By Công Ty Truyền Thông Số iGO
http://igo-thietkewebsite.blogspot.com/2007/08/la-chn-nh-thit-k-website-i-iu-lu.html
Công ty bạn cần có trang web để quảng bá sản phẩm/dịch vụ và bạn đang lưỡng lự trước quyết định chọn ai là người xây dựng trang web đó. Tất nhiên bạn có thể tự làm việc này, nếu ở công ty bạn đã có một đội ngũ các nhân viên kỹ thuật giỏi nghề, hoặc bạn có đủ tiền để tuyển một nhóm chuyên gia thiết kế trang web. Nhưng nếu bạn cũng giống như phần lớn các công ty nhỏ khác – không có nguồn nhân lực và khả năng tài chính cũng chưa cho phép – bạn sẽ phải nhờ đến một công ty thiết kế web chuyên nghiệp.
Trong trường hợp này, bạn cần cẩn thận trong việc lựa chọn đối tác. Một trang web được thiết kế nghèo nàn, cẩu thả có thể khiến bạn tốn kém nhiều tiền của, khách hàng sẽ từ bỏ bạn và danh tiếng công ty cũng ngày một suy giảm theo. Vì thế trước khi ký kết hợp đồng với một nhà thiết kế, bạn hãy xem xét các yếu tố cơ bản sau:
1. Xác định rõ nhu cầu của mình.Bạn có thể thuê một nhà thiết kế web trong thời gian dài để xây dựng, triển khai và duy trì hoạt động cho trang web của bạn. Nhưng nếu mục đích trang web của bạn chỉ đơn thuần là giới thiệu trực tuyến các thông tin về công ty và sản phẩm/dịch vụ, thì bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách thuê một nhà thiết kế web để xây dựng và triển khai trang web trong thời gian ngắn, còn bạn sẽ tự thực hiện mọi công việc liên quan đến hoạt động của trang web (chẳng hạn như khắc phục các đường link hỏng) ngay tại công ty. Bạn hãy xác định rõ những mục tiêu và kế hoạch tăng trưởng của công ty để dự liệu về thời hạn thuê dịch vụ của công ty thiết kế web.
2. Nghiên cứu kỹ lưỡng từng ứng viên.Đây là phân đoạn thiết yếu trong thời gian bạn nghiên cứu để chọn lựa các nhà thiết kế web, bởi vì nó giúp bạn đánh giá chính xác năng lực của họ. Sau khi tìm được một vài nhà thiết kế web mà bạn cảm thấy có vẻ ưng ý nhất – thông qua danh bạ web hay các trang web của đối thủ cạnh tranh – bạn hãy đọc danh mục những công việc và chi phí họ đưa ra ngay trên trang web của mình. Một trang web được coi là đẹp mắt, tiện lợi trong sử dụng và có trình độ chuyên nghiệp cao không nhất thiết phải cầu kỳ hay rực rỡ. Bạn chỉ cần tìm hiểu cảm nhận của các chuyên gia thiết kế để xem những ý tưởng của họ có phù hợp với mình không. Bạn cũng nên chú ý hơn đến các nhà thiết kế có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của bạn.
3. Đánh giá các dịch vụ của họ.Hãy xác định xem liệu nhà thiết kế web có đáp ứng được các yêu cầu của bạn không. Nếu bạn muốn kinh doanh sản phẩm trực tuyến, bạn hãy tìm kiếm các công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế trang web thương mại điện tử. Nếu ứng viên mà bạn quan tâm là một cá nhân, thì bạn cần đảm bảo rằng người này có đủ các kỹ năng cần thiết để xây dựng thành công tất cả những gì bạn đòi hỏi. Bạn phải luôn tỉnh táo trước những “lời đường mật” của các công ty thiết kế web, mà hãy chú ý nhiều hơn đến những dịch vụ cộng thêm do các công ty thiết kế web đưa ra (ví dụ như nội dung viết quảng cáo, tiếp thị và một số dịch vụ khác).
4. Gặp gỡ trực tiếp.Thông thường, nhà thiết kế web tương lai của bạn, dù là cá nhân hay công ty đa quốc gia, sẽ giới thiệu các đặc tính trang web của họ ra toàn thế giới, thế nhưng bạn cần phải chọn đối tác nào mà mình có khả năng gặp gỡ, làm việc và hợp tác chặt chẽ. Sau khi tiếp xúc với nhà thiết kế web, bạn hãy tự hỏi bản thân một số câu dưới đây và hãy tự trả lời chúng thật trung thực:- Họ có lắng nghe các nhu cầu của mình không?- Họ có hiểu vấn đề theo cách hiểu của mình không?- Họ có hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của mình không?- Họ có chia sẻ viễn cảnh của mình trong trang web không?
5. Kiểm tra và tham khảo ý kiến.Việc tìm hiểu về hiệu quả kinh doanh của nhà thiết kế web luôn rất hữu ích, vì nó cho bạn biết nhà thiết kế đó đang hoạt động ra sao. Có thể công ty thiết kế web đó nổi tiếng khắp thế giới nhờ khả năng sáng tạo không ngừng, nhưng nếu họ không hoàn thành trang web của bạn đúng hạn với chất lượng đúng như đòi hỏi của bạn, thì đó không phải là đối tượng mà bạn cần tìm. Bạn có thể không cần đến Fat Hat Design – một cái tên quá nổi tiếng trong ngành thiết kế web và nhãn hiệu kinh doanh với các khách hàng là nhiều công ty, tập đoàn lớn trên toàn nước Mỹ, mà cái bạn cần là một nhà thiết kế web có thể xây dựng một trang web phù hợp nhất với yêu cầu kinh doanh của bạn. Bạn có thể gọi điện thoại và tham khảo ý kiến một số khách hàng cũ của nhà thiết kế web này về việc công ty:- Có hoàn thành hợp đồng đúng theo hạn định không?- Có đáp ứng được các yêu cầu đề ra ban đầu không?- Có nhiệt tình tiếp nhận các đề xuất và câu hỏi của khách hàng không?- Có nhanh chóng khắc phục sai sót không?- Có thực hiện công việc theo mức phí đã thoả thuận ban đầu không?
6. Hãy nhìn xa hơn.Nhiều năm qua, hàng trăm công ty thiết kế web khác nhau trên thế giới với đủ quy mô và trình độ chuyên môn đã tiến hành sát nhập, cắt giảm hoạt động hay đơn giản là đóng cửa. Do không thể biết chắc nhà thiết kế web mà bạn muốn thuê sẽ tiếp tục hoạt động lâu dài hay chuẩn bị phá sản, nên bạn có quyền đưa ra câu hỏi về tính ổn định và lâu dài trong mối quan hệ giữa bạn với nhà thiết kế đó. Bạn cũng nên hỏi trước hình thức thanh toán: có thể trả tiền làm nhiều đợt theo tiến độ công việc thực hiện được, hay phải thanh toán toàn bộ chi phí ngay sau khi ký kết hợp đồng. Những nhà thiết kế nào sẵn sàng chấp nhận phương thức thanh toán từng phần chính là đối tượng mà bạn có thể tin cậy khi giao dịch.Có thể nói, để trang web của bạn thực sự là một công cụ hỗ trợ kinh doanh, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của bạn về các chức năng tìm kiếm, kỹ thuật và cả yếu tố thẩm mỹ, giúp khách hàng cảm thấy thoải mái và thuận tiện khi truy cập, thì điều quan quan trọng là bạn phải tìm được cho mình một nhà thiết kế có năng lực, có khả năng sáng tạo và có kinh nghiệm. Tuy nhiên, bạn cũng cần để ý đến khoản ngân sách dành cho việc này. Đừng để công ty bạn phải hoạt động với một trang web đẹp mắt và một tài khoản có số dư bằng 0.
(Dịch từ Allbusiness)
6/7/09
4 lỗi ở khâu thiết kế website khiến bạn sẽ mất khách hàng
http://igo-thietkewebsite.blogspot.com/2007/08/4-li-khu-thit-k-website-khin-bn-s-mt.html
Trước khi bạn bắt tay vào thiết kế một trang web hay cả một website, bạn nên chú ý để tránh mắc phải những lỗi thông thường sau đây. Những lỗi này thường gây khó chịu cho người đọc và vì thế bạn sẽ dễ mất đi những khách hàng tiềm năng.
Lỗi thứ nhất:
Kích cỡ website quá lớnNếu như phải mất từ 10 cho đến 15 giây để tải xuống website của bạn thì bạn nên đánh giá một cách quan về website của mình. Đó là lỗi lớn nhất mà người thiết kế giao diện website thường mắc phải. Có thể bạn truy cập internet bằng đường truyền tốc độ cao cộng chút hứng thú nên phần đồ hoạ bạn đưa vào chiếm tỉ trọng lớn trong giao diện của trang. Tuy nhiên, bạn thử nghĩ xem, nếu khách truy cập không có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi như bạn, không có cáp truyền và tốc độ truy cập cao thì việc phải mất từ 10 đến 15 giây để tải xuống 1 trang web là chuyện thường tình, và tất nhiên không phải ai cũng có đủ lòng kiên trì để chờ đợi như vậy.
Lỗi thứ hai:
Các quảng cáo loè loẹt, sặc sỡVâng, có thể đó là các banner quảng cáo mang đến cho bạn nguồn thu về tài chính. Nhưng bạn thử tưởng tượng xem, khi truy cập vào một trang nào đó mà đập ngay vào mắt mình là cả một cụm, một dãy dài từ đầu tới cuối hay cả một góc của trang tràn ngập các banner và logo quảng cáo thì tôi chắc rằng bạn không có cảm tình với trang web đó. Trên thực tế, các website của Việt Nam rất hay mắc lỗi này, các quản trị gia quá trú trọng vào nguồn thu quảng cáo từ việc cho đặt banner, cho nên các trang đó không còn mang tính thẩm mỹ cũng như nét đặc trưng của mình. Bạn thử để ý xem, các website hàng đầu thế giới như Yahoo đã giảm thiểu cho đặt banner hay logo quảng cáo trên trang chủ của mình, chuyển hướng tập trung vào việc cung cấp dịch vụ tìm kiếm; hoặc các website tin tức hàng đầu thế giới, họ đã nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nội dung tin tức để thu hút đọc giả và khách hàng. Theo tôi, việc tăng số lượng đặt banner quảng cáo trên một trang đồng nghĩa với việc họ sẽ mất dần đi số đọc giả trung thành cũng như khách hàng tiềm năng của mình. Vì vậy, nên biết dàn trải một cách hợp lý các banner, logo quảng cáo sang các trang chuyên mục khác.
Lỗi thứ ba:
Bố cục rắc rối, lằng nhằngTrước khi bạn xây dựng một website, phần việc phải tiến hành trước tiên là xây dựng một sơ đồ website. Bạn lên kế hoạch bao gồm danh sách cụ thể những gì cần phải làm như: số lượng trang, các chuyên mục, liên kết các trang, liên kết các chuyên mục, dịch vụ, nội dung thông tin cho từng trang, từng chuyên mục. Tiếp đến là tạo một form thông tin liên hệ, chỉ dẫn và đặt lên từng trang ở một vị trí phù hợp và ít bị thay đổi ở các trang khác cho đọc giả dễ nhận thấy.
Lỗi thứ tư:
Lạm dụng trong quảng cáo websiteKhi bạn tiến hành quảng cáo cho website, bạn thường dùng phần mềm gửi thư đồng loạt tới các địa chỉ e-mail, tuy nhiên phương pháp này giờ tỏ ra không mấy hữu hiệu bởi các nhà cung cấp dịch vụ e-mail coi đó là hành động gửi thư rác. Và tất nhiên, nếu như bạn gửi một bức thư có cùng một nội dung tới các địa chỉ khác nhau có đuôi tên miền của một nhà cung cấp dịch vụ thì bức thư đó sẽ tự động bị nhận dạng là spam.Trong chiến dịch xúc tiến quảng bá website, bạn có thể sử dụng các biện pháp quảng cáo đơn giản miễn phí kèm theo khác như sử dụng các diễn đàn, tham gia các nhóm chat, trao đổi banner quảng cáo hai chiều với các website khác…
( theo chungta.com )
Trước khi bạn bắt tay vào thiết kế một trang web hay cả một website, bạn nên chú ý để tránh mắc phải những lỗi thông thường sau đây. Những lỗi này thường gây khó chịu cho người đọc và vì thế bạn sẽ dễ mất đi những khách hàng tiềm năng.
Lỗi thứ nhất:
Kích cỡ website quá lớnNếu như phải mất từ 10 cho đến 15 giây để tải xuống website của bạn thì bạn nên đánh giá một cách quan về website của mình. Đó là lỗi lớn nhất mà người thiết kế giao diện website thường mắc phải. Có thể bạn truy cập internet bằng đường truyền tốc độ cao cộng chút hứng thú nên phần đồ hoạ bạn đưa vào chiếm tỉ trọng lớn trong giao diện của trang. Tuy nhiên, bạn thử nghĩ xem, nếu khách truy cập không có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi như bạn, không có cáp truyền và tốc độ truy cập cao thì việc phải mất từ 10 đến 15 giây để tải xuống 1 trang web là chuyện thường tình, và tất nhiên không phải ai cũng có đủ lòng kiên trì để chờ đợi như vậy.
Lỗi thứ hai:
Các quảng cáo loè loẹt, sặc sỡVâng, có thể đó là các banner quảng cáo mang đến cho bạn nguồn thu về tài chính. Nhưng bạn thử tưởng tượng xem, khi truy cập vào một trang nào đó mà đập ngay vào mắt mình là cả một cụm, một dãy dài từ đầu tới cuối hay cả một góc của trang tràn ngập các banner và logo quảng cáo thì tôi chắc rằng bạn không có cảm tình với trang web đó. Trên thực tế, các website của Việt Nam rất hay mắc lỗi này, các quản trị gia quá trú trọng vào nguồn thu quảng cáo từ việc cho đặt banner, cho nên các trang đó không còn mang tính thẩm mỹ cũng như nét đặc trưng của mình. Bạn thử để ý xem, các website hàng đầu thế giới như Yahoo đã giảm thiểu cho đặt banner hay logo quảng cáo trên trang chủ của mình, chuyển hướng tập trung vào việc cung cấp dịch vụ tìm kiếm; hoặc các website tin tức hàng đầu thế giới, họ đã nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nội dung tin tức để thu hút đọc giả và khách hàng. Theo tôi, việc tăng số lượng đặt banner quảng cáo trên một trang đồng nghĩa với việc họ sẽ mất dần đi số đọc giả trung thành cũng như khách hàng tiềm năng của mình. Vì vậy, nên biết dàn trải một cách hợp lý các banner, logo quảng cáo sang các trang chuyên mục khác.
Lỗi thứ ba:
Bố cục rắc rối, lằng nhằngTrước khi bạn xây dựng một website, phần việc phải tiến hành trước tiên là xây dựng một sơ đồ website. Bạn lên kế hoạch bao gồm danh sách cụ thể những gì cần phải làm như: số lượng trang, các chuyên mục, liên kết các trang, liên kết các chuyên mục, dịch vụ, nội dung thông tin cho từng trang, từng chuyên mục. Tiếp đến là tạo một form thông tin liên hệ, chỉ dẫn và đặt lên từng trang ở một vị trí phù hợp và ít bị thay đổi ở các trang khác cho đọc giả dễ nhận thấy.
Lỗi thứ tư:
Lạm dụng trong quảng cáo websiteKhi bạn tiến hành quảng cáo cho website, bạn thường dùng phần mềm gửi thư đồng loạt tới các địa chỉ e-mail, tuy nhiên phương pháp này giờ tỏ ra không mấy hữu hiệu bởi các nhà cung cấp dịch vụ e-mail coi đó là hành động gửi thư rác. Và tất nhiên, nếu như bạn gửi một bức thư có cùng một nội dung tới các địa chỉ khác nhau có đuôi tên miền của một nhà cung cấp dịch vụ thì bức thư đó sẽ tự động bị nhận dạng là spam.Trong chiến dịch xúc tiến quảng bá website, bạn có thể sử dụng các biện pháp quảng cáo đơn giản miễn phí kèm theo khác như sử dụng các diễn đàn, tham gia các nhóm chat, trao đổi banner quảng cáo hai chiều với các website khác…
( theo chungta.com )
Nhãn:
Thiết kế WEBSITE
24 Điều cần biết khi thiết kế một trang Web
Khi tự tạo cho mình một trang web riêng, ngoài năng lực thiết kế web của chính mình, bạn cũng nên xem qua 24 điều cần biết đã được những người đi trước đúc kết lại nhằm làm cho trang Web của mình có sức hấp dẫn, lôi cuốn người khác đến xem nhiều hơn.
THIẾT KẾ TRANG WEB
1. Tạo một khuôn mẫu thống nhất cho trang Web và thiết kế làm sao tất cả đều có màu sắc, phông chữ, layout theo một mẫu nhất định.
2. Nên có mục giới thiệu về mình trên trang Web (About us).
3. Nên có mục CopyRight ở cuối mỗi trang Web.
4. Thiết kế làm sao cho trang Web mở dưới 10 giây (nghĩa là kích thước mỗi trang nhỏ hơn 50KB, bao gồm luôn cả hình ảnh).
5. Dùng tên thông dụng cho các đề mục chính của trang như: Trang chủ (Home), Giới thiệu (About us), Giúp đỡ (Help), Liên hệ (Contact us)... và tránh dùng những từ ngữ khiến người khác phải suy nghĩ hay chạy theo mốt...
6. Nên làm một link (liên kết) tới các chủ đề chính trên trang Web, nếu như trang Web của bạn khá dài.
7. Nên làm đường dẫn từ trang chủ tới các trang Web thứ cấp, đường dẫn này nên nằm trên trang Web thứ cấp để có thể di chuyển sang các trang và mục khác dễ dàng hơn. Ví dụ: Home > Section > Sub-Section > Page.
BỐ TRÍ VÀ SẮP ĐẶT NỘI DUNG CỦA TRANG WEB
8. Những nội dung quan trọng trên trang Web nên được đặt phía trên những nội dung khác ít quan trọng hơn.
9. Sử dụng Table (bảng) khi thiết kế Web vì nó giúp định vị và không làm cho nội dung bị lộn xộn.
10. Tạo độ tương phản trong trang Web. Ví dụ chữ đen trên nền trắng hay chữ trắng trên nền đen...
11. Không nên sử dụng nhiều loại phông và kích cỡ phông chữ trên cùng một trang Web.
12. Cần kiểm tra sự hiển thị của trang Web ở nhiều trình duyệt Web khác nhau và ở các độ phân giải khác nhau.
NỘI DUNG TRÊN TRANG WEB
13. Sử dụng từ ngữ dễ hiểu để mọi người có thể đọc được. Trừ khi bạn thiết kế Web cho một lĩnh vực khoa học kỹ thuật nào đó thì mới dùng từ chuyên môn.
14. Nếu trang quá dài, nên cắt nó ra thành các trang nhỏ hơn, đồng thời tạo các liên kết giữa chúng với nhau.
15. Không dùng phông chữ có kích thước nhỏ hơn 12px và tốt nhất thiết lập theo tỷ lệ phần trăm thay cho pixels, giúp người đọc có thể tự thay đổi kích cỡ phông chữ trên trình duyệt của họ.TÌM HIỂU NGƯỜI XEM
16. Thiết lập một trang phản hồi và đặt nó trong trang About us.
17. Làm một trang thông báo về những tin tức mới cập nhật trong phần Home Page.
18. Nên đặt các câu hỏi thăm dò để người xem phản hồi lại thông tin cho bạn.
LIÊN KẾT (Web links)
19. Nên tạo chú thích cho liên kết giúp người đọc biết được trang cần tới.
20. Nên dùng một màu thống nhất cho tất cả các liên kết
.21. Khi link không chỉ tới trang html mà tới một tài liệu như Word, Excel, PDF... thì bạn nên tạo biểu tượng của nó bên cạnh link.
22. Đừng tạo link tới trang đang xây dựng.
SỬ DỤNG HÌNH ẢNH TRÊN TRANG WEB
23. Tối ưu hoá dung lượng hình ảnh trên trang Web theo chiều hướng nhỏ đi và chỉ nên dùng hình ảnh dạng .jpg, .gif.
24. Dùng chức năng thumnails đối với các hình lớn, đồng thời bảo đảm nó có thể phóng to nếu muốn.
(Nguyễn Ngọc Thanh Nhã)
Nhãn:
Thiết kế WEBSITE
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)