Ở Sài Gòn trong một hai năm nay nở rộ lên những tiệm hớt tóc và gội đầu mà nhìn từ ngoài không giống các tiệm hớt tóc thường chút nào. Dọc theo đường Bùi Thị Xuân, đường Sương Nguyệt Ánh và các quận ngoại thành như Bình Tân (tách ra từ huyện Bình Chánh cũ) mọc lên nhan nhãn những dịch vụ với cái tên khá nhạy cảm như “Hớt tóc gội đầu nam”. Thoạt đầu mới nhìn thấy tôi thắc mắc chẳng hiểu tại sao chỉ hớt tóc mà còn gội đầu, mà lại chỉ dành cho nam giới! Hỏi mấy thằng bạn thì thằng nào cũng nói để đó từ từ tụi tao dẫn mày đi thực tế cho biết, giải thích mệt lắm.
Và cái ngày đi thực tế đã đến. Hôm đó là một ngày làm việc trong tuần. Mới đi họp xong, về khách sạn vào buổi trưa, đang đọc một cuốn sách hấp dẫn, thì có điện thoại từ một tay bạn học cũ nay là một “đại gia” trong ngành kinh doanh đồ điện tử ở Việt Nam. Nó hỏi: Đang làm gì đó, rảnh hông, tao và thằng B định dẫn mầy đi gội đầu đây, đây là cách cho mầy đi lấy thông tin rồi tha hồ viết phóng sự, chịu hông? Đi thì đi, xa hông? Không, cách chỗ mầy ở chỉ một con đường thôi, chờ 5 phút nghen. Cúp máy.
Đúng năm phút sau hai thằng bạn tôi trong bộ cánh business có mặt tại khách sạn, chúng nó bỏ xe tại đó, và đi bộ cùng tôi qua đường Bùi Thị Xuân và Sương Nguyệt Ánh rất đẹp, với hai hàng cây sao cao vút. Hai bên đường khá yên tĩnh là khách sạn, nhà hàng, tiệm bán đồ điện tử và máy tính (hình như khu này là thủ đô của máy vi tính), và khá nhiều tiệm gội đầu hớt tóc cho nam giới. Chưa kịp chụp một tấm hình làm kỉ niệm thì đã đến “điểm hẹn”. Đó là một tiệm ba tầng lầu, nhìn từ ngoài rất sang trọng, đèn điện (dù ban ngày) và cửa kính sáng choang, cùng với màu sắc rất “upmarket”, chứng tỏ đây là nơi lui tới của những người lắm tiền nhiều của. Tiệm rất tiêu biểu ở thành phố này: chiều rộng khoảng 6 thước và chiều dài thì hun hút, khó đoán được bao nhiêu thước. Phía dưới lầu là một dãy ghế hớt tóc chắc cũng khoảng 10 cái, một số đã có khách đang hoặc hớt tóc, hoặc lim dim nằm gội đầu.
Điều đầu tiên làm tôi chú ý là đội ngũ phục vụ toàn các cô gái tuổi chỉ đôi mươi, xinh như mộng, mặc đồng phục áo trắng, và váy màu xanh da trời. Đồng phục gì mà bó sát thân hình các cô như là những cave chính hiệu! Thế nhưng tiếp chúng tôi là một cô tiếp viên mặc áo dài nghiêm chỉnh, cũng đẹp như tiên, cô hỏi chúng tôi có yêu cầu gì. Vì tôi chẳng biết oong đơ gì ráo nên để cho thằng bạn thương nhân nói chuyện. Đại khái là hớt tóc, gội đầu, massage mặt (trời ạ, có cả xoa bóp mặt đấy!), và nghỉ giải lao. Cô hỏi tiếp là chúng tôi có cần nhân viên nào cụ thể, hay là để cho cô ấy chọn cho. Hai thằng bạn tôi nêu đích danh hai cô mà chúng nó muốn phục vụ, rồi quay sang chỉ tôi nói: Anh này chưa biết em nào, vậy em nhớ tìm cho ảnh một em chăm sóc tận tình dùm anh nghen. Cô tiếp viên nhoẻn miệng tươi cười chỉ cho chúng tôi mỗi người an tọa vào một ghế, rồi lập tức có ngay một em khác đến hỏi tôi muốn uống gì. Cho anh li trà đá, cám ơn.
Một phút sau đã có một em đến phục vụ cho tôi. Em tự giới thiệu bằng cách chỉ vào cái ID trên ngực với cái tên Thu Thủy, và nói rằng em là người sẽ phục vụ cho tôi hôm nay. Tôi nhìn thoáng qua Thu Thủy và đoán em chắc chỉ 18-19 tuổi, người cao chắc cũng 1,65 m và không quá 45 kg, tóc ngắn gọn gàng có nhuộm màu nâu, em có đôi mắt như lúc nào cũng cười, và tay phải đeo một vòng vàng khá nhiều. Nghe em nói tiếng miền Trung, tôi tò mò hỏi em chắc là người miền “ngoài” vào đây. Thu Thủy nói em là người Phan Thiết. Tôi bắt chuyện: Ngoài đó lúc này ra sao? Cũng thường, nhưng nghèo lắm. Ủa, sao lạ vậy, anh tưởng có nhiều đầu tư và du lịch nên khá lắm chứ. Em cười nói: Em cũng không biết nữa. Em làm nghề này lâu chưa? Hơn 2 năm. Tôi đùa: Vậy là anh yên tâm trao đầu cho em há. Em hỏi lại: Chắc anh là Việt kiều? Tôi cố dấu cái căn cước của mình, nên nói: Anh là dân Kiên Giang mới lên đây công tác nên tiện việc theo bạn ghé qua đây hớt tóc, gội đầu ... Câu chuyện bị đứt ngang đó, khi em yêu cầu tôi ngồi yên để em hớt tóc.
Ở nước ngoài tôi đã quá quen với kiểu hớt tóc trong vòng 10-20 phút, nên chưa quen với cách hớt tóc ở tiệm này. Phải nói Thu Thủy có tay nghề hớt tóc rất khá, em chỉ nhìn qua mà có thể phân tích tóc tôi thuộc loại gì, và phê bình người hớt trước đã làm sai chỗ này, không cân đối chỗ kia, v.v… làm tôi cảm thấy như mình đã giao thân cho đúng người. Em dùng cả hai máy cắt tóc điện và tong-đơ cũ để hớt. Trong khi em hớt thì lại có một em khác đến tự giới thiệu làm … cắt móng tay! Hai em làm việc rất nhẹ nhàng, nói chuyện như thủ thỉ, làm tôi rất dễ bị … ngủ. Thỉnh thoảng em hỏi tôi có đau không, có khó chịu gì không để em điều chỉnh tong-đơ. Đến khi xong, tôi xem đồng hồ mới biết cái công đoạn hớt tóc không đã mất gần 40 phút.
Công đoạn kế tiếp là gội đầu. Thu Thủy hỏi tôi muốn dùng xà bông shampoo loại nào (mùi bạc hà, hay mùi hoa bưởi, hoa lan …), rồi áp dụng một loại dầu gội đầu rất dễ chịu trên tóc. Tôi có cảm giác bàn tay em nắn nót từng vùng đầu, quan tâm đến từng cọng tóc, gội đi gội lại, thỉnh thoảng lại cho thêm loại dầu gì đó mà lúc này tôi không thấy được. Trong tiếng nhạc nhẹ du dương, tôi cảm thấy mình bềnh bồng trong cái thế giới kì quặc mà độc đáo này. Chỉ gội đầu khô vậy mà cũng tốn ngót nghét 20 phút!
Công đoạn thứ ba là gội đầu ướt, tức là xả nước. Thu Thủy mời tôi vào một phòng khác phía trong. Phòng này nhỏ hơn, đèn tối hơn. Trong phòng có khoảng 5 cái giường mà khách chỉ nằm ngửa và cái đầu thì quặp ngửa xuống một cái bồn nước. Bồn nước có vòi nước di động dùng cả hai loại nước nóng và lạnh. Khách chỉ việc nằm đó để nhân viên gội đầu, làm sạch tất cả xà bông. Cái công đoạn này cũng tốn khoảng 20 phút. Xong công đoạn này cô phục vụ bỏ tôi nằm đó đọc báo, rồi bỏ đi trước khi dặn dò cô đồng nghiệp một cách đùa cợt: Nè các chị nhớ chăm sóc ông xã của em một chút nghen, em phải đi chuẩn bị phòng đây.
Công đoạn sau cùng là xoa bóp mặt, và tôi được chuyển đi một phòng khác. Lần này là một phòng trên lầu 1 của tiệm. Phòng này được thiết kế sáng sủa hơn, trang trọng hơn, nhưng cũng kín đáo hơn, được trang bị máy lạnh và trang trí khá mĩ thuật. Mỗi phòng chỉ có một khách và một nhân viên. Cái công đoạn massage mặt này quả là công phu, vì nhân viên dùng tay một cách nhuần nhuyễn và dầu gì đó để làm cho da mặt nóng lên, rồi dùng một loại dầu khác để làm cho da mềm lại và bắt đầu xoa bóp mặt, hút mụn (nếu có). Cách chăm sóc da mặt kiểu này quả là độc đáo mà tôi chưa từng biết trước đây.
Vì là nơi kín đáo nên khách và nhân viên có thể trò chuyện với nhau. Thu Thủy tỏ ra bạo dạng hơn với tôi bằng những động tác có thể xem là gợi cảm. Em choàng qua người tôi để cố tình cọ quẹt ngực vào người tôi, rồi làm như vô tình và tỏ lời xin lỗi. Qua Thu Thủy tôi mới biết các tiệm gội đầu loại này còn là những nơi thư giản một hai giờ của các đại gia, doanh nhân, và công tư chức thành phố. Trong hai giờ nghỉ trưa, họ đến đây để được gội đầu và nằm ngủ trong phòng có máy lạnh, và có người thủ thỉ tâm sự. Thành ra, tiệm rất đông khách trong lúc từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều. Tôi hỏi Thu Thủy: nằm ngủ như vầy có gì đâu mà gọi là thư giản? Anh nói nghe lạ nhỉ, ngủ có người tâm sự nằm chung mà anh nói là “có gì đâu”, có người nghiền vào đây đó. Như cái anh bạn của anh đó, ảnh hay vào đây ngủ trưa với chị Hà hoài đó; chị Hà chiều ảnh lắm. Chiều là chiều như thế nào? Là ví dụ như anh bo cho em năm chục ngàn thì anh nằm ngủ với em nhưng không được sờ mó, còn một trăm ngàn thì thoải mái ...
Tôi tiếp tục câu chuyện còn dở dang lúc dưới tầng trệt, bằng cách hỏi Thu Thủy về hiện tại và tương lai. Em làm ở đây bao lâu rồi? Khoảng 6 tháng. Anh nghe nói thu nhập khá lắm phải không? Cũng tùy anh ơi, mỗi ngày có một hay hai khách thì em sống được, nhưng có ngày chẳng có khách nào, nhưng nói chung em dư khoảng 2 triệu mỗi tháng. Thế lương bổng ra sao? Đâu có lương gì anh, chỉ nhờ vào bo của khách thôi. Có bao nhiêu tiếp viên ở tiệm này? Khoảng 20 người. Chắc người từ vùng ngoài như em? Không phải đâu, phần đông các chị là dân miền Tây, em là người Trung duy nhất ở đây. Dịch vụ gội đầu này có từ bao giờ? Em cũng không biết, nhưng chỉ mới đây thôi, chủ yếu là phục vụ cho công chức, du khách, và Việt kiều. Em thích làm nghề này? Không, chỉ vì hoàn cảnh em mới làm, chứ nhục lắm anh ơi, ai cũng nghĩ em là đĩ điếm. Tôi cảm thấy đau nhói khi nghe câu trả lời quá thẳng thắn và chua xót, nên tôi cố nhìn mặt em xem có gì thay đổi không, nhưng tuyệt nhiên không thấy em biểu hiện một xúc động nào. Tôi hỏi: Sao vậy? Vì phần lớn những người làm nghề này thường bay đêm, chứ hớt tóc gội đầu chỉ là cái bình phông mà thôi. “Bay đêm” có nghĩa là gì? Tôi giả vờ hỏi. Anh khéo giả bộ quá, đàn ông các anh biết cả rồi, cần gì em phải trả lời chứ? Anh không biết thật mà. Thì bay đêm có nghĩa là làm vợ chồng một đêm đó. À ra thế, vậy em có hay bay đêm không? Em cười và ngượng nghịu nói: Thỉnh thoảng cũng có, nhưng phải được sự đồng ý của bà chủ mới được, chứ ở đây thì không. Em không sợ bị bệnh à? Sợ chứ, nhưng số phận cả anh ơi. Tại sao em không làm nghề khác? Nghề gì hả anh, em có nghề hớt tóc rồi, à anh là ai mà cứ hỏi em hoài vậy? Tôi đùa: Ủa, chứ em không nhớ anh là chồng hai giờ của em sao? Thu Thủy mỉm cười nói: Anh khéo nói quá há, thôi ngủ đi!
Gần hai giờ đồng hồ, tính từ lúc hớt tóc đến phần cuối của công đoạn này, tôi mới biết thêm một cái nghề lạ lùng nổi lên ở Sài Gòn, mà tôi chưa biết đặt tên là gì cho ngắn gọn. Ngủ ôm? Gội đầu ôm? Bất cứ thuật ngữ gì đi nữa thì nó vẫn là một nghề lạ. Rất lạ. Mà đau xót. Nhưng đó là thực trạng của cuộc sống. Có lẽ chỉ có Việt Nam mới có. Và nó phát triển ngấm ngầm, gây nhức nhối cho xã hội. Viết những giòng chữ này mà tôi vẫn thấy ... đau.
26/9/09
Hữu Loan bây giờ
Ngày xưa (và ngày nay nữa) tôi rất mê ca khúc "Áo anh sức chỉ đường tà" do nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ bài thơ "Đồi tím hoa sim" của thi sĩ Hữu Loan. Hay lắm. Bài nhạc mang âm điệu bi hùng, nhưng tình cảm, nghe hoài không chán. Bài thơ này được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc (trong đó có bài mang hơi hám "sến" như bài của Dũng Chinh), nhưng tôi vẫn thấy bài của Phạm Duy hay hơn nhiều.Đến hôm nay đọc bài này mới biết Hữu Loan vẫn còn sống và từng có một cuộc đời đầy sóng gió ... Xin giới thiệu cùng các bạn một bài viết mà tôi cho là hay.NVT========http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=109475&ChannelID=7
Tác giả 'Màu tím hoa sim' ngày ấy, bây giờ...
TP - Cả ba lớp cửa từ đường làng vào vườn, vườn vào sân, sân vào nhà của nhà thơ Hữu Loan đều khép hờ. Ai ra vào tuỳ ý. Nhưng xem ra cũng ít người qua lại, trừ đám trẻ, như bà cụ hàng xóm nói, chúng kéo đến vào mùa nhãn, cho đến khi bói không ra một quả, rồi thôi,...
Nhà thơ Hữu Loan - Ảnh từ InternetBà cụ hàng xóm mau mắn: Các bác có lòng đến thăm cụ Tú thì cứ vào, chứ gọi cửa cũng không có người ra đón đâu. Cụ Tú con đàn cháu đống, ra ở riêng cả rồi, về già chỉ còn lại hai cái bóng mướp. Cụ Tú có nhà đấy, chắc lại đang ngồi ngắm rượu.
Nhà thơ đang ngồi ngắm rượu thật, trên manh chiếu trải ngoài hiên, tựa lưng vào tường, hai đầu gối so lên cằm, mái tóc bạc trắng rũ xuống, mắt nhìn đắm đuối vào chén rượu trên tay.
Mâm bát sơ sài, chỉ một quả chuối xanh, nhúm muối và đôi đũa lệch. Nhà văn xứ Thanh Kiều Vượng nói với tôi, mỗi năm vài lần đến thăm Hữu Loan, lần nào cũng gặp ông ngồi nhìn chén rượu thế kia, chỉ nhìn mà ít uống.
Ông đang sáng tác hay chỉ ngồi ngắm chén rượu như một thói quen của một thượng thọ ngoài tám mươi? Tôi không biết. Kiều Vượng cũng chịu. Chỉ có nhà thơ Trịnh Thanh Sơn, cùng quê Nga Sơn, từng nhiều lần hầu rượu ông Loan, thì dám chắc thi sĩ đang nghĩ về thơ đấy, nghĩ lạ lắm, chả giống ai.
Đời thơ của ông bắt đầu từ Đèo Cả, khép lại là Hoa lúa, vỏn vẹn mươi bài, nhưng ông nghĩ về thơ, người thơ, cõi thơ thì cả đời, nếu chép ra thì cả bộ trường thiên.
Thi bá cho rằng thơ thuộc về âm, nghĩa là thuộc về đêm, thuộc về trăng, con nước, thuộc về đàn bà. Người nào có sao Thái âm đóng cung mệnh, người đó mới làm được thơ, mới trở thành nhà thơ.
Thơ thuộc hành thuỷ, mềm đấy mà cứng đấy, thấy trước mặt mà không nắm được trong tay, ngỡ là hữu hình mà hoá ra vô hình. Bởi vậy trong thơ thường có trăng, có sông, lại khăng khít với nhau, tạo những suối nước.
Ngày trăng viên mãn, thì nước ngập tràn. Ngày trăng hao mòn thì con nước ngẹn ngào. Bản chất của thơ là buồn, là cô đơn, là hiu quạnh. Khi vui người ta hát. Khi buồn người ta đọc thơ.
Kiếp nhân sinh có vui có buồn. Khi buồn người ta cần có thơ để vịn mà đi. Thơ trường tồn là vậy. Bao nhiêu rượu quê Nga Sơn, bao nhiêu chiều ngồi ngắm rượu trên tay của một đời thơ để ông cảm về thơ, nghĩ về thơ tràn đầy và thâm hậu đến như vậy ?
Nhà thơ ngồi đó, trước mặt tôi, như ngồi để chờ một phép lạ giúp ông được tan vào thứ ánh sáng vườn chiều sâm sẫm bò loang trên cỏ rác.
Giá thử không có chúng tôi đánh động thì cơ chừng ông sắp tan vào chiều quê thật. Được thế thì sướng quá, nhưng trời lại chưa cho nên xem cái dáng ông ngồi ngắm chén rượu thấy cái vẻ thi nhân chưa được thư thái, mãn nguyện, buông xuôi sự đời của trưởng lão, mà vẫn như để tự giam mình cho đến cõi khổ tận cam lai của đời người bao vuông tròn...
Trong các nhà thơ thuộc thế hệ đầu cách mạng, có lẽ Hữu Loan là người nhiều bước thăng trầm hơn cả. Ông người quê nghèo Nga Sơn, Thanh Hoá, từ nhỏ, nói như Nam Cao, ít khi được thoả cơm nhưng ham học, lại sáng dạ nên hai mươi tuổi đã đậu tú tài.
Đến tận bây giờ bà con láng giềng vẫn cứ một cụ Tú Loan, hai cụ Tú Loan là vậy. Cậu Tú học trường Tây, nhưng không đi làm cho Tây ở Sở Dây thép, mà mở trường dạy trẻ và hoạt động trong phong trào Mặt trận Bình dân rồi tham gia Việt Minh.
Những ngày cách mạng Tháng Tám ông 29 tuổi, được cử làm Phó chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn.
Trong cuộc mít tinh phát động Tuần lễ vàng, hàng ngàn người xứ Thanh vây quanh anh cán bộ Việt Minh trẻ, đẹp trai, diễn thuyết dõng dạc đầy cảm hứng và mới mẻ về cách mạng, về chính quyền nhân dân, về nghĩa vụ người dân với nước Việt mới độc lập có sức cuốn hút kỳ lạ, khiến cho nhiều người sẵn sàng góp công, góp của ủng hộ kháng chiến.
Anh cán bộ Việt Minh tài hoa ấy chính là Hữu Loan, thành viên Uỷ ban Lâm thời tỉnh Thanh Hoá, phụ trách bốn ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính.
Cũng buổi sáng diễn thuyết này có cô học trò 16 tuổi vô cùng ngưỡng mộ tài hoa cậu Tú Loan ngày nào đã cởi vòng xuyến vàng góp cho kháng chiến.
Kháng chiến bùng nổ, Hữu Loan làm công tác tuyên truyền, phụ trách tờ báo Chiến sĩ ở Mặt trận miền Trung.
Hữu Loan có chuyến đi công tác nhớ đời, giống tráng sĩ, cưỡi con ngựa đực bất kham từ Huế rong ruổi dọc miệt rừng miền Trung, đến với các đội quân mới từ thành phố, làng quê đồng bằng kéo lên bưng biền, tựa thế hiểm của núi non hùng vĩ dựng trận địa, bước vào cuộc chiến đấu lần thứ nhất đầy khí phách: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Thay vì viết những phóng sự, chủ bút Hữu Loan lấy thơ để diễn tả những tình cảm trào dâng trước thiên nhiên và người lính vạm vỡ, gân guốc, đầy nhiệt huyết buổi đầu cách mạng
Đèo Cả !
Đèo Cả !Núi cao ngất !Mây trời Ai LaoSầu đại dươngDặm về heo hútĐá bia mù sương !Bên quán Hồng quânNgườingựamỏiNhìn dốcngồi thanthương ailênđường... Râu ngượcchào nhau bên sườn núiGiặc từ vũng Rô bắn tớiGiặc từ trong tràn raNhưng Đèo CảvẫngiữvữngChân đèo nammáu giặcbao lầnnắng khôSau mỗi lần thắngNhững người lính Đèo CảVề bên suốiđánh cờNgười hái cam rừngăn nheo mắtNgười vá áothiếu kimmài sắtNgười đập mảnh chai vểnh cằmcạo râuSuối mang bóng ngườisoinhữngvềđâu ? !
Sau này nhìn lại lịch sử văn học cách mạng, Đèo Cả cùng với Nhớ máu của Trần Mai Ninh được xếp lên vị trí mở đầu thời đại thơ ca mới.
Nhưng bấy giờ với Hữu Loan, Đèo Cả chỉ như lời tâm sự ông dồn nén, về cuộc kháng chiến sinh tử của dân tộc, viết để gửi cho một người đọc, cô Đỗ Thị Ninh, người học trò cũ đã hào phóng cởi xuyến vàng góp cho kháng chiến.
Họ nên vợ nên chồng vào hai năm sau đó, đầu năm 1948, bấy giờ Hữu Loan là cán bộ tuyên huấn của một đơn vị chủ lực.
Trong chiến tranh thật khó có hạnh phúc trọn vẹn. Chỉ bảy tháng sau ngày cưới, Hữu Loan đang ở chiến trường, nhận tin vợ mất. Tráng sĩ Hữu Loan khóc vợ bằng Màu tím hoa sim làm xúc động bạn đọc nhiều thế hệ.
Tôi người Vệ quốc quânxa gia đìnhYêu nàngnhư tình yêu em gáiNgày hợp hônnàng không đòimay áo mớiTôi mặc đồ quân nhânđôi giày đinhbết bùn đất hành quânNàng cười xinh xinhbên anh chồng độc đáoTôi ở đơn vị vềcưới nhau xonglà điTừ chiến khu xa....nhớ về ái ngạiLấy chồng đời chiến chinh mấy người đi trở lạiNhỡ khi mình không vềthì thươngngười vợ chờbé bỏngchiều quê !... Chiều hành quân qua những đồi hoa simnhững đồi hoa simNhững đồi hoa sim dàitrong chiềukhông hếtMàu tím hoa simTímchiều hoangbiền biệtNhìn áo rách vaitôi hát trong màu hoa“áo anh sứt chỉ đường tàVợ anh mất sớmmẹ già chưa khâu”
Từ đây, sau Màu tím hoa sim nỗi đau riêng về hạnh phúc làm thay đổi tâm tính thi nhân. Chiến binh Hữu Loan hào hoa, phong trần, cưỡi ngựa, đeo gươm ra trận làm thơ hào sảng đổi chỗ cho một Hữu Loan thâm trầm, sâu nặng tình nghĩa con người.
Hoa lúa, Yên Mô, Những làng đi qua... những bài thơ sau nỗi đau Màu tím hoa sim là những chấm phá tình quê, tình người kháng chiến...
Hữu Loan đi qua chín năm kháng chiến với mười bài thơ. Và đó cũng là toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Sang hòa bình, sóng gió của những đổi thay đã đẩy ông rẽ sang hướng khác.
Nhà thơ Hữu Loan và các bạn văn nhiều thế hệ (tác giả ngồi ngoài cùng, bên phải)
Bước thăng trầm của ông bắt đầu từ cuối năm 1957. Một đêm Hà Hội nhiều sương muối, buốt giá, ông và nhạc sĩ Văn Cao trắng đêm dạo quanh hồ Thiền Quang. Đến sáng thì Văn Cao tiễn ông ra bến xe để ông trở về quê Nga Sơn kiếm kế sinh nhai.
Bấy giờ Nga Sơn, Thanh Hóa quê ông nghèo lắm. Ông lại tay trắng dắt vợ con về, biết sống sao đây. Buổi chiều đầu tiên về thôn Vân Hoàn, thay vì đi thăm hỏi láng giềng ông cắp be rượu lên núi đá đầu thôn.
Bạn ông, người cùng thời, nhà thơ Trần Dần có câu thơ làm ông sởn gai ốc: Cuối phố có ngọn đèn thắt cổ / Hãy chỉ cho tôi chỗ nào tôi đổ bớt tôi đi. Trần Dần đổ nỗi buồn thi nhân thăm thẳm vào đâu, ông chưa hình dung ra, nhưng với ông, ở Nga Sơn này, ông chỉ còn biết đổ lên đá mà càm cắp vợ con qua cơn giáp hạt.
Vốn có sức như trai lực điền, lại ở bước cùng, không thể ngồi ngâm thơ nhìn các con hết gạo, ông tưới rượu lên mặt đá mà thề sẽ bám đá để sống.
Một chiếc xe cút kít. Một đôi quang sắt. Một xà beng. Một cuốc chim. Một chiếc đòn gánh bằng cả khúc tre ngâm. Ông nạy từng khối đá đưa lên chiếc xe cút kít thô sơ đem đi bán ở các lò thợ làm cối, làm thớt, làm kê chân cột và làm vật liệu xây dựng.
Bán cả chục xe đá mới kiếm đủ ngày hai bữa cơm dưa muối cho đàn con. Đã thế, nhiều khi ế ẩm, đá chất đầy vườn, cả tháng không ai hỏi mua. Một năm, hai năm, ba năm...
Tác giả 'Màu tím hoa sim' ngày ấy, bây giờ...
TP - Cả ba lớp cửa từ đường làng vào vườn, vườn vào sân, sân vào nhà của nhà thơ Hữu Loan đều khép hờ. Ai ra vào tuỳ ý. Nhưng xem ra cũng ít người qua lại, trừ đám trẻ, như bà cụ hàng xóm nói, chúng kéo đến vào mùa nhãn, cho đến khi bói không ra một quả, rồi thôi,...
Nhà thơ Hữu Loan - Ảnh từ InternetBà cụ hàng xóm mau mắn: Các bác có lòng đến thăm cụ Tú thì cứ vào, chứ gọi cửa cũng không có người ra đón đâu. Cụ Tú con đàn cháu đống, ra ở riêng cả rồi, về già chỉ còn lại hai cái bóng mướp. Cụ Tú có nhà đấy, chắc lại đang ngồi ngắm rượu.
Nhà thơ đang ngồi ngắm rượu thật, trên manh chiếu trải ngoài hiên, tựa lưng vào tường, hai đầu gối so lên cằm, mái tóc bạc trắng rũ xuống, mắt nhìn đắm đuối vào chén rượu trên tay.
Mâm bát sơ sài, chỉ một quả chuối xanh, nhúm muối và đôi đũa lệch. Nhà văn xứ Thanh Kiều Vượng nói với tôi, mỗi năm vài lần đến thăm Hữu Loan, lần nào cũng gặp ông ngồi nhìn chén rượu thế kia, chỉ nhìn mà ít uống.
Ông đang sáng tác hay chỉ ngồi ngắm chén rượu như một thói quen của một thượng thọ ngoài tám mươi? Tôi không biết. Kiều Vượng cũng chịu. Chỉ có nhà thơ Trịnh Thanh Sơn, cùng quê Nga Sơn, từng nhiều lần hầu rượu ông Loan, thì dám chắc thi sĩ đang nghĩ về thơ đấy, nghĩ lạ lắm, chả giống ai.
Đời thơ của ông bắt đầu từ Đèo Cả, khép lại là Hoa lúa, vỏn vẹn mươi bài, nhưng ông nghĩ về thơ, người thơ, cõi thơ thì cả đời, nếu chép ra thì cả bộ trường thiên.
Thi bá cho rằng thơ thuộc về âm, nghĩa là thuộc về đêm, thuộc về trăng, con nước, thuộc về đàn bà. Người nào có sao Thái âm đóng cung mệnh, người đó mới làm được thơ, mới trở thành nhà thơ.
Thơ thuộc hành thuỷ, mềm đấy mà cứng đấy, thấy trước mặt mà không nắm được trong tay, ngỡ là hữu hình mà hoá ra vô hình. Bởi vậy trong thơ thường có trăng, có sông, lại khăng khít với nhau, tạo những suối nước.
Ngày trăng viên mãn, thì nước ngập tràn. Ngày trăng hao mòn thì con nước ngẹn ngào. Bản chất của thơ là buồn, là cô đơn, là hiu quạnh. Khi vui người ta hát. Khi buồn người ta đọc thơ.
Kiếp nhân sinh có vui có buồn. Khi buồn người ta cần có thơ để vịn mà đi. Thơ trường tồn là vậy. Bao nhiêu rượu quê Nga Sơn, bao nhiêu chiều ngồi ngắm rượu trên tay của một đời thơ để ông cảm về thơ, nghĩ về thơ tràn đầy và thâm hậu đến như vậy ?
Nhà thơ ngồi đó, trước mặt tôi, như ngồi để chờ một phép lạ giúp ông được tan vào thứ ánh sáng vườn chiều sâm sẫm bò loang trên cỏ rác.
Giá thử không có chúng tôi đánh động thì cơ chừng ông sắp tan vào chiều quê thật. Được thế thì sướng quá, nhưng trời lại chưa cho nên xem cái dáng ông ngồi ngắm chén rượu thấy cái vẻ thi nhân chưa được thư thái, mãn nguyện, buông xuôi sự đời của trưởng lão, mà vẫn như để tự giam mình cho đến cõi khổ tận cam lai của đời người bao vuông tròn...
Trong các nhà thơ thuộc thế hệ đầu cách mạng, có lẽ Hữu Loan là người nhiều bước thăng trầm hơn cả. Ông người quê nghèo Nga Sơn, Thanh Hoá, từ nhỏ, nói như Nam Cao, ít khi được thoả cơm nhưng ham học, lại sáng dạ nên hai mươi tuổi đã đậu tú tài.
Đến tận bây giờ bà con láng giềng vẫn cứ một cụ Tú Loan, hai cụ Tú Loan là vậy. Cậu Tú học trường Tây, nhưng không đi làm cho Tây ở Sở Dây thép, mà mở trường dạy trẻ và hoạt động trong phong trào Mặt trận Bình dân rồi tham gia Việt Minh.
Những ngày cách mạng Tháng Tám ông 29 tuổi, được cử làm Phó chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn.
Trong cuộc mít tinh phát động Tuần lễ vàng, hàng ngàn người xứ Thanh vây quanh anh cán bộ Việt Minh trẻ, đẹp trai, diễn thuyết dõng dạc đầy cảm hứng và mới mẻ về cách mạng, về chính quyền nhân dân, về nghĩa vụ người dân với nước Việt mới độc lập có sức cuốn hút kỳ lạ, khiến cho nhiều người sẵn sàng góp công, góp của ủng hộ kháng chiến.
Anh cán bộ Việt Minh tài hoa ấy chính là Hữu Loan, thành viên Uỷ ban Lâm thời tỉnh Thanh Hoá, phụ trách bốn ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính.
Cũng buổi sáng diễn thuyết này có cô học trò 16 tuổi vô cùng ngưỡng mộ tài hoa cậu Tú Loan ngày nào đã cởi vòng xuyến vàng góp cho kháng chiến.
Kháng chiến bùng nổ, Hữu Loan làm công tác tuyên truyền, phụ trách tờ báo Chiến sĩ ở Mặt trận miền Trung.
Hữu Loan có chuyến đi công tác nhớ đời, giống tráng sĩ, cưỡi con ngựa đực bất kham từ Huế rong ruổi dọc miệt rừng miền Trung, đến với các đội quân mới từ thành phố, làng quê đồng bằng kéo lên bưng biền, tựa thế hiểm của núi non hùng vĩ dựng trận địa, bước vào cuộc chiến đấu lần thứ nhất đầy khí phách: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Thay vì viết những phóng sự, chủ bút Hữu Loan lấy thơ để diễn tả những tình cảm trào dâng trước thiên nhiên và người lính vạm vỡ, gân guốc, đầy nhiệt huyết buổi đầu cách mạng
Đèo Cả !
Đèo Cả !Núi cao ngất !Mây trời Ai LaoSầu đại dươngDặm về heo hútĐá bia mù sương !Bên quán Hồng quânNgườingựamỏiNhìn dốcngồi thanthương ailênđường... Râu ngượcchào nhau bên sườn núiGiặc từ vũng Rô bắn tớiGiặc từ trong tràn raNhưng Đèo CảvẫngiữvữngChân đèo nammáu giặcbao lầnnắng khôSau mỗi lần thắngNhững người lính Đèo CảVề bên suốiđánh cờNgười hái cam rừngăn nheo mắtNgười vá áothiếu kimmài sắtNgười đập mảnh chai vểnh cằmcạo râuSuối mang bóng ngườisoinhữngvềđâu ? !
Sau này nhìn lại lịch sử văn học cách mạng, Đèo Cả cùng với Nhớ máu của Trần Mai Ninh được xếp lên vị trí mở đầu thời đại thơ ca mới.
Nhưng bấy giờ với Hữu Loan, Đèo Cả chỉ như lời tâm sự ông dồn nén, về cuộc kháng chiến sinh tử của dân tộc, viết để gửi cho một người đọc, cô Đỗ Thị Ninh, người học trò cũ đã hào phóng cởi xuyến vàng góp cho kháng chiến.
Họ nên vợ nên chồng vào hai năm sau đó, đầu năm 1948, bấy giờ Hữu Loan là cán bộ tuyên huấn của một đơn vị chủ lực.
Trong chiến tranh thật khó có hạnh phúc trọn vẹn. Chỉ bảy tháng sau ngày cưới, Hữu Loan đang ở chiến trường, nhận tin vợ mất. Tráng sĩ Hữu Loan khóc vợ bằng Màu tím hoa sim làm xúc động bạn đọc nhiều thế hệ.
Tôi người Vệ quốc quânxa gia đìnhYêu nàngnhư tình yêu em gáiNgày hợp hônnàng không đòimay áo mớiTôi mặc đồ quân nhânđôi giày đinhbết bùn đất hành quânNàng cười xinh xinhbên anh chồng độc đáoTôi ở đơn vị vềcưới nhau xonglà điTừ chiến khu xa....nhớ về ái ngạiLấy chồng đời chiến chinh mấy người đi trở lạiNhỡ khi mình không vềthì thươngngười vợ chờbé bỏngchiều quê !... Chiều hành quân qua những đồi hoa simnhững đồi hoa simNhững đồi hoa sim dàitrong chiềukhông hếtMàu tím hoa simTímchiều hoangbiền biệtNhìn áo rách vaitôi hát trong màu hoa“áo anh sứt chỉ đường tàVợ anh mất sớmmẹ già chưa khâu”
Từ đây, sau Màu tím hoa sim nỗi đau riêng về hạnh phúc làm thay đổi tâm tính thi nhân. Chiến binh Hữu Loan hào hoa, phong trần, cưỡi ngựa, đeo gươm ra trận làm thơ hào sảng đổi chỗ cho một Hữu Loan thâm trầm, sâu nặng tình nghĩa con người.
Hoa lúa, Yên Mô, Những làng đi qua... những bài thơ sau nỗi đau Màu tím hoa sim là những chấm phá tình quê, tình người kháng chiến...
Hữu Loan đi qua chín năm kháng chiến với mười bài thơ. Và đó cũng là toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông. Sang hòa bình, sóng gió của những đổi thay đã đẩy ông rẽ sang hướng khác.
Nhà thơ Hữu Loan và các bạn văn nhiều thế hệ (tác giả ngồi ngoài cùng, bên phải)
Bước thăng trầm của ông bắt đầu từ cuối năm 1957. Một đêm Hà Hội nhiều sương muối, buốt giá, ông và nhạc sĩ Văn Cao trắng đêm dạo quanh hồ Thiền Quang. Đến sáng thì Văn Cao tiễn ông ra bến xe để ông trở về quê Nga Sơn kiếm kế sinh nhai.
Bấy giờ Nga Sơn, Thanh Hóa quê ông nghèo lắm. Ông lại tay trắng dắt vợ con về, biết sống sao đây. Buổi chiều đầu tiên về thôn Vân Hoàn, thay vì đi thăm hỏi láng giềng ông cắp be rượu lên núi đá đầu thôn.
Bạn ông, người cùng thời, nhà thơ Trần Dần có câu thơ làm ông sởn gai ốc: Cuối phố có ngọn đèn thắt cổ / Hãy chỉ cho tôi chỗ nào tôi đổ bớt tôi đi. Trần Dần đổ nỗi buồn thi nhân thăm thẳm vào đâu, ông chưa hình dung ra, nhưng với ông, ở Nga Sơn này, ông chỉ còn biết đổ lên đá mà càm cắp vợ con qua cơn giáp hạt.
Vốn có sức như trai lực điền, lại ở bước cùng, không thể ngồi ngâm thơ nhìn các con hết gạo, ông tưới rượu lên mặt đá mà thề sẽ bám đá để sống.
Một chiếc xe cút kít. Một đôi quang sắt. Một xà beng. Một cuốc chim. Một chiếc đòn gánh bằng cả khúc tre ngâm. Ông nạy từng khối đá đưa lên chiếc xe cút kít thô sơ đem đi bán ở các lò thợ làm cối, làm thớt, làm kê chân cột và làm vật liệu xây dựng.
Bán cả chục xe đá mới kiếm đủ ngày hai bữa cơm dưa muối cho đàn con. Đã thế, nhiều khi ế ẩm, đá chất đầy vườn, cả tháng không ai hỏi mua. Một năm, hai năm, ba năm...
Hữu Loan trở thành người thợ đá da đen như sừng, chân tay sần sẹo, tua tủa tóc rễ tre, đi đứng nói năng mạnh mẽ. Cặm cụi vật lộn với núi đá ông nuôi cả mười đứa con khôn lớn.
Đến giờ cả mười đứa con đã có chín nên vợ nên chồng, sinh cho ông đàn cháu 37 đứa. Chỉ còn cậu út là chưa lập gia đình.
Hữu Loan thôi bám núi đá đã mười năm nay. Ông lui về nhà, trải chiếu trên thềm, ngày ngày ngồi uống rượu, ngắm rượu và ngóng đợi con cháu về thăm nhà, ngóng đợi những chuyển động đổi thay của làng xóm, của gia đình mình, của phận mình.
Dằng dặc ngóng đợi, vận may cũng đã đôi lần gõ cửa nhà ông. Bắt đầu là toà soạn báo Văn nghệ, cơ quan ông công tác gần bốn mươi năm trước đưa đến tận nhà cho ông sổ hưu, với mức lương gần hai trăm ngàn đồng/tháng.
Rồi chờ thêm vài năm nữa ông được xuất bản tập thơ đầu tiên trong đời, tập Màu tím hoa sim với mười bài thơ ông viết từ thời kháng chiến.
Lại đợi, ông được trời ban phúc, con trai út, chú bé ra đời trên lèn đá tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội. Cậu út kiến trúc sư đang tham gia quy hoạch Dự án bảo tồn khu di tích Bác Hồ ở Kim Liên, Nghệ An.
Nghe tin con thành đạt ông cứ ngẩn ngơ tiếc nuối, giá còn sức như ngày nào, ông sẽ chở một xe cút kít đá ở cái núi đá từng nuôi sống gia đình ông về tận Kim Liên mà góp cho dự án bảo tồn một vài viên đá lát đường.
Không biết có còn vận may nào đến nữa không, Hữu Loan vẫn chờ. Cái chỗ bao nhiêu năm ngồi uống rượu, ngắm rượu và chờ đợi, mồ hôi thấm lên tường hình một bờ vai. Hình bờ vai lún dần, lún dần xuống thấp, có dễ không lâu nữa ngả hẳn xuống gần mặt chiếu.
Tôi ghé sát tai ông:
- Thưa bác, bác có làm thơ nữa không?
Hữu Loan vẫn nhìn chén rượu:
- Có. Nhưng toàn thơ đểu - Bỗng nhiên ông cất tiếng cười, cười khà khà, mãn nguyện.
- Bác thử đọc vài câu thơ đểu cho con nghe với nào ?
Hữu Loan ngồi im. Lát sau ông nói :
- Đọc Đèo Cả thì đọc, chứ đọc thơ đểu phí rượu.
Rồi ông như người bất ngờ vùng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, tinh nhanh, hoạt bát hẳn ra, giọng vang và còn sáng. Ông đọc hết Đèo Cả không hề vấp váp. Đọc xong, ông vơ lấy chén rượu, nhưng không uống, chỉ nhìn mà nước mắt rơi.
Hà Đình Cẩn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)