29/8/14

Những món ăn ‘đặc sản’ ở Việt Nam khiến khách Tây e dè

Những món ăn ‘đặc sản’ ở Việt Nam khiến khách Tây e dè

Tiết canh

Với quan niệm huyết tươi là loại thuốc bổ thần kì, từ xa xưa, ông cha ta đã sáng chế ra việc làm ngưng tụ tiết tươi của các động vật băm nhỏ cùng sụn, thịt bằng nước mắm pha loãng hoặc muối nhạt. Dù tính chất bổ dưỡng đã được chứng minh, nhưng đây là món ăn ngay cả những người nước ngoài ở Việt Nam lâu cũng chưa dám thử.
du lịch Việt Nam
Tiết canh dù bổ dưỡng nếu được làm vệ sinh nhưng vẫn rất đáng sợ với người nước ngoài. Ảnh: VnExpress.

Rượu thuốc

Rượu thuốc hay rượu dân tộc là tên gọi chỉ các loại rượu ngâm rất phổ biến trong hệ thống đồ uống của ẩm thực Việt Nam truyền thống, thường được quảng cáo là các loại rượu cường dương hay bổ âm.
du lịch Việt Nam
Rượu thuốc là thứ dễ tìm thấy trong mỗi gia đình. Ảnh: laodong.
Rượu thường làm bằng rượu trắng nồng độ cao ngâm các nguyên liệu thảo dược hoặc động vật có dược tính theo các phương pháp cổ truyền. Hầu như gia đình nào ở Việt Nam cũng đều có một vài bình rượu thuốc trong nhà và có những bình được để rất lâu. Người nước ngoài dù rất thích uống rượu nhưng có khá ít người chịu nổi mùi vị của loại rượu đặc biệt này.

Thịt mèo

“Những chủ sở hữu mèo ở Việt Nam luôn phải sống trong sợ hãi vật nuôi của họ bị đánh cắp và ăn thịt”, đó là nhan đề bài viết trên báo chí quốc tế về món thịt mèo ở Việt Nam. Theo tìm hiểu của phóng viên nước ngoài, thịt mèo ở Việt Nam được gọi là “tiểu hổ”, là món nhậu đã phổ biến từ khá lâu đời của các quý ông Việt.
du lịch Việt Nam
Mới đây thịt mèo ở Hà Nội đã lên báo nước ngoài. Ảnh: CNN.
Tại một nhà hàng khiêm tốn ở trung tâm Hà Nội, khách hàng có thể dễ dàng gọi một bữa tiệc “tiểu hổ” thịnh soạn. Thịt mèo đã qua sơ chế bằng việc cạo sạch lông, chặt từng khúc nhỏ, sẵn sàng để chế biến các món ăn. Quản lý nhà hàng cho biết “Rất nhiều người ăn thịt mèo, đó là một sự mới lạ và họ muốn thử nghiệm nó″.

Nội tạng động vật

Ở Việt Nam, nội tạng động vật đôi khi còn mắc hơn cả thức ăn thông thường, trong khi nước ngoài hầu hết đều vứt bỏ. Bằng một vài phương thức chế biến sáng tạo, các món nội tạng động vật hiện nay không còn là nỗi ám ảnh quá lớn với khách nước ngoài. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh một “ông Tây” ăn dạ dày, lòng nướng hay xì xụp bát cháo lòng.
du lịch Việt Nam
Nội tạng động vật được xem là món ăn nhiều dinh dưỡng. Ảnh tuoitre.

Thắng Cố

Thắng Cố được nấu bằng cách sử dụng bếp lửa than, dùng một cái chảo lớn (không được dùng chảo mới), cho tất cả các thứ như: thịt thủ, thịt mông, tim, gan, lòng… vào chảo cùng lúc, xào lăn theo kiểu “mỡ ngựa rán ngựa” (dùng chính mỡ có trong thịt để xào, không thêm mỡ ở ngoài).
du lịch Việt Nam
Thắng Cố là một món ăn thử thách cả người bản xứ. Ảnh gaodacsan.
Khi miếng thịt se se cạnh, người ta đổ nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ. Thắng Cố đôi khi còn là món khó ăn với nhiều người Việt nên nó thật sự là món khó xơi với người nước ngoài.

Thịt chó

Đối với người nước ngoài, chó không chỉ là vật nuôi, chúng là người bạn tâm giao thân thiết. Vậy nên việc ăn thịt “người bạn” của mình quả là điều… không tưởng. Không khó để nhận thấy biểu hiện sửng sốt của bạn bè nước ngoài khi nhắc tới món thịt chó của người Việt.
du lịch Việt Nam
Thịt chó rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Ảnh phunutoday.

Trứng vịt, trứng cút lộn

Không quá ngạc nhiên khi món ăn này đứng đầu danh sách 10 món ăn kinh dị nhất hành tinh. Người nước ngoài không thể tin được việc có thể ăn một con gia cầm còn đang trong giai đoạn phôi, chưa phát triển hoàn chỉnh bằng việc loại bỏ sự sống của nó “ngay từ trong trứng”. Một du khách nước ngoài đã miêu tả món trứng vịt lộn như thế này: “Phải công nhận trứng vịt lộn là một trải nghiệm ẩm thực khó khăn của mình”.
du lịch Việt Nam
Nhiều người không biết hột vịt lộn có tên trong danh sách những món ăn đáng sợ nhất thế giới. Ảnh wikimedia.

Thịt chuột

Người Việt không chuộng thịt chuột bằng thịt chó nhưng tại nhiều nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ và sông Cửu Long, chuột được giao bán rộng rãi như một nhu yếu phẩm cần thiết cho bữa ăn hàng ngày. Trái với một số nước Châu Phi ăn cả chuột cống, chuột dùng làm món ăn ở Việt Nam hầu hết là chuột đồng.
du lịch Việt Nam
Chuột đồng là món rất hấp dẫn, cách chế biến cũng đa dạng. Ảnh media.

Côn trùng

Có rất nhiều loại côn trùng được chế biến thành món ăn ở Việt Nam nhưng đuông dừa được biết đến nhiều nhất, vì có người cho rằng ăn sống mới ngon. Đuông là một loại sâu của cây dừa, thân tròn.
Ảnh youtube.
Đuông ăn sống được cho là ngon nhất. Ảnh youtube.
Từ đuông, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng đuông tắm mắm được xem là món ăn phổ biến. Món này được cho là ngon nhất khi người ăn đủ can đảm thưởng thức trọn vẹn hương vị của một chú đuông còn sống đang ngoe nguẩy thân mình.

Sầu riêng

Thứ trái cây nhiệt đới này là món ăn khoái khẩu của không ít người dân miền Nam Việt Nam.Tuy được mệnh danh là “vua của các loài quả” nhưng những vị khách nước ngoài thì xem việc nếm thử sầu riêng là một cực hình. Hoặc đối với khách phương Tây, họ sẽ nhăn mặt, bịt mũi vì hương vị không mấy dễ ngửi của nó.
du lịch Việt Nam
Nhiều người nước ngoài lại dị ứng với mùi sầu riêng. Ảnh vipmart.

Pín các loại

Được coi là thần dược bổ dương cho quý ông nên ngẩu pín các loại động vật đang được chế biến thành nhiều món ngon được ưa thích. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là pín bò, đây vẫn được xem là món ăn “chồng dùng, vợ khen” được truyền miệng ở Việt Nam.
du lịch Việt Nam

6 tướng mặt điển hình của đàn ông ngoại tình

6 tướng mặt điển hình của đàn ông ngoại tình

28/06/2014 | Nguồn: Kienthuc
Đàn ông tóc xoăn, đàn ông có lông mày như nữ giới... là mẫu đàn ông có sức hút mạnh mẽ với phái yếu nhưng dễ thay lòng đổi dạ khi yêu.

1. Đàn ông tóc xoăn

Những anh chàng có mái tóc xoăn tự nhiên trông rất hoạt bát tươi tắn và đậm chất đàn ông. Vẻ ngoài này đặc biệt có sức cuốn hút với phái yếu. Những mẫu đàn ông này đi tới đâu cũng có sức hút, thích trải nghiệm cái mới, dễ thay đổi tâm tính.

Phụ nữ thường xiêu lòng vì mẫu đàn ông có ngoại hình đầy lãng tử này. Tuy nhiên, theo nhân tướng học, những đàn ông tóc xoăn lại thuộc tuýp không đáng tin cậy.

Sau khi kết hôn, họ thường dễ nảy sinh tâm lý bỏ vợ bỏ con và phiêu lưu trong những cuộc tình mới ngoài hôn nhân. Riêng những người làm tóc xoăn thì không thuộc tuýp người này.


 


2. Đàn ông có lông mày nữ

Người đàn ông như vậy thường có khuôn mặt trắng trẻo hoặc trẻ trung như thiếu niên. Người như họ thường có vận đào hoa nên dễ vướng rắc rối trong chuyện tình cảm.

Vì bạn dễ tiếp xúc với người khác giới, lại thêm cơ duyên đặc biệt nên thường được phụ nữ yêu mến. Nhưng đó cũng là nguyên nhân khiến chuyện tình cảm của bạn dễ bị ảnh hưởng. Người như bạn thường có xác suất ngoại tình cao.

 
3. Mẫu đàn ông có mắt ướt

Những người đàn ông có mắt ướt như chứa lệ là những người có sức hút lớn, vận đào hoa rất vượng vì vậy dễ cuốn hút phụ nữ.

Trong độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi thì vận đào hoa ở mẫu đàn ông này sẽ cực thịnh. Nếu chưa lập gia đình thì bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người khác giới và tính chuyện hôn nhân. Riêng những anh chàng đã lập gia đình thì ắt sẽ có quan hệ ngoài luồng.
 

4. Mẫu đàn ông có nốt ruồi ở lòng trắng của mắt

Người đàn ông có nốt ruồi trong lòng trắng của mắt ngay có vận đào hoa cực mạnh, đi tới đâu cũng thu hút sự chú ý của nữ giới. Người như vậy rất dễ thay lòng đổi dạ, dễ bỏ mặc vợ con.


5. Mẫu đàn ông có mũi dày

Những người đàn ông có mũi dày rất dễ nảy sinh tâm lý ham chơi, háo sắc và ngoại tình.


 
6. Mẫu đàn ông có đường tình duyên trong lòng bàn tay rối loạn, lại có thêm đường vân tình dục rõ nét thường là người có tình cảm phong phú, nên dễ có người phụ nữ khác ngoài vợ hoặc người yêu mình. Người như vậy cũng thích chủ động trong việc chinh phục phái yếu.


Các bài viết có liên quan

Khuôn mặt người đàn ông có thể nói lên khả năng thành đạt của họ.

Khuôn mặt người đàn ông có thể nói lên khả năng thành đạt của họ.
 Họ là những người có khả năng tích lũy tiền bạc, bởi Thiên Thương cũng có nghĩa là trữ tiền... Theo nhân tướng học, những đặc điểm sau đây trên gương mặt người đàn ông sẽ giúp bạn nhận biết chàng trai tốt và có tương lai, sự nghiệp!

1. Người đàn ông có vầng trán cao và rộng

Trán cao và rộng, đầy đặn là biểu hiện của trí tuệ sâu sắc, kiến thức rộng rãi, dễ thành đạt lúc thanh niên. 
Trên trái đất, có hàng tỷ người với những gương mặt khác nhau, tuy nhiên, nhân tướng học thông qua thống kê và khái quát đã chỉ ra rằng, hầu hết những người đàn ông có vầng trán cao và rộng là những người có thiên chất, thông minh xuất chúng, họ có óc quan sát, khả năng lĩnh hội và trí tưởng tượng phong phú, dễ thích ứng hoàn cảnh thực tại. Trán cao và rộng, đầy đặn là biểu hiện của trí tuệ sâu sắc, kiến thức rộng rãi, dễ thành đạt lúc thanh niên. Về tình cảm, những người phụ nữ họ thường là những cô gái nội tâm, đạo đức tốt, có thể nói là “một cặp trời sinh”!

2. Người đàn ông có đôi tai to và dầy

Đàn ông có tai to, dầy, vành tai rõ ràng, gần như tướng tai của phật Di lắc là tướng rất đẹp. Xem tướng mạo của các doanh nghiệp, những ông chủ giàu có phần lớn đều là những người có đôi tai dầy và to. Họ là những người có điều kiện kinh tế lý tưởng, nên đủ khả năng đem lại cuộc sống yên vui, ổn định cho một nửa của mình!

3. Người đàn ông có xương lông mày nhô cao

Nam giới có phần xương lông mày nhô cao, đầy thịt, đầu lông mày rộng là tướng đại quý. Những người sở hữu quí tướng này thường có tính cách lạc quan, sống tích cực, luôn hừng hực khí thế phấn đấu và có nghị lực phi thường, họ rất dễ thành công trong sự nghiệp. Về mặt tình cảm, họ là người rất cẩn thận khi chọn bạn đời, khi đã yêu ai đó sẽ không dễ gì xa rời đối phương.


Nam giới có phần xương lông mày nhô cao, đầy thịt, đầu lông mày rộng là tướng đại quý.  Về mặt tình cảm, họ là người rất cẩn thận khi chọn bạn đời, khi đã yêu ai đó sẽ không dễ gì xa rời đối phương.

4. Người đàn ông có tai cao

Hình dạng tai cao là vành tai cao quá mắt, là người có năng lực học tập và  nhạy bén hơn người, giàu tính sáng tạo, thích hợp với công việc nghiên cứu hoặc có tính chất mở mang. Sự thông minh và sáng suốt của người đàn ông này rất dễ có những sáng kiến đột phá để khắc phục nhiều vấn đề còn tồn tại. Và những người phụ nữ bên cạnh họ cũng thường là những người hoàn mỹ, hình thức tốt, công việc tốt, giàu năng lực, tuy nhiên cũng là mẫu phụ nữ hiếu thắng, gây là nhiều áp lực đối với người chồng.

5. Người đàn ông có gò má đầy đặn


Người đàn ông có má đầy đặn ở đây có nghĩa là phần xương gò má không bị lộ ra. Gò má đầy đặn, nếu là phụ nữ thì là người thích phiêu lưu, chan hòa, hướng ngoại, khao khát sự chú ý của mọi người và có khả năng ứng phó với mọi tình huống. Còn đối với đàn ông, người có gò má đầy đặn thường là người điềm đạm, tính khí ổn định, có nghĩa khí; Về hôn nhân, họ thích hợp với những cô gái không cần quá xinh đẹp, nhưng là người hiểu chuyện, biết lắng nghe, biết giữ tiền, cuộc sống gia đình êm đềm hòa hợp.

ĐỨC PHẬT THUYẾT KINH PHÁP DIỆT TẬN

ĐỨC PHẬT THUYẾT KINH PHÁP DIỆT TẬN 
Trích từ sao lục của SENG YU Bản dịch Hán văn: Vô danh 
Đại Chánh Tạng Quyển 13 Hịệt 1118 Số 396 Niết Bàn Bộ
Bản dịch Anh ngữ: Tỷ-khưu THÍCH HẰNG THẬT Vạn Phật Thánh Thành - Hoa Kỳ
Bản dịch Việt ngữ: THÍCH NHUẬN CHÂU (Tịnh thất Từ Nghiêm, Đại Tòng Lâm)
Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành đối chiếu Hán văn và hiệu đính

Kệ khai kinh
                              Phật pháp cao siêu rất thẳm sâu,
                              Trăm ngàn muôn kiếp khó tầm cầu.
                              Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,
                              Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Như thật tôi nghe, một thời Đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như Lai sẽ nhập niết-bàn trong vòng ba tháng nữa, nên các tỷ-khưu, tỷ-khưu ni cũng như vô số các loài hữu tình đến để cung kính đảnh lễ. Thế tôn tĩnh lặng , ngài không nói một lời và hào quang không xuất hiện. Ngài A-nan cung kính đảnh lễ và hỏi:
“Bạch Thế tôn, từ trước đến nay khi nào Thế tôn thuyết pháp, ánh sáng oai nghi của Thế tôn đều tự nhiên xuất hiện, nhưng hôm nay trong đại chúng, không thấy ánh hào quang ấy từ Thế tôn tỏa ra nữa, chắc hẳn có nhân duyên gì, chúng con mong muốn nghe Đức Thế tôn giảng giải.”
Đức Phật vẫn im lặng không trả lời, cho đến khi A-nan cầu thỉnh đến ba lần, lúc đó Đức Phật mới bảo A-nan:
“Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục , ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau.
“Vào lúc ấy, sẽ có các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán hết sức tôn kính, siêng năng tu đức, được mọi người kính trọng tiếp đãi., họ đều giáo hóa bình đẳng. Những người tu đạo này thường cứu giúp kẻ nghèo, quan tâm người già, cứu giúp người gặp cảnh nghèo cùng khốn ách. khuyến khích mọi người thờ phượng, hộ trì kinh tượng. Họ thường làm công đức, hết lòng từ bi làm lành, không hại kẻ khác. hy sinh giúp đỡ không tự lợi mình , thường nhẫn nhục nhân hòa.
“Nếu có những người như vậy, thì các tỷ-khưu tà ma đều ganh ghét họ, ma quỷ sẽ nổi ác phỉ báng, xua đuổi trục xuất các vị tỷ-khưu chân chính ra khỏi tăng viện. Sau đó, các tỷ-khưu ác ma này không tu đạo đức, chùa chiền tu viện sẽ bị hoang vắng, cỏ dại mọc đầy. Do không chăm sóc bảo trì, chùa chiền trở thành hoang phế và bị lãng quên, các tỷ-khưu ác ma sẽ chỉ tham lam tài vật tích chứa vô số của cải không chịu buông bỏ, không tu tạo phước đức.
“Vào lúc đó các ác ma tỷ-khưu sẽ buôn bán nô tỳ để cày ruộng, chặt cây đốt phá núi rừng, sát hại chúng sanh không chút từ tâm. Những nam nô trở thành các tỷ-khưu và nữ tỳ thành tỷ-khưu ni không có đạo đức, dâm loạn dơ bẩn, không cách biệt nam nữ. Chính những người này làm đạo suy yếu phai dần. Những người chạy trốn luật pháp sẽ tìm đến quy y trong đạo của ta, xin làm sa-môn nhưng không tu giới luật. Giữa tháng cuối tháng tuy có tụng giới, nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do lười biếng và phóng dật, không còn ai muốn nghe nữa. Những ác sa-môn này sẽ không muốn tụng toàn văn bản kinh, tóm tắt đoạn đầu và cuối bản kinh theo ý của họ . Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt. Cho dù vẫn còn có người tụng kinh, nhưng họ lại không hiểu câu văn. vẫn khăng khăng cho họ là đúng, tự phụ, kiêu căng mong cầu danh tiế ng , ra vẻ tao nhã để mong cúng dường.
Khi mạng căn của các ma ác tỷ-khưu này chấm dứt, thần thức của họ liền đọa vào địa ngục A-tỳ. Đã phạm phải 5 tội trọng, nên họ phải tái sinh liên tục chịu khổ trong loài quỷ đói và súc sinh. Họ sẽ nếm những nỗi thống khổ trong vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng. Khi tội hết, họ sẽ tái sinh ở những vùng biên địa, nơi không có Tam bảo lưu hành.
“Khi chánh pháp sắp biến mất, phụ nữ sẽ trở nên tinh tấn và thường làm việc công đức. Đàn ông sẽ trở nên lười biếng và sẽ không còn ai giảng pháp . Những vị sa-môn chân chính sẽ bị xem như đất phân và không ai tin ở các vị ấy nữa. Khi chánh pháp sắp suy tàn, chư Thiên sẽ bắt đầu khóc lóc, sông sẽ khô cạn và năm thứ cốc loại không chín (mất mùa, đói kém). Bệnh dịch thường xuyên xảy ra, cướp đi vô số mạng người. Dân chúng phải làm việc cực khổ, quan chức địa phương mưu tính lợi riêng, không thuận theo đạo lý, đều ưa thích rối loạn. Người ác gia tăng nhiều như cát dưới biển, người thiện rất ít, hầu như chỉ có được một hoặc hai người.
“Khi kiếp sắp hết, vòng quay của mặt trời và mặt trăng trở nên ngắn hơn và mạng sống của con người giảm lại. Bốn mươi tuổi đầu đã bạc . Đàn ông dâm dục, cạn kiệt tinh dịch nên sẽ chết trẻ, thường là trước 60 tuổi. Khi mạng sống của nam giới giảm, thì mạng sống cuả nữ giới tăng đến 70, 80, 90 hoặc đến 100 tuổi.
«Những dòng sông lớn sẽ dâng cao bất thường không đúng với chu kỳ tự nhiên, nhưng con nguời không để ý hoặc không quan tâm. Khí hậu khắc nghiệt được xem là điều bình thường. Người các chủng tộc lai tạp lẫn nhau không phân quý tiện, chìm đắm, trôi nổi như cá rùa kiếm ăn .
«Lúc đó các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán bị chúng ma xua đuổi trục xuất không còn cùng dự trong chúng hội . Giáo lý Tam thừa vẫn được lưu hành ở vùng hẻo lánh, những người tu tập vẫn tìm thấy sự an lạc và thọ mạng kéo dài. Chư thiên sẽ bảo vệ và mặt trăng sẽ chiếu sáng họ, giáo pháp Tam thừa sẽ có dịp hòa nhập và chính đạo sẽ hưng thịnh. Tuy nhiên, trong năm mươi hai năm, kinh Thủ-lăng-nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi biến mất. Mười hai bộ kinh sau đó sẽ dần dần bị tiêu trầm cho đến khi hoại diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn không được biết đến, giới y của sa-môn sẽ tự bị biến thành màu trắng.
«Khi giáo pháp của ta sắp biến mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chánh pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn. Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì sẽ xảy ra.
«Thời kỳ này sẽ kéo dài suốt mười triệu năm. Khi Đức Di-lặc sắp thị hiện ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo, các cõi nước đều được hoàn toàn an vui. Khí độc sẽ bị tiêu tán, mưa nhiều và đều đặn, n ăm thứ cốc loại tươi tốt , cây cối sum suê cao lớn, và loài người sẽ cao đến tám trượng (hơn 24 mét) tuổi thọ trung bình của con người sẽ đến 84.000 năm, chúng sanh được độ khó có thể tính đếm được.»
Ngài A-nan thưa thỉnh Đức Phật :
«Bạch Thế tôn, chúng con nên gọi Kinh này là gì, và làm thế nào để phụng trì kinh ấy?»
Đức Phật bảo :
«Này A-nan, kinh này gọi là Pháp Diệt Tận. Hãy dạy cho mọi người truyền bá rộng rãi kinh này. Những ai truyền bá kinh nầy, công đức của những người ấy không thể nghĩ bàn, không thể nào tính đếm được.»
Khi bốn chúng đệ tử nghe nói kinh này rồi, họ đều rất đau lòng và buồn tủi, mỗi người đều phát tâm tu đạo để đạt đến quả vị Thánh tối thượng, họ cung kính đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra.

HẾT

Khái quát về nguồn gốc Kinh A-hàm

Khái quát về nguồn gốc Kinh A-hàm
Thích Nguyên Hiền biên soạn


Từ ngữ A-hàm (Àgama) nói theo nghĩa rộng là chỉ cho những giáo thuyết được truyền thừa, hoặc các Thánh điển do sưu tập các giáo thuyết ấy tạo thành. Do vậy, thông thường nói Kinh A-hàm tức chỉ cho 4 bộ hoặc 5 bộ Thánh điển của Phật giáo Nguyên thủy.

Phật giáo Nguyên thủy là thời đại giáo pháp còn nhất vị, giáo đoàn còn thống nhất, chưa phân chia thành bộ phái, tức trong khoảng thời gian từ khi Đức Phật bắt đầu thành lập giáo đoàn, hoằng dương giáo lý cho đến 100 năm (hoặc 200 năm) sau khi Phật nhập diệt. Kinh điển trong thời kỳ này bao hàm hình thái nguyên thủy nhất của giáo thuyết Phật-đà. Đây là cơ sở giáo lý căn bản của Phật giáo Đại thừa, Tiểu thừa sau này.

Cuối thế kỷ XIX, các học giả phương Tây bắt đầu nghiên cứu các kinh điển Pàli, lấy Phật giáo phương Nam làm chính. Trước đó, các học giả Trung Quốc và Nhật Bản chẳng những không biết có sự tồn tại của Thánh điển Pàli mà cũng chưa hiểu rằng Thánh điển này giống với Kinh A-hàm, tức Kinh Phật Hán dịch xưa nay được quen gọi là "Kinh Tiểu Thừa". Vì thế, kể từ khi Kinh A-hàm bị phán thích là kinh điển thuộc về Tam Tạng giáo của Tiểu thừa, có giáo nghĩa thấp nhất trong "Ngũ thời Bát giáo" của Đại sư Trí Khải đời Tùy cho đến nay thì giá trị Kinh A-hàm bị các học giả và các nhà tôn giáo xưa nay coi thường.

Về tên gọi và thời đại của Phật giáo Nguyên thủy, trong giới học giả có nhiều ý kiến khác nhau. Đầu tiên, học giả người Anh là Thomas William Rhys Davids (1843 - 1922) gọi là Early Buddhism. Sau đó, một học giả người Nhật Bản là Kimura Taiken chính thức dịch từ ngữ "Early Buddhism" là Phật Giáo Nguyên Thủy (trong tác phẩm NGUYÊN THỦY PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN, xuất bản năm 1924). Tiếng Anh của "Phật giáo Nguyên thủy" đáng lẽ phải là "Primitive Buddhism", nhưng vì từ Primitive ngoài các ý nghĩa : Đầu tiên, trước nhất, nó còn bao hàm các nghĩa : Nguyên thủy, Thời kỳ đầu chưa được khai hóa... Do đó dễ bị xem là từ ngữ có hàm ý thấp kém, vì thế các học giả phương Tây thường tránh dùng, mà sử dụng từ ngữ "Early Buddhism".

Một học giả người Nhật khác là ông Tỷ Kỳ Chánh Trị thì cho rằng nếu Early Buddhism chỉ cho Phật giáo ở thời kỳ đầu tiên (tức thời đại của Phật và các đệ tử của Ngài) thì đáng lẽ phải dịch là "Phật giáo Căn bản" (Basic Buddhism). Các học giả khác của Nhật Bản và Trung Quốc, nổi tiếng như ngài Ấn Thuận... cũng đồng quan điểm trên.

Nói theo các văn hiến hiện còn thì thời đại Phật giáo Căn bản,4 bộ (hoặc 5 bộ) A - hàm chưa được kiết tập, cho nên nói một cách nghiêm túc, do sự thiếu sót các văn hiến Phật giáo Căn bản, nếu không tìm tòi trong các Thánh điển được tập đại thành vào thời đại Phật giáo Nguyên Thủy thì không thể nào mở ra con đường nghiên cứu Phật giáo Căn bản. Các học giả Trung Quốc, Nhật Bản gần đây thường căn cứ vào các tạng kinh bằng tiếng Pàli, tiếng Hán, tiếng Phạn và tiếng Tây Tạng để nghiên cứu Phật giáo Căn bản. Còn các học giả phương Tây do thiếu khả năng xem đọc tiếng Hán nên phải nghiên cứu bằng tiếng Pàli, khiến cho kết quả nghiên cứu có chỗ chênh lệch, nhưng nhờ sự trợ giúp của Ngôn ngữ học, Khảo cổ học và Tư tưởng sử trên tinh thần và phương pháp học thuật có khuynh hướng nghiên cứu với thái độ phê phán, nên rất được xem trọng.

Bất luận Căn bản hay Nguyên thủy, tư tưởng trọng tâm của giáo pháp Đức Phật chính là học thuyết Duyên Khởi. Tư tưởng "Nghiệp" và "Giải thoát" y cứ vào ÁO NGHĨA THƯ của Ấn Độ, đồng thời sử dụng tư tưởng "Chúng sinh bình đẳng" của Kỳ-na giáo và sự sáng tạo độc đáo của việc cầu đạo chứng ngộ. Tất cả giáo pháp của Đức Phật đều lấy luận thuyết Duyên Khởi làm tiêu chuẩn, gồm 4 phần :

1- Ba pháp ấn ( hoặc 4 pháp ấn).
2- Mười hai nhân duyên.
3- Bốn đế.
4- Tám chánh đạo.

Ở Ấn Độ, tuy các tư tưởng triết học đã thịnh hành rất sớm, nhưng tuyệt nhiên không có luận thuyết Duyên Khởi, các tôn giáo hoặc triết học khác trên thế giới cũng không có, nên Duyên Khởi được xem như đặc trưng cơ bản của Phật giáo.

Từ nhận định cơ bản trên, ta bắt đầu đi vào nghiên cứu Kinh A-hàm. Có lẽ việc xác định vị trí, thời gian của một kinh điển nào đó ra đời là cách tốt nhất để tránh lầm lạc, chắp vá và thiên kiến.

Từ A-hàm (Àgama) được các học giả cận đại giải thích là : Lai trước, Thú quy, Tri thức, Thánh ngôn, Thánh huấn tập, Kinh điển. Hán dịch của từ Àgama cũng rất nhiều : Pháp quy, Pháp bản, Pháp tạng, Giáo pháp, Giáo phần, Chủng chủng thuyết, Vô tỷ pháp, Truyền giáo, Tịnh giáo, Thú vô, Giáo, Truyền, Lai, Tạng v.v...

THIỆN KIẾN LUẬT TỲ-BÀ-SA 2 thì cho A-hàm nghĩa là dung chứa, tụ tập. Nhưng nghĩa này có thể là chỉ cho từ "Nikàya" trong tiếng Pàli (nghĩa là tập hội, toản tập) chứ không phải từ Àgama.

PHÁP HOA LUẬN SỚ có nêu lời giải thích của ngài Đạo An đời Đông Tấn rằng A-hàm là "Thú vô", vì tất cả pháp đều hướng về pháp "Không" cứu cánh. Còn ngài Tăng Triệu thì giải thích A-hàm là Pháp quy (1). Thực ra, những lối giải thích trên đều không đúng với chánh ý của A-hàm.

A-hàm thuộc về giáo thuyết truyền thừa, được tập đại thành sau khi Đức Phật nhập diệt. Đây là nội dung của Kinh Tạng (Phạn : Sùtrànta - pitaka) trong 3 tạng, chia làm Tứ A-hàm hay Ngũ A-hàm.

Tứ A-hàm là Trung A-hàm, Trường A-hàm, Tăng Nhất

A-hàm và Tạp A-hàm (hoặc Tương Ưng). Đây là từ ngữ được các kinh sau đây đề cập đến : Kinh Bát-nê-hoàn quyển hạ, Hữu Bộ Tỳ-nại-da Tạp Sự 39, Luận Đại Trí Độ, Luận Du-già-sư-địa 85, kinh Đại Bát-niết-bàn 13 (bản Bắc), Kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luân 2 v.v...

Ngũ A-hàm là Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tăng-thuật-đa (Tương Ưng), Ương-quật-đa-la (Tăng Nhất) và Khuất-đà-ca (Tạp loại). Từ ngữ này được ghi trong Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa 1, Đại A-la-hán Nan-đề-mật-đa-la Sở Pháp Trụ Ký v.v...

Luật Ngũ Phần 30, Luật Ma-ha Tăng-kỳ 32, Luật Tứ Phần 5, Luận Phân Biệt Công Đức 1 v.v... gọi Khuất-đa-ca A-hàm là Tạp Tạng trong 5 bộ A-hàm. Năm bộ này tương đương với 5 bộ kinh (Pãnca - Nikàya) trong kinh Phật bằng tiếng Pàli.

Theo Tỳ-nại-da Tiểu Phẩm (Vinaya - cùlavagga), Nhất Thiết Thiện Kiến (Samanta – pàsàdika 1) và bài tựa của Trường Bộ Kinh Chú (Sumangala - vllàsinĩ), 5 bộ kinh là : Digha - Nikàya, Majjhima - Nikàya, Samyutta - Nikàya, Anguttara - Nikàya và Khuddaca - Nikàya, tương đương với 5 bộ : Trường, Trung, Tương Ưng, Tăng Chi và Tiểu Bộ Kinh hiện nay.

Về sự truyền thừa của hệ A-hàm, theo bài tựa của Trường Bộ Kinh Chú, sau khi kết tập lần thứ nhất, Trường Bộ Kinh do hệ thống A-nan, Trung Bộ Kinh do hệ thống Xá-lợi-phất, Tương Ưng Bộ Kinh do hệ thống Đại Ca-diếp, Tăng-chi Bộ Kinh do hệ thống A-na-luật xếp loại mà truyền thừa riêng biệt nhau.

Theo PHÁP HOA HUYỀN TÁN 1, ĐẠI THỪA PHÁP UYỂN NGHĨA LÂM CHƯƠNG 4, HOA NGHIÊM KINH SỚ SAO HUYỀN ĐÀM 8 v.v..., cả 4 bộ A-hàm và Luật Ma-ha Tăng-kỳ đều do Đại Chúng Bộ truyền. Còn theo CÂU-XÁ LUẬN KÊ CỔ quyển thượng thì Trung A-hàm và Tạp A-hàm do Tát-bà-đa Bộ truyền, Tăng Nhất A-hàm do Đại Chúng Bộ truyền, Trường A-hàm do Hóa Địa Bộ truyền, Biệt dịch Tạp A-hàm là do Ẩm Quang Bộ truyền. Tóm lại, A-hàm là do mỗi bộ phái tự truyền riêng, nhưng sau khi Đại thừa phát triển, kinh điển A-hàm được xem là một tên khác của kinh điển Tiểu thừa. Nhưng LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ thì cho từ A-hàm cũng chỉ chung cho Đại thừa, nên Kinh Bát-nê-hoàn 6 có từ ngữ "Phương Đẳng A-hàm". Thuật ngữ Phương Đẳng A-hàm này chỉ cho kinh điển Đại thừa.

NGUYÊN DO VÀ SỰ THÀNH LẬP KINH A - HÀM


Thời đại Phật giáo Nguyên thủy, đệ tử Phật và các tín đồ đối với giáo pháp đã nghe thường dùng thể thơ hoặc những đoạn văn xuôi ngắn gọn, hoặc dùng hình thức truyền miệng lẫn nhau để ghi nhớ truyền thừa. Nhưng vì đệ tử Phật tiếp thu không đồng nên mỗi bộ phái đều có tư tưởng khác nhau. Vì thế, khi giáo đoàn được xác lập, vấn đề chỉnh lý và thống nhất các giáo thuyết của Đức Phật là một việc làm tất yếu. Nhờ đó, giáo thuyết của Đức Phật được hoàn bị, lần lần phát triển thành một hình thức văn học riêng biệt, cuối cùng trở thành Thánh điển. Đó là nguyên do từ đâu có Kinh A-hàm.

Kinh A-hàm được thành lập từ lúc nào, phải căn cứ vào số lần kiết tập để luận bàn.

Kiết tập lần thứ nhất

Sau khi Phật nhập diệt, vào một mùa hạ, 500 vị A-la-hán tập hợp trong hang Thất Diệp ngoài thành Vương Xá. Đại chúng cử Tôn giả Ca-diếp làm thượng thủ, cử hành kiết tập lần thứ nhất. Tôn giả A-nan tụng Pháp (Kinh), Tôn giả Ưu-ba-ly tụng Luật. Nguồn gốc sâu xa của Kinh A-hàm bắt nguồn từ lúc này.

Kiết tập lần thứ hai

Sau khi Phật nhập diệt khoảng 100 năm, 700 Tỳ-kheo tập hợp tại thành Tỳ-xá-ly. Đại chúng cử ngài Da-xá làm thượng thủ, cử hành kiết tập lần thứ hai. Lần kiết tập này chủ yếu tụng Luật tạng.

Kiết tập lần thứ ba

Sau khi Phật nhập diệt khoảng 236 năm, tức là thời Vua A-dục, đại chúng tập hợp tại thành Hoa Thị, cử ngài Mục-kiền-liên-tử-đế-tu làm thượng thủ, tổ chức kiết tập lần thứ ba. Đến đây Tam Tạng giáo pháp mới hoàn thành.

Kiết tập lần thứ tư

Sau khi Phật nhập diệt 400 năm, dưới sự hộ trì của Vua Ca-nị-sắc-ca, đại chúng tập hợp tại nước Ca-thấp-di-la, cử Hiếp Tôn giả và ngài Thế Hữu làm thượng thủ, cử hành kiết tập lần thứ tư. Lần kiết tập này chủ yếu là luận thích Tam Tạng.

Tóm lại, Kinh A-hàm được tụng vào lúc kiết tập lần thứ nhất, từ lần kiết tập thứ hai về sau, tức vào khoảng thế kỷ III trước Tây lịch là thời kỳ Kinh A-hàm chính thức được thành lập.

HÌNH THỨC VĂN HỌC CỦA KINH A-HÀM


Các nhà phán giáo về sau đã căn cứ vào thể loại của văn kinh mà chia Kinh A-hàm thành hai thứ : Chín thể loại và Mười hai thể loại :

a. Chín thể loại (Cửu bộ kinh)

1- Kinh
2- Trùng tụng
3- Ký thuyết
4- Kệ tụng
5- Cảm ứng kệ
6- Như thị ngữ (Bản sự)
7- Bản sanh
8- Phương quảng
9- Vị tằng hữu pháp.

b. Mười hai thể loại (Thập nhị bộ kinh)

Mười hai là gồm chín loại kể trên, cộng thêm Nhân duyên, Thí dụ và Luận nghị. Chín thể loại thành lập sớm hơn mười hai thể loại, nhưng về bộ loại văn học của Thánh điển Phật giáo thì lấy mười hai thể loại làm luận cứ chắc chắn.

SỰ TRUYỀN THỪA CỦA KINH A-HÀM


Sau khi Phật nhập diệt khoảng 100 năm, giáo đoàn thống nhất của Phật giáo Nguyên Thủy chia thành Đại Chúng Bộ và Thượng Tọa Bộ. Sau đó lại chia thành 20 bộ phái Tiểu thừa, mỗi bộ phái đều có Kinh Tạng truyền thừa riêng biệt. Theo những tư liệu hiện còn thì lúc ấy ít nhất cũng còn tồn tại những kinh điển do Thượng Tọa Bộ (ở phương Nam), Hữu Bộ, Hóa Địa Bộ, Pháp Tạng Bộ, Đại Chúng Bộ, Ẩm Quang Bộ và Kinh Lượng Bộ truyền. Nhưng đến nay, chỉ có kinh điển của Thượng Tọa Bộ ở phương Nam là hoàn toàn được bảo tồn, gồm có 5 bộ : Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng-chi Bộ, Tiểu Bộ (tức Khuất-đà-ca A-hàm) chép bằng văn Pàli. Đây là 5 bộ A-hàm Nam truyền.

Về mặt Bắc truyền, do gom góp các kinh điển rời rạc riêng lẻ của các bộ phái mà tạo thành bốn bộ A-hàm : Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tăng Nhất A-hàm và Tạp A-hàm. Bốn bộ kinh này được ghi bằng Phạn văn. Đây là bốn bộ A-hàm Bắc truyền. Trong đó Trường Bộ, Trung Bộ của Nam truyền tương đương với Trường A-hàm của Bắc truyền; còn Tương Ưng Bộ tương đương với Tạp A-hàm, Tăng-chi Bộ tương đương với Tăng Nhất A-hàm.

Năm bộ Nam truyền được ghi bằng văn Pàli, gần với ngôn ngữ thường dùng ở thời Phật, cho nên các học giả thường cho rằng Nam truyền giàu sắc thái nguyên thủy hơn Bắc truyền.

KHẢO SÁT TỪNG BỘ KINH


Để có một cái nhìn tường tận về danh nghĩa, nội dung và các bản dịch của từng bộ kinh, thiết tưởng phải khảo sát từng bộ kinh thì mới có thể hiểu rõ nguồn gốc của chúng. Nếu là một tiểu luận được trình bày kỹ lưỡng lẽ ra phải liệt kê từng phẩm kinh để đối chiếu dịch giả, thời đại phiên dịch để thấy được giá trị của từng bộ. Nhưng phạm vi bài viết này chỉ muốn khái quát về nguồn gốc và nội dung chung, nên chỉ nói tóm lược 4 bộ hay 5 bộ mà thôi. Để tiện đối chiếu, ta nên trình bày chung các bộ Nam truyền và Bắc truyền hầu giúp người đọc thẩm định được rõ hơn. Trong quá trình phiên dịch, có lúc bản Phạn hoặc Pàli được phát hiện trong những thời gian khác nhau, thời đại phiên dịch (tân, cựu) cũng khác nhau, nên có những bản kinh Biệt sanh (Biệt dịch), trùng dịch, thất dịch... khác nhau. Từ đó, đôi lúc nghĩa lý hay văn cú cũng có thể chênh lệch nhau, đó là điều khó tránh khỏi. Trong phần này, chúng ta dùng tên kinh Bắc truyền làm gốc để đối chiếu, bởi lẽ tên kinh Bắc truyền gần gũi với chúng ta hơn, vì Phật điển Việt Nam hầu hết ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn sử dụng chữ Hán và thuộc hệ Bắc truyền.

1. Kinh Trường A - hàm

Kinh Trường A-hàm, tiếng Phạn là Dìghàgama, tiếng Pàli là Digha - nikàya, gồm 22 quyển, do Ngài Phật-đà Da-xá và Trúc Phật Niệm cùng dịch vào năm Hoằng Thỉ thứ 15 đời Dao Tần (413), hiện được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 1. Sở dĩ nói "Trường" là vì do soạn tập những kinh điển dài nhất trong A-hàm mà thành. Theo TỨ PHẦN LUẬT 54, NGŨ PHẦN LUẬT 30, LUẬN DU-GIÀ-SƯ-ĐỊA 85, nguyên do có chữ "Trường" là vì tổng tập những kinh lớn (dài). TÁT-BÀ-ĐA TỲ-NI TỲ-BÀ-SA 1 thì cho rằng Trường A-hàm là phá dẹp các tà thuyết của ngoại đạo. LUẬN PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC thì cho rằng "Trường" nghĩa là nói những việc lâu xa, nghĩa là trải qua nhiều kiếp vẫn không dứt. Nói chung về phần định danh, các kinh luận nói khác nhau, xong đại để vẫn vậy.

Toàn kinh chia làm 4 phần, gồm 30 kinh. Trong đó, phần thứ nhất nói về bản thủy và sự tích của Đức Phật; phần thứ hai nói về việc tu tập các hạnh và cương yếu giáo pháp của Phật thuyết; phần thứ ba nói về các luận nạn đối với ngoại đạo và dị thuyết; phần thứ tư ghi chép về tướng trạng khởi nguyên của thế giới (Vũ trụ).

Kinh này tương đương với Trường Bộ (Pàli : Digha-Nikàya) trong 5 bộ của hệ Nam truyền. Trường Bộ gồm có 3 phẩm, 34 kinh, tức Giới Uẩn Phẩm (gồm 13 kinh), Đại Phẩm (10 kinh) và Pàli phẩm (11 kinh). Nhưng Thế Ký Kinh trong Trường A-hàm thì không có trong Trường Bộ. Theo MỤC LỤC TAM TẠNG (Anh văn) của học giả Nhật Bản là Nanjò Fumio, nếu đối chiếu 34 kinh bản Pàli với 30 kinh bản Hán dịch thì chỉ có kinh thứ 6 bản Hán dịch và kinh thứ 10 bản Pàli là có mối quan hệ rõ ràng, còn các kinh khác thì không nhất trí với nhau. Nhận xét của một số học giả nổi tiếng khác của Nhật Bản thì ôn hòa hơn, tức cho rằng các kinh tương tợ nhau.

Đặc biệt có Kinh Thất Phật trong Trường A-hàm (Trung Quốc gọi là Biệt Sanh Kinh) được trích riêng ra để dịch rất nhiều (21 loại). Các học giả Tây phương thường dùng bản chép tay Pàli, hiệu đính, phiên dịch rồi xuất bản cũng nhiều, như Dialogues of Buddha, 1909 - 1921, do học giả người Anh là Rhys Davids và phu nhân là J.E. Carpenter phiên dịch; Dic Reden des Gotamo Buddhos, 1907 - 1918, do K..E. Newmann dịch sang tiếng Đức; Das Buch der langen Texte des Buddhist Kanon Leipzig, 1913, do O. Franke dịch sang tiếng Đức. Ngoài ra còn có bản chú thích Trường Bộ Sumangalavilàsinì của Đại luận sư của Tích Lan sống vào thế kỷ V là ngài Phật Âm (Buddhaghosa), được hai vợ chồng Davids xuất bản vào năm 1986.

Trong các bản Sankrit mới phát hiện ở Tân Cương, Trung Quốc có kinh tương đương với Chúng Tập Kinh (Sangìti-sutta) - kinh thứ 9 của bản Hán dịch, và tương đương với một đoạn kinh Àtànàtiya-sutta - kinh thứ 32 bản Pàli, được học giả R.Hoernle thu lục trong tác phẩm Manuscrip Remains of Buddhist Literature found in Eastern Turkestan,Vol.1.

Ngoài ra trong Đại Tạng Kinh của Tây Tạng có Hdus-pa chen-pohi md tương đương với Đại Hội Kinh - kinh thứ 19 trong Trường A-hàm; Tshans-Pahi dra-bahi mdo tương đương với Phạm Đôﮧ Kinh - kinh thứ 21 trong Trường A-hàm; Lcan-lo-can-gyi pho-bran-gi mdo tương đương với A账#224;nàtiya-sutta trong Trường Bộ.

2. Kinh Trung A - hàm

Kinh Trung A-hàm, tiếng Phạn là Madhyamàgama, gồm 60 quyển, do ngài Cù警#273;àm Tăng-già-đề-bà dịch sang Hán văn vào đời Đông Tấn (317-419), Trung Quốc, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 1. Sở dĩ nói "Trung" là vì nó không lớn cũng không nhỏ, không dài cũng không ngắn. Trung A-hàm là bộ kinh tổng tập những kinh điển vừa phải, không lớn lắm cũng không nhỏ lắm.

Theo TÁT-BÀ-ĐA TỲ-NI TỲ-BÀ-SA 1, Kinh Trung A-hàm là một bộ kinh Đức Phật giảng nói các nghĩa lý sâu xa cho hàng chúng sinh lợi căn nghe. Toàn kinh gồm có 5 phần tụng (Ngũ tụng), 18 phẩm và 222 kinh. Ngũ tụng gồm Sơ tụng, Tiểu độ thành tụng, Niệm tụng, Phân biệt tụng và Hậu tụng. Ở đây xin lượt phần liệt kê tên phẩm và tên kinh.

Kinh này lấy việc tự thuật giáo nghĩa của Đức Phật và các đệ tử của Ngài là chính. Trong đó thỉnh thoảng cũng nói về những điều răn dạy của Đức Phật đối với các đệ tử, các bậc vương giả, cư sĩ và các ngoại đạo. So với Kinh Tạp A-hàm, kinh này tiến một bước rất lớn trong việc phân biệt về pháp tướng, xem Đức Phật là một phân thân Phật có đầy đủ 32 tướng. Nếu Tạp A-hàm được xem như một bộ kinh đúng như ý nghĩa của danh từ, thì Trung A-hàm lại có cái khí vị của một bộ luận nhiều hơn.

Kinh này tương đương với Trung Bộ (Pàli : Majjhima - Nikàya) trong 5 bộ kinh thuộc Nam truyền. Trung Bộ gồm có 3 tụ, 15 phẩm và 152 kinh. Tụ thứ nhất gồm 5 phẩm, mỗi phẩm có 10 kinh; tụ thứ hai cũng gồm 5 phẩm, mỗi phẩm có 10 kinh; tụ thứ ba có 5 phẩm, 3 phẩm trước mỗi phẩm có 10 kinh, 2 phẩm sau mỗi phẩm có 11 kinh. Theo tác phẩm The four Buddhist A觡mas in Chinese (Bốn bộ A-hàm bản Hán dịch) của học giả Tỷ Kỳ Chánh Trị người Nhật Bản, Kinh Trung A-hàm (bản Hán dịch) chỉ có 98 kinh tương đồng với Trung Bộ (bản Pàli), nhưng thứ tự của các phẩm và các kinh ấy cũng không hoàn toàn phù hợp với nhau.

Đồng bản dị dịch (tức cùng một bản Phạn nhưng khác người dịch, tất nhiên là dịch sang Hán Văn) của kinh này có bản dịch của Đàm-ma-nan-đề (59 quyển), bản dịch của Tăng-già-đề-bà (60 quyển).

Trong các bản kinh tiếng Phạn mới được phát hiện gần đây ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc, có kinh tương đương với Kinh Thỉnh Thỉnh (Pravàranà - sùtra), kinh thứ 121 trong Trung A-hàm bản Hán dịch; có bản tương đương với Kinh Ưu-ba-li (Upàli - sùtra), kinh thứ 133; có bản tương đương với Kinh Anh Vũ (Súka - sùtra), kinh thứ 170 trong Trung A-hàm, được học giả R.Hoernle thu lục trong tác phẩm Manuscrip Remains of Buddhist Literature found in Eastern Turkestan,Vol.I.

Trong Đại Tạng Kinh của Tây Tạng có Mdo Chen-po gzugs-can snin-pos bsu-ba shes-bya-ba tương đương với Kinh Tần-bà-sa-la Vương Nghinh Phật, kinh thứ 62 trong bản Hán dịch; Las rnam-par hbyed-pa tương đương với Kinh Anh Vũ, kinh thứ 170 bản Hán dịch; Khams-man-pohi mdo tương đương với Kinh Đa Giới, kinh thứ 121 bản Hán dịch; Mdo Chen-po ston-pa-nid ses-bya-ba tương đương với Kinh Tiểu Không, kinh thứ 190 bản Hán dịch; Mdo Chen-po ston-pa nid chen-po shes-bya-ba tương đương với Kinh Đại Không, kinh thứ 191 bản Hán dịch.

Các học giả hiện đại phần nhiều cho rằng Kinh Trung A-hàm do Tát-bà-đa bộ truyền.

3. Kinh Tăng Nhất A - hàm


Kinh Tăng Nhất A-hàm, tiếng Phạn là Ekttarikàgama, tiếng Pàli là Anguttara - Nikàya, gồm 51 quyển, do ngài Cù-đàm-tăng-già Đề-bà dịch vào đời Đông Tấn (317-419), Trung Quốc, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 2.

Theo THIỆN KIẾN LUẬT TỲ-BÀ-SA 1, NGŨ PHẦN LUẬT 30, TỨ PHẦN LUẬT 54, sở dĩ nói "Tăng Nhất" là vì bộ kinh này phân loại và tập đại thành thứ tự của các pháp số từ 1 đến 11 pháp. Theo TÁT-BÀ-ĐA TỲ-NI TỲ-BÀ-SA, Tăng Nhất A-hàm là một bộ kinh tổng tập những bài thuyết pháp của Đức Phật tùy thời giảng nói cho chư thiên và chúng sinh nghe. Toàn kinh gồm 52 phẩm, 472 kinh. Kinh này có sắc thái Đại thừa rất đậm, được thành lập trễ nhất trong 4 bộ A-hàm.

Nội dung kinh này ban đầu nói phẩm Tựa, thuật lại chuyện ngài A-nan truyền tụng kinh điển, sự kết tập của kinh này, nhân duyên Ưu-đa-la thọ pháp v.v... Sau đó nương theo thứ tự tăng dần của các pháp số mà phân loại và gom tập. Đặc biệt trong bộ kinh này, sau các phẩm hoặc các kinh phần nhiều có phần tổng tụng, tức phần đại yếu của mỗi phẩm hoặc mỗi kinh.

Về số phẩm và số quyển của Kinh Tăng Nhất A-hàm, 3 bản đời Tống; đời Nguyên và đời Minh có 52 phẩm, 50 quyển; trong Cao Ly tàng bản thì có 50 phẩm, 51 quyển. Về pháp số được trình bày theo thứ tự tăng dần trong kinh này có hai thuyết :

1. Theo Luật Ma-ha Tăng-kỳ 32, Luận A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa 10 và Hữu Bộ Tỳ-nại-da Tạp Sự 39, Kinh Tăng Nhất A-hàm vốn trình bày thứ tự tăng dần từ 1 pháp đến 100 pháp, nhưng về sau bị mất mát hết nên chỉ còn 10 pháp.

2. Theo Luật Ngũ Phần 30, Luật Tứ Phần 54 và Luận Phân Biệt Công Đức 2, Kinh này trình bày thứ tự tăng dần từ 1 pháp đến 11 pháp. Thuyết này phù hợp với nội dung của Kinh Tăng Nhất A-hàm hiện còn.

Kinh này tương đương với Tăng Chi Bộ (Pàli : Anguttara - nikaya) trong 5 bộ kinh hệ Nam truyền. Tăng Chi Bộ gồm 11 tụ, 171 phẩm, 2203 kinh. Theo tác phẩm The four Buddhist Àgamas in Chinese của học giả người Nhật, trong 472 kinh của Tăng Nhất A-hàm (Bản Hán dịch chỉ có 136 kinh là tương đương hoặc có thể đối chiếu so sánh với Tăng Chi Bộ Kinh), Tăng Chi Bộ Kinh không có bao hàm tư tưởng Đại thừa như trong bản Hán dịch, lại ít có dấu hiệu của sự thêm thắt sửa đổi; cho nên có thể niên đại hoàn thành bộ này trước bản Hán dịch, tức khoảng thế kỷ thứ I Tây lịch. Ngoài ra, theo phần đề giải Kinh Tăng Nhất A-hàm trong Phật Quang Đại Tạng Kinh, Tăng Nhất A-hàm có 153 kinh tương đương hoặc gần giống Tăng Chi Bộ Kinh.

Kinh Biệt Sanh (Kinh được trích dịch riêng) của Tăng Nhất A-hàm có Kinh A-la-hán Cụ Đức 1 quyển, kinh này có đến 18 bản dịch khác nhau. Trong các bản Phạn văn mới phát hiện được ở Tân Cương có kinh tương đương với kinh thứ 5 trong phẩm Thiện Tụ của bản Hán dịch, được Học giả R. Hoernle thu lục vào tác phẩm Manuscrip Remains of Buddhist Literature found in Eastern Turkestan, vol 1.

Ngoài ra trong Đại Tạng Kinh Tây Tạng có Kinh Byams-pas shus-pahi lehu (Từ Thị Sở Vấn Phẩm) tương đương với Thiện Tri Thức Phẩm, Kinh thứ 6 bản Hán dịch; Mdo Chen-po rgyal-mtshan dam-pa shes-bya-ba (Đại Vi Diệu Tràng Kinh) tương đương với Kinh thứ nhất của Cao Tràng Phẩm bản Hán dịch; Lden-pa-bshihi mdo (Tứ Đế Kinh) tương đương với Kinh thứ nhất trong phẩm Tứ Đế bản Hán dịch; Byams-pa bsgom-pahi mdo (Từ Quán Tưởng Kinh) tương đương với Kinh thứ 10 trong phẩm Phóng Ngưu.

Các học giả cận đại cho rằng Kinh Tăng Nhất A-hàm là do một phái nhỏ sau cùng của Đại Chúng Bộ truyền.

4. Kinh Tạp A - hàm


Kinh Tạp A-hàm, tiếng Phạn là Samyuktàgama, tiếng Pàli là Samyutta-Nikàya, gồm 51 quyển, do ngài Cầu-na Bạt-đà-la dịch sang tiếng Trung Quốc vào đời Lưu Tống, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập 2.

Về tên gọi Kinh Tạp A-hàm, theo NGŨ PHẦN LUẬT 30, TỨ PHẦN LUẬT 54, kinh này do Đức Phật giảng thuyết về Tứ Thánh Đế, Bát Thánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên... cho các thính chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Thiên tử, Thiên nữ v.v... Nay gom tập lại thành một bộ nên gọi là Tạp A-hàm. Theo LUẬT MA-HA TĂNG-KỲ 32, do gom tập những câu văn phồn tạp nên gọi là Tạp A-hàm. Ngoài ra, theo TÁT-BÀ-ĐA TỲ-NI TỲ-BÀ-SA 1, Tạp A-hàm là bộ kinh xiển dương các loại thiền định, là pháp môn mà người tu tập thiền định phải thực hành. Theo LUẬN DU-GIÀ-SƯ-ĐỊA 85, do tất cả sự tướng đều tương ưng với giáo, gom hết những nghĩa lý đó nên gọi là Tạp A-cấp-ma (Tạp A-hàm).

Toàn kinh này gồm 50 quyển, 1362 tiểu kinh (theo số mục được biên tập trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh), nội dung tương đương với Tương Ưng Bộ (Samyutta - Nikàya, gồm 2858 tiểu kinh, 203 phẩm, 516 thiên, 5 tụ) bản Pàli thuộc hệ Nam truyền. Đây là bộ kinh lớn nhất trong 4 bộ A-hàm bản Hán dịch. Về thời kỳ thành lập, kinh này cũng được thành lập sớm nhất trong 4 bộ A-hàm. Nếu phân loại theo tính chất của từng phẩm thì toàn kinh có thể chia ra 3 bộ phận lớn :

Tu-đa-la : Gồm các phẩm nói về Uẩn, Xứ, Duyên khởi, Thực, Đế, Giới, Niệm, Trụ v.v...
Kỳ-dạ : Gồm những lời vấn đáp được trình bày theo lối kệ tụng.
Ký thuyết : Những lời của Phật và các đệ tử của Ngài tuyên thuyết.

Ba bộ phận nói trên, theo thứ tự tương đương với 3 loại "Sở thuyết", "Sở vi thuyết" và "Năng thuyết" được nêu trong LUẬN DU-GIÀ-SƯ-ĐỊA 85.

Kinh Tạp A-hàm là bộ kinh còn bảo tồn được phong cách của Phật giáo Nguyên Thủy. Trong đó, tuy có những phần do đời sau biên soạn, nhưng hầu hết là được thành lập vào thời kỳ sớm nhất. Những câu pháp trong kinh này phần nhiều đơn giản. Đối với pháp môn tu hành thực tiễn thì có các phẩm nói về Niệm, Trụ, Uẩn, Giới, do Đức Phật và các đệ tử trực tiếp đối thoại với nhau mà có sự khác nhau về Tứ song, Bát bội, nương theo 8 chúng mà giảng nói "Chúng tương ưng", khiến cho các hàng tại gia, xuất gia, nam nữ lão ấu cho đến các đại đệ tử đều lãnh thọ được giáo pháp.

Các học giả cận đại nghiên cứu về 4 bộ A-hàm rất nhiều, đầu tiên là các học giả Tây phương, sau đó các học giả Nhật Bản tiến thêm một bước là luận cứu về văn kinh, phần lớn đều đặc biệt chú trọng nghiên cứu bằng bản Pàli, cho đó là Thánh điển Nguyên Thủy và xem nhẹ những ngữ văn khác. Kinh A-hàm bản Hán dịch do pho quyển quá nhiều, các chương phẩm lại trùng lặp, từ ngữ mâu thuẫn, văn dịch lại có chỗ thừa có chỗ thiếu, do những yếu tố đó nên không được phổ cập. Sau khi Trung Quốc chú trọng nghiên cứu Phật học thì các học giả mới có xu hướng tham khảo lại tư tưởng A-hàm. Như Kinh Tạp A-hàm, do nội dung của bản hiện còn vốn không hoàn chỉnh, thứ tự lại lộn xộn, thất lạc, kinh văn lại khó hiểu, nên các học giả cận đại phải chỉnh lý kinh này. Trước mắt có "Tạp A-hàm Kinh" của Phật Quang Sơn sử dụng cách chấm câu theo thể thức mới, từng đoạn được trình bày rõ ràng, chú trọng đối chiếu giữa bản Pàli, bản Hán dịch và các bản khác, phân định lại thứ tự của các quyển, sau mỗi tiểu kinh đều có giải thích ý của kinh, những chỗ khó hiểu trong kinh thì chua thêm bản Pàli, hoặc dịch thành tân văn (văn Bạch thoại). Ngoài ra, bản này được hiệu đính nghiêm túc, chú giải tỉ mỉ, dẫn chứng đầy đủ, đó là điểm đặc sắc của bản này. TẠP A-HÀM KINH LUẬN HỘI BIÊN của ngài Ấn Thuận thì đối chiếu Kinh Tạp A-hàm với Du-già-sư-địa Luận, đó là điểm đặc sắc nhất của bản này. Ngài Ấn Thuận sử dụng cách phân loại theo nội dung của kinh giống như cổ lệ ở Ấn Độ, không phân quyển theo phương pháp truyền thống của các bản Hán dịch, gồm 7 phần tụng, 51 tương ưng.

Theo tác phẩm HÁN BA TỨ BỘ TỨ A-HÀM HỔ CHIẾU LỤC của một học giả Nhật Bản là Xích Chiểu Trí Thiện, giữa Tương Ưng Bộ của hệ Nam truyền và Kinh Tạp A-hàm bản Hán dịch thuộc Bắc truyền, không những số kinh được ghi chép khác nhau mà nghĩa lý trong đó trái ngược nhau cũng không ít. Một học giả Nhật Bản khác là Tỷ Kỳ Chánh Trị cũng tham chiếu giữa các kinh như Tương Ưng Bộ bản Pàli, Kinh Tạp A-hàm bản Hán dịch, Hữu Bộ Tỳ-nại-da Tạp Sự v.v...Trong tác phẩm "Hán Dịch Tứ A-hàm" (The four Buddhist A觡mas in Chinese) của ông, ông đã phân chia nội dung thành 8 phẩm, 63 bộ.

Ngoài ra, 3 phẩm A-dục Vương Nhân Duyên Kinh, Pháp Diệt Tận Tướng Kinh, A-dục Vương Thí Bán A-ma-lặc Quả Nhân Duyên Kinh trong hai quyển 23 và 25 nói trên, nếu căn cứ trên nội dung, nghĩa lý của kinh mà nói thì không nên biên nhập vào Kinh Tạp A-hàm. Cho nên trong hai bản mới của Trung Quốc đều loại bỏ ba phẩm kinh này ra khỏi Kinh Tạp A-hàm. Riêng bản của Phật Quang Sơn thì xếp ba phẩm này vào phần Phụ Lục để các độc giả tham khảo. Số kinh đầy đủ của bản này là khoảng 1300 tiểu kinh, tức là bao hàm cả các kinh trong hai quyển 23 và 25 nói trên. Phật Quang Đại Tạng Kinh ngoại trừ 3 kinh nói trên, còn 1359 kinh, đồng thời hiệu chỉnh lại pho quyển và đặt lại tên kinh mới. Trong "Tạp A-hàm Kinh Luận hội biên" của ngài Ấn Thuận thì sau mỗi kinh đều có liệt kê những kinh có liên quan đến kinh ấy, tức tổng cộng toàn bộ gồm hơn một vạn kinh. Trong "Quốc Dịch Nhất Thiết Kinh" của Nhật Bản cũng sử dụng phương pháp của ngài Ấn Thuận, nhưng tổng số kinh so với bản của ngài Ấn Thuận thì có khác nhau.

Kinh Tạp A-hàm bản Hán dịch có đến 3 loại, các kinh Biệt Sanh thì có đến hơn 30 loại, tổng cộng là 33 loại. Ngoài ra, từ năm 1884, nguyên văn của Tương Ưng Bộ bản Pàli liên tục được dịch ra tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nhật Bản, hiệu đính và sửa chữa rất nhiều. Đặc biệt vào năm 1924, ông W. Piyattisa đã xuất bản tác phẩm chú thích Tương Ưng Bộ (Pàli : Sàratthappakàsini) của Đại Luận sư Phật giáo Tích Lan thế kỷ V là ngài Phật Âm (Pàli : Buddhaghosa).

Trong những bản Phạn mới phát hiện được ở tỉnh Tân Cương, Trung Quốc cận đại cũng có những đoạn tương đương với Kinh Tạp A-hàm bản Hán dịch. Các học giả hiện đại rất chú trọng nghiên cứu các bản Phạn này.

Về sự truyền thừa Kinh Tạp A-hàm, theo PHÁP HOA KINH HUYỀN TÁN 1, ĐẠI THỪA PHÁP UYỂN NGHĨA LÂM CHƯƠNG 4, HOA NGHIÊM KINH SỚ SAO HUYỀN ĐÀM, Kinh Tạp A-hàm đều do Đại Chúng Bộ truyền, nhưng CÂU XÁ LUẬN KÊ CỔ quyển thượng thì cho rằng Kinh Tạp A-hàm và Trung A-hàm là do Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (tức Tát-bà-đa Bộ) truyền. Còn ngài Ấn Thuận thì cho rằng Kinh Tạp A-hàm bản Hán dịch là do Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ truyền, Tương Ưng Bộ bản Pàli là do Xích Đồng Diệp Bộ truyền, Kinh Tạp A-hàm bản biệt dịch là do Ẩm Quang Bộ truyền.

KẾT LUẬN

Kinh điển A-hàm là kinh điển có hình thái nguyên thủy nhất. Trên phương diện Văn học sử, người ta tìm thấy ở đây hình ảnh sống động nhất và chân thật nhất về cuộc đời Đức Phật và giáo đoàn Phật giáo ngày xưa. Do không được tiếp cận với các văn bản cổ cũng như các bản Pàli, một số hệ tư tưởng Bắc truyền từ lâu đã xem nhẹ Kinh A-hàm. Tất nhiên về mặt Tư tưởng sử, họ không tìm thấy những quan niệm như Phật tánh, Tam thân v.v... trong kinh điển Nguyên Thủy, nhưng phương pháp mà Phật chỉ dạy để liễu sanh thoát tử, chứng nhập Niết-bàn thì không thể không nghiên cứu trong Kinh A-hàm mà có thể tìm hiểu chính xác được. Do vậy, sự tìm tòi, đối chiếu, phân loại cũng như hiệu đính các bản kinh của một số học giả và danh tăng cận đại là việc làm vô cùng ý nghĩa.

Tại Việt Nam nói riêng, đã đến lúc chấm dứt quan niệm cho rằng Kinh A-hàm là Tiểu thừa. Đại và Tiểu không có ranh giới trong kinh điển, chỉ có trong chính quan niệm của chúng ta thôi. Hãy lật lại từng trang kinh đã từ lâu phủ bụi thời gian, để cho Thánh pháp dựng hình sống động và miên viễn giữa lòng đời trái đắng mật đen này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh.
- Phật Quang Đại Từ Điển.
- Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận (Kimura Taiken - HT. Quảng Độ dịch).
- Bài tựa Kinh Trường A-hàm (HT.Trí Đức dịch).
- Phật Giáo Thánh Điển (ngài Thánh Nghiêm).

27/8/14

Nguyên nhân tục đốt vàng mã

Nguyên nhân tục đốt vàng mã

Tục đốt vàng mã bắt đầu từ đâu và Phật giáo quan niệm như thế nào về việc đốt vàng mã, phatgiao.org.vn trân trọng giới thiệu bài viết cách đây hơn năm mươi năm của một bậc danh Tăng ở miền Bắc, Hòa thượng Tố Liên về vấn đề này

Với quan niệm thông thường, sau cái chết, con người cũng có một đời sống, cũng có các nhu cầu như khi đang ở dương thế. Một số người vì quá thương tiếc người thân đã mất, sắm đủ thứ vàng mã để đốt cúng nhân ngày giỗ hoặc các dịp lễ như Rằm tháng Bảy, Tết Nguyên đán…, để người ở đã chết sử dụng ở cõi âm.

Việc làm đó đôi khi thái quá, người ta có thể sắm vàng mã với hình dáng nhà lầu, xe hơi, máy lạnh, điện thoại di động, tiền mô phỏng đô- la Mỹ, v.v…để cúng cho người đã chết.

Tục đốt vàng mã bắt đầu từ đâu và Phật giáo quan niệm như thế nào về việc đốt vàng mã,phatgiao.org.vn trân trọng giới thiệu bài viết cách đây hơn năm mươi năm của một bậc danh Tăng ở miền Bắc, Hòa thượng Tố Liên về vấn đề này.  

Phàm ở đời, cái gì cũng phải có nguyên nhân mới có kết quả, dưới đây sẽ biện bạch rõ cái nguyên nhân của tục đốt vàng mã.

Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng tục chôn người chết của nước Trung Hoa về đời thượng cổ, một khi có người chết cứ để thế đem chôn, không quan không ván, lại cũng không khanh phần mộ chí chi cả. Đến đời vua Hoàng Đế (267 trước Tây lịch) cho rằng con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong việc mai táng cẩu thả như thế là thiếu bổn phận, mới sai ông Xích Xương sáng chế ra quan, quách để chôn cất. Trải qua đời Hoàng Đế đến đời Đường Ngu, cái tục lệ chôn cất người chết chỉ có thế thôi.

Nối nhà Ngu là nhà Hạ (2205 trước Tây lịch), người Trung Hoa mới bắt đầu dùng đất sét nặn làm mâm bát, dùng tre gỗ làm nhạc khí, như chuông khánh, đàn sáo v.v…để đem theo người chết. Các đồ vật đó được gọi là minh khí, hoặc gọi là quỹ khí, tức là những đồ vật đem chôn theo cho thần hồn người chết dùng ở âm phủ, lễ nhạc đối với người chết bắt đầu có từ đấy. Rồi đã chế ra đồ dùng cho người chết, tất phải có người hầu hạ người chét, người ta mới lại chế ra người bù nhìn bằng gỗ đem chôn theo với người chết. Đến đời nhà Ân (1765 trước Tây lịch), lại không dùng đồ mâm bát đồ đất và nhạc khí bằng tre gỗ để chôn theo người chết nữa. Thay vào cái đồ tế khí, dùng toàn đồ thật chôn theo.

Đời nhà Chu (1122 trước Tây lịch), người Trung Quốc đã bắt đầu văn minh; cố nhiên lễ nhạc đối với người chết cũng được ăn nhịp mà tiến bộ, giữa người chết với người chết đã được người sống phân ra giai cấp sang, hèn trong việc lễ nghi chôn cất. Số là từ vua cho đến các quan lớn khi chết đi, sẽ được dùng cả đồ vật giả theo lệ nhà Hạ, đồ vật thật theo lệ nhà Ân để chôn theo các vua chúa đã chết; còn từ hạng sĩ phu tới bình dân, khi chết chỉ được chôn theo độc nhất một thứ đồ giả thôi.

Nếu người hèn hạ mà dùng lễ nghi ngang với người sang tức khắc phải tội “Tiếm lễ”. Không những thế mà thôi, dã man nhất, độc ác nhất là người ta còn bịa đặt ra những tuần táng, nghĩa là khi các vua và các quan lớn chết đi, từ vợ con đến bộ hạ, đồ yêu quý của họ khi còn sống, sẽ phải đem chôn sống để làm đồ dùng khi đã chết. Việc này chúng ta được thấy sự thật đã được chép ở sách Tả truyện rằng vua Tần Mục Công tên là Hiếu Nhân chết, ba anh em họ Tứ Xa là Yểm Tục, Trọng Hành và Chàm Hổ đều bị chôn sống theo Mục Công vì Mục Công khi còn sống rất yêu quý ba anh em họ Tứ Xa đều là những người hiền đức gấp trăm nghìn người khác, trời đất ơi! Sao nở đem chôn sống để đi theo người đã tận số là Mục Công.

Nếu ba trăm người như chúng tôi này được chết theo Mục Công để thế mệnh cho ba người hiền đức ấy, chúng tôi rất vui lòng mà chết thay”. Về sau người ta cũng biết đem người sống chôn theo với người chết là vô nhân đạo, mới chế ra người có “Sô linh”, sau vì người cỏ không được mỹ thuật, người ta lại dùng đồ gỗ “Mộc ngẫu” như trước. Sách Trang Tử chép rằng: “Vua Mục Vương nhà Chu (1001 trước Tây lịch) có người tên là Yến Sư chế ra người cỏ để chôn theo người chết”.

Đức Khổng Từ đọc đến chuyện này liền nổi lòng phẩn uất mà thống mạ rằng: “Kẻ nào sinh ra tục chôn người gỗ theo với người chết là bất nhân”. Thầy Mạnh Tử cũng ác cảm với tục hình nhân thế mệnh mà nguyền một câu độc rằng: “Kẻ nào dùng người bù nhìn là tuyệt tự”.

Đến thời nhà Hán, giới trí thức Nho học cảm động với lời tuyệt cự thống thiết của ngài Khổng, Mạnh trong tục lệ dùng người sống chôn theo với người chết, mới bỏ tục Tuần táng, không dùng người sống chôn theo với người chết nữa, nhưng lại làm ra nhà mồ để cho vợ, con, tôi tớ người đã chết ra để ấp mộ.

Còn các thức đồ ăn mặc, hành dùng của người chết kia, khi còn sống dùng những thức gì, khi chết cũng đem chôn theo hết. Ngôi nhà mồ kia muốn cho thêm oai vệ, người ta lại đục phỗng đá, voi, ngựa đá để bài trí chung quanh phần mộ nữa.

Đến đây chúng ta sẽ lại tìm thấy nguyên nhân của tục đốt vàng mã giấy. Đời Hán, đến năm Nguyên Hưng nguyên niên (105), ông Thái Linh bắt đầu lấy vỏ cây dó và rẻ rách, lưới rách đem chế ra giấy, vì đã có giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, quần áo v.v… đều bằng đồ giấy để cúng rồi đốt đi để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ. Sách Thông Giám cương mục có chép: “Vị vua Huyền Tôn mê thuật quỹ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái thường bác sỹ để coi việc chế vàng mã dùng trong khi nhà vua có tế lễ. Chúng ta có thể liệt Vương Dũ vào hàng thủy tổ nghề vàng mã được”.dot vang ma

Đức Phật Thích Ca không hề dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Tại sao ngày Rằm tháng Bảy là ngày lễ trọng thể của Phật giáo mà thấy một số tín đồ nhà Phật đốt rất nhiều vàng mã để cúng gia tiên. Chính nghĩa ngày Rằm tháng Bảy của Phật giáo là thế này: Ngài Mục Kiền Liên là bậc đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca.

Ngài đã tu chứng được sáu phép thần thông ; mắt trông thấy thân mẫu ngài là bà Thanh Đề bị đày đọa ỏ địa ngục, mà ngài không sao cứu được mới cầu cứu đến đức Phật. Đức Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông đến đâu chăng nữa, cũng không thể cứu được tội nghiệp chothân mẫu của ông được. Ngày Rằm tháng Bảy sắp tới đây sẽ là ngày của chư Phật hoan hỷ, ngày của chư Tăng hành đạo tự tứ. Ông phải chí thành sắm lễ nghi trai đàn đem dâng cúng dường chư Tăng. Các ngài sẽ cầu nguyện cho thân mẫu ông được giải thoát”.

Chính ý nghĩa của ngày Rắm tháng Bảy chỉ có thế thôi, không hơn không kém. Chúng ta có ai thấy Phật dạy đốt vàng mã cúng gia tiên và ngày Rằm tháng Bảy đâu? Tại sao lại có tục lệ mê tín dị đoan ấy?.

Nguyên nhân đốt vàng mã vào ngày Rằm tháng Bảy là thế này:  Triều cua Đại Tôn nhà Đường (762) nhằm lúc Phật giáo cực thình ở Trung Quốc, vị sư tên là Đạo Tăng muốn cho dân chúng Trung Quốc vì ngày Rằm tháng Bảy mà bồng bột theo Phật giáo, bèn lợi dụng tục đốt vàng mã của nhân dân Trung Quốc vào tâu với vua Đại Tôn rằng: Rằm tháng Bảy là ngày của Diêm vương ở âm phủ xét tội phúc thăng  trầm , nhà vua nên thông sức cho thiên hạ; trong việc lễ cúng gia tiên vào ngày Rằm tháng Bảy nên đốt nhiều vàng mã để cúng biếu các vong nhân dùng.

Vua Đại Tôn đang muốn được lòng dân nên rất hợp ý với lời tâu của Đại Tăng, liền hạ chiếu cho thiên hạ, thế là nhân dân Trung Quốc lại được dịp thi nhau đốt vàng mã vào ngày Rằm tháng Bảy để cúng gia tiên. Nhưng chẳng bao lâu việc đốt vàng mã vào ngày trọng lễ của Phật giáo lại bị chư Tăng công kích bài trừ, cho nên cái lệ ngày Rằm tháng Bảy không còn có chính nghĩa nữa.

Phần  lớn dân chúng Trung Quốc hồi đó, hầu tỉnh ngộ cùng nhau bỏ tục đốt vàng mã, làm cho các nhà chuyên sinh sống  về nghề nghiệp vàng mã gần như bị thất nghiệp, nhất là Vương Luân, dòng dõi của Vương Dũ, người đã bịa đặt chế ra đồ vàng mã. Vương Luân mới bàn cùng với các đồng nghiệp âm mưu phục hưng lại nghề nghiệp hàng mã của bọn họ.

Một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra, còn cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống. Đương khi mọi người họ mạc, xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với một lũ người tức tưởi đem trăm nghìn thứ đồ mà đến có cả hình nhân thế mạng nữa.

Đem đến để làm gì? Bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ. Chả! Chả! Phép quỷ thần mầu nhiệm quá nhỉ! Thiêng liêng quá nhỉ! Khi mọi người đang suýt xoa khấn khứa, bỗng trăm nghìn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên. Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài.

Chàng giả cách chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ ngơ, trông trước, trông sau, mới bước từ quan tài ra với điệu bộ như người chết đi sống lại, rồi thuật lại chuyện với công chúng rằng: “Các thần thánh trong Tam, Tứ Phủ vừa nhận được hình nhân thế mạng cho tôi, với tiền bạc và đồ mã, nên mới tha cho ba hồn, bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế”. Hiển nhiên trăm nghìn mắt thấy, tai nghe công chúng lúc đó ai chả nhận thấy rằng, thế này ra hình nhân có thể thế mệnh được thực và thánh thần trong Tam, Tứ phủ cùng ăn lễ đồ mã, tăng phúc, giảm thọ và miễn cho sống thêm thực.

Từ đấy các nghề hàng mã lại được phục hưng một cách nhanh chóng vì rằng không những linh hồn các gia tiên dùng vàng mã đến cả thiên, địa,quỷ,thần trong Tam, Tứ phủ cũng phải tiêu dùng đến đồ vàng mã nữa, cố nhiên là vàng mã phải đắt hàng. Chuyện này còn chép rõ ràng ở sách Trực ngôn cảnh giáo.

Chúng ta nên nhận thẳng rằng: “Bịa đặt ra tục mê tín, dị đoan, làm hình nhân thế mạng vào lễ Tam, Tứ phủ để đầu độc mê tín đến ngày nay là bắt đầu từ người Vương Luân, người Trung Quốc bị cái bả mê tín vàng mã do Vương Luân đầu độc đến nay đã được 1847 năm (105-1952).

Đến sự mê tín của dân tộc Việt Nam, chúng ta cũng chẳng kém thế, vì chưng trước đây, người Trung Quốc đã nắm quyền đô hộ mình hơn 1.000 năm. Cho nên phong tục của người Trung Quốc thế nào người mình cũng dập theo đúng khuôn khổ như vậy, bất luận hay, dở, phải, trái, tà, chính. Đó là nguyên tính cẩu thả, phụ họa của người mình”.

Ai cũng phải công nhận tinh thần của dân tộc Việt Nam chúng ta lý do đều nhờ Phật giáo và Nho giáo đào tạo nên cả. Xin hỏi giới trí thức Việt Nam hiện tại tìm thấy Phật giáo và Nho giáo dạy về thuyết đốt vàng mã ở kinh sách nào?

Nếu các ngài tìm thấy, bần Tăng này xin can tâm vào địa ngục để chịu lấy tội vong hữu.

Nếu không tìm thấy tục đốt vàng mã do Phật giáo hay Nho giao truyền dạy, một lần nữa bần tăng thiết tha yêu cầu các ngài bỏ tục vàng mã đi, lại sẽ khuyến hóa mọi người bỏ tục đốt vàng mã đi, vì tục đốt vàng mã là do Vương Dũ và Vương Luân đầu độc dân Trung Quốc làm cho dân Việt Nam chúng ta cũng bị hại lây.

Nay chúng ta cùng nhau triệt để bài trừ mê tín đốt vàng mã, quyết nhiên giữa dân tộc Việt Nam này để dành cho chúng ta viên thành một công nghiệp kiến quốc vậy.

Hòa thượng Tố Liên

CƯ SĨ PHẬT GIÁO VỚI VẤN ĐỀ "ĐỐT VÀNG MÃ"

Chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật. Đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này. Quan niệm sống chết đối với Phật Giáo chỉ là hai mắt xích trong một chuỗi sinh tử dài vô tận, từ vô thủy, cho tới ngày giải thoát tối hậu, con người đạt tới cảnh giới bất tử.  Do đó, Phật giáo không có khái niệm về một nơi chốn dành riêng cho những người đã chết, mà dân gian thường hay gọi là cõi âm hay là âm phủ. Có thể đây là những từ ngữ của tín ngưỡng dân gian. 
Hoà Thượng Thích Thánh Nghiêm, trong một bài giảng Phật Pháp, nói  rằng: 
Rất đáng tiếc là hiện nay, đa số tăng ni cũng không hiểu đạo lý ấy, thậm chí Phật tử ở Trung Hoa lục địa sang Đài Loan còn phát minh ra loại tiền giấy đặc biệt gọi là "tiền giấy vãng sinh", tức là trên một tờ giấy màu vàng, dùng mực đỏ in bài chú vãng sinh bằng chữ Phạn. Thực ra, công dụng tụng chú và tác dụng đốt tiền giấy là hai  chuyện căn bản khác nhau…” Hơn nữa, các tăng ni tụng kinh, lễ sám, cầu đảo v.v…đều có viết sớ. Đọc sớ xong rồi đốt sớ đi. Đó là bắt chước đạo gia đọc sớ cho quỷ thần nghe, đó là mê tín, hoàn toàn không có căn cứ gì trong giáo lý đạo Phật cả. Trong mọi việc, Phật giáo đều chủ trương lấy tâm thành kính để có cảm ứng. Đã đạt tới chỗ tâm thành và cảm ứng rồi, là có linh nghiệm, chứ không cần phải đốt lá sớ.”  (Hết lời trích)

Cho rằng việc đốt vàng mã làm người sống cảm thấy trong lòng thanh thản hơn, an lạc hơn, thì chỉ là một cách nói, một cách đánh lừa tâm thức, nếu có chăng chỉ là an lạc tạm thời như người dùng thuốc phiện.  Muốn tâm thảnh thơi an lạc, không có gì hay hơn là trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thực hiện lời Phật dạy:  Không làm điều ác. Siêng làm điều lành. Tự thanh tịnh tâm ý. 
(Cẩm nang Cư sĩ - Tâm Diệu)