Người lính Việt trong Thế Chiến thứ nhất (5)
Lính An Nam ở Hy Lạp
Theo tài liệu dịch trích đăng trên Diễn đàn Dựng Nước - Giữ nước
Có hai tiểu đoàn lính Việt đổ bộ xuống thành phố này. Tiểu đoàn 1 đến ngày 10/5//1916; tiểu đoàn 2 đến sau đó một tuần vào ngày 17/5/1916
Tiểu đoàn 2 thành lập ngày 1 tháng Giêng năm 1916 bằng lính tập của trung đoàn lính tập Bắc Kỳ số 3.
Salonika hay Thessalonica (tiếng Hy Lạp Thessaloniki), thủ phủ của vùng Macedonia, là thành phố lớn thứ hai ở Hy Lạp, sau Athens. Năm 1915, trong Thế chiến I, một lực lượng lớn quân đội Đồng minh đã thiết lập căn cứ tại Thessaloniki cho các chiến dịch chống Bulgaria thân Đức. Đỉnh điểm là việc thành lập Mặt trận Macedonia, còn được gọi là Mặt trận Salonika. Hai tiểu đoàn lính Việt Nam đã tham chiến tại chiến trường này.
Pháo hạng nặng. Không khí chiến tranh trên thành phố
Tuyến phòng thủ của quân Đồng minh
Binh sĩ Pháp chụp ảnh cùng các thân hào người Hy Lạp
Theo tài liệu dịch trích đăng trên Diễn đàn Dựng Nước - Giữ nước
Trong số 4 tiểu đoàn chiến đấu thì có 2 tiểu đoàn phục vụ ở mặt trận phía Đông của Thế chiến 1 ( Macedonia) : tiểu đoàn 1 và 2.
Ngày 10 tháng 5 năm 1916, tiểu đoàn 1 đến Salonika (tức Thessaloniki). Chỉ huy là tiểu đoàn trưởng FIERARD, tiểu đoàn có 4 trung úy (quan hai), hai thiếu úy (quan một), và 1.000 lính bản địa Đông Dương.
Tháng Giêng năm 1917, tiểu đoàn rời cứ điểm cố thủ Topsin (phía bắc Thessaloniki ) và đi qua lãnh thổ Veria, Kojani, Serevia , Larissa và Tymros trong tháng Sáu, chiếm lĩnh huyện Trikala tháng Bảy năm 1917.
Trong tháng Tám, tiểu đoàn tiến vào khu vực Monastir trước khi tiến về Droveno, tại đó nó thay chân cho một tiểu đoàn Hy Lạp trên tuyến 1. Các ngày 19 và 20 tháng 10 tiểu đoàn tấn công vào khu vực giữa các hồ Malik và Okrida cùng trung đoàn BB 175.
Ngày 31 Tháng Bảy năm 1918 , các đại đội 2 và 3 tăng cường 1 đại đội súng máy hành quân bộ đột nhập vào tiểu vùng Selce, tiến đến phía các tiền đồn, để đối phó với một cuộc tấn công của quân Áo và cuộc tấn công đó đã bị đẩy lui. Ngày 25 tháng 8, theo sau đường rút của một nhóm quân Ý, tiểu đoàn rút về phía Groupe de Griba và tại điểm dùng phía đông Mecan, tại đó nó đẩy lùi nhiều đợt tấn công của quân Bungari. Bắt đầu từ tháng 10 nó bảo vệ đoạn giữa 1 con sông đi qua Belica và đường Struga-Dobra.
Ngày 30 tháng 1 năm 1919, tiểu đoàn đi tàu tới Salonika và ngày 6 tháng 2 đổ bộ xuống Fiume.
Cảng Thessaloniki nơi những người lính Việt đặt chân lên đất nước Hy Lạp
Có hai tiểu đoàn lính Việt đổ bộ xuống thành phố này. Tiểu đoàn 1 đến ngày 10/5//1916; tiểu đoàn 2 đến sau đó một tuần vào ngày 17/5/1916
Hành quân về doanh trại
Lính An Nam gánh nước về doanh trại
Lính An Nam kết bạn với lính Pháp
Lính An Nam cắt tóc cho đồng đội;
Tiểu đoàn 2 thành lập ngày 1 tháng Giêng năm 1916 bằng lính tập của trung đoàn lính tập Bắc Kỳ số 3.
Tiểu đoàn đến Thessaloniki ngày 17 tháng 5 năm 1916 và thay chân cho trung đoàn bộ binh thuộc địa Algeria số 21 trên các vị trí tại cứ điểm phòng ngự Salonika.
Tháng 8 năm 1916, tiểu đoàn tham gia biệt phái tại Struma cùng với các trung đoàn lính kỵ binh Phi châu số 4 và số 8 và một đại đội pháo ngựa kéo. Nhân một chuyến trinh sát bờ trái Struma, tiểu đoàn chiếm được một chiến hào của quân Bulgaria và bắt được một số tù binh. Cuối tháng 11 năm 1916 tiểu đoàn được phái đến Albania, tại đó nó đánh chiếm 1 ngôi làng ở Visavic, phía bắc hồ Malic vào tháng 12.
Vào ngày 01 tháng 1 năm 1917, đại đội 1 chiếm làng Veliterna. Vào tháng Tư một phân đội của tiểu đoàn chiếm lĩnh các điểm cao Polena, phản công và đánh lui các đội tiên phong quân Albania. Ngày 23 tháng 9, một phân đội của tiểu đoàn phá hủy một cây cầu của Áo trong khi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cho sư đoàn của mình chuyển quân.
Trong năm 1918, nhiều cuộc tấn công chủ yếu đã thành công, và vào tháng Bảy, tiểu đoàn yểm hộ cuộc tấn công của các nhóm quân sư đoàn BB 57. Cuối cùng, trong quá trình cuộc tấn công thắng lợi, sẽ quyết định số phận của quân đội Bulgaria, tiểu đoàn 2 tiến vào khu vực Okrida nơi tiểu đoàn sẽ tham gia vào các hoạt động chung.
Tại mặt trận phía Đông Thế chiến 1, các đơn vị Đông Dương thuộc tập đoàn quân Phương Đông Pháp (L’Armée française d’Orient (AFO). Đơn vị này có 8 sư đoàn bộ binh (trong đó có 2 sư đoàn BB thuộc địa), một lữ đoàn kỵ binh và nhiều đơn vị binh chủng kể cả không quân. Tập đoàn quân này nằm trong thành phần Đạo quân Đồng Minh trên mặt trận phía Đông, gồm quân Anh, Pháp, Nga, Ý, Serbie, Hy Lạp. Năm 1918 đạo quân này nằm dưới quyền chỉ huy chung của đại tướng lục quân Pháp Louis Franchet d'Esperey.
Loạt ảnh dưới đây đăng trên trang web của Bộ Văn hoá và Thông tin Pháp Phần lớn chúng được chụp vào ngày 14 tháng 5 năm 1916, bốn ngày sau khi tiểu đoàn lính Việt Nam đầu tiên đến đóng quân tại trại Zeitenlik (tên cũ); Stavroupoli (tên hiện hành), thành phố Thessaloniki, miền trung Macédoine, Hy Lạp.
Một cảnh chụp ngày 12 tháng 5 năm 1916 trong trại Zeitenlik nơi tị nạn của những người Serbie. Phụ nữ Serbie đứng trước hiệu thuốc chờ tiêm chủng
Lính An Nam mới đến hôm 10 tháng 5
Lều dã chiến của lính An Nam
Lính An Nam thay đồ
Lính An Nam ngồi nghỉ
Một người lính An Nam đang hí hoáy làm việc vặt
Một người lính An Nam đang viết
Một người lính An Nam đang viết thư (?) bằng chữ Nôm
Một người lính An Nam đang khâu vá
Lính An Nam đang xếp các bao đồ của mình
Bốn người lính An Nam khênh một phần thịt bò về trại
Lính An Nam nấu bếp
Vệ binh An Nam đi tuần
Vệ binh An Nam về trại
Chốt gác của lính An Nam
Đội lính gác An Nam
Chân dung những người lính
Một người lính Việt với khẩu súng trường Lebel tạo dáng chụp ảnh tại Salonika. Đội quân thuộc địa đóng vai trò quyết định trong chiến thắng trên các mặt trận phía Đông và trên đất Pháp. Trong chiến tranh, hơn 50.000 quân từ vùng lãnh thổ Đông Dương phục vụ trong quân đội, gồm 4 tiểu đoàn thực chiến, 15 tiểu đoàn dự bị.
Lính An Nam còn có mặt tại các đơn vị không quân. Trong ảnh là trại tàu bay ngoại ô Salonika (tháng 7 năm 1916). Cảnh làm lễ rửa tội (cho chuyến bay đầu tiên) của tướng Sarrail.
Chuyến bay thành công trở về. Trong số người đứng dưới có một người lính An Nam
Trong số họ nhiều người đã hy sinh vì nước Pháp. Bức ảnh Danh sách những người lính Đông Dương được an táng tại nghĩa trang do Pháp xây dựng năm 1921 (ảnh đăng trên trang web của chương trình Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét