31/10/13

Thơ gà đạp mái


                                                       

               GÀ

Có con gà trống hoa mơ
Nó đi đạp mái bạc phơ cả đầu
Bạc thì bạc có sao đâu
Nếu không đạp mái sống lâu làm gì ?

Cũng con gà trống hoa mơ
Nó đi đạp mái hói trơ cả đầu
Hói thì hói có sao đâu
Nếu không đạp mái tóc, râu làm gì
Cho dù râu tóc rụng đi
Ngày ngày đạp mái còn gì vui hơn ?

 

Còn con gà mái hoa mơ
Nó đi tìm trống đỏ phơ cái mào
Đỏ thì đỏ kệ bố tao 
Nếu không tìm trống thì tao ế à ? 

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm con gà trống cho đời tự do
Thả sức mà gáy o..o !
Quanh năm đạp mái không lo trả tiền.

Ước gì anh hóa thành gà
Ngày ngày đạp mái các nhà xung quanh.

 

Cúm gà chỉ chết mình gà
Cúm chim thì chết cả bà...lẫn ông.

Ra đường sợ nhất cúm gà
Về nhà sợ nhất vợ già...khỏa thân.

Mai sau về với ông bà
Nấp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân.

Nửa đêm gà gáy o...o!
Ông bà không ngủ lại lo đá gà
Gà ông tấn công gà bà
Gà bà há họng táp gà của ông
Đá cho trụi cánh, trụi lông
Đá cho đến sáng gà ông...nghẻo đầu.

 

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm con gà trống cho đời tự do
Thả sức mà gáy o...o!
Quanh năm đạp mái không lo trả tiền
Xong rồi về với tổ tiên
Tắm qua một cái rồi lên bàn thờ
Lạc vào tiên cảnh nên thơ
Khỏa thân tạo dáng dư thừa sức trai
Cuộc đời ngẫm cũng chông gai
Thôi thì ta cứ đầu thai kiếp gà
Tha hồ ghẹo nguyệt trêu hoa
Ăn no, dửng mỡ lê la xóm làng
Kiếp gà trống thật vẻ vang
"Đạp" xong vỗ đít gáy vang đất trời
Sướng hơn cái kiếp làm người
Sống vô tư suốt một đời ....làm trai.     
   
            

28/10/13

Ăn của dân không từ một cái gì

11/09/2013 12:15 (GMT + 7)

TTO - Tiền của các cháu dân tộc thiểu số còn bị biển thủ đến gần 3 tỷ đồng, liều vacxin tiêm cho một cháu, lại san ra tiêm cho hai cháu… "Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.
Phiếu xét nghiệm huyết học tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) của hai người khác nhau nhưng các kết quả xét nghiệm lại hoàn toàn giống nhau  - Ảnh tư liệu

Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã lên tiếng tại phiên họp cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng 11-9.
Tại phiên họp, những vấn đề bất cập nhất được đề cập là chất lượng khám chữa bệnh với người có thẻ bảo hiểm y tế, việc cấp trùng hàng trăm ngàn thẻ bảo hiểm y tế…
Người có thẻ bị chích đau hơn người có tiền
Ông Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị báo cáo trình Quốc hội phải nêu rõ việc thực hiện khám chữa bệnh thế nào, y đức trong việc khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế ra sao? “Tôi đi tiếp xúc cử tri, các bác về hưu nói đi khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế mà không có tiền là mệt, cô y tá chích vào người cũng đau hơn…” - ông Sơn nói.
“Hiện nay số kết dư quỹ bảo hiểm y tế 13.000 tỷ. Số này chưa chắc đã tốt, bởi nó liên quan đến việc chi trả cho người bệnh. Người có thẻ bảo hiểm kêu là được cấp toàn thuốc vớ vẩn, đi bệnh viện rất cực. Đa phần người có bảo hiểm y tế đến bệnh viện là than vãn” - phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan lên tiếng.
Tuy nhiên, bà Doan cũng chia sẻ rằng “bức xúc ngành y tích tụ từ trước đến nay, chứ không phải chỉ ở nhiệm kỳ này, cho nên nhiều lúc bộ trưởng cũng bị oan”.
Nhân phát biểu về bảo hiểm y tế, phó chủ tịch nước nói về hàng loạt tiêu cực xảy ra trong xã hội khiến bà rất đau lòng: “Sáng nay tôi xem truyền hình biết tin một số cán bộ Mặt trận tổ quốc Việt Nam tại một số xã ở Hà Tĩnh biển thủ tiền của người nghèo, đau lòng quá. Tôi nghĩ bảo hiểm y tế có những mảng tối cần phải chỉ ra. Ví như chuyện những người có thẻ bảo hiểm y tế không được đối xử công bằng như những người có tiền. Địa phương muốn giữ người có bảo hiểm không muốn chuyển lên tuyến trên dẫn đến bệnh thêm trầm trọng. Rồi chuyện chi trả chậm, bớt xén. Vậy khắc phục tình trạng này thế nào?”.
Bà Doan tiếp lời: “Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu, nhưng lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội… Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.
Một người có nhiều thẻ bảo hiểm y tế
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho biết: “Có tỉnh nghèo như Gia Lai mà chi không hết tiền bảo hiểm y tế nên phải trả lại trung ương. Hỏi ra thì mới biết khi khám chữa bệnh bà con phải cùng chi trả một phần, tỷ lệ ít thôi nhưng đồng bào không có tiền để nộp, nên không thanh toán được bảo hiểm.Tôi hỏi chẳng lẽ không có thuốc thì cho bà con về à? Lãnh đạo tỉnh bảo cuối cùng phải chi tiền ngân sách tỉnh ra để bù vào”.
“Trong khi đó, có anh cán bộ người dân tộc khoe với tôi là bản thân em có ba cái thẻ bảo hiểm. Quản lý như thế nào mà để xảy ra tình trạng như vậy?” - ông Ksor Phước hỏi.
Ông Phước cũng đặt vấn đề về tình trạng bệnh viện quá tải, tình trạng khám chữa bệnh vượt tuyến. “Hiện nay quá tải là quá tải ở những bệnh viện chuyên khoa, phải xử lý kỹ thuật cao. Điều này liên quan đến quy hoạch bệnh viện các tuyến rất hạn chế. Cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên bây giờ mới làm cái bệnh viện ung bướu ở Đà Nẵng” - ông nói.
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cảm ơn các ý kiến góp ý và cho rằng đó là những ý kiến thẳng thắn về những bất cập đang tồn tại trong lĩnh vực này. “Hạn chế thì chắc chắn hạn chế rất nhiều. Và vài thập kỷ nữa vẫn còn hạn chế. Bởi vấn đề an sinh xã hội thì phải luôn cần được cải thiện” - bà nói.
Theo bà Tiến, ở các nước, người ta có bộ y tế và an sinh xã hội, tức là phải hai bộ của mình ghép vào nhau. Bảo hiểm y tế nó đặc thù, cần quản lý đặc thù, nhưng ở ta thì quản lý rất chồng chéo, phức tạp.
“Bộ Y tế quản lý nhà nước nhưng không được quản lý tiền. Chủ tịch quỹ là ở Bộ Tài chính, còn quỹ bảo hiểm y tế thuộc bảo hiểm xã hội quản. Như vậy là chúng tôi quản lý nhà nước về ngành, nhưng tiền cũng không có, quân cũng không có, quyền thì không đủ” - bà Tiến trình bày.
Bà Tiến nói: “An sinh xã hội của ta cũng tốt hơn nhiều nước. Vì vậy cũng không nên kết luận bức tranh xám quá”.
LÊ KIÊN

Người Hà Nội chưa bao giờ… thanh lịch

Người Hà Nội chưa bao giờ… thanh lịch?

Chả hiểu sao tôi rất nhạy cảm với những vụ đánh, chửi nhau. Sống ở Hà Nội, và đi trên phố Hà Nội, thấy bất luận những dấu hiệu nào (dù là nhỏ nhất) của một vụ đánh, chửi thì tôi cũng phải ngoái đầu lại, hoặc ít nhất cũng phải thực hiện một cái liếc mắt. Anh bạn người Nam ra Bắc mỗi lần đi chơi với tôi và nhìn thấy cái liếc mắt tò mò của tôi lại nói nửa đùa nửa thật: “Mày chẳng Hà Nội tí nào”. Xin lỗi nhé, cho tôi hỏi ngược lại, vậy thế nào mới là người Hà Nội?
>> Hồn Việt trên đất khách
>> Xe bột chiên lâu năm ở Sài Gòn

1/ Dễ ợt. Dễ như chưa từng dễ. Dễ tới mức một đứa trẻ cũng trả lời được, bởi ở đây, trên mảnh đất này, từ già, trẻ, lớn, bé, trai, gái, Gay, Les…., tất tần tật đều thuộc câu: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Và như thế, suốt bao năm nay, trải qua mọi bể dâu cuộc đời người ta cứ mặc định mà thực chất là tự lừa dối mình rằng: Tính cách của người Hà Nội là sự thanh lịch.
Đọc tới chỗ này, những người yêu Hà Nội một cách bảo thủ, cực đoan có lẽ sẽ bực tôi lắm. Và nếu có một điều ước, chắc mấy vị sẽ ước được đứng trước mặt tôi để tát cho cái thằng tôi hỗn láo này một cái nảy đom đóm mắt. Nếu các vị tát, tôi xin chân thành…ăn tát, vì điều tôi nói ra có thể đụng chạm tới lòng tự hào tự tôn bấy lâu của các vị. Mà ở đời, bất kể kẻ ngu dốt nào dám đụng chạm tới những giá trị thuộc về sự tự hào, tự tôn của người khác đều xứng đáng…ăn tát cả.
Nhưng trước hoặc sau khi tát xin các vị hãy bình tĩnh nghe tôi giải thích. (Nói thế chứ tôi tin, với “tính cách Hà Nội” bây giờ, nhiều người chẳng thèm nghe đâu. Cứ hễ thấy ai trái ý mình một tí là những người ta lại mặt đỏ tía tai, chửi được thì chửi, tát được thì tát, và chửi rồi, tát rồi thì sẽ tuyệt giao cho tới lúc về bên kia thế giới).
2/Rất nhiều lần tôi tự hỏi mình: Nếu bảo tính cách người Hà Nội là sự thanh lịch thì cái sự thanh lịch ấy bắt nguồn từ khi nào thế? Khi Hà Nội còn là kinh đô của những triều đình phong kiến chăng? Chắc chắn là không, vì xã hội phong kiến Việt Nam là một xã hội thuần nông, một xã hội có tới 80 cho đến 90% dân số là nông dân, mà sự thanh lịch dĩ nhiên không thể là tính cách điển hình của người nông dân.
Nhiều nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu đều cho rằng nét thanh lịch của một bộ phận người Hà Nội (phải gọi thế mới chính xác) được xác lập từ khoảng đầu thế kỷ 20 - khi thực dân Pháp định hình xong chính quyền cai trị cho đến những năm 50, 60 của thế kỷ ấy – khi giai cấp tư sản, tiểu tư sản chính thức bị xóa sổ. Ai cũng biết, từ đầu thế kỷ 20 cho tới trước CMT8 (1945), xã hội Việt Nam là một xã hội thực dân, nửa phong kiến đúng nghĩa, một xã hội mà nói như ông Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” thì “sự đụng chạm với phương Tây làm tan rã không biết bao nhiêu bức tường thành kiên cố”. Chính sự đụng chạm ấy đã khiến một xã hội mà suốt bao năm luôn chứa đựng cái mâu thuẫn đối kháng giữa nông dân và địa chủ giờ xuất hiện thêm những giai tầng mới như tư sản, tiểu tư sản. Và sự thanh lịch, nho nhã chính là nét tính cách điển hình của những giai tầng mới mẻ, đặc biệt này.
Nhưng nên nhớ rằng tư sản, tiểu tư sản chỉ chiếm một số lượng nhỏ bé nhất định trong xã hội Thủ đô thời đó. Còn có những số lượng người to lớn khác không sống trong khu 36 phố phường, mà sống rải rác trong các làng nội đô, trong đó có những cái tên nổi tiếng như làng Ngọc Hà, Chân Cầm, Tương Mai, Quỳnh Mai, Bạch Mai, Báo Thiên, Khánh Thụy…
Những người sống trong làng nội đô mang tính cách nửa nông dân, nửa thành thị, và điểm trội của phức hợp tính cách này không phải là sự thanh lịch, mà lại là sự điềm nhiên, vui thú.
Tới đây, một kết luận có thể được rút ra: Trong giai đoạn từ đầu thể ký 20 cho tới những năm 50, 60 của thế kỷ 20 – cái giai đoạn được cho là đã xác lập phẩm chất thanh lịch giữa lòng Hà Nội thì nó – cái phẩm chất trân quý ấy cũng chỉ là phẩm chất riêng của những người tư sản, tiểu tư sản, chứ không phải là phẩm chất của người Hà Nội nói chung.
3/Song có lẽ ấn tượng về sự thanh lịch, nho nhã là những ấn tượng đầy sức quyến rũ. Và chính vì sự quyến rũ ấy mà người Hà Nội ngày từng ngày, tháng từng tháng, năm từng năm, cứ dần dần thổi phồng nó lên giống hệt như việc người ta thổi phồng những quả bóng bay.
Bản thân việc thổi phồng ấy là rất tốt, bởi một nét tính cách đẹp có thể chỉ khởi phát ở một bộ phận giai cấp nhỏ bé, nhưng nó nên và rất nên được nhân rộng. Vấn đề quan trọng nằm ở chỗ, đấy là sự thổi phồng bản chất hay sự thổi phồng hình thức?
Nếu là sự thổi phồng bản chất thì người ta chắc chắc sẽ thay đổi từ ý thức cho tới hành động của mình để trở thành những con người thanh lịch đúng nghĩa. Còn nếu đấy là sự thay đổi hình thức thì người ta sẽ chỉ thay đổi ở góc độ cái mồm, nghĩa là sẽ luôn miệng nói và dạy cho những người quanh mình một câu nói máy móc rằng “chúng ta là những người thanh lịch”, và nói xong câu này, tự hào xong cái niềm tự hào giả tạo này thì mọi thứ chấm dứt ở đây.
Nhìn lại những gì phần đông người Hà Nội đã và đang thực hiện, không khó thấy rằng dạng thổi phồng thứ 2 có tính thực tiễn lớn hơn và xác suất chính xác cao hơn so với dạng thứ nhất rất nhiều.
Và như thế, đã đến lúc phải thôi ngay cái việc tự lừa dối mình rằng tính cách của người Hà Nội nói chung là sự thanh lịch. Đã đến lúc phải tỉnh táo, dũng cảm thừa nhận rằng sự thanh lịch ấy chỉ tồn tại ở một bộ phận nhỏ người Hà Nội, trong một giai đoạn lịch sử đã đi qua, chứ không phải là tính cách điển hình chung của phần đông người Hà Nội, nhất lại là một Hà Nội đã mang vào lòng nó cả một “Hà Tây vĩ đại” như bây giờ.
4/Như đã nói ở phía trên, một sự thừa nhận “trần trụi” như thế có thể sẽ khiến cho những người yêu Hà Nội một cách hình thức, một cách cực đoan, bảo thủ phải tức điên lên. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng chỉ khi nào chúng ta dám thừa nhận rằng “sự thanh lịch chưa bao giờ là phẩm chất điển hình của người Hà Nội nói chung”, và rằng “người Hà Nội chưa bao giờ định vị cho mình một tính cách điển hình nào” thì khi ấy chúng ta mới có thể bắt tay xây dựng một tính cách điển hình tốt đẹp và thực chất cho tương lai của mình.
Bằng không hãy cữ mãi mãi “tự sướng” đi, cứ mãi mãi vuốt ve nhau về “những người Hà Nội thanh lịch” đi, để rồi rất nhiều khách nước ngoài khi đặt chân đến Hà Nội sẽ tiếp tục phải rỉ tai bạn bè: “Đến đây cẩn thận nhé, vì ở đây người ta “chém” khách du lịch dã man”!/


Phan Đăng

Những loài chim hiếm quý hiếm

Những loài chim hiếm quý hiếm
trên thế giới

Cò mỏ quằm
Một hình ảnh của loài cò mỏ quằm châu Á
Loài cò mỏ quằm châu Á đã từng phát triển mạnh ở Nga, Nhật Bản và Tầu nhưng số lượng đã giảm xuống còn khoảng 250 con ở bên Tầu. Nguyên nhân là do nạn săn bắn trái phép và môi trường sống của chúng bị tàn phá nặng nề. 

Chim vảy cá
Loài chim này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng bởi hai nguyên nhân chính, đó là mất môi trường sống và bị săn bắt trái phép. Hiện nay, loài chim này chỉ còn lại 2.500 con ở Nga và Tầu.Cú rừng
Bức ảnh này được chụp ở trung tâm rừng Ấn Độ. Loài cú rừng có dấu hiệu bị tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao.Sếu đầu đỏ
Trong các loài chim biết bay thì sếu đầu đỏ là loài chim bay cao nhất thế giới. Chúng sống trong các vùng rừng ngập nước. Tình trạng sinh tồn của sếu đầu đỏ đang ở mức bị đe dọa và có thể sẽ bị tuyệt chủng, với sự săn bắt trái phép ngày càng gia tăng.
Vẹt bụng cam
Bức ảnh hai con vẹt bụng màu cam đã được lấy làm biểu tượng cho danh sách các loài chim di cư đang ở trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Những con vẹt nhỏ này chỉ sống ở tây nam Tasmania và di chuyển đến phía đông nam Australia trong mùa đông.Vẹt đêm New Zealand (Kakapo)

Một trong những loài chim qu‎ý hiếm nhất của New Zealand chính là loài vẹt đêm này. Đáng tiếc, loài vẹt Kakapo lại rất ít được biết đến. Trước hết, do chúng chỉ sống trong rừng già New Zealand, thứ hai, do chúng chẳng còn được bao nhiêu (có thể nói, số lượng của loài kakapo hiện đếm được trên đầu ngón tay). 

Chim ruồi Honduran Emerald

Một bức ảnh của loài chim ruồi được chụp ở Honduras. Số lượng của loài này cũng đang giảm mạnh do môi trường sống bị mất.

Chim Palila


Loài palila ở Hawaii được dự đoán số lượng của chúng giảm mạnh 97% trong 14 năm tới. Môi trường sống bị mất, mèo ăn thịt và hạn hán đã góp phần vào sự suy giảm liên tục của loài chim Hawaii này.

Chim chiến đảo Giáng sinh
Bức ảnh này ghi lại hình ảnh chú chim chiến đảo Giáng sinh bay trên Ấn Độ Dương. Các loài chim được tìm thấy trên lãnh thổ của đảo Giáng sinh đang dần biến mất do mất môi trường sống, việc khai thác mỏ phốt phát, ô nhiễm biển và đánh bắt quá mức.

Vịt hoang Brazil
Theo báo cáo mới nhất, tuy số lượng loài vịt này đã giảm nhưng tình trạng này đang dần được khắc phục và số lượng loài này đang dần được phục hồi.

Chim ô-tit Ấn Độ
Loài chim tuyệt đẹp và dũng mãnh này cũng đang nằm trong danh sách cần bảo vệ. Môn thể thao săn bắn đã đưa nó vào danh sách sách đỏ. 

Chim ruồi Spatuletail
Dân số của loài chim này ước tính ít hơn một nghìn con và nó giảm dần do nạn phá rừng để trồng cây công nghiệp như chè và cà phê.
Những loài chim không bao giờ bay

Những loài chim hiếm hoi trong thiên nhiên bị tước đi cái đặc quyền của giống loài là sải cánh tung bay trên bầu trời rộng lớn.

1. Chim Takahe

Loài chim này chỉ được tìm thấy tại New Zealand và được cho là tuyệt chủng, cho đến khi người ta tìm thấy một vài con ít ỏi còn sót ở gần hồ Te Anau tại núi Murchison. Với chiều dài khoảng 63 cm, đây là một loài chim bé nhỏ, đôi cánh yếu ớt, nhưng bù lại cặp chân chắc khỏe và chiếc mỏ to “khác thường”. Hiện nay, chỉ còn có khoảng 225 con còn sinh sống trong khu vực bảo tồn, và các biện pháp bảo vệ được tăng cường để tránh nguy cơ tuyệt chủng của loài này. Tuy vậy, quá trình phát triển chậm và khả năng sinh sản thấp là một vấn đề rất lớn đe dọa đến loài chim quý hiếm này. 
2. Chim cánh cụt
Chim cánh cụt thì chẳng còn xa lạ gì với chúng ta và mặc dù không bay được, nhưng chúng lại là một tay bơi cừ khôi với bước sải tay rất nhanh. Loài cánh cụt sống ở vùng khí hậu lạnh giá ở bán cầu Nam. Hiện nay, người ta ước tính có khoảng 20 loài chim cánh cụt. Loài lớn nhất là cánh cụt Hoàng đế còn loài nhỏ bé nhất là cánh cụt Xanh. Thức ăn ưa thích của chim cánh cụt là cá, mực và các loài sinh vật biển khác mà chúng tìm thấy được khi bơi dưới nước. 
3. Chim Kiwi
Đây là loài chim của đất nước New Zealand và được xem như là biểu tượng quốc gia. Chỉ có khoảng 5 loài thuộc giống chim này. Chim Kiwi rất bé nhỏ, nên chúng khá nhút nhát và chuyên sống về đêm. Bạn chỉ có nhìn thấy chúng vào ban ngày tại các khu vực bảo tồn dành riêng cho loài chim quý hiếm này. Chúng có khứu giác rất tốt và là một loài đặc biệt với lỗ mũi ở phần cuối của chiếc mỏ. 
4. Đà điểu
Đây là loài lớn nhất trong danh sách và cũng là loài duy nhất sống theo bầy đàn. Đà điểu có thể nói là một “tay đua” siêu tốc với tốc độ lên đến 46km/h. Não của loài chim này rất bé nên chúng cũng thường hay làm những chuyện khá điên rồ. Bạn chớ dại mà đến gần loài chim này, vì chúng to xác và khá là hung dữ với cú đá “nguy hiểm khôn lường”. 
5. Đà điểu đầu mào Cassowary
Dù bé hơn loài đà điểu nhưng giống đà điểu đầu mào Cassowary ở Úc cũng là một loài chim “to lớn” khác thường. Thức ăn chính của chúng là trái cây và các loại cây trồng khác. Đây cũng là một giống chim hung dữ và rất nguy hiểm; tuy nhiên, chúng mới bị coi như tuyệt chủng cách đây không lâu. 

6. Chim Rhea
Là loài chim có nguồn gốc ở Nam Mỹ, chim Rhea có cánh rất lớn và thường sải rộng cánh khi chạy. Chỉ có 2 loài thuộc giống này là chim Rhea Mỹ và Rhea Darwin. Chúng mất 6 tháng để trưởng thành, nhưng chỉ đến khi được 2 tuổi mới bắt đầu sinh sản, phối giống. 

7. Chim Kakapo
Đây là giống chim rất phổ biến ở New Zealand trước đây, với rất nhiều hóa thạch cổ đại được tìm thấy ở khắp nơi. Tuy nhiên, loài chim Kakapo đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao, nên nhiều kế hoạch bảo tồn đang được gấp rút thực hiện hầu ngăn chặn mối nguy tiềm tàng này. Dấu hiệu đáng mừng là thời gian gần đây, số lượng của loài đã tăng lên đáng kể. Đây là loài chim chuyên sống về đêm nên không có gì ngạc nhiên khi ý nghĩa cái tên Kakapo có nghĩa là “ Cú đêm”. Ngoài ra, với rất nhiều đặc điểm giống như loài vẹt nên chúng còn có tên gọi khác là “Cú vẹt”. 
8. Chim Emu
Đây là giống chim lớn nhất ở nước Úc với chiều cao đến 2m, chúng cũng là một tay đua cự phách, với tốc độ tối đa là 30m/h dẫu vẫn kém cạnh so với giống đà điểu. Chúng sống trong một điều kiện môi trường rất tốt và hầu như không có bất kỳ mối đe dọa nào cả. Có khoảng 3 loài chim khác nhau thuộc giống này tại Úc. 
9. Chim cốc Galapagos
Có tên như vậy vì chúng là loài chim trên đảo Galapagos gần Ecuador. Đây là loài chim duy nhất trong giống chim cốc mất khả năng bay lượn và sống dưới nước và trên cạn. Thức ăn ưa thích của chúng là cá, cá chình, bạch tuộc bé và các sinh vật biển nhỏ khác. Mùa sinh sản của chim cốc Galapagos thường bắt đầu vào các tháng lạnh giá từ tháng 7-10 vì khi đó chúng được đảm bảo một nguồn lương thực dồi dào. Chỉ còn khoảng 1500 con còn lại trong thiên nhiên nên nguy cơ tuyệt chủng của loài này cũng rất cao.

Những loài chim hiếm hoi trong tự nhiên bị tước đi cái đặc quyền của giống loài là sải cánh tung bay trên bầu trời rộng lớn. 


Khi loài chim “gây gổ” với nhau

Hóa ra cũng có loài chim “bạo lực” ghê lắm!
Từ xưa đến nay, chim vốn được coi là một loài vật hiền lành và yếu đuối bởi đa số chúng đều trông khá bé nhỏ, mỏng manh. Nhưng nếu xem những bức ảnh dưới đây chắc chắn bạn sẽ phải suy nghĩ lại về nhận định này đấy. 

Trong một chuyến dã ngoại ở vùng Wakodahatchee tại bang Florida (Mỹ) nhiếp ảnh gia Fabiola Forns cùng chồng mình đã tình cờ chụp được những bức ảnh vô cùng sống động về vụ “tranh chấp” nơi làm tổ giữa một cặp chim gõ kiến Bắc Mỹ và “kẻ phá rối” là một chú sáo đá Âu châu. 

Trong lúc cặp chim gõ kiến này đang làm tổ thì bị phá rối bởi một con sáo đá ngang ngược muốn chiếm chỗ tổ này của chúng. Cuộc tranh chấp “ẩu đả” diễn ra quyết liệt giữa con gõ kiến trống và sáo đá. Nhưng cuối cùng, chú gõ kiến bị yếu thế đã phải rút lui, ngậm ngùi chứng kiến cảnh thành quả của mình bị cướp không một cách trắng trợn. 

Bà Forns không biết chắc được rằng có con nào bị thương nặng hay không chỉ biết là bà đã thấy cảnh chúng mổ vào đầu nhau túi bụi rất mạnh và lông rụng thì bay tứ tung khắp nơi. 
Màn dạo đầu của cuộc chiến, hai kẻ tức giận lao vào nhau
Càng ngày càng quyết liệt
Cuộc chiến đã đến hồi ngả ngũ, khi con sáo đá dần chiếm thế thượng phong bằng đòn độc của mình: khóa mỏ
Chú chim gõ kiến bị khóa chặt mỏ đang vẫy vùng tìm cách thoát thân


Giống sáo đá châu Âu này được đem vào các tiểu bang của Mỹ từ cuối những năm 1800. Hiện nay, có đến hàng triệu con sinh sống trong vùng và loài chim “hung dữ” này đang gây nên rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường.

Nguyên do là chúng không có tập tính di trú như các loài chim thông thường và thường xuyên gây rối những con chim bản địa làm tổ trong vùng để giành tổ như cách mà chúng ta đã thấy trong ảnh

10 hàng không mẫu hạm của Mỹ


Trong thế giới này, những gì lớn nhất bao giờ cũng có được sự ngưỡng mộ và được coi là đầy quyền lực. Dưới đây là những hàng không mẫu hạm lớn nhất và mạnh nhất trên hành tinh với khả năng nâng hơn 110.000 tấn. Diện tích của các tàu sân bay này gấp vài lần so với sân bóng đá và có chiều cao tương đương với tòa nhà 80 tầng.
 
Số 10. Tàu USS Nimitz
Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử loại Nimitz, với chiều dài 332,85m và được xếp vào một trong những tàu lớn nhất thế giới. Trên tàu thực phẩm được dự trữ cho 90 ngày và thậm chí có cả trung tâm y tế, phòng nha khoa.
 
Số 9. USS Abraham Lincoln
Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử USS Abraham Lincoln trang bị 90 máy bay chiến đấu. USS Abraham Lincoln được đưa vào hoạt động năm 1989.
 
Số 8. USS Carl Vinson
Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử USS Carl Vinson (CVN-70) là loại siêu hàng không mẫu hạm loại Nimitz của Hải quân Mỹ.
 
Số 7. USS Ronald Reagan
Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử USS Ronald Reagan là hàng không mẫu hạm loại Nimitz và là tàu đầu tiên của Hải quân Mỹ chấp nhận tên gọi.
 
Số 6. USS Dwight D. Eisenhower
Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử USS Dwight D. Eisenhower (CVN-69) được đưa vào hoạt động năm 1977. Đây là tàu đầu tiên mang tên của vị Tổng thống thứ 34 của nước Mỹ là Dwight D. Eisenhower.
 
Số 5. USS George H.W. Bush
Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử USS George H.W. Bush (CVN-77) là tàu thứ 10 và cũng là tàu cuối cùng thuộc loại Nimitz của Hải quân Mỹ. Con tàu mang tên vị Tổng thống thứ 41 của nước Mỹ. Tàu bắt đầu được đóng năm 2001 và hoàn tất vào năm 2009 với tổng chi phí là 6,2 tỉ USD.
 
Số 4. USS John C. Stennis
Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử USS John C. Stennis (CVN 74) được đặt tên vào ngày 11/11/1993 để vinh danh Thượng Nghị sĩ John Cornelius Stennis.
 
Số 3. USS Harry S. Truman
Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử USS Harry S. Truman được đưa vào sử dụng ngày 25/7/1998. Tàu có hai lò phản ứng nguyên tử với bốn động cơ. Tàu có bốn máy nâng máy bay. Tàu dài khoảng 332,85m, rộng 78,37m.
 
Số 2. USS George Washington
Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử USS George Washington đi vào hoạt động năm 1986. Tàu dài khoảng 332,85m, rộng 78,34m và có sức chứa 85 máy bay.
 
Số 1. USS Theodore Roosevelt

Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử USS Theodore Roosevelt (CVN 71) là Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử loại Nimitz thứ tư. Tàu khởi công đóng vào ngày 31/1/1981.