30/5/14
20/5/14
Quả vải - Thức ăn, vị thuốc ích tâm ôn tỳ
ích tâm ôn tỳ
Quả vải thường được dùng dưới hai dạng tươi và khô. Để ăn dùng cả hai dạng, để làm thuốc thường dùng dạng khô. Cả hai cách dùng để ăn và làm thuốc, tươi hay khô, đều phải có liều lượng. Dùng có chừng mực, thì mới đem lại lợi ích và tránh được điều không mong muốn.
Nếu cho thuốc nhiệt (vải) vào bệnh nhiệt, là lửa đỏ đổ dầu thêm, nên có hại! Vải chỉ gây hại cho cơ thể thường là do người khỏe, ăn quá nhiều hoặc không biết tạng mình nhiệt không thể hợp tính nóng của vải và người bệnh không biết kiêng kỵ khi đang có bệnh thuộc dương, có hỏa nhiệt, âm hư hỏa vượng đường huyết cao (thì không nên ăn vải).
Quả vải có thế chưa bệnh suy nhược thần kinh và thể lực kể cả liệt dươngNhư chúng ta đã biết "vải nóng" nếu ăn nhiều sẽ phát ra các bệnh viêm nhiệt như trẻ em ngứa, nhiều rôm sảy, mụn nhọt, trằn trọc khó ngủ, táo. Người dân Trung Quốc có câu ví "Một quả vải bằng 3 bó đuốc". Giới y dược Đông phương nói, vải gây "bốc hỏa", có thể dẫn đến "chứng bệnh lệ chi" (say vải) với các chứng hồi hộp, choáng váng, nhức đầu... thường xảy ra ở những người khỏe mạnh ăn quá nhiều vải một lúc.
Có trường hợp co giật. Sách Bản thảo tụng tân đã viết: Ăn vải quá nhiều sẽ bị phát sốt, phiền khát... sưng chân răng, chảy máu mũi... Người tạng nhiệt có bệnh nhiệt không nên ăn vải.
Một số công dụng chữa bệnh từ vải:
1. Suy nhược thần kinh và thể lực kể cả liệt dương
- Vải tươi 500g-1.000g ngâm vào một lít rượu 7-10 ngày. Uống vào chiều tối, mỗi lần 25-30ml.
- Vải khô 10 quả: ăn vào chiều tối trong một thời gian 1-2 tháng. Tốt nhất vào các mùa mát lạnh thu đông.
2. Đau bụng, tiêu chảy cấp mạn, tỳ hư gây ngũ canh tiết tả (đi ngoài lỏng sáng sớm). Nấu cháo vải khô 5-10 quả. Có thể cho thêm các vị như hoài sơn, hạt sen 10g, bạch biển đậu 10g.
3. Sa dạ con. Dùng cùi vải tươi 500g sắc uống, hoặc ngâm rượu uống.
Dạ con sau đẻ lâu co: Cùi vải khô 10 quả sắc uống.
4. Đậu, sởi không mọc - cùi vải khô 16g sắc uống.
5. Hôi mồm: Cùi vải khô nhai ngậm.
6. Mụn nhọt sưng tấy: Cùi vải tươi hoặc khô giã nhuyễn với ô mai đắp.
7. Nấc lâu không khỏi: 7 quả vải đốt tồn tính nghiền nát uống với nước nóng (loại trừ nấc hàng tuần trong một số bệnh nan y...).
8. Khô cô khản họng ở ca sĩ, giáo viên: Hàng ngày nhai ngậm vài cùi vải khô để bảo dưỡng thanh đới. Không dùng khi có viêm nhiệt, kèm răng lợi chảy máu.
9. Tim đập nhanh mạnh (hồi hộp) thở nhanh khi gắng sức: ngâm cùi vải khô hoặc vải khô nấu nước để uống.
10. Đau mỏi vai, lưng, đau bụng do lạnh: Sắc vải tươi hoặc vải khô để uống.
Chữa các chứng bệnh do ăn vải gây ra: Lấy vỏ quả vải sắc uống hoặc uống cốc nước chanh nóng.
Theo
Sức khỏe & Đời sống
HỘI NHỮNG NGƯỜI THÍCH MA THẬT VÀ PHÉP THUẬT
HỘI NHỮNG NGƯỜI THÍCH MA THẬT VÀ PHÉP THUẬT
Cách giải bùa ngải
Thường các loại Ngải để làm bùa có khoảng 100 loại, nằm rải rác trên thế giới trong rừng sâu núi thẳm. Bởi nó là loại cây có những tính chất đặc biệt, lại tồn tại lâu năm trong những nơi chướng khí ngút ngàn, nên Ngải này có tính Linh(Ma tính),là nơi mà các loài yêu ma quỷ quái rất thích cư ngụ ẩn náu.Cũng giống như là các Vong linh rất thích cư ngụ trên cây Chuối hoặc nơi có vườn Chuối( Bởi vậy trong các lễ chiêu hồn, lập bàn thờ tang cho người mới mất người ta thường bày cây Chuối là theo lý này).
Thường các loại Ngải để làm bùa có khoảng 100 loại, nằm rải rác trên thế giới trong rừng sâu núi thẳm. Bởi nó là loại cây có những tính chất đặc biệt, lại tồn tại lâu năm trong những nơi chướng khí ngút ngàn, nên Ngải này có tính Linh(Ma tính),là nơi mà các loài yêu ma quỷ quái rất thích cư ngụ ẩn náu.Cũng giống như là các Vong linh rất thích cư ngụ trên cây Chuối hoặc nơi có vườn Chuối( Bởi vậy trong các lễ chiêu hồn, lập bàn thờ tang cho người mới mất người ta thường bày cây Chuối là theo lý này).
Đã nói đến Bùa chú thì dù là bất cứ loại Bùa chú nào cũng phải nhờ có lực lượng Âm binh giúp sức mới thành công. Ở đây ta hiểu đối với một số người dùng Bùa Ngải vào việc vô đạo thì lực lượng âm binh này chính là các loài yêu quỷ. Đối với yêu quỷ thì một đặc tính cơ bản của chúng là làm hại người. Nếu chúng giết được càng nhiều người thì bản thân chúng cũng được tăng thêm sức mạnh siêu nhiên. Chính vì vậy chúng rất thích những người thường kêu gọi và nhờ vả đến chúng để làm việc thất nhân thất đức.Chúng ám nhập, kích động, điều khiển người đã kêu gọi chúng phải tuân theo tinh thần và ý chí của chúng.
Như vậy thì Bùa Ngải cũng được hiểu rõ ràng như sau:
Bùa Ngải là loại Bùa được làm từ các loại Ngải lâu năm, dùng để kêu gọi các thế lực siêu nhiên hắc ám làm theo tôn chỉ,mục đích Thần chú của người đã tạo ra nó.
Bùa Ngải là loại Bùa được làm từ các loại Ngải lâu năm, dùng để kêu gọi các thế lực siêu nhiên hắc ám làm theo tôn chỉ,mục đích Thần chú của người đã tạo ra nó.
Theo sự hiểu trên thì Bùa Ngải này không cần phải đưa cho người bị hại.Người luyện Ngải và làm ra Bùa Ngải chỉ cần biết rõ thông tin về bản thân người bị hại như là Họ tên, tuổi, địa chỉ nơi ở (nếu có cả ảnh chụp khổ chủ thì quá tốt) là đã có thể tiến hành làm Bùa Ngải gây tai bay vạ gió cho đối thủ.Trong trường hợp khác thì chỉ cần biết rõ địa chỉ của một ngôi nhà nào đó, cũng có thể làm Bùa Ngải, nhờ yêu quỷ đánh phá nhà đó khiến toàn thể những người có liên quan phải gặp nhiều tai tật lạ lùng, bí ẩn.
Như vậy người biết Bùa Ngải muốn thư yếm làm hại một ai đó thì nhất định phải có những thông tin như:
1.Họ tên và tuổi
2.Địa chỉ nơi ở
Nếu có ảnh chụp của người đó nữa thì càng tốt. Không có thì Thầy Bùa sẽ cắt giấy thành hình người, rồi ghi họ tên, tuổi, địa chỉ nơi ở của người đó lên.
1.Họ tên và tuổi
2.Địa chỉ nơi ở
Nếu có ảnh chụp của người đó nữa thì càng tốt. Không có thì Thầy Bùa sẽ cắt giấy thành hình người, rồi ghi họ tên, tuổi, địa chỉ nơi ở của người đó lên.
Tiếp theo Thầy Bùa đăng đàn,đọc Thần Chú, làm pháp, kêu gọi Ma Quỷ dùng năng lực thần thức siêu nhiên của chúng để đi đánh người vào những giờ nhất định trong ngày. Thường thì phải dùng Chính giờ thì linh lực phá hoại mới mạnh. Giờ xung,hình,hại với tuổi của người bị hại hay được sử dụng.
Người Thầy Bùa khi đó sẽ đốt Ngải khô hun khói xông vào hình nhân (cắt giấy thành hình người) hoặc là vào ảnh của nạn nhân. Mồm đọc Thần Chú để kêu gọi Ma Quỷ hành hạ nạn nhân. Bọn Ma Quỷ đó sẽ dùng các đồ vật, vũ khí đánh vào người bị hại thành thương (không thành vết thương mà thành nội thương, tà khí xâm nhập vào trong cơ thể). Lâu dần bệnh trạng nặng lên, nếu không biết thì có thể chết.
Cách khác nữa là Thầy Bùa dùng 1 lư hương, bên trong có bài vị ghi tên, tuổi, nơi ở của người cần hại. Nam thì dùng 7 nén hương, Nữ thì dùng 9 nén hương cắm vào lư hương đó, phía trên treo hình nhân người muốn yếm để khói hương xông,ám vào hình và đọc Thần Chú kêu gọi Ma Quỷ đi đánh phá hại người.
Những người bị Bùa Ngải thư yếm như thế, thường trong ngày vào những giờ nhất định sẽ bị đau yếu, mỏi mệt vô cùng, tinh thần bất định hoảng hốt, lòng áy náy lo lắng không yên, sợ hãi vô cớ...vv. Sau giờ đó lại hết triệu chứng trên hoặc nhẹ đi hẳn. Ngày qua ngày nếu không biết bệnh sẽ nặng dần lên mà không biết do nguyên nhân gì, đi khám cũng chẳng ra bệnh.
Đối phó với các loại Bùa Ngải thì có hai cách :
1. Cách thứ nhất:
Dùng một quả Trứng gà luộc chín, bóc vỏ rồi đem lăn lên người(bất kể vị trí nào), một lát sau thì bẻ đôi quả trứng ra. Nếu lòng đỏ trứng biến thành màu đen tức là đã bị Bùa Ngải. Nếu lòng đỏ trứng có màu máu đỏ tươi tức là bị Bùa Ngải đã lâu, phải mau chữa trị hóa giải nếu không sẽ chết.
Dùng một quả Trứng gà luộc chín, bóc vỏ rồi đem lăn lên người(bất kể vị trí nào), một lát sau thì bẻ đôi quả trứng ra. Nếu lòng đỏ trứng biến thành màu đen tức là đã bị Bùa Ngải. Nếu lòng đỏ trứng có màu máu đỏ tươi tức là bị Bùa Ngải đã lâu, phải mau chữa trị hóa giải nếu không sẽ chết.
Cách giải:
- Dùng Bùa hộ thân đeo trên người 24/24 giờ (để chống Ma Quỷ tiếp tục đánh vào người)
- Dùng Trứng gà luộc, bóc vỏ rồi lăn lên toàn bộ cơ thể, mọi nơi trên người. Mỗi một lần phải dùng đủ 3 quả trứng và cũng làm vào những giờ nhất định (giờ bị hành) tương ứng để hút hết tà khí nội thương trong thân thể ra ngoài.
Khoảng 3 ngày hoặc 1 tuần, sau khi lăn trứng xong sẽ bẻ đôi trứng ra để kiểm tra. Nếu thấy vẫn còn màu đen là chưa khỏi, phải tiếp tục làm tiếp. Làm cho đến khi nào bẻ trứng ra không còn màu đen nữa thì thôi. Tức là bệnh đã khỏi.
Chú ý là không được bẻ trứng ra để xem thường xuyên, làm như vậy thì việc chữa trị sẽ phải lâu dài.
- Dùng Bùa hộ thân đeo trên người 24/24 giờ (để chống Ma Quỷ tiếp tục đánh vào người)
- Dùng Trứng gà luộc, bóc vỏ rồi lăn lên toàn bộ cơ thể, mọi nơi trên người. Mỗi một lần phải dùng đủ 3 quả trứng và cũng làm vào những giờ nhất định (giờ bị hành) tương ứng để hút hết tà khí nội thương trong thân thể ra ngoài.
Khoảng 3 ngày hoặc 1 tuần, sau khi lăn trứng xong sẽ bẻ đôi trứng ra để kiểm tra. Nếu thấy vẫn còn màu đen là chưa khỏi, phải tiếp tục làm tiếp. Làm cho đến khi nào bẻ trứng ra không còn màu đen nữa thì thôi. Tức là bệnh đã khỏi.
Chú ý là không được bẻ trứng ra để xem thường xuyên, làm như vậy thì việc chữa trị sẽ phải lâu dài.
Trứng đã lăn xong sau khi điều trị thì phải đem bỏ vào thùng rác, không được ăn và không được cho ai ăn. Ai ăn phải thì sẽ bị Bùa Ngải xâm nhập mà thành bệnh.
Sau khi đã khỏi bệnh thì người bị hại vẫn phải đeo Bùa hộ thân thường xuyên để tránh bị Thầy Bùa tiếp tục làm hại.
2. Cách thứ hai:
Có thể dùng cành Liễu đã được Khai quang trì chú để tiến hành Khai quang Thân cho người bị Bùa Ngải.
Pháp này dùng cành Liễu đập nhẹ vào người 61 cái từ trên xuống dưới, khắp người. Người vừa đập vừa phải niệm Lục Tự Thần Chú "Án Ma Ni Bát Di Hồng" để tăng thêm pháp lực. Người có tâm thành, lương thiện, có đức tin ở nơi tâm linh mà làm việc này sẽ rất hiệu nghiệm.
Cũng làm vào những giờ nhất định tương ứng với "giờ bị hành".
Sau khi đập xong 61 cái thì người bị Bùa Ngải cầm cành Liễu đó mà quật tứ tung trong không gian trong nhà, từ trong ra ngoài. Tiếp đến treo cành Liễu đó ngoài cửa ra vào.
Đó là công việc làm điều trị của một giờ bị hành, thường trong ngày có hai giờ nên phải làm hai lần như vậy.
Khi nào thấy cành Liễu bị héo thì phải thay cành Liễu mới.
Làm cho đến khi nào thấy thân thể nhẹ nhàng, tinh thần sảng khoái, trở lại bình thường thì thôi.
Trong thời gian này, người bị Bùa Ngải cũng nên đi lễ Chùa thường xuyên.
Có thể dùng cành Liễu đã được Khai quang trì chú để tiến hành Khai quang Thân cho người bị Bùa Ngải.
Pháp này dùng cành Liễu đập nhẹ vào người 61 cái từ trên xuống dưới, khắp người. Người vừa đập vừa phải niệm Lục Tự Thần Chú "Án Ma Ni Bát Di Hồng" để tăng thêm pháp lực. Người có tâm thành, lương thiện, có đức tin ở nơi tâm linh mà làm việc này sẽ rất hiệu nghiệm.
Cũng làm vào những giờ nhất định tương ứng với "giờ bị hành".
Sau khi đập xong 61 cái thì người bị Bùa Ngải cầm cành Liễu đó mà quật tứ tung trong không gian trong nhà, từ trong ra ngoài. Tiếp đến treo cành Liễu đó ngoài cửa ra vào.
Đó là công việc làm điều trị của một giờ bị hành, thường trong ngày có hai giờ nên phải làm hai lần như vậy.
Khi nào thấy cành Liễu bị héo thì phải thay cành Liễu mới.
Làm cho đến khi nào thấy thân thể nhẹ nhàng, tinh thần sảng khoái, trở lại bình thường thì thôi.
Trong thời gian này, người bị Bùa Ngải cũng nên đi lễ Chùa thường xuyên.
Trong trường hợp người bị Bùa Ngải biết được rõ ràng Thầy Bùa làm hại minh (Biết họ tên, tuổi, nơi ở) thì có thể nhờ đến Pháp sư chánh đạo để phá hủy Bùa Ngải của ông Thầy Bùa Ngải kia, khiến cho Ma Quỷ quay lại đánh ngay Thầy Bùa, ông Thầy này sẽ phải lãnh đủ tai họa thảm khốc. Mới hay "Vỏ Quýt dày có móng tay nhọn" và thế nào là "Gậy ông đập lưng ông".
Nguồn: suutam
Bùa Chú
BỘ PHÙ TÌNH YÊU
1.PHÙ HÒA HIỆP NỮ DỤNG:
Chú: “Nguyện Cữu thiên lỗ Ban chư vị thần thánh chứng minh”
Thực hiện: Vẽ chồng lên tên tuổi ( người yêu) để dưới gối hằng đêm trước khi đi ngủ lấy tay vỗ xuống 3 lần tâm sự.
2.PHÙ THƯƠNG:
Phù này không chú, mang theo người làm cho vợ chồng ngày càng thương yêu nhau hơn.
3.PHÙ GIẢI BẤT HÒA:
Phù này không chú,Vợ chồng, tình yêu gần gủi với nhau một thời gian thường có mâu thuẩn, cãi vã, không lớn thì nhỏ, làm cho tình cảm có một phần phai nhạt, mang phù này theo người sẽ được hóa giải.
4.PHÙ YÊU:
Phù này không chú, thực hiện trên giấy trắng mực đỏ vẽ chồng lên họ tên người yêu của mình, Vợ chồng sao lãng, tình yêu nhạt dần, hoặc muốn cửi ngựa truy phong thì cho uống phù này ( ít nhất 3 lần) sẽ yêu nhau thắm thiết.
5.PHÙ TĂNG VẬN TÌNH YÊU:
Chú: “Càn khôn nam nữ nguyệt lão tối toàn ngộ mỹ cấp cấp như luật lịnh”
Vẽ trên giấy vằng mực đỏ, chồng lên tên người yêu lý tưởng hoặc người yêu trong mộng, lấy hai hình úp mặt vào để dưới gối nằm ngù hàng đêm. Tình cảm sẽ được tốt dần lên như ý nguyện.
6.PHÙ TRỤC NGƯỜI (VỢ HOẶC CHỒNG BỎ ĐI)
Phù này không chú vẽ chồng lên tên người bỏ đi, để dưới gối nằm hằng đêm lấy tay vỗ xuống ( nam 7, nữ 9) cái gọi về.
Nguồn: www.thongtri.com
THÀNH TỰU NHƯ Ý PHÙ
Phù này dùng cho những người tài vận gặp khó khăn, công việc lúc lên lúc xuống, trên đường lập nghiệp còn nhiều khó khó trắc trở chưa theo ý nguyện. Dùng phù này có tác dụng công việc ngày càng thuận lợi hơn, tiền tài ngày càng phát đạt hơn theo vận của bạn, tránh được người xấu hảm hại, việc xấu đến mình.
Cách sử dụng: Gồm ba phù, một mang theo người, một để dưới gối nằm, một mang trước ngực.
Nguồn: www.thongtri.com
NÓI VỀ NGẢI
Nói về ngãi
Trong thế giới của pháp thuật tồn tại nhiều bí kíp kỳ lạ. Bùa ngải là một trong số đó , những câu chuyện đồn đại xung quanh chúng vẫn là những điều đầy hấp dẫn và nhuốm màu huyền bí.
Thuật luyện những giống thực vật đặc biệt và truyền cho chúng những khả năng siêu nhiên để sai khiến vào thực hiện những nhiệm vụ như đoán biết tương lai, cải tạo số phận, hay chữa trị bệnh nan y... thời xa xưa khá thịnh hành ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ , campuchia , Lào và khu vực Đông Nam Á. Người ta gọi đó là luyện ngải và họ tin rằng ngải giúp con người chế ngự sức mạnh huyền bí.
Những pháp sư cao thủ dành cả cuộc đời mình để luyện "công lực", họ có thể biểu diễn những kỹ năng kinh dị như nhúng tay vào vạc dầu sôi, hay dùng đinh đâm xuyên qua người... Sau khi đã luyện thành cao thủ, họ sẽ tìm và chăm sóc một số loài thực vật mà theo họ có khả năng đặc biệt để truyền các "công lực" sang. Các thầy pháp thuộc diện cao thủ bao giờ cũng là những tay chuyên luyện bùa ngải hay độc trùng. Thông qua việc nuôi ngải, luyện độc trùng, các pháp sư khẳng định quyền năng của họ, qua đó đánh giá tài cao thấp.
Theo những câu chuyện lưu truyền về thế giới bùa ngải, loại ngải quý hiếm nhất phải kể đến là Phù phấn ngải. Đây là một loại thực vật giống với hoa lan đất nhưng có bộ rễ lớn hơn, thường mọc trong rừng thẳm. Loại ngải này có một lớp bột mịn phủ trên lá, nếu ai vô ý đụng phải sẽ thấy ngứa ngáy khó chịu, sau đó toàn thân sưng phù, đau đớn trong khoảng 100 ngày sẽ chết nếu không được các vị cao tăng cứu chữa. Loại ngải này rất hiếm, còn được gọi là "Phù phấn ngải" vì lớp bột rất độc trên lá. Nhưng nếu được tôi luyện đúng cách sẽ trở thành một loại ngải cứu người rất quý.
Những cao tăng muốn tìm được loại ngải này phải vào sâu trong rừng thẳm. Khi tìm được phải loại bỏ lớp phấn độc bên ngoài một cách rất khéo rồi đem trồng vào một chậu đất nung, sau đó cho các chất tượng trưng cho Ngũ hành vào (gồm có đất núi, diêm sinh, sắt, gỗ mục, muối biển). Sau khi nuôi trồng ngải rồi, người ta đặt ngải lên bàn thờ và bắt đầu luyện ngải bằng các huyền phép của bản thân. Khi ngải được luyện xong trong nó sẽ có 2 phần được gọi là thiên năng (năng lực tự nhiên) và linh phù (năng lực của người luyện). Các tay luyện ngải cao cấp còn nuôi ngải bằng trứng gà, hoặc máu gà. Họ cho rằng làm như vậy ngải sẽ mạnh hơn. Nhưng với những người non tay, luyện cách này có thể gây nguy hại cho chính họ. Phù phấn ngải luyện xong dùng để trị bệnh mất trí, hoảng sợ thậm chí có thể tìm được người bị mất tích.
Một loại ngải còn quý hiếm hơn và bị thất truyền hàng trăm năm là Bạch đại ngải. Người ta cho rằng Bạch đại ngải mọc ở đâu thì các loài thú dữ đều hoảng sợ và không dám sinh sống ở quanh đó. Nếu ai đó trồng loại ngải này mà không biết về tu luyện thì sẽ nguy hại cho bản thân. Trước khi nhổ cây phải ngâm một bài bùa chú, đại khái: "Nhiệm màu thay, nhiệm màu thay/Bạch đại ngải, Bạch đại ngải...". Nếu loài ngải này mà được một cao tăng luyện thì sẽ trở thành một loại có thể giúp con người cải tử hoàn sinh.
Những thầy pháp sư thiếu "nhân cách", chạy theo vụ lợi cá nhân hay rình rập để luyện một loại ngải hại người đó là ngải yêu hay bùa mê, thuốc lú. Đó là thứ ngải để "lừa tình". Ai bị trúng ngải đó tâm thần mê man, không biết gì về đạo lý, bỏ nhà cửa chạy theo tiếng gọi của ái tình. Những người bị trúng ngải yêu có dáng điệu luôn suy tư, hờ hững với xung quanh. Loại Mê tâm ngải có tác dụng tương tự. Cây Mê tâm lá màu xanh sẫm to bản hình cái kiếm, hoa màu tím đen có đốm trắng, có mùi hắc rất khó chịu. Người trúng ngải này sẽ mất ăn mất ngủ, tâm thần bất loạn. Những kẻ muốn dùng ngải mê tâm hại người bắt buộc phải biết tên tuổi của nạn nhân thì mới thành công. Những tay nuôi loại ngải này thường bị dân làm ngải coi thường, liệt vào loại mờ ám.
Một loại ngải khác có tên khá kinh dị là Huyết nhân ngải. Loại ngải này mọc trong các khu rừng có thú dữ. Muốn tìm được loại Huyết nhân ngải phải đợi vào đêm, khi ngải ửng lên màu đỏ như máu mới có thể nhìn thấy và nhổ được vì ban ngày lá cây màu xanh như bình thường. Hoa của loài ngải này nhỏ ly ti và có màu đỏ như những giọt máu.
Tương truyền rằng loài hổ báo sau khi ăn thịt những người tuổi Dần sẽ bỏ lại quả tim của nạn nhân, từ quả tim bỏ lại đó sẽ mọc lên loài Huyết nhân ngải. Khi nhổ loài ngải này cũng phải đọc thần chú, luyện để loài Huyết nhân ngải hội đủ khí âm dương phải mất hàng năm trời. Củ của Huyết nhân ngải nếu đem ngậm một lát nhỏ sẽ có đủ sức lực để nhịn đói 1 tuần mà sức lực không suy giảm. Ngải này giúp người dùng có thần giao cách cảm, đoán biết được những sự kiện nghìn trùng xa cách.
Tại Trung Hoa có một loài thực vật rất quý hiếm mọc trong rừng sâu, trên những thân cây gỗ mục. Có những pháp sư cả đời đi tìm không thể thấy, nhưng nếu ai có duyên sẽ gặp được đó là loại Mai hoa xà vương ngải. Theo những tài liệu về bùa ngải thì loài này có thân mềm mại, lá xanh có đốm vàng trông như rồng cuốn. Hoa nở màu sắc vàng, hồng rực rỡ, có mùi hương vô cùng quyến rũ. Xung quanh cây ngải này có nhiều rắn chúa Mai hoa đến ở vì thế nên người ta lấy tên Mai hoa xà vương để đặt cho nó. Loại ngải này nếu luyện được thành công, khi ngậm vào miệng sẽ giúp thân thể cứng rắn như thép, dao chém không đứt. Nếu chẳng may ngải Mai hoa chết, người luyện ngải phải làm lễ ma chay rất trang trọng và đem chôn cây ngải trên vùng núi cao thoáng mát.
Ngày nay, những câu chuyện đậm màu huyền bí vẫn là đề tài hấp dẫn những người hiếu kỳ trong lúc "trà dư, tửu hậu". Mặt khác, các nhà Đông y học đang tiếp tục nghiên cứu những loài thực vật rất quý hiếm đó nhằm bảo tồn và phát hiện những dược chất giúp ích thực sự cho con người.
Thuật luyện những giống thực vật đặc biệt và truyền cho chúng những khả năng siêu nhiên để sai khiến vào thực hiện những nhiệm vụ như đoán biết tương lai, cải tạo số phận, hay chữa trị bệnh nan y... thời xa xưa khá thịnh hành ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ , campuchia , Lào và khu vực Đông Nam Á. Người ta gọi đó là luyện ngải và họ tin rằng ngải giúp con người chế ngự sức mạnh huyền bí.
Những pháp sư cao thủ dành cả cuộc đời mình để luyện "công lực", họ có thể biểu diễn những kỹ năng kinh dị như nhúng tay vào vạc dầu sôi, hay dùng đinh đâm xuyên qua người... Sau khi đã luyện thành cao thủ, họ sẽ tìm và chăm sóc một số loài thực vật mà theo họ có khả năng đặc biệt để truyền các "công lực" sang. Các thầy pháp thuộc diện cao thủ bao giờ cũng là những tay chuyên luyện bùa ngải hay độc trùng. Thông qua việc nuôi ngải, luyện độc trùng, các pháp sư khẳng định quyền năng của họ, qua đó đánh giá tài cao thấp.
Theo những câu chuyện lưu truyền về thế giới bùa ngải, loại ngải quý hiếm nhất phải kể đến là Phù phấn ngải. Đây là một loại thực vật giống với hoa lan đất nhưng có bộ rễ lớn hơn, thường mọc trong rừng thẳm. Loại ngải này có một lớp bột mịn phủ trên lá, nếu ai vô ý đụng phải sẽ thấy ngứa ngáy khó chịu, sau đó toàn thân sưng phù, đau đớn trong khoảng 100 ngày sẽ chết nếu không được các vị cao tăng cứu chữa. Loại ngải này rất hiếm, còn được gọi là "Phù phấn ngải" vì lớp bột rất độc trên lá. Nhưng nếu được tôi luyện đúng cách sẽ trở thành một loại ngải cứu người rất quý.
Những cao tăng muốn tìm được loại ngải này phải vào sâu trong rừng thẳm. Khi tìm được phải loại bỏ lớp phấn độc bên ngoài một cách rất khéo rồi đem trồng vào một chậu đất nung, sau đó cho các chất tượng trưng cho Ngũ hành vào (gồm có đất núi, diêm sinh, sắt, gỗ mục, muối biển). Sau khi nuôi trồng ngải rồi, người ta đặt ngải lên bàn thờ và bắt đầu luyện ngải bằng các huyền phép của bản thân. Khi ngải được luyện xong trong nó sẽ có 2 phần được gọi là thiên năng (năng lực tự nhiên) và linh phù (năng lực của người luyện). Các tay luyện ngải cao cấp còn nuôi ngải bằng trứng gà, hoặc máu gà. Họ cho rằng làm như vậy ngải sẽ mạnh hơn. Nhưng với những người non tay, luyện cách này có thể gây nguy hại cho chính họ. Phù phấn ngải luyện xong dùng để trị bệnh mất trí, hoảng sợ thậm chí có thể tìm được người bị mất tích.
Một loại ngải còn quý hiếm hơn và bị thất truyền hàng trăm năm là Bạch đại ngải. Người ta cho rằng Bạch đại ngải mọc ở đâu thì các loài thú dữ đều hoảng sợ và không dám sinh sống ở quanh đó. Nếu ai đó trồng loại ngải này mà không biết về tu luyện thì sẽ nguy hại cho bản thân. Trước khi nhổ cây phải ngâm một bài bùa chú, đại khái: "Nhiệm màu thay, nhiệm màu thay/Bạch đại ngải, Bạch đại ngải...". Nếu loài ngải này mà được một cao tăng luyện thì sẽ trở thành một loại có thể giúp con người cải tử hoàn sinh.
Những thầy pháp sư thiếu "nhân cách", chạy theo vụ lợi cá nhân hay rình rập để luyện một loại ngải hại người đó là ngải yêu hay bùa mê, thuốc lú. Đó là thứ ngải để "lừa tình". Ai bị trúng ngải đó tâm thần mê man, không biết gì về đạo lý, bỏ nhà cửa chạy theo tiếng gọi của ái tình. Những người bị trúng ngải yêu có dáng điệu luôn suy tư, hờ hững với xung quanh. Loại Mê tâm ngải có tác dụng tương tự. Cây Mê tâm lá màu xanh sẫm to bản hình cái kiếm, hoa màu tím đen có đốm trắng, có mùi hắc rất khó chịu. Người trúng ngải này sẽ mất ăn mất ngủ, tâm thần bất loạn. Những kẻ muốn dùng ngải mê tâm hại người bắt buộc phải biết tên tuổi của nạn nhân thì mới thành công. Những tay nuôi loại ngải này thường bị dân làm ngải coi thường, liệt vào loại mờ ám.
Một loại ngải khác có tên khá kinh dị là Huyết nhân ngải. Loại ngải này mọc trong các khu rừng có thú dữ. Muốn tìm được loại Huyết nhân ngải phải đợi vào đêm, khi ngải ửng lên màu đỏ như máu mới có thể nhìn thấy và nhổ được vì ban ngày lá cây màu xanh như bình thường. Hoa của loài ngải này nhỏ ly ti và có màu đỏ như những giọt máu.
Tương truyền rằng loài hổ báo sau khi ăn thịt những người tuổi Dần sẽ bỏ lại quả tim của nạn nhân, từ quả tim bỏ lại đó sẽ mọc lên loài Huyết nhân ngải. Khi nhổ loài ngải này cũng phải đọc thần chú, luyện để loài Huyết nhân ngải hội đủ khí âm dương phải mất hàng năm trời. Củ của Huyết nhân ngải nếu đem ngậm một lát nhỏ sẽ có đủ sức lực để nhịn đói 1 tuần mà sức lực không suy giảm. Ngải này giúp người dùng có thần giao cách cảm, đoán biết được những sự kiện nghìn trùng xa cách.
Tại Trung Hoa có một loài thực vật rất quý hiếm mọc trong rừng sâu, trên những thân cây gỗ mục. Có những pháp sư cả đời đi tìm không thể thấy, nhưng nếu ai có duyên sẽ gặp được đó là loại Mai hoa xà vương ngải. Theo những tài liệu về bùa ngải thì loài này có thân mềm mại, lá xanh có đốm vàng trông như rồng cuốn. Hoa nở màu sắc vàng, hồng rực rỡ, có mùi hương vô cùng quyến rũ. Xung quanh cây ngải này có nhiều rắn chúa Mai hoa đến ở vì thế nên người ta lấy tên Mai hoa xà vương để đặt cho nó. Loại ngải này nếu luyện được thành công, khi ngậm vào miệng sẽ giúp thân thể cứng rắn như thép, dao chém không đứt. Nếu chẳng may ngải Mai hoa chết, người luyện ngải phải làm lễ ma chay rất trang trọng và đem chôn cây ngải trên vùng núi cao thoáng mát.
Ngày nay, những câu chuyện đậm màu huyền bí vẫn là đề tài hấp dẫn những người hiếu kỳ trong lúc "trà dư, tửu hậu". Mặt khác, các nhà Đông y học đang tiếp tục nghiên cứu những loài thực vật rất quý hiếm đó nhằm bảo tồn và phát hiện những dược chất giúp ích thực sự cho con người.
Nguồn: SUUTAM
14/5/14
Trận hải chiến đầu tiên trên biển, hải quân VN chiến thắng hải quân nước ngoài.
"Hải quân" triều Nguyễn từng trừng trị đích đáng giặc biển ngang ngược
Dân Việt - Khói lửa mịt mù. Khi đã áp sát mục tiêu giặc, quân ta quăng thang dây thi nhau trèo lên tàu, kẻ dùng trường thương, đoản đao mà đâm, mà chém, hoặc châm lửa đốt; người chặt bánh lái, đục thủng tàu...
Nếu tiền nhân ta đã tỏ ra rất thiện nghệ trong thủy chiến (3 lần đánh bại giặc Tàu trên sông Bạch Đằng; 2 lần đánh tan tác quân Xiêm trên sông Tiền, cụ thể là tại Rạch Gầm - Mỹ Tho năm 1785, và tại Cổ Hủ, tức Chợ Thủ, An Giang năm 1834, khiến quân Xiêm xâm lược phải từ bỏ mộng xâm lăng) thì, thuỷ quân triều Nguyễn cũng đã từng trừng trị đích đáng bọn giặc biển Hà Lan ngang ngược trên biển Đông.
Chiến công năm 1644 ấy không chỉ làm bay hồn khiếp vía tên “cường quốc biển” Hà Lan mà âm vang của nó không thể không gây kinh hoàng cho cả đế quốc Pháp và hải quân Anh, là những quốc gia được cả thế giới nể mặt là “tay anh chị trên biển” thời ấy.
Nguyên nhân hải chiến
Theo nhật ký của giáo sĩ Vachet thì trận hải chiến này lỗi tại người Hà Lan. Nguyên có một người bản xứ làm công trong một hiệu buôn, bị nghi ngờ lấy trộm hàng hóa, bọn Hà Lan chẳng những không thưa kiện, giải giao cho nhà chức trách ta xét xử, lại tự ý tra tấn đánh đập người ấy cho tới chết.
Quan Trấn thủ Quảng Nam thấy người Hà Lan lộng quyền quá quắt như thế, liền phát binh vây bọc cửa hiệu, khiêng cả hàng hóa, bàn ghế đem ra đốt ngay giữa sân, còn vàng bạc cùng các thứ gì đốt không cháy thì đem ra biển mà đổ xuống hết. Còn 9 người Hà Lan trong cửa hiệu đều bắt hạ ngục, rồi thân hành về Kinh tâu bày và xin huấn lệnh.
Chúa Nguyễn cho ông được toàn quyền tiện nghi hành sự. Ông trở về trấn, điệu 7 người ra pháp trường xử trảm, còn 2 người thì tha bổng, cho đáp thuyền khách về Batavia để tường trình công việc này cho đồng bang họ biết.
Qua đầu năm 1642, một chiến thuyền Hà Lan do Lịch Viên (Van Liesvelt) cai quản từ phía ngoài Bắc đi vào, đổ ở bến Hội An. Trên thuyền có mấy vị sứ thần chúa Trịnh phái đi Batavia, chắc là cầu viện để chống lại chúa Nguyễn.
Lịch Viên tưởng có thể che được tai mắt của Công Thượng vương, cho nên không ngần ngại ghé thuyền vào bến Hội An, một là để xem cửa hiệu tại đó năm ngoái bị đốt phá ra sao, hai là muốn xin nhà đương cuộc ta trả lại tự do cho những thương nhân thủy thủ trên hai chiếc thuyền mắc cạn ở Cù lao Chàm năm nọ, hiện đang bị nhốt trong ngục Quảng Nam.
Để lấy lòng, đoàn tùy tùng của Lịch Viên yêu cầu trói phăng sứ đoàn họ Trịnh nộp chúa Nguyễn, nhưng ông cho là làm như vậy là bất nghĩa, không ưng. Về phần Công Thượng vương hẳn là đã dọ biết trên thuyền Hà Lan có chở sứ đoàn họ Trịnh, nên chi ông lấy làm bất bình, nhất định không tha bọn lái buôn và thủy thủ mà ông cầm tù bấy lâu. Lịch Viên đành nhổ neo mà đi Batavia.
Chẳng rõ tên thuyền trưởng này về Batavia báo cáo với thượng cấp ra sao mà công ty Hà Lan quyết lấy võ lực đối phó với chúa Nguyễn để giải thoát cho những người bị giam kia.
Ngày cuối năm ấy (1642) công ty Hà Lan phái 5 chiếc thuyền chở 70 lính, 152 thủy thủ, từ căn cứ Batavia rầm rộ kéo sang Quảng Nam. Mỗi thuyền một tướng chỉ huy, trong số ấy chính Lịch Viên là một. Do Lịch Viên đã quen thuộc đường lối, nên công ty ủy nhiệm tên này làm hướng đạo, đồng thời cũng ban cho chức vụ như là chủ tướng cầm quân đi trận vậy.
Đến nơi, Lịch Viên tưởng chắc ngon ăn lắm, thân dẫn một đội quân lên bộ, định xuất kỳ bất ý, chiếm lấy đồn canh của ta. Không ngờ bị quân ta đón đánh dữ dội. Lịch Viên và mười mấy tên lính Hà Lan bị giết tại trận.
Muốn báo thù cho anh em, một viên tướng khác, tên là Linh Ga (Van Linga) đã chém đầu 20 người Việt Nam chẳng có một tấc sắt trong tay, mà quân Hà Lan bắt được ở các xóm chài lưới ven bể.
Linh Ga làm xong “thủ đoạn anh hùng” ấy rồi rút xuống thuyền, chứ không dám tiến sâu vào trong đất ta, vì hơn ai hết Linh Ga biết rất rõ rằng, binh lực của y đem theo ít quá, tiến sâu vào tất phải bị quân Việt tiêu diệt hết.
Khi thấy quân Hà Lan hành hung sát hại lương dân như thế, Công Thượng vương nổi giận, liền hạ lệnh xử tử một trong những lái buôn Hà Lan đang giam bị ở ngục thất, ý chừng để trả thù cho dân chài lưới chết oan kia.
Việc gì đến phải đến
Liên tiếp mấy năm có việc xung đột với người Hà Lan, chúa Nguyễn không thể không liệu trước mọi sự bất trắc, nên rất quan tâm về mặt hải phòng, và tất nhiên lúc nào cũng sẵn sàng nghênh địch.
Khoảng cuối năm 1643, từ căn cứ hải quân Hà Lan ở Jambee (Sumatra, cù lao to nhất trong nhóm Nam Dương quần đảo), chúng đem ba chiến thuyền, chứ không phải là thuyền buôn có võ trang, đến đánh xứ Nam ta để báo thù, cũng nhằm giữ lấy uy tín và thể diện một nước hùng cường phương Tây. Do Tổng tư lệnh là một viên Đề đốc, nên cả 3 tàu chiến đều được trang bị rất hùng hậu cả về quân số và hỏa lực.
Đoàn tàu chiến của Đề đốc Pierre Bacck vừa đến cửa bể thì gặp ngay 60 thuyền trận bé nhỏ của ta do Trấn thủ Quảng Nam là Thế tử Dũng Lễ Hầu xông ra, chia làm 3 đạo vây đánh.
Tàu địch khạc đạn như mưa. Mặc! Trong tinh thần quyết tử, quân ta cứ nhắm ngay tàu giặc mà tiến thẳng đến. Tiếng súng nổ, tiếng quân sĩ hò reo, tiếng trống thúc trận của Thế tử... vang động một góc trời. Khói lửa mịt mù. Khi đã áp sát mục tiêu, quân ta quăng thang dây thi nhau trèo lên tàu, kẻ dùng trường thương, đoản đao mà đâm, mà chém, hoặc châm lửa đốt; người chặt bánh lái, đục lủng tàu... Do đánh giáp lá cà nên máu của hai bên loang nhớt cả sàn tàu! Đại bác của chúng lúc này đều hóa ra vô hiệu, khiến bọn giặc kinh hoảng trốn chạy tứ tung, như chuột!
Chiếc tàu của tên đề đốc to nhất và nhanh nhẹn nhất bị quân ta chặt gãy bánh lái, cột buồm, và bám cứng vào hai bên sườn mà băm bổ, thành ra binh sĩ Hà Lan không sao tẩu thoát được. Viên đề đốc đành phải châm lửa vào thuốc súng, tự đánh chìm tàu mà chết!
Hai chiếc kia bỏ chạy. Nhưng chiến thuyền ta đuổi theo sát. Một chiếc vì chạy tán loạn, lại vì gãy cả bánh lái, cột buồm, mất sự điều khiển, chạm vào mõm đá mà vỡ đôi. Tướng sĩ còn sót trên tàu đều bị ta bắt sống. Còn chiếc kia nhờ trời tối nên mới thoát được.
“Mang đầu máu” ra Bắc, những tưởng sẽ được thương giúp, không ngờ chúa Trịnh ghét thêm – đồng minh với kẻ bại trận, quá mất mặt!
Chiến công ấy không thể không trở thành dấu ấn của người Việt Nam ở Đàng Trong, cho nên sau mấy chục năm, mỗi khi gặp người ngoại quốc, họ luôn đem ra thuật kể với tâm trạng rất đỗi tự hào. Chính vì vậy khi giáo sĩ Vachet, hoặc những thương nhân Anh Pháp, cụ thể là Bowyear và Poivre, khi nghe người dân kể lại, các ông tỏ lòng thán phục!
Các ông viết nhật ký tự thuật rõ ràng, chẳng hạn như cố Alexandre de Rhodes trong tập ký sự Divers Voyages đã viết: “Người Hà Lan đã phải thiệt thòi mà được kinh nghiệm rằng những chiến thuyền nhỏ của Việt Nam có thể công kích mà thắng nổi những tàu khổng lồ của họ; bấy lâu nhờ có tàu to ấy họ vẫn tự phụ là chúa trùm trên bể”.
Từ năm 1717, tên “chúa trùm” này đã từng gây kinh khiếp một Tổng binh Tàu ở Quảng Đông: “Họ hung dữ và khó chịu hơn hết mọi người. Giống như bầy hổ lang, đi đâu gieo sự khủng khiếp tới đó. Để chân vào đất nào, họ tìm đủ cách để làm chủ đất ấy. Tàu trận của họ thật là dày dạn phong ba bão táp. Trên mỗi chiếc tàu đặt trăm khẩu đại bác là ít. Chẳng ai có thể chống cự họ được”.
Với Hà Lan, “Trung Quốc vĩ đại” cũng phải bó tay, nhưng với Việt Nam thì sao? Giáo sĩ Vachet, người rất thông thạo công việc miền Nam nước ta kể tả:
“Một chiếc thuyền chiến An Nam tầm thước không có, đâu cao lớn như chiến thuyền của các nước Tây dương chúng ta. Nội dung chẳng rộng bằng mà thân hình nó cũng khác hẳn. Bên trong sơn son đỏ chói, ngoài thì sơn đen lóng lánh và thếp vàng trông rất đẹp mắt. Mỗi bên có 30 mái chèo; mái chèo cũng sơn son thếp vàng, buộc vào một khoen sắt, thành ra khi cần, người lính thủy có thể buông tay chèo mà không trở ngại gì, đặng nắm lấy khí giới để sẵn bên mình giao chiến với quân địch. Khí giới ấy gồm có một khẩu súng tay, một ngọn mác, một mã tấu, một cây cung và túi đựng tên.
Người lính thủy kiêm cả việc chèo thuyền và đánh giặc. Khi chèo, họ đứng hướng mặt về phía mũi thuyền, chăm chú nhìn theo cử động của viên chủ tướng đứng ở đấy. Chủ tướng cầm gươm tuốt trần trong tay, ra hiệu lệnh cho quân lính thế nào, lập tức họ thi hành như thế. Không cần phải truyền bảo bằng lời nói, thanh gươm huy động tức là hiệu lệnh, quân lính làm theo răm rắp, mau lẹ không thể tưởng tượng, là vì họ đã rèn tập thông thuộc lắm.
Trên mũi thuyền đặt ba khẩu thần công, hai bên sườn hai khẩu. Lâm trận, mỗi thuyền chở một cơ lính, thêm nhiều cai đội phụ theo, để chỉ huy tác chiến”.
Ấy thế mà thủy sư chiến thuyền bé nhỏ của Việt Nam, năm 1644, đã anh dũng cự lại đội thuỷ quân Hà Lan, và thắng trận!
Đại thắng trận hải chiến lịch sử này, Quốc sử quán triều Nguyễn có ghi rõ trong Đại Nam thực lục tiền biên, quyển III:
Năm Giáp Thân [1644], tháng 4, Thế tử Dũng Lễ Hầu (tức là Phúc Tần, Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế) đánh phá giặc Ô Lan [tức Hà Lan] ở Cửa Eo. Bấy giờ giặc Ô Lan đậu thuyền ngoài biển, cướp bóc lái buôn. Quân tuần biển báo tin. Chúa đương bàn kế đánh dẹp. Thế tử tức thì mật báo với Chưởng cơ Tôn Thất Trung (con thứ tư của Hy Tông), ước đưa thủy quân ra đánh, Trung lấy cớ chưa bẩm mệnh, ngần ngại chưa quyết.
Thế tử đốc suất chiến thuyền của mình tiến thẳng ra, Trung bất đắc dĩ cũng đốc suất binh thuyền theo đi, đến cửa biển thì thuyền Thế tử đã ra ngoài khơi. Trung lấy cờ vẫy lại, nhưng Thế tử không quay lại. Trung bèn giục binh thuyền tiến theo. Chiếc thuyền trước sau tiến nhanh như bay. Giặc trông thấy cả sợ, nhắm thẳng phía Đông mà chạy, bỏ rơi lại một chiếc thuyền lớn. Thế tử đốc quân vây bắn. Tướng giặc thế cùng phóng lửa tự đốt chết. Thế tử bèn thu quân về.
Chúa mới nghe tin Thế tử đi có một mình cả sợ, bèn tự đốc suất đại binh tiếp ứng, vừa tới cửa biển, xa trông khói đen bốc mù trời, kịp ra lệnh cho các quân tiến lên. Tới khi được tin thắng trận, chúa mừng lắm, kéo quân về hải đình để chờ. Thế tử đến bái yết. Chúa giận trách rằng: “Mày làm Thế tử, sao không thận trọng giữ mình”. Lại thiết trách Trung về tội không bẩm mệnh. Trung cúi đầu tạ tội giờ lâu, rồi nhân khen ngợi oai phong anh dũng của Thế tử không ai bì kịp được.
Chúa cười nói rằng: “Trước kia tiên quân ta đã từng đánh phá giặc biển, nay con ta cũng lại như thế. Ta không lo gì nữa”. Bèn trọng thưởng cho, rồi khiến xa giá về cung.
Từ ấy chẳng những Hà Lan không lộng hành mà sau đã trở thành tình thân thiện.
Truyền thống yêu nước của người Việt Nam là như thế đó! Kẻ mạnh đừng ỷ thế mà hí hửng! Cho dù là bá chủ của biển khơi, nếu manh tâm hiếp đáp Việt Nam, trước sau gì bọn chúng cũng phải chuốc lấy thất bại thảm hại. Lịch sử đã chứng minh điều đó, và sự thật đã cho thấy rất rõ điều đó!
Chiến công năm 1644 ấy không chỉ làm bay hồn khiếp vía tên “cường quốc biển” Hà Lan mà âm vang của nó không thể không gây kinh hoàng cho cả đế quốc Pháp và hải quân Anh, là những quốc gia được cả thế giới nể mặt là “tay anh chị trên biển” thời ấy.
Nguyên nhân hải chiến
Theo nhật ký của giáo sĩ Vachet thì trận hải chiến này lỗi tại người Hà Lan. Nguyên có một người bản xứ làm công trong một hiệu buôn, bị nghi ngờ lấy trộm hàng hóa, bọn Hà Lan chẳng những không thưa kiện, giải giao cho nhà chức trách ta xét xử, lại tự ý tra tấn đánh đập người ấy cho tới chết.
Quan Trấn thủ Quảng Nam thấy người Hà Lan lộng quyền quá quắt như thế, liền phát binh vây bọc cửa hiệu, khiêng cả hàng hóa, bàn ghế đem ra đốt ngay giữa sân, còn vàng bạc cùng các thứ gì đốt không cháy thì đem ra biển mà đổ xuống hết. Còn 9 người Hà Lan trong cửa hiệu đều bắt hạ ngục, rồi thân hành về Kinh tâu bày và xin huấn lệnh.
Chúa Nguyễn cho ông được toàn quyền tiện nghi hành sự. Ông trở về trấn, điệu 7 người ra pháp trường xử trảm, còn 2 người thì tha bổng, cho đáp thuyền khách về Batavia để tường trình công việc này cho đồng bang họ biết.
Bản đồ do Nxb. Covens and Mortier tại Amterdam (thủ đô Hà Lan) vào năm 1760 có ghi chú quần đảo Paracel (tức Hoàng Sa) bên cạnh bờ biển xứ Đàng Trong.
Qua đầu năm 1642, một chiến thuyền Hà Lan do Lịch Viên (Van Liesvelt) cai quản từ phía ngoài Bắc đi vào, đổ ở bến Hội An. Trên thuyền có mấy vị sứ thần chúa Trịnh phái đi Batavia, chắc là cầu viện để chống lại chúa Nguyễn.
Lịch Viên tưởng có thể che được tai mắt của Công Thượng vương, cho nên không ngần ngại ghé thuyền vào bến Hội An, một là để xem cửa hiệu tại đó năm ngoái bị đốt phá ra sao, hai là muốn xin nhà đương cuộc ta trả lại tự do cho những thương nhân thủy thủ trên hai chiếc thuyền mắc cạn ở Cù lao Chàm năm nọ, hiện đang bị nhốt trong ngục Quảng Nam.
Để lấy lòng, đoàn tùy tùng của Lịch Viên yêu cầu trói phăng sứ đoàn họ Trịnh nộp chúa Nguyễn, nhưng ông cho là làm như vậy là bất nghĩa, không ưng. Về phần Công Thượng vương hẳn là đã dọ biết trên thuyền Hà Lan có chở sứ đoàn họ Trịnh, nên chi ông lấy làm bất bình, nhất định không tha bọn lái buôn và thủy thủ mà ông cầm tù bấy lâu. Lịch Viên đành nhổ neo mà đi Batavia.
Chẳng rõ tên thuyền trưởng này về Batavia báo cáo với thượng cấp ra sao mà công ty Hà Lan quyết lấy võ lực đối phó với chúa Nguyễn để giải thoát cho những người bị giam kia.
Ngày cuối năm ấy (1642) công ty Hà Lan phái 5 chiếc thuyền chở 70 lính, 152 thủy thủ, từ căn cứ Batavia rầm rộ kéo sang Quảng Nam. Mỗi thuyền một tướng chỉ huy, trong số ấy chính Lịch Viên là một. Do Lịch Viên đã quen thuộc đường lối, nên công ty ủy nhiệm tên này làm hướng đạo, đồng thời cũng ban cho chức vụ như là chủ tướng cầm quân đi trận vậy.
Chiến hạm lớp SIGMA tối tân của Hà Lan ngày nay.
Đến nơi, Lịch Viên tưởng chắc ngon ăn lắm, thân dẫn một đội quân lên bộ, định xuất kỳ bất ý, chiếm lấy đồn canh của ta. Không ngờ bị quân ta đón đánh dữ dội. Lịch Viên và mười mấy tên lính Hà Lan bị giết tại trận.
Muốn báo thù cho anh em, một viên tướng khác, tên là Linh Ga (Van Linga) đã chém đầu 20 người Việt Nam chẳng có một tấc sắt trong tay, mà quân Hà Lan bắt được ở các xóm chài lưới ven bể.
Linh Ga làm xong “thủ đoạn anh hùng” ấy rồi rút xuống thuyền, chứ không dám tiến sâu vào trong đất ta, vì hơn ai hết Linh Ga biết rất rõ rằng, binh lực của y đem theo ít quá, tiến sâu vào tất phải bị quân Việt tiêu diệt hết.
Khi thấy quân Hà Lan hành hung sát hại lương dân như thế, Công Thượng vương nổi giận, liền hạ lệnh xử tử một trong những lái buôn Hà Lan đang giam bị ở ngục thất, ý chừng để trả thù cho dân chài lưới chết oan kia.
Việc gì đến phải đến
Liên tiếp mấy năm có việc xung đột với người Hà Lan, chúa Nguyễn không thể không liệu trước mọi sự bất trắc, nên rất quan tâm về mặt hải phòng, và tất nhiên lúc nào cũng sẵn sàng nghênh địch.
Khoảng cuối năm 1643, từ căn cứ hải quân Hà Lan ở Jambee (Sumatra, cù lao to nhất trong nhóm Nam Dương quần đảo), chúng đem ba chiến thuyền, chứ không phải là thuyền buôn có võ trang, đến đánh xứ Nam ta để báo thù, cũng nhằm giữ lấy uy tín và thể diện một nước hùng cường phương Tây. Do Tổng tư lệnh là một viên Đề đốc, nên cả 3 tàu chiến đều được trang bị rất hùng hậu cả về quân số và hỏa lực.
Đoàn tàu chiến của Đề đốc Pierre Bacck vừa đến cửa bể thì gặp ngay 60 thuyền trận bé nhỏ của ta do Trấn thủ Quảng Nam là Thế tử Dũng Lễ Hầu xông ra, chia làm 3 đạo vây đánh.
Thuyền chiến, thuyền buồm, thuyền chỉ huy thời triều Nguyễn. (Ảnh sưu tầm)
Tàu địch khạc đạn như mưa. Mặc! Trong tinh thần quyết tử, quân ta cứ nhắm ngay tàu giặc mà tiến thẳng đến. Tiếng súng nổ, tiếng quân sĩ hò reo, tiếng trống thúc trận của Thế tử... vang động một góc trời. Khói lửa mịt mù. Khi đã áp sát mục tiêu, quân ta quăng thang dây thi nhau trèo lên tàu, kẻ dùng trường thương, đoản đao mà đâm, mà chém, hoặc châm lửa đốt; người chặt bánh lái, đục lủng tàu... Do đánh giáp lá cà nên máu của hai bên loang nhớt cả sàn tàu! Đại bác của chúng lúc này đều hóa ra vô hiệu, khiến bọn giặc kinh hoảng trốn chạy tứ tung, như chuột!
Chiếc tàu của tên đề đốc to nhất và nhanh nhẹn nhất bị quân ta chặt gãy bánh lái, cột buồm, và bám cứng vào hai bên sườn mà băm bổ, thành ra binh sĩ Hà Lan không sao tẩu thoát được. Viên đề đốc đành phải châm lửa vào thuốc súng, tự đánh chìm tàu mà chết!
Hai chiếc kia bỏ chạy. Nhưng chiến thuyền ta đuổi theo sát. Một chiếc vì chạy tán loạn, lại vì gãy cả bánh lái, cột buồm, mất sự điều khiển, chạm vào mõm đá mà vỡ đôi. Tướng sĩ còn sót trên tàu đều bị ta bắt sống. Còn chiếc kia nhờ trời tối nên mới thoát được.
“Mang đầu máu” ra Bắc, những tưởng sẽ được thương giúp, không ngờ chúa Trịnh ghét thêm – đồng minh với kẻ bại trận, quá mất mặt!
Chiến công ấy không thể không trở thành dấu ấn của người Việt Nam ở Đàng Trong, cho nên sau mấy chục năm, mỗi khi gặp người ngoại quốc, họ luôn đem ra thuật kể với tâm trạng rất đỗi tự hào. Chính vì vậy khi giáo sĩ Vachet, hoặc những thương nhân Anh Pháp, cụ thể là Bowyear và Poivre, khi nghe người dân kể lại, các ông tỏ lòng thán phục!
Các ông viết nhật ký tự thuật rõ ràng, chẳng hạn như cố Alexandre de Rhodes trong tập ký sự Divers Voyages đã viết: “Người Hà Lan đã phải thiệt thòi mà được kinh nghiệm rằng những chiến thuyền nhỏ của Việt Nam có thể công kích mà thắng nổi những tàu khổng lồ của họ; bấy lâu nhờ có tàu to ấy họ vẫn tự phụ là chúa trùm trên bể”.
Giáo sĩ Alexandre de Rhode
Từ năm 1717, tên “chúa trùm” này đã từng gây kinh khiếp một Tổng binh Tàu ở Quảng Đông: “Họ hung dữ và khó chịu hơn hết mọi người. Giống như bầy hổ lang, đi đâu gieo sự khủng khiếp tới đó. Để chân vào đất nào, họ tìm đủ cách để làm chủ đất ấy. Tàu trận của họ thật là dày dạn phong ba bão táp. Trên mỗi chiếc tàu đặt trăm khẩu đại bác là ít. Chẳng ai có thể chống cự họ được”.
Với Hà Lan, “Trung Quốc vĩ đại” cũng phải bó tay, nhưng với Việt Nam thì sao? Giáo sĩ Vachet, người rất thông thạo công việc miền Nam nước ta kể tả:
“Một chiếc thuyền chiến An Nam tầm thước không có, đâu cao lớn như chiến thuyền của các nước Tây dương chúng ta. Nội dung chẳng rộng bằng mà thân hình nó cũng khác hẳn. Bên trong sơn son đỏ chói, ngoài thì sơn đen lóng lánh và thếp vàng trông rất đẹp mắt. Mỗi bên có 30 mái chèo; mái chèo cũng sơn son thếp vàng, buộc vào một khoen sắt, thành ra khi cần, người lính thủy có thể buông tay chèo mà không trở ngại gì, đặng nắm lấy khí giới để sẵn bên mình giao chiến với quân địch. Khí giới ấy gồm có một khẩu súng tay, một ngọn mác, một mã tấu, một cây cung và túi đựng tên.
Người lính thủy kiêm cả việc chèo thuyền và đánh giặc. Khi chèo, họ đứng hướng mặt về phía mũi thuyền, chăm chú nhìn theo cử động của viên chủ tướng đứng ở đấy. Chủ tướng cầm gươm tuốt trần trong tay, ra hiệu lệnh cho quân lính thế nào, lập tức họ thi hành như thế. Không cần phải truyền bảo bằng lời nói, thanh gươm huy động tức là hiệu lệnh, quân lính làm theo răm rắp, mau lẹ không thể tưởng tượng, là vì họ đã rèn tập thông thuộc lắm.
Trên mũi thuyền đặt ba khẩu thần công, hai bên sườn hai khẩu. Lâm trận, mỗi thuyền chở một cơ lính, thêm nhiều cai đội phụ theo, để chỉ huy tác chiến”.
Ấy thế mà thủy sư chiến thuyền bé nhỏ của Việt Nam, năm 1644, đã anh dũng cự lại đội thuỷ quân Hà Lan, và thắng trận!
Ông Pierre Poivre, thương nhân người Pháp.
Đại thắng trận hải chiến lịch sử này, Quốc sử quán triều Nguyễn có ghi rõ trong Đại Nam thực lục tiền biên, quyển III:
Năm Giáp Thân [1644], tháng 4, Thế tử Dũng Lễ Hầu (tức là Phúc Tần, Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế) đánh phá giặc Ô Lan [tức Hà Lan] ở Cửa Eo. Bấy giờ giặc Ô Lan đậu thuyền ngoài biển, cướp bóc lái buôn. Quân tuần biển báo tin. Chúa đương bàn kế đánh dẹp. Thế tử tức thì mật báo với Chưởng cơ Tôn Thất Trung (con thứ tư của Hy Tông), ước đưa thủy quân ra đánh, Trung lấy cớ chưa bẩm mệnh, ngần ngại chưa quyết.
Thế tử đốc suất chiến thuyền của mình tiến thẳng ra, Trung bất đắc dĩ cũng đốc suất binh thuyền theo đi, đến cửa biển thì thuyền Thế tử đã ra ngoài khơi. Trung lấy cờ vẫy lại, nhưng Thế tử không quay lại. Trung bèn giục binh thuyền tiến theo. Chiếc thuyền trước sau tiến nhanh như bay. Giặc trông thấy cả sợ, nhắm thẳng phía Đông mà chạy, bỏ rơi lại một chiếc thuyền lớn. Thế tử đốc quân vây bắn. Tướng giặc thế cùng phóng lửa tự đốt chết. Thế tử bèn thu quân về.
Chúa mới nghe tin Thế tử đi có một mình cả sợ, bèn tự đốc suất đại binh tiếp ứng, vừa tới cửa biển, xa trông khói đen bốc mù trời, kịp ra lệnh cho các quân tiến lên. Tới khi được tin thắng trận, chúa mừng lắm, kéo quân về hải đình để chờ. Thế tử đến bái yết. Chúa giận trách rằng: “Mày làm Thế tử, sao không thận trọng giữ mình”. Lại thiết trách Trung về tội không bẩm mệnh. Trung cúi đầu tạ tội giờ lâu, rồi nhân khen ngợi oai phong anh dũng của Thế tử không ai bì kịp được.
Chúa cười nói rằng: “Trước kia tiên quân ta đã từng đánh phá giặc biển, nay con ta cũng lại như thế. Ta không lo gì nữa”. Bèn trọng thưởng cho, rồi khiến xa giá về cung.
Từ ấy chẳng những Hà Lan không lộng hành mà sau đã trở thành tình thân thiện.
Truyền thống yêu nước của người Việt Nam là như thế đó! Kẻ mạnh đừng ỷ thế mà hí hửng! Cho dù là bá chủ của biển khơi, nếu manh tâm hiếp đáp Việt Nam, trước sau gì bọn chúng cũng phải chuốc lấy thất bại thảm hại. Lịch sử đã chứng minh điều đó, và sự thật đã cho thấy rất rõ điều đó!
Nguyễn Hữu Hiệp (Tham khảo: Việt sử giai thoại của Đào Trinh Nhất)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)