16/5/18

Đại lễ đài Xá-Lơi-Phật tại trung tâm Vesak Bangkok 2016.

Phước báu trùng lai. Đãnh lễ lần 2 bản kinh Phật viết trên lá bối hơn̉ 2000 năm tuổi tại trung tâm lễ Vesak Bangkok 2016.


- Đãnh lễ Xá lợi Phật và Lễ trai Tăng tại trung tâm Vesak Bangkok 2016, chùa Wat Yannawa-Bangkok (chùa thuyền), nơi thờ Xá lợi Phật và Thánh Tăng nhiều nhất Thailand. 16/5/2016







Hoàng hôn bên bờ sông Chao Phraya, Bangkok. 16/5/2016





Đảo Coral-Pattaya. 16?5/2016




Những Ngày Ấy, Mỗi Người - NS Tuấn Khanh
Trong dòng chảy tán loạn từ Huế, Đà Nẵng, Nha Trang vào Sài Gòn… có vô vàn những câu chuyện chưa kể. Nguyễn Thị Xuân Phương, cựu phóng viên truyền hình Bắc Việt kể lại rằng bà kinh hoàng nhìn thấy xác thường dân nằm ngập và kéo dài suốt từ đèo Hải Vân xuống Đà Nẵng cũng với dòng người đi bộ, chạy… để tránh Việt Cộng. Còn phóng viên Trần Mai Hạnh của Thông Tấn Xã Việt Nam, người có mặt tại buổi trưa 30/4 với chiếc xe tăng tiến vào dinh Độc Lập, vừa ra một cuốn sách về 4 tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh, đã nói rằng cuối cũng thì điều ông tâm nguyện để lại, là sự thật.
Thỉnh thoảng, tôi vẫn tự hỏi vậy thì vào những thời khắc ấy – kể cả sau đó, những người tôi biết – hay không quen – đang như thế nào, làm gì?
Gia đình của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ kể rằng khi ngày 30/4 ập đến, chương trình biểu diễn tại Nhật của đoàn Hoàng Thi Thơ vẫn chưa chấm dứt, vì vậy ông bị kẹt ở lại, sau đó định cư ở Mỹ. Nhưng con và cháu ông thì lại có cơ hội chứng kiến nhiều điều mà đến mấy năm sau vẫn chưa thể kể cho nhau nghe, vì không thể có thư từ liên lạc, rồi đến khi có, cũng không dám kể gì cho nhau, vì thư luôn bị kiểm duyệt.
Hai đứa con của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ là Hoàng Mỵ Thi Thoa và Hoàng Thi Thanh bất ngờ nhìn thấy một đám đông lính Bắc Việt và những thành phần “băng đỏ” đứng trước ngôi nhà của mình tại quận 1, đập cửa, quát tháo. Hai em nhỏ vị thành niên này cùng người cậu của mình bị buộc phải ra khỏi nhà ngay lập tức vì đang ở trong “nhà của tên có tội với nhân dân Hoàng Thi Thơ, nên đã bị chính quyền cách mạng trưng thu”.
Tất cả mọi người được sự khoan hồng nên có được 5 phút để trở vào ngôi nhà của mình, lấy 2 bộ quần áo cho mỗi người và ra đi, không kịp đốt nén hương từ giã ông bà. Dĩ nhiên, ngay cả việc đi lấy quần áo cũng có người cầm súng theo kiểm soát vì sợ hai em nhỏ này cất giấu hay tẩu tán tài sản.
Hai đứa con của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ gạt nước mắt ra khỏi nhà của mình, đi cùng một người cậu về Gò Vấp, tới một căn nhà khác của ông Hoàng Thi Thơ. Nơi đó, một người em họ của ông Thơ xuất thần trở thành người của cách mạng, chiếm nhà và chỉ mặt Hoàng Vinh, người cháu của ông Thơ nói là đi cho mau, tha không bắt lại vì “khoan hồng”, dù là người nhà của Hoàng Thi Thơ, là thành phần “truỵ lạc”.
Với Phương, người nhạc sĩ của đôi song ca Lê Uyên Phương lừng danh, thì ông hoàn toàn rơi vào một cú sốc khác thường. Việc chứng kiến một Sài Gòn hỗn loạn và đổ nát, những con đường vất vưởng xác người cùng với loa phóng thanh ra rả về khái niệm “giải phóng” khiến ông bước sang một giai đoạn khác.
Những cảm hứng về nhạc tình, hiện sinh và mộng mơ bị chôn vùi theo mất mát của Sài Gòn. Lê Uyên Phương yêu đương dịu dàng ngày nào giờ đây hình thành hai tập ca khúc Con người, một sinh vật nhân tạo (1973-1975). Mỗi ngày ông ngồi ở cafe vỉa hè, đi bộ dọc theo những con đường phơ phất lá me xanh quen thuộc nhưng giờ đầy các họng súng AK, và tự mình chiêm nghiệm về một thời đại của những kẻ cùng tiếng nói nhưng khác mạch sống.
Cũng như nhiều nhạc sĩ khác bị cú sốc thời cuộc và chuyển khuynh hướng sáng tác tình ca sang hiện thực ca như Phạm Duy (Tỵ nạn ca), Ngô Thuỵ Miên (Em còn nhớ mùa xuân, Biết bao giờ trở lại), Anh Bằng (Nổi lửa đấu tranh, Saigon Kỷ Niệm), Lam Phương (Chiều Tây Đô), Trầm Tử Thiêng (Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng, Một ngày Việt Nam)… Phương là một nhạc sĩ khá đặc biệt khi ông dành rất nhiều thời gian viết về những chuyển động quanh mình, về một thế giới mở và tang thương của hàng triệu người Việt, qua tập ca khúc Trại tỵ nạn và các thành phố lớn.
Những ngày ấy, mỗi người, mang vội theo những điều thương mến nhất, bỏ lại tài sản, bỏ lại quê hương… gạt nước mắt chạy đi về vô vọng. Ca sĩ Khánh Ly chạy đến chiếc tàu đi di tản, hành lý quan trọng nhất mà bà mang theo là hai vali đầy những lá thư tình trong đời bà – những lá thư không chỉ là tình yêu mà chứa cả khung trời thơ mộng và bình yên của miền Nam Việt Nam đã mất.
Nhiều văn nghệ sĩ táo tác như bầy kiến bị phá tổ, chạy đến nhà nhau để hỏi thăm tin tức từng ngày về số phận của mình, số phận của thành phố mình đang sống. Họ thì thào với nhau về những biến động khó hiểu từng ngày như Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Nhã Ca vừa bị bắt… Rồi ai đó bị thẩm vấn, và ai đó đã lặng lẽ xuống tàu giờ không còn nghe tin tức.
Thương gia đình, không nỡ bỏ xuống tàu vượt biên, nhạc sĩ Y Vân tiễn một người bạn thân lên đường. Nhưng đó lại là một chuyến tàu vĩnh biệt. Và đó là điều khiến ông trầm uất suốt nhiều năm liền, một ký ức sâu thẳm sau 1975.
Trong một lần nói chuyện với các anh chị đã qua thời khắc 1975, tôi nói đùa rằng một ngày nào đó nên lập một giải thưởng vô địch về người vượt biển nhiều nhất, vì tôi đã từng biết một chị người Công giáo ở khu Hoà Hưng đã tìm cách đi vượt biên 25 lần nhưng đều thất bại. Im lặng nhìn tôi trong tíc tắc, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn chỉ nhà văn Võ Quốc Linh, nói “đây, người vượt biển 26 lần”. Rồi chỉ vào mình, anh Tuấn nói “còn mình, là 27 lần”.
Vài năm sau 1975, khi nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn tốt nghiệp thủ khoa ngành sư phạm ở Nha Trang, khi bạn bè rủ nhau vui mừng lên bục nhận bằng, thì hiệu trưởng đến bên, ghé tai buồn rầu nói với anh Tuấn “con đừng lên nhận bằng. Công an đã đến tịch thu bằng vì nói gia đình con có vấn đề về lý lịch và có người đi vượt biên”.
Nhiều năm sau, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn lang thang khắp các bờ biển miền Nam để tìm đường ra khỏi nước. Niềm tuyệt vọng và khát vọng tự do là sức mạnh lớn nhất giữ anh sống sót qua các trại tù khắc nghiệt nhất.
Ở trại tù nhốt người vượt biển tại Phú Yên, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn bị một cai tù tàn ác luôn tìm cách đẩy anh vào lao khổ, thậm chí dù biết anh là giáo viên, vẫn bắt anh làm công việc mỗi ngày phải hốt phân, gánh đi đổ cho cả trại. Đó là thời gian như địa ngục. Thân thể của ông có tắm bao nhiêu lần cũng không hết mùi hôi, những vết thương nhỏ nhất cứ lở loét chứ không thể lành.
Chuyến đi thứ 27, cuối cùng, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn đến được Úc. Anh xin nhận thêm công việc tiếp nhận và giúp đỡ và người tỵ nạn mới đến, như trả ơn cho những ngày tháng tự do của mình.
Một đêm nọ, nghe tin có một chuyến tàu vượt biên vừa đến. Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn ra nơi tiếp nhận. Khi đang đi lướt qua những người vừa cập bến, anh bất chợt nhìn thấy một gương mặt quen thuộc mà anh khó có thể quên trong đời: đó chính là viên công an cai tù đã hành hạ anh. Sững người nhìn viên cai tù ấy, ngược lại, nhân vật đó cũng bối rối quay mặt đi, né cái nhìn của anh Tuấn.
Nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn ôm đầu suy nghĩ suốt nhiều giờ, rồi chọn cách gặp riêng nhân vật cán bộ cai tù đó để hỏi thẳng rằng hắn muốn gì khi đến đây. Chỉ cần một lời tố cáo, cán bộ đó có thể bị trục xuất về Việt Nam, hoặc sẽ bị chính quyền sở tại bắt giữ và đưa ra toà vì tội từng tra tấn và hành hạ tù nhân.
Sợ hãi và tuyệt vọng, viên cán bộ thú thật là hắn đã lỡ yêu một người phụ nữ đã có gia đình là “Mỹ Nguỵ” nên không còn cách nào khác là từ bỏ tất cả, cùng người yêu vượt biển, mà không ngờ có kết cục như hôm nay.
Khi kể cho tôi nghe chuyện này, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn ngừng giây lát, rồi nói rằng “không biết bây giờ tay đó sống ở đâu đó, trên nước Úc này”. Anh đã im lặng và điền hồ sơ cho viên cán bộ cộng sản đó cùng người yêu của hắn tỵ nạn ở Úc. Vết thương chưa bao giờ của anh, một người bị hành hạ trong trại giam cũng như bị xô đẩy ra khỏi đất nước mình, cũng đã thanh thản chữa lành với lòng tha thứ.
Thật nhiều điều để ghi lại, từ hàng triệu người sống sót sau biến cố tháng 4/1975. Cứ vào thời điểm này, nhà nước Việt Nam gọi là đại lễ và tổ chức ăn mừng. Còn hàng triệu người Việt khác thì vào tưởng niệm, như buộc phải coi lại cuốn phim bi kịch chung cũng như những đoạn phim cay nghiệt của riêng mình.
Những ngày ấy, mỗi người. Những cuốn phim một chủ đề nhưng có muôn vạn phiên bản ray rứt đến nhiều đời sau.
Và trong một ngày ăn mừng “đại lễ” của nhà nước Việt Nam, tôi chợt nhớ đến viên cán bộ cai tù vô danh ấy. Tôi tự hỏi, ông ta sẽ đứng đâu giữa lằn ranh ngày 30/4 mỗi năm ấy?
Tuấn Khanh's Blog

11/8/15

9 Điều đáng suy nghĩ trong cuộc sống hôm nay.



1. Trên đường đời, chúng ta sẽ gặp những người đối xử tệ với mình. Đừng để tâm. Không ai có bổn phận phải đối xử tốt với ta,trừ ba mẹ mình. Đối với những người đối xử tử tế với ta, hãy trân trọng và biết ơn họ, nhưng cũng hãy đề phòng họ. Họ có thể đối tốt vì mục đích nào đó. Hãy tìm hiểu động cơ thực sự. Đừng vội kết luận một người là tốt chỉ đơn giản vì họ ưu ái ta.
2. Không ai là không thể thay thế. Không có thứ gì trên thế giới này mình phải bám chặt lấy hay cố sở hữu bằng mọi giá. Nếu hiểu điều này, thì về sau, dù mất bất cứ điều gì trong đời, ta vẫn có thể đứng vững.
3. Cuộc đời rất ngắn ngủi. Đừng phí thời gian và năng lượng vào những người, việc, thứ không cần thiết. Nếu làm đựơc như vậy, sau này sẽ nhận ra rằng ta đã chẳng lãng phí những ngày tháng đã qua.
Nhận ra điều này càng sớm, càng tận hưởng được cuộc sống nhiều hơn. Hãy luôn trân trọng và tận hưởng cuộc sống. Điều đó tốt hơn nhiều so với việc cố gắng kéo dài tuổi thọ.
4. Không có gì trên thế giới là mãi mãi, kể cả tình yêu. Tình cảm có thể thay đổi theo thời gian. Nếu một ngày nào đó mất đi người ta từng yêu tha thiết, hãy nhẫn nại. Đừng cố níu kéo những gì đã mất hay phóng đại cảm xúc của mình. Thời gian sẽ làm dịu nỗi đau. Thời gian sẽ hàn gắn tất cả.
5. Không phải tất cả những người thành công đều học hành đến nơi đến chốn, nhưng điều này không có nghĩa là ta có thể bỏ bê việc học của mình. Kiến thức có được là tài sản lớn nhất của mỗi người.
Mỗi người có thể thay đổi từ tay trắng lên anh tài và biến không thành có. Chúng ta không thể làm được những điều này nếu không có kiến thức, kỹ năng. Hãy nhớ kỹ.
6. Ta không mong đợi con cái sẽ chăm lo cho cha mẹ khi cha mẹ về già. Cũng vậy, cha mẹ cũng không có trách nhiệm phải bao bọc con cái mãi khi con mình đã trưởng thành. Nhiệm vụ của cha mẹ được coi là đã hoàn thành khi con cái lớn lên và trở thành một người độc lập.
Nói cách khác. Ta có thể ăn mì gói hay bào ngư. Lựa chọn đó thực sự do mỗi người hoặc từ lúc mà thôi.
7. Chúng ta có thể hứa hẹn với mọi người nhưng ta không được phép yêu cầu họ cam kết với mình làm gì. Ta có thể đối xử tốt với người khác, nhưng đừng hy vọng họ đáp lại mình như vậy. Ta đối xử với họ như thế nào không có nghĩa là họ phải đối lại với ta như thế ấy. Nếu ta không thể nhìn thấu điều này, về sau sẽ chỉ có thêm nhiều đau khổ, thất vọng.
8. Rất nhiều người mua vé số suốt nhiều năm nhưng cuối cùng họ vẫn trắng tay, nghèo đói. Để thành công hay giàu có, mỗi ngừơi đều phải nỗ lực hết mình. Có một điều đơn giản cần nhớ là: Trên thế giới này không có gì miễn phí.
9. Chúng ta ở bên nhau như một Đại gia đình trên hành tinh này-chỉ trong cuộc đời này thôi, dù con thích hay không. Vì thế, hãy trân trọng và nâng niu khi chúng ta bên nhau, chia sẻ, gắn bó. Dù muốn hay không, chúng ta sẽ không thể gặp nhau ở kiếp sau.
Cuối cùng, có một lưu ý nhỏ ta muốn chia sẻ với tất cả: Hãy đền đáp lòng tốt của các đấng sinh thành, chăm sóc cho sức khỏe và trạng thái cân bằng của bản thân. Ăn uống điều độ, trò chuyện ôn hòa. Trẻ nhỏ cần được dạy bảo. Đau ốm cần phải chữa trị. Các mối quan hệ cần phải nuôi dưỡng, sống hướng tới sự hoàn thiện
(Sưu Tầm)

9/8/15

TUỔI HỒI XUÂN & VẤN ÐỀ TÌNH DỤC

BS HỒ ÐẮC DUY
Thế nào là tuổi hồi xuân
Những thay đổi về sinh lý và sinh dục trong giai đoạn hồi xuân
Estrogen và liệu pháp hormone thay thế là gì ?
Làm thế nào để cuộc sống thêm hạnh phúc
Thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ Việt Nam trung bình bắt đầu từ tuổi 42, 43 cho dến khi hết kinh vào khoảng tuổi 45 đến 52, thời kỳ này người ta gọi nó là tuổi hồi xuân là thời gian mà hoặt động tình dục rất đa dạng, những cơn nóng bừng, những kích dục bất ngờ làm ngay chính người phụ nữ cũng cảm thấy hoảng hốt
Sau tuổi 50 cả nam lẫn nữ đều có những thay đổi rất quan trong về mặt sinh học và là lúc bắc đầu cho những mần mống bệnh tật xuất hiện, các bệnh mạn tính lộ rõ hơn, Ở phụ nữ sinh đẻ nhiều lần là nguyên chính đẩy người phụ nữ mau gìa trước tuổi. Các bệnh tim mạch, dư thừa chất béo, cholesterol, cao huyết áp, đái tháo đường, thấp khớp, u xơ buồng trứng, ung thư vú, ung thư tử cung. . . xuất hiện.
Ở cái tuổi mà ý thức về việc hưỏng thụ về lạc thú ái tình đã chín mùi, ở cái tuổi mà sư cảm nhận người hôn phối đã trở nên rõ ràng, cả vợ lẫn chồng cần phải nhận ra rằng người hôn phối của mình như thế nào gọi là " thích " trong các hoặt động tình dục!
Thời gian đó được mệnh danh là sống cho nhau và vì nhau, không còn vị kỷ hấp tấp như thuở còn son trẻ
NHỮNG THAY ÐỔI Ở PHỤ NỮ
Khi buồng trứng đã hoàn toàn thoái hoá, trứng không còn rụng là lúc người đàn bà mất khả năng sinh sản là lúc chấm dứt một sư kiện quan trọng trong đời sống và họ bắc đầu cho một tiến trình mới đó là hiện tượng nam hoá
Các hormone do buồng trứng tiết ra, các gonadotropine không còn phóng thích ra nữa sẻ gây ra những thay đổi quan trọng như sau :
1. Về Sinh Lý :
Sự thay dổi và chấm dứt các hormone sinh dục sẽ kéo theo các nguy cơ như chứng loãng xương, beó phì, bệnh Alzheimer, suy giảm trí nhớ. . ., các bệnh tật thường xuất hiện trong thời kỳ này thấp khớp, tim mach, tiểu đường, cao huyết áp, các biến chứng trong thời gian tiền mãn kinh hay mãn kinh. .
2. Về Sinh Dục :
Mãn kinh là một bước ngoăt trong cuộc sống của phụ nữ nó được mệnh danh là sự thay đổi của cuộc đời ( change of life ) Chấm dứt sản xuất estrogen từ hai buồng trứng, estrogen là một dấu chỉ làm cho con trai vàcon gái khác nhau, ở tuổi dậy thì nó là yếu tố kich thích phát triễn hệ thống sinh dục thứ phát như vú, âm hộ, âm đạo, tử cung, lông, làm cho da mịn màng, căng hồng mơn mỡn, tạo thêm lớp mỡ ỡ đùi, mông làm cho thân thể cũa người phụ nữ có những đường nét cong mềm mại Nó hoặt động dưới sự chỉ huy giám sát, điều hoà cuả gonadotrophin là một kích thích tố sản xuất từ tuyến yên
Estrogen ảnh hưởng trên sự hình thành nhân cách và tâm lý của phụ nữ làm cho người phụ nữ có cách nghĩ xét đoán xữ lý khác với đàn ông cái chất đàn bà bàn bạc trong toàn bộ đời sống nó thiên về tình cảm hơn là lý trí
Sự thay đổi lượng estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt khi cao khi thấp có phần nào ảnh hưởng lên tính tình sức khỏe cũng như ham muốn tình dục ở phái nữ, trong cơ thễ cuả nam hay nữ ngay cả buồng trứng, tinh hoàn hay tuyến thượng thận luôn luôn haì kích thích tố được tiết ra với một số lượng cân bằng nào đó. ngay sau giai đoạn mãn kinh vài năm buồng trứng ở một số phụ nữ vẫn còn tiết ra một số lượng testoteron chính nhờ có sự hiện diện này mà ở một số bà vẫn còn duy trì được ham muốn, mặt khác ở các phụ nữ bị giải phẩu cắt bỏ buồng trứng vì u buồng trứng hay ung thư tử cung thì họ mất hết khả năng ham muốn. Testosteron làm kích thích ham muốn tình dục cho nên trong một gia đoạn nào trong tháng người phụ nữ lại có vẽ thích chuyện gần gủi, hay trong tuổi hồi xuân vì lúc đó lượng estrogen giảm xuống cho nên kích thích tố testosteron trội hơn.
Estrogen còn chi phối và chiụ trách nhiệm về các vận động chức năng sinh lý như phát triễn sinh dục, tình dục, hành kinh, rụng trứng, thai nghén kể cả lúc sinh nỡ.
Trong thời gian còn có kinh, số lương ngoài sự thay đổi trong tháng nó còn giảm dần theo với thời gian và nó chấm dứt ở tuổi mãn kinh.
Sự thiếu hụt estrogen sẽ làm cho người phụ nữ sống ít thoải mái, tính tình nóng nảy, bứt rứt hay gây gổ, khó khăn, thường hay thấy ở các phụ nữ lớn tuổi và điều dó có thể giải thích cho ta thấy tại sao phụ nữ hay thay đổi tính tình hơn là đối với đàn ông.
Khi buồng trứng không còn sản xuất estrogen thì cơ thể người phụ nử bắt đầu thay đổi rõ rệt, Vú trệ và sa xuống lòng thòng bèo nhèo do các cơ nâng ngực yếu đi và do mô mỡ di chuyễn không bình thường,
Ở vùng mông eo lớp mỡ được tụ lại 3 vùng ở mông. Vùng bên trong phía dưới, bên ngoài phía trên và phía sau. trong khi đó ở vùng hông lại mất đi lớp mỡ này - cấu tạo này làm cho phụ nữ có thân hình hấp dẫn Ngoài ra cấu tạo mỡ ở vùng chân khiến cho đùi phụ nữ rất đặt biệt. Phần dày nhất của lớp mỡ ở mặt trước của đùi, Sự thiếu hụt estrogen làm lượng mỡ trong cơ thể thay đổi vị trí thay vì nằm ở mặt trước của đùi, ở mông nay chuyển sang hông, bụng mặt sau của đùi và bắp chân làm cho cơ thể xồ xề biến dạng cọng thêm tăng trọng làm cho thân thể phì nộn và "khổng lồ" hơn.
Da tóc khô đi các nếp nhăn xuất hiện bắt dầu báo hiệu của sự già nua.
Estrogen có tác dụng trên da, đặt biệt là da ở mặt trán.
Da có ba lớp xếp chồng lên nhau, da ở vùng mặt nhất là ở trán mõng, có câú tạo tương đối mong manh nhất, một vết thương nhỏ có thể để lại vết sẹo nhiều năm. Mô liên kết nằm trong lớp bì rất mõng nó chứa các mạch máu, thần kinh, và những thành phần phụ như tuyến mồ hôi, lông, tuyến bả. . . Mô liên kết được cấu tạo bởi các tế bào, các sơi collagen, sơị đàn hồi nằm xen kẻ trong chất cơ bản, số lượng của sợi collagen thoái hoá và giảm dần, chức năng của tuyến bả và tuyến mồ hôi cũng suy giảm theo sự lão hoá của da, theo sự thiếu hụt kích thích tố sinh dục trong đó có estrogen. Sự thiếu hụt estrogen dẫn đến việc làm cho các sơị collagen bị mỏng đi, mất tính đàn hồi làm tạo ra những nếp nhăn điều đó được chứng minh rất rõ khí ta cho thêm lượng estrogen bổ sung.
Dấu hiệu đầu tiên của sự già nua đôi khi thể hiện với những triệu chứng rất kín đáo như : Lông nách rụng bớt đi, một nếp nhăn mặt trong cánh tay. một vài chấm đồi môì, vết quầng trên mắt, tóc mai ít lại, móng chân dễ gảy là những dấu chỉ mà người phụ nữ cần đề ý đến.
Thiếu hụt estrogen sẽ làm thay đổi vận mạch, làm giả nỡ các huyết quản ngoài da khiến cho người phụ nữ có cảm giác nóngbừng như bốc lửa, hùng hực rất khó chịu các cơn nóng bừng thường xãy ra từng đợt, co thể vài lần trong một ngày cũng có thể vài lần trong một tháng. Các cơn này xãy ra trước, trong hay sau thời kỳ mãn kinh, thâm chí có những trường hợp làm thay đỗi tính tình tạo thành stress nặng đôi khi phải nằm bệnh viện.
Râu và lông xuất hiện, giọng noí trầm xuống, khuôn mặt có chiều hướng bạnh và thô ra, tóc khô va rụng làm cho nam hoá càng ngày càng rõ nét hơn.
Bộ phận sinh dục biến thể làm cho người phụ nũ dần dần mất hết ham muốn tình dục ?Khởi đầu là lông trên xương mu rụng dần, âm hộ teo nhỏ và co lại làm cho dương vật rất khó khăn mới đưa vào được, lại thêm chất nhờ âm dạo không tiết ra làm âm dạo khô khốc nếu gặp ngươì hôn phối thường cũng là một người cao tuổi, mà những người đàn ông cao tuổi lại hay lại bị chứng dương vât không cương đủ cứng thì khả năng giao hợp coi như thất bại và nếu có đưa vào được thì giao hợp rất là đau đớn cho phụ nữ kễ cả người hôn phối.
Thay vì niểm vui việc giao hợp đã trở nên cực hình, đôi khi tàn bạo nữa.
Từ những chấn thương nhỏ về mặt sinh dục sẽ kéo theo những chấn thương về mặt tâm lý, những dấu ấn này trở nên những stress làm cho hạnh phúc gia đình bị đe doạ mà nguyên nhân khởi đầu chỉ là những thay đổi thuần túy về mặt sinh học đó xem như vấn đề số một trong hoặt động tình dục ở tuôỉ trên 50.
Nếu thêm trong thực phẫm hay điều trị một ít estrogen thì có thể tránh khỏi tình trạng nầy.
Ðể kéo dài thời kỳ sinh sản, phụ nữ cần đến các kích thích tố sản xuất từ buồng trứng, các nhà khoa học đang thực hiện một thí nghiệm là bảo quản trứng được lấy ra từ một phụ nữ trong một thởi gian và sau đó đưa trở lai cho người đó khi cần thiết ví dụ như sau khi mãn kinh, thậm chí khi 60, 70 tuổi nếu người đàn bà đó muốn có thai, nếu thí nghiệm này được chấp nhận thì nó sẽ có lợi hơn là liệu pháp dùng hormon thay thế hiện nay và là một biện pháp giúp cho phụ nữ trẻ mãi không già vì ta biết sự thiếu hụt estrogen là nguyên nhân của già nua.
ÐỂ DUY TRÌ KHẢ NĂNG HOẶT ÐỘ?G TÌNH DỤC TỐT SAU TỔI 50.
Liệu pháp hormon thay thế được các thầy thuốc ưa chuộng và khuyến khích, nhưng các bà thì lại rất e ngại vì một số phụ nữ muốn để mọi sự diễn biến một cách tự nhiên, họ không muốn tham dự hay cải tạo qui luật tự nhiên của đời sống.
Có lẽ phương pháp tự ghép sẽ là biện pháp của ngày mai.
Liệu pháp hormon thay thế là gì ? Ðó là đưa vaò cơ thể một số lượng estrogen thay thế cho lượng estrogen đã mất.
Estrogen này có nhiều nguồn gốc từ nước tiểu của người và ngưạ, do sự tổng hợp. . . Có nhiều cách để đưa thuốc vào cơ thể như uống, chích, cấy dưới da, băng dán. crem, viên đặt vào âm đạo. . .
Sau một vài tuần điều trị, estrogen sẽ làm thay đổi những triệu chứng trước đó, người phụ nữ sẽ cảm thấy dể chiụ hơn, các cơn bốc nóng giảm rõ rệt, giọng nói bớt trầm, các sơị collagen tăng sinh và đàn hồi hơn làm cho các nếp nhăn trên trán mất dần. Da và tóc, lông trở nên mịn màng mơn mỡn hơn, người phụ nữ lấy lại được phong độ đã mất, các cảm xúc trở lại bình thường người phụ nữ thấy yêu đời hơn.
Về phương diện sinh dục, thì khả năng ham muốn tình dục quay trở lại, vú nở to và săn chắc, các lớp tế bào lót âm đạo tăng sinh, mô âm đạo căng ra và mềm mại các tuyến nhờn hoặt động trở lại, cơ vòng âm hộ không còn thắt chặt, lổ âm hộ bình thường làm cho dương vật đi vào dể dàng hơn.
Estrogen còn có nhiều tác dụng khác như điều trị chứng loãng xương, làm giả lượng cholesterone, tăng tỷ lệ HDL/LDL, tăng tác dụng của chất ức chế acetylcholinesteraza, các chât ức chế tái nhận biết serotonin trong các bệnh Alzheimer và trầm cảm, estrogen làm tăng lưu lượng trong động mạch vành, làm cải thiện tình trạng tim mạch, làm giảm kháng insulin trong bệnh tiểu đường, bên cạnh đó những nguy cơ do dùng estrogen là có thể làm gia tăng ung thư nội mạc tử cung, tạo ra những huyết khối làm thuyên tắc tỉnh mạch, và đặt biệt là estrogen là xuất hiện ung thư vú. Những trường hợp chống chỉ định không được dùng liệu pháp hormone thay thế.
Bệnh ác tính phụ thuộc vào estrogen
Bệnh tắc tỉnh mạch do huyết khối
Suy Gan
Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
Liệu pháp hormone thay thế sẽ giúp cải thiện sức khoẻ cho phụ nữ ở lứa tuôỉ sau 50, nó đem trả lại những những ham muốn và lạc thú đã bị đánh mất do tình trạng mãn kinh, nó mang muà xuân trở lại cho tuổi già.
Việc điều trị thuộc về người thầy thuốc, không nên tự chẫn đoán và điều trị cho mình.
Giao hợp và sưả soạn, chờ đợi cho việc giao hợp luôn luôn hấp dẫn, kích thích, và gây nên hồi hộp tình trạng sinh lý đó là một yếu tố gây kích thích hệ nội tiết làm việc các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến sinh dục, tuyến giáp trạng, thượng thân được kích thích dưới hoặt đông sinh lý đó, nó phóng thích các kích thích tố nhiều hơn vào trong máu, làm gia tăng nhịp đâp và sức co bóp của tim làm cho máu lưu thông dễ dàng hơn, làm cho việc tưới maú của tuần hoàn nảo tốt hơn do đó làm cho trí óc sản khoái lạc quan và yêu đờì hơn.
Ðối với người lớn tuổi việc giao hợp đều độ, thích hợp là một thình thức vận động thể dục tốt nhất nó vừa có tác dụng lên toàn diện các cơ bắp, gia tăng hoặt đông vừa phải của tim, gia tăng nhịp thở, vận đông các khớp xương tay chân và cột sống, nó giúp cải thiện cho sức khoẻ. Ðặt biệt là giao hợp sẽ tạo nên hưng phấn, quan hệ tình dục đầy tình yêu sẽ giúp phục hồi nhanh chóng những khả năng đã bị đánh mất, nó đem laị bình an và hạnh phúc, mang lại niềm vui tinh thần, thỏa mãn về mặt tâm lý cho ngườ lớn tuổi và có ý nghiã tích cực trong cuôc sống của họ.
Sau tuổi 50 người đàn ông cũng như đàn bà có nhiều thì giờ để nghĩ đến nhau hơn, họ không còn bận bịu về vấn đề con cái, cuộc sống vật chất tạm ổn định, không còn sợ có thai, chín chắn và chững chạc hơn, Ở cái tuổi này họ nhận thức được rằng hạnh phúc phải đi tìm, phải nâng niu, phaỉ vun xơí gìn giử nó mới có, nó mới tồn tại. Ở cái tuổi mà biết đựơc mìmh, biết đựơc mệnh trời, biết đựơc người, biết được trong quan hệ vợ chồng thế nào là sống có chất lựơng hạnh phúc.
Khi xảy ra những sự cố vợ chng nên thẳng thắn trao đổi, bày tỏ cảm giác và đưa ra những yêu cầu, tránh không nên chỉ trích oán giận nhau hoặc nặng nhẹ chì chiết lẫn nhau. Ðừng xem thường những chuyện nhỏ không vừa ý hay câu nói đùa không thích hợp đôi khi cũng có thể làm tổn thương bạn tình., tăng thêm gắnh nặng tâm lý, gây ra bất hòa vợ chồng.
BS HỒ ÐẮC DUY

Khảo cứu tình dục học của BS Hồ Đắc Duy

BÍ THUẬT PHÒNG TRUNG CỦA KHUẤT VU & HẤP TINH ĐẠI PHÁP CỦA NÀNG HẠ CƠ 
CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH THAY ÐỔI THEO MÙA. 
CHẾ ÐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI YẾU SINH LÝ
CUỘC CÁCH MẠNG VĨ ÐẠI TRONG ÐIỀU TRỊ BỆNH LIỆT DƯƠNG 
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CHẨN ÐÓAN VÀ MÔ HÌNH ÐIỀU TRỊ BỆNH ED
CÁI DÂM trong TƯỚNG MỆNH HỌC
CƠ CHẾ CƯƠNG DƯƠNG VẬT
CẢM GIÁC ÂM THANH TRONG TÌNH DỤC 
DÂM NỮ MA ĐĂNG GIÀ & BÁT KIẾT ĐẾ
DÂM NỮ MA ĐĂNG GIÀ & BÁT KIẾT ĐẾ (phần 1)
GIẢI PHẨU TÁI TẠO DƯƠNG VẬT TRONG TÁC PHẨM NHỤC BỒ ĐÀO
GIẢI PHẪU DƯƠNG VẬT
Giải phẫu Thẫm Mỹ Âm Đạo
HDD - mo hinh dieu tri benh liet duong
HÔN NHÂN trong CHU DỊCH ,THÁNH KINH và một vài giai thoại trong LỊCH SỬ VIỆT NAM
HƠI HÁM VÀ CẢM XÚC TÌNH DỤC
HẤP TINH ĐẠI PHÁP CỦA CỐ TIÊN NƯƠNG
HỘI NGHỊ CHÂU Á LẦN THỨ IV VỀ NIỆU KHOA (ACU) 
Indra, vị thần 1000 mắt & khả năng tự kiềm chế bản năng tình dục
KHỨU GIÁC, MÙI VỊ VÀ CẢM XÚC TÌNH DỤC
LUYỆN THIÊN LINH CÁI MỘT HỘI CHỨNG CỰC KỲ QUÁI ĐÃN TRONG TÌNH DỤC
LUẬT HÔN NHÂN TRONG KINH QUR’AN (CORAN )
LÀM THẾ NÀO ÐỂ ÐÁNH GIÁ MỨC ÐỘ CỦA BỆNH LIỆT DƯƠNG
Lạ gì đôi lứa vừa xuân
LỆCH LẠC TÌNH DỤC TRONG TÁC PHẨM LIÊU TRAI CHÍ DỊ CỦA BỒ TÙNG LINH 
LỜI NGUYỀN CỦA ĐẠO SĨ GOTAMA TRONG SỬ THI RAMAYANA CỦA ẤN ĐỘ
MỘNG TINH – DI TINH NỖI LO LẮNG CỦA NHIỀU NGƯỜI
MỘT BỆNH LÝ TÌNH DỤC ĐƯỢC NÓI ĐẾN TRONG CÁC BỘ SỬ VĨ ĐẠI CỦA NƯỚC TA 
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG ÐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG XUẤT TINH SỚM
NHỮNG GIẤC MƠ ĐÃ BIẾN MẤT TRONG ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC CỦA NGƯỜI LỚN TUỔI 
NHỮNG GIẤC MƠ ĐÃ BIẾN MẤT TRONG ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC CỦA NGƯỜI LỚN TUỔI 
NHỮNG RẮC RỐI VỀ TÌNH DỤC SAU TUỔI 50
NHỮNG RẮC RỐI VỀ TÌNH DỤC SAU TUỔI 50
NHỮNG THAN PHIỀN TRONG HOẠT ÐỘNG TÌNH DỤC
NÀNG HẠ CƠ VỚI THUẬT "HOÀN TÂN" QUA CÁI NHÌN Y HỌC
STRESS và RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC
SỰ CHÊNH LỆCH TRONG HOẠT ÐỘNG TÌNH DỤC và TUỔI TÁC
SỰ PHÁT TRIỄN VỀ MẶT SINH HỌC TÂM LÝ & TÌNH DỤC
SỰ RA ÐỜI CỦA VIÊN THUỐC TRỊ BỆNH BẤT LỰC VIAGRA
Thế nào là BẠO DÂM VÀ KHỔ DÂM
THỦ DÂM NHÌN DƯỚI GÓC ÐỘ KHOA HỌC
TUỔI HỒI XUÂN & VẤN ÐỀ TÌNH DỤC
VĂN HÓA ẨM THỰC VÀ SỨC KHỎE TÌNH DỤC
YẾU SINH LÝ
ÐIỀU TRỊ NGƯỜI YẾU SINH LÝ
ĐOM ĐÓM , NGẦU PÍN & DÂM DƯƠNG THẢO CHO NGƯỜI BỊ SUY NHƯỢC TÌNH DỤC 
ẢNH HƯỞNG CỦA STRESS TRÊN RỐI LOẠN TÌNH DỤC
Ở PHỤ NỮ CÓ SUY GIẢM TÌNH DỤC HAY KHÔNG ?

8/8/15

Không thể để thầy cúng thao túng cửa chùa

Không thể để các thầy cúng thao túng cửa chùa!
Trong Phật giáo không có thầy cúng, nhưng do trong quá trình du nhập vào một vùng mới, vì tính dung hoà và giản dị, Phật giáo đã chấp nhận những hình thức cúng bái ngẫu tượng và phong tục thờ cúng địa phương, vì thế những loại hình cúng bái do nhu cầu xã hội bắt đầu bén rễ.
Thầy cúng mượn nhiều hình thức để thu hút sự chú ý và mở rộng dịch vụ tín ngưỡng thờ cúng và phương thức sinh nhai của mình một cách hiệu quả hơn, nên đã bỏ quên và bất chấp sự suy thoái đạo đức và tinh thần xuất gia giải thoát của một tu sĩ. Trong đó có nhiều hạng thầy cúng mang hình thức một tín ngưỡng địa phưong, hay của một tôn giáo khác, trong đó điển hình là của Phật giáo và Đạo giáo.
Trong nhiều thời kì đen tối của Phật giáo thì cũng do thầy cúng gây ra, khi họ đã đưa hình thức cúng vái vào công việc tâm linh để vận hành thế giới của họ thì sự đảo lộn xã hội là một điều chắc chắn, đạo đức cũng từ đó suy đồi, vì bản thân của sự cúng vái không giải quyết một sự thật nào cả, mặt dù có khi được xem là một hình thức nghi lễ tôn giáo hay an ủi người sống, tất cả điều bị lầm lẫn, lầm lẫn ở đây là vô tình đẩy xã hội rơi vào tay của tà giáo. Mà như chúng ta biết, ngày xưa khi xã hộị và trật tự xã hội bị rơi vào tà giáo thì kết quả xã hội ấy đầy thảm hại, mà con người trong xã hội ấy muốn vựt dậy cũng khó.
Hiện nay, thầy cúng hầu hết họ đều tập trung ở đô thị mà chẳng thèm đến vùng nông thôn nghèo khó, vì ở đó không có ai mời cúng. Đồng thời khi xã hội được bày biện bởi sự cúng cấp thì cũng sinh ra nhu cầu của nó, vì thế xã hội cũng chỉ cần thầy cúng là đủ. Vì vậy vai trò của chánh giáo dễ bị đánh tráo, hiểu nhầm và dễ bị kẻ lợi dụng gây tai hại cho xã hội và cho Phật giáo. Hãy nhìn vào Phật giáo Hàn quốc là một ví dụ điển hình, Phật giáo chính thống không đủ sức mạnh để đẩy lùi lực lượng thầy cúng ở đây, đã có gia đình và mọc rễ trong cảnh chùa chiền.
Hơn thế nữa, hầu hết những chức sắc tôn giáo đều do họ nắm giữ, bởi những lí do rất đơn giản mà xã hội đã tạo nên, đó là giàu có về tiền bạc, sở hữu về vật chất, truyền bá mê tín và những trang phục đắt tiền. Ngoài ra cũng hơn 90% chùa chiền đều do họ nắm giữ cương vị trú trì, để dễ dàng hoạt động phục vụ tín ngưỡng cúng vái.
Ở trong chùa, một tu sĩ mới nhập môn cần phải trải qua các thời kì đi cúng, đến nỗi không cần học cũng biết nghề, vì sự lập đi lập lại quá nhiều, đến nỗi không còn thời gian để tu học và thực hành. Rồi từ đó họ nghĩ rằng đi cúng cũng là một cách hành trì. Thật nguy hại hết sức.
Thế rồi Giáo hội khi cần đến cơ sở hạ tầng để phục vụ cho giáo dục thì hỡi ôi không còn cơ sở nữa, mà muốn có cơ sở mới thì không đơn giản tí nào. Một cơ sở Giáo hội do bởi một lí do khách quan tạo thành một ngôi chùa, thì từ đó không còn cơ hội để trở lại mục đích ban đầu mà trở thành một trung tâm phục vụ việc cúng vái, chánh điện làm nơi thờ các loại hình tín ngưỡng dân gian, nhà linh nhà cốt ngênh ngang, suốt ngày pháp hội, chẳng thấy một từ giáo lí, mặt dù đọc trong bài cúng thì ngôn từ bằng chữ tàu dù có ngụ ý Phật pháp cũng chỉ là bài ca bài thán sơ sài.
Lại nữa, khi xã hội được vận hành bởi mục đích vật chất thì sức mạnh của nó là tiền bạc, những thứ này vốn tự con người tạo ra chứ không có tội gì cả, là phương tiện trao đổi, thể hiện tính văn minh của con người, thế nhưng nếu không biết cách sử dụng vật chất và tiền bạc, con người sẽ trở thành kẻ nô lệ. Trong bất cứ môi trường nào, kể cả trong tôn giáo, khi thầy cúng đã nắm toàn bộ cơ sở vật chất, có sức mạnh về tiền bạc, có chức có quyền thì dĩ nhiên sự điều hành của họ cũng theo thiên hướng cúng tế.
Một thực tế cho thấy, hầu hết các lễ hội trong Phật giáo đều một hình thức như nhau, thí dụ, một hội thảo khoa học cho Phật giáo hình thức chẳng khác mấy một đám tang của tu sĩ, hoặc một buổi lễ hội tín ngưỡng cũng chẳng khác mấy một lễ chẫn tế. Nội dung không có gì nêu bật ý nghĩa của tổ chức, ngược lại vai trò của “thầy cúng lên ngôi”. Vì trong chương trình của những buổi lễ này toàn là nghi với lễ, đón với rước, lọng che kèn trống om xòm. Mở đầu cho một buổi lễ như vậy bằng một lễ “hưng tác thượng đại tràng phan”, thì thật còn gì là một buổi hội thảo khoa học. Kết thúc chương trình là “đăng đàn chẩn tế”. Thử hỏi có ai đặt vấn đề này với Giáo hội với các chức sắc mà đã được gọi là “tôn sư”, nhưng thực tế họ là những “pháp sư” cúng dạo.
Một sự thật cay đắng là khi đi tham dự lễ thì cho dù là vị đó ở địa vị nào cũng phải đến tham dự, hoặc bằng phương tiện tự túc, hoặc tập trung để cùng đi bằng phương tiện số đông, thế nhưng thầy cúng thì Giáo hội phải đón rước bằng xe hơi, đến từng chùa, lo tiếp đón long trọng. Chờ cho những bậc thầy cúng này xong phần tiếp đón, vớ tất giày hia, mũ mão đường bệ, y áo gấm lụa, thừ thừ theo kèn trống rinh rang “quang lâm” thì cũng đã quá trưa, vừa mất thời gian, vừa tốn kém, vừa không có lợi gì cho việc tu tập giải thoát.
Trong thực tế, khi phát tâm xuất gia người tu sĩ Phật giáo mong muốn có được một cơ hội học hỏi và tu học cho mục đích giải thoát, thế nhưng do nhu cầu xã hội và hình thức cúng vái đã biến chuyển phẩm chất của họ, rồi họ bỏ học sang đi cúng, thấy lợi trước mắt chứ không thấy được giá trị của con đường giải thoát mà Đức Phật đã dạy. Có lúc không cần tu học mà bước vào con đường đi cúng lấy tiền, có lúc bỏ học để đi cúng, hoặc chuyển hẳn sang nghề đi cúng, nhưng họ không hề hay biết, hoặc không may mắn vào xuất gia với thấy cúng hoặc trong chùa chuyên đi cúng, vì vậy mục đích của họ dần dần bị biến tướng và quên hẳn lí tưởng giải thoát. Nhưng tệ hại nhất là hình thành một ý thức hệ đi cúng, có vai vế và có địa vị trong giáo hội tại địa phương. Đây là một trong những tai hại của Phật giáo, thậm chí làm cho vai trò tôn quí của sự giải thoát bị lu mờ, Phật giáo lâm vào cảnh thế tục hoá.
Sự lạm dụng hình thức cũng như các hoạt động của thầy cúng đã đi đến sự xáo trộn trật tự trong Phật giáo. Việc đi cúng được họ gọi là làm Phật sự hay Pháp sự, đi cúng được cho là phương pháp hành, rồi từ đó chê bai hiềm khích tu sĩ biết học, biết tu và biết cố gắng bằng những ngôn từ miệt thị như “tiến sĩ” không bằng “tiến linh”, “đi tu không bằng đi cúng”… Còn trao đổi và nói chuyện thì ngôn ngữ của họ khỏi phải bàn…

Về từ ngữ “thầy cúng”, Tự Điển Việt Nam của soạn giả Lê Ngọc Trụ giải thích là “tiếng gọi một cách mỉa mai những thầy chùa chuyên làm đám ăn tiền chứ không thiết gì đến kinh kệ, giáo lý nhà Phật”. Hiện nay thì số thầy cúng chiếm được chùa, cuộc sống hưởng thụ vật chất, trong lúc đó tu sĩ quan tâm đến đạo Pháp thì bị chèn ép, lại thiếu cơ sở để làm Phật sự. Thời gian dành cho việc tụng đọc kinh điển Phât giáo của những thầy cúng rất ít, họ toàn lợi dụng kinh điển của Đức Phật là “Phật sự siêu độ người chết”, cho rằng đây là Phật sự. Cho nên vừa nghe nói đến tiếng “Phật sự” là rất dễ sinh ra hiểu lầm. Những việc siêu độ vong linh này ở trong Phật giáo xuất hiện rất trễ …, rất trễ, thời xưa ở Ấn Ðộ chẳng có, sau khi truyền đến Trung quốc, lúc ban đầu cũng chẳng có, nhưng sau đó do ảnh hưởng Lão giáo mà phát triển và thịnh hành, rồi lan rộng sang Việt Nam.
Chúng ta cần nhận định rõ vấn đề này, bởi vì đây là một vai trò của Phật giáo, quyết không để mê tín tràn lan, vừa hại cho đạo mà cũng vừa ai cho đời. Một tu sĩ Phật giáo đã cạo bỏ râu tóc, mình mặc áo cà sa, là quyết định cuộc đời vì mục đích giải thoát và cứu độ chúng sinh, chứ không có hình thức mang hia đội mão, áo cà sa hoại sắc thô bố chứ không phải gấm tía hài son. Đừng ham danh lợi mà phải mượn nón này mũ nọ, hài son y tía, mà thu hút hoặc tô thêm uy nghi. Đức Phật dạy uy nghi có được là nhờ vào sự giữ gìn Giới luật, đức hạnh là nhờ vào sự trang nghiêm của hành vi đạo đức, chứ không có cái gì tô vẽ nên được.
Thiết nghĩ, Phật giáo vốn chẳng có những việc như thế, nhưng vì Đạo Phật là đạo từ bi, mà phương tiện để độ chúng sanh từ mê sang ngộ, mà Phật giáo từ buổi đầu đã chấp nhận những hình thức tín ngưỡng dân gian địa phương mà truyền bá chánh Pháp. Nhờ những hoạt động uyển chuyển như vậy mà Phật giáo dần dần dạy cho người dân biết được nhân quả, làm lành tránh dữ, ngõ hầu đem lại cuộc sống an lạc hạnh phúc cho người dân. Do đó, dù đạo Phật không chủ trương cúng bái, cầu xin, nhưng khi tới đại phương nào thì cũng tùy thuận chúng sinh mà làm lễ bái cho dân chúng, rồi sẽ nhân đó mà giảng giáo lý nhà Phật, rất minh bạch rõ ràng, rồi còn chỉ cho họ con đường đi đến giác ngộ giải thoát, và chứng đắt đồng với quả vị của Đức Phật.
Nhận thấy đây là một vấn đề cần phải được xem xét, đề nghị Giáo hội cần phải rõ ràng trong vấn đề tu sĩ và thầy cúng, chớ có lẫn lộn mà hại cho Phật giáo. Việc nghi lễ cũng là việc cần làm tuy nhiêm đừng để bị lạm dụng không những tai hại cho Phật giáo mà xã hội cũng bị ảnh hưởng lây. Cần phải đặt vai trò giáo dục Phật giáo và đào tạo Tăng tài, nâng cao vai trò ý thức việc đi cúng hoặc cấp phát chứng chỉ mới được đi cúng. Những cơ sở xưa là cơ sở của Giáo hội mà nay do các thầy cúng trú trì thì phải cần cử tu sĩ đến thay đổi hoặc làm các cơ sở phục vụ cho mục đích số đông. Việc làm cần thiết hơn nữa là cải cách nghi lễ, những yếu tố có thiên hướng đi xa với ý nghĩa thực tế thì bỏ, đưa các hình thức cầu nguyện đúng đắn.

Thích Minh Hạnh

6/2/15

Những công dụng bất ngờ của hạt Methi

Những công dụng bất ngờ của hạt Methi

vườn rau mầm0 nhn xét
Hạt Methi được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau như bảo vệ gan và dạ dày, kích thích tiêu hóa, lợi sữa, chống tiểu đường, chống rối loạn lipit máu, chống oxy hóa... 

Hạt Methi - nhiều công dụng

Methi tên la tinh là Trigonella foecum-graecum, họ đậu (Fabaceae). Có tên khác là Fenugrec (Pháp), Koroha (Nhật), Halba (Malaysia), Fino-greco (Ý), Hồ lô ba (Trung Quốc)…

Bộ phận dùng là hạt và lá. Cây được trồng nhiều, dùng làm thực phẩm, làm thuốc từ hơn 4000 năm qua, là cây thuộc vùng ôn đới Châu Âu và Bắc Phi, trồng từ Địa Trung Hải tới Trung Quốc.

Người La Mã xưa, dùng Methi để giúp dễ đẻ, người Ấn Độ dùng tăng tiết sữa, người Trung Quốc dùng hạt Methi làm thuốc bổ, chống yếu chân, phù chân, dễ tiêu hoá.


http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/03/23/15/20120323150140_add.jpg
Hạt methi

Từ xa xưa, người Ai Cập đã dùng hạt Methi làm gia vị, ướp xác, xông hương, lá và ngọn Methi làm rau ăn, cây làm thức ăn cho súc vật. Y học cổ truyền công nhận hạt Methi có vị đắng (vì chứa 1% alcaloid) ôn thận, tán hàn, chỉ thống, dùng trị thận suy, đau dạ dày, đau ruột, chân sưng đi lại khó khăn, kích thích tính dục, tăng tuyến sữa, da dẻ mịn màng.

Ngày nay hạt Methi vẫn được dùng phổ biến để điều trị đau dạ dày, đau bụng, thấp khớp, nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh, tăng cường khả năng tính dục… Phụ nữ dùng hạt Methi rang lên để giữ thân hình thon đẹp. Người Ba Tư và Ả Rập thường dùng hạt Methi để làm tăng khối nạc cho phụ nữ và để tăng cường khả năng tính dục cho nam giới.

Nhiều nước còn dùng hạt Methi giúp nhuận tràng, lợi tiểu, chống phù thũng, điều kinh, làm thuốc mỡ đắp chữa bỏng giảm đau và thường dùng như thực phẩm, làm gia vị trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Hỗ trợ người bệnh tiểu đường

Để cắt nghĩa tác dụng nổi trội của hạt Methi trong chống tiểu đường, người ta đã thấy trong hạt chứa một acid amin là 4-hydroxy-isoleucin làm tăng được insulin ở tế bào beta của đảo tuỵ, nên Methi làm giảm nồng độ glucose - máu, làm tăng số lượng thụ thể với insulin; Methi ức chế hoạt tính của alpha - amylase và sucrase (là các enzym ở ruột xúc tác cho chuyển hoá hydrat carbon) và Methi còn chứa trigonelline có lợi ích chống glucose - niệu.

Ngoài ra, vai trò của chất xơ trong hạt Methi cũng rất quan trọng. Chất xơ tự nhiên trong hạt Methi là galactomannan chiếm 50% trọng lượng hạt khô (gồm 30% xơ hoà tan và 20% xơ không tan) sẽ làm chậm hấp thu glucose sau bữa ăn của người bệnh tiểu đường. Chất xơ của hạt Methi rất ổn định khi chế biến, giúp cải thiện chức năng tiêu hoá, không gây đầy hơi, giúp tăng khối lượng phân, giảm nguy cơ táo bón, đại tiện dễ nhờ phân mềm, giảm nguy cơ túi thừa đại tràng, giảm trĩ và nứt hậu môn. 

Chất xơ này còn cải thiện sức khoẻ cho người tiểu đường nhờ hạn chế được số lượng calo mang vào, giảm thèm ăn, kiểm soát ăn quá no, hạn chế tăng thể trọng. Galactomannan (chất xơ của hạt Methi) cũng giúp làm giảm cholesterol - máu nên có ích trong phòng và chữa vữa xơ động mạch và các bệnh tim mạch.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhJNo9X9UEEMYrObRucrtxO7Q2FyB-Oq7drNDXfnbT2DY05FuuNmx9wipSu15Wxcaqvx2qGPs-uFf_sm6MOndWMHJwzNFcv2Cya_5raGxRFn2Zbr-XpzjfX2zY_9BG3j3Z-ndSATfPtl_E/s1600/fenugreek.JPG
Cây mầm Methi
Viện dinh dưỡng quốc gia Ấn Độ đã cho thấy lợi ích của hạt Methi chống tiểu đường cả tuýp I và tuýp II, tác dụng như sau: Giảm glucose - máu lúc đói, cải thiện dung nạp glucose, giảm glucose niệu, giảm tỷ lệ % HbA1c, giảm nồng độ glucose máu sau bữa ăn, cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường (đái nhiều, khát nhiều, ăn nhiều, suy yếu, sụt cân).

Tổ chức Y tế thế giới cũng đã công nhận dùng hạt Methi hỗ trợ điều trị cho người bệnh tiểu đường tuýp I và II. Người bệnh uống hạt Methi đều đặn có thể giảm liều dùng của các thuốc chống tiểu đường như glibenclamid/glipizid/metformin khoảng 20% khi phối hợp.

Hạt Methi còn chống rối loạn lipid máu: ăn hạt này thường xuyên và kéo dài, người bệnh sẽ thấy giảm các nồng độ cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL – cholesterol trong máu, có thể do thành phần sapogenin trong hạt làm tăng tiết cholesterol ở mật, nên làm hạ cholesterol trong huyết thanh và đào thải cùng acid mật theo phân.

Hạt Methi làm giảm sự peroxy hoá lipid, kìm hãm sự hao hụt các phân tử chống oxy hoá (như superoxyd - dismutase, glutathion - peroxydase). Như vậy Methi là chất chống oxy hoá, mang lợi ích nhiều mặt cho người dùng (như chống tiểu đường, lão hoá, các bệnh chuyển hoá, bệnh tim mạch…). Hạt Methi có lợi cho chức phận tiêu hoá nhờ làm tăng tiết acid mật (35%), tăng tốc độ dòng chảy của mật (44%), tăng hoạt tính lipase ở tuỵ tạng (43%), tăng hoạt tính chymotrypsin, giảm amylase tuỵ tạng, giảm trypsin tuỵ.


Đ an toàn ca ht Methi
S
dng ht Methi rt an toàn nếu tuân theo cách dùng và liu lượng. Rt ít khi gp d ng, tiêu chy, đy hơi, chóng mt, gim th trng.
Dùng th
n trng khi có tng chy máu, khi dùng chung thuc làm h kali - máu (như thuc li niu, nhun tràng…)
Không dùng khi đang mang thai (vì h
t Methi làm tăng co bóp t cung súc vt thí nghim).
U
ng 25gam/ngày, dùng trong 24 tun, không thy có du hiu đc vi gan, thn, huyết hc.



Giáo sư Hoàng Tích Huyền