hầu hết các gia đình nuôi để giữ nhà, bắt chuột nay lại đang trở thành món khoái khẩu của rất nhiều người.
Có những loài động vật trước đây rất ít người sử dụng làm thức ăn hoặc không ai dám ăn như: dơi, rùa, rắn, bò cạp…thì bây giờ đang trở thành những món “độc” để cho nhiều người khẳng định đẳng cấp và sự sành điệu.
Chưa thỏa mãn trong việc thưởng thức các món ăn nhiều người còn sử dụng
các bộ phận của động vật như nhung hươu, nai, mật và tay gấu, bộ phận
sinh dục của dê…hay dùng nguyên con như rắn, tắc kè, bìm bịp hoặc nấu
thành cao như khỉ, trăn, hổ để ngâm rượu uống. Và còn vô vàn các món ăn
nhậu khác đến từ đủ loại động thực vật xuất hiện trong các bữa ăn nhậu
của người Việt.
Thực tế thói quen ăn uống một cách xô bồ như hiện nay đã để lại cho chúng ta những hệ quả khó lường.
Thứ nhất, tác hại về môi trường sinh thái. Để thỏa mãn cho nhu cầu ẩm thực của một bộ phận không nhỏ thực khách thích hàng “độc”, hàng lạ, người ta ra sức săn các loại thú rừng, chim muông và nhiều loài động vật hoang dã khác, bất kể đó là loài nằm trong sách đỏ hay các loài thiên địch có lợi. Hậu quả, động vật hoang dã ngày càng bị tiêu diệt gây mất cân bằng sinh thái, sâu bọ và các loài có hại thì sinh sôi, phát triển ngày càng nhiều. Để tiêu diệt chúng, con người phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Thứ hai, tác hại về sức khỏe. Do ăn uống vô độ và sử dụng nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, không ít người đã rước họa vào thân. Âm ỉ lâu dài thì có bệnh béo phì, gút…còn ngộ độc cấp tính phải đi cấp cứu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, như: ngộ độc cá nóc, ngộ độc côn trùng, ngộ độc thịt cóc…sự bổ béo đâu chưa thấy nhưng tác hại của sự thích ăn của lạ hay sự ăn uống khác người thì đã nhãn tiền.
Thứ ba, tác hại đối với xã hội. Có lẽ một vấn đề nhức nhối trong thời gian qua mà chắc hẳn ai cũng biết là nạn trộm cướp chó. Người dân thì mất đi con vật nuôi thân thương của mình. Một vài kẻ trộm chó thì phải đánh đổi mạng sống của mình bởi sự phẫn nộ của người dân. Đó là điều đáng tiếc mà nguyên nhân là từ việc đáp ứng nguồn cung cho vô số quán thịt cầy.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể kể ra đây hàng loạt câu chuyện khác như trộm mèo cung cấp cho các quán “tiểu hổ”, nạn buôn bán, săn bắt động vật hoang dã, nạn đánh bắt trái phép các loại thủy hải sản bằng các phương pháp hủy diệt như đánh mìn, chích điện…
Tóm lại, ăn uống là sở thích của mỗi người, nhưng ăn uống bất chấp những hệ lụy như trên, thì thật đáng phải suy nghĩ lại.
Lê Quảng Đại
Có thể nói hầu hết loài động vật (kể cả vật nuôi cho đến động vật hoang dã) đều đã được người Việt chúng ta sử dụng làm nguồn thực phẩm. Các vật nuôi để lấy thịt truyền thống như heo (lợn), gà, vịt thì đã đành, các loại trước đây chủ yếu để làm sức kéo như trâu, bò, ngựa...bây giờ cũng trở thành nguồn thực phẩm thường xuyên. Các lọai như chó, mèo trước đây là những con vật thân thuộc, hầu hết các gia đình nuôi để giữ nhà, bắt chuột nay lại đang trở thành món khoái khẩu của rất nhiều người.
Có những loài động vật trước đây rất ít người sử dụng làm thức ăn hoặc không ai dám ăn như: dơi, rùa, rắn, bò cạp…thì bây giờ đang trở thành những món “độc” để cho nhiều người khẳng định đẳng cấp và sự sành điệu.
Ảnh minh họa: Internet |
Thực tế thói quen ăn uống một cách xô bồ như hiện nay đã để lại cho chúng ta những hệ quả khó lường.
Thứ nhất, tác hại về môi trường sinh thái. Để thỏa mãn cho nhu cầu ẩm thực của một bộ phận không nhỏ thực khách thích hàng “độc”, hàng lạ, người ta ra sức săn các loại thú rừng, chim muông và nhiều loài động vật hoang dã khác, bất kể đó là loài nằm trong sách đỏ hay các loài thiên địch có lợi. Hậu quả, động vật hoang dã ngày càng bị tiêu diệt gây mất cân bằng sinh thái, sâu bọ và các loài có hại thì sinh sôi, phát triển ngày càng nhiều. Để tiêu diệt chúng, con người phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Thứ hai, tác hại về sức khỏe. Do ăn uống vô độ và sử dụng nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, không ít người đã rước họa vào thân. Âm ỉ lâu dài thì có bệnh béo phì, gút…còn ngộ độc cấp tính phải đi cấp cứu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, như: ngộ độc cá nóc, ngộ độc côn trùng, ngộ độc thịt cóc…sự bổ béo đâu chưa thấy nhưng tác hại của sự thích ăn của lạ hay sự ăn uống khác người thì đã nhãn tiền.
Thứ ba, tác hại đối với xã hội. Có lẽ một vấn đề nhức nhối trong thời gian qua mà chắc hẳn ai cũng biết là nạn trộm cướp chó. Người dân thì mất đi con vật nuôi thân thương của mình. Một vài kẻ trộm chó thì phải đánh đổi mạng sống của mình bởi sự phẫn nộ của người dân. Đó là điều đáng tiếc mà nguyên nhân là từ việc đáp ứng nguồn cung cho vô số quán thịt cầy.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể kể ra đây hàng loạt câu chuyện khác như trộm mèo cung cấp cho các quán “tiểu hổ”, nạn buôn bán, săn bắt động vật hoang dã, nạn đánh bắt trái phép các loại thủy hải sản bằng các phương pháp hủy diệt như đánh mìn, chích điện…
Tóm lại, ăn uống là sở thích của mỗi người, nhưng ăn uống bất chấp những hệ lụy như trên, thì thật đáng phải suy nghĩ lại.
Lê Quảng Đại
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét